Kinh nguyệt không đều nên ăn gì, kiêng gì cho ổn định?
Theo bác sĩ, thầy thuốc ưu tú Lê Phương – GĐ chuyên môn Trung tâm Phụ khoa Đông y Việt Nam, kinh nguyệt không đều là một trong những triệu chứng của rối loạn kinh nguyệt rất nhiều chị em phụ nữ đang phải đối mặt. Chứng bệnh này có thể gây ra các triệu chứng khó chịu như kinh nguyệt ra ít, ra nhiều, kỳ kinh kéo dài, máu kinh có màu sắc bất thường kèm theo cảm giác mệt mỏi, đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội. Tin mừng là chúng ta có thể cải thiện được tình trạng này nếu có chế độ ăn uống đúng cách.
Bác sĩ Lê Phương khẳng định, chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học, lành mạnh có ảnh hưởng mật thiết đối với bệnh nhân điều trị rối loạn kinh nguyệt. Việc thực hiện kiêng khem đúng cách sẽ giúp quá trình phục hồi bệnh hiệu quả hơn và ngược lại.
Dưới đây là một số thực phẩm bác sĩ Lê Phương khuyên chị em nên bổ sung vào chế độ ăn uống
Kinh nguyệt không đều nên ăn gì?
1. Quế
Hoạt chất hydroxychalcone trong quế có tác dụng điều kinh, ổn định lượng insulin trong máu, qua đó giúp cho chu kỳ kinh nguyệt được đều đặn. Ngoài ra, quế còn có khả năng xoa dịu cơn đau bụng trong những ngày đèn đỏ.
Để đạt hiệu quả cao, có thể dùng quế theo những cách sau:
- Uống 1- 2 tách trà quế mỗi ngày. Có thể thêm mật ong, chanh vào để tăng khẩu vị.
- Thêm 1 thìa cà phê bột quế vào trong ly sữa ấm
Dù tiêu thụ quế theo cách nào thì bạn cũng nên dùng đều đặn hàng ngày trong vài tuần liên tục để thấy được hiệu quả tích cực.
2. Mướp đắng
Mướp đắng hay khổ qua cũng là một trong những thực phẩm tốt cho người bị kinh nguyệt không đều. Chị em được khuyên nên uống nước ép mướp đắng mỗi ngày 2 lần. Ngoài ra có thể chế biến mướp đắng dưới dạng xào, nấu ăn trong bữa cơm cũng có tác dụng tốt.
3. Kinh nguyệt không đều nên ăn đu đủ ương
Chất nhựa trong đu đủ có thể giúp kích thích co thắt cơ trơn và làm tăng lưu lượng máu tới tử cung, từ đó giúp cơ quan này hoạt động tốt hơn trong việc điều hòa hóc môn cũng như kinh nguyệt.
Đặc biệt, thành phần enzym papain có trong đu đủ còn có tác dụng xoa dịu căng thẳng thần kinh, giúp chị em phụ nữ bớt cảm giác khó chịu trong những ngày hành kinh.
Bạn nên lựa chọn những quả đu đủ còn ương, không quá xanh mà cũng chưa chín hẳn. Có thể ăn trực tiếp, xào, nấu canh hay ép nước uống đều được.
4. Hạt vừng ( mè)
Trong hạt vừng chứa nhiều tinh dầu và omega 3. Nó giúp cân bằng hóc môn, chống lại tình trạng viêm nhiễm ở cơ quan sinh sản, qua đó có thể cải thiện tình trạng kinh nguyệt không đều.
Uống sữa vừng, thêm vừng vào trong các món rau trộn là những cách đơn giản để bạn tận dụng được những lợi ích tốt nhất từ vừng.
5. Cà rốt
Cà rốt chứa hàm lượng vitamin và sắt phong phú. Khi vào cơ thể, sắt tham gia vào quá trình sản xuất tế bào hồng cầu, ổn định kinh nguyệt ở những người bị kinh nguyệt không đều do thiếu máu.
Mỗi tuần bạn có thể uống 2 – 3 ly nước ép cà rốt. Ngoài ra có thể ăn cà rốt nhưng mỗi lần không nên dùng quá 100g.
4. Gừng tươi
Vốn dĩ là một loại gia vị không thể thiếu trong gian bếp nhưng gừng cũng nổi tiếng với nhiều tác dụng chữa bệnh, bao gồm cả bệnh kinh nguyệt không đều. Theo Đông y, gừng có vị cay, tính ấm nóng giúp thông kinh, đẩy máu kinh nhanh thoát ra ngoài, đồng thời chống co thắt tử cung, hạn chế tình trạng đau tức bụng dưới trong những ngày đèn đỏ.
Một số cách dùng gùng giúp điều hòa kinh nguyệt:
- Thêm gừng vào nước chấm hoặc vào các món ăn
- Lấy 1 củ gừng tươi, giữ cả vỏ, đập dập rồi đem đun sôi kỹ. Chia uống 3 lần trong ngày.
- Nhấm nháp 2 – 3 lát gừng tươi mỗi ngày giúp giữ ấm khoang bụng, giảm đau
Ngoài những cách trên, bạn có thể pha một chút nước cốt gừng hoặc tinh dầu gừng vào trong nước tắm để đẩy nhanh hiệu quả điều trị từ bên trong lẫn bên ngoài.
6. Sữa bơ
Thêm một gợi ý cho thắc mắc “kinh nguyệt không đều nên ăn gì” đó chính là sữa bơ. Thực phẩm này chứa hàm lượng protein, vitamin B và khoáng chất dồi dào. Trong đó vitamin B là một chất đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích bài tiết hóa môn, giúp chu kỳ kinh nguyệt được ổn định.
7. Củ nghệ
Nghệ được sử dụng như một vị thuốc tự nhiên giúp cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. Ngoài ra, các hợp chất được tìm thấy trong nghệ còn có khả năng đẩy nhanh quá trình lưu thông tuần hoàn máu ở bộ phận sinh dục.
Thường xuyên dùng nghệ sẽ giúp ổn định chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng và giảm các cơn đau bụng khó chịu- nỗi ám ảnh của nhiều chị em trong những ngày đèn đỏ.
8. Kinh nguyệt không đều nên ăn đường thốt nốt
Đường thốt nốt cung cấp nhiều sắt, vitamin và các khoáng tố có công dụng bổ máu, điều hòa kinh nguyệt. Những người có biểu hiện rong kinh được khuyên nên thường xuyên ăn loại đường này.
9. Hạt thì là
Hạt thì là, nhất là hạt giống có nguồn gốc từ Ai Cập chứa rất nhiều sắt và chất xơ. Nó sẽ giúp ngăn ngừa thiếu máu ở những người bị ra nhiều kinh nguyệt hoặc bị rong kinh.
10. Ăn cá béo cũng tốt cho người bị kinh nguyệt không đều
Cá béo là nguồn bổ sung omaga 3 và protein phong phú. Khi được hấp thu, chúng sẽ cung cấp thêm năng lượng, giúp bạn giảm mệt mỏi trong những ngày hành kinh, đồng thời cân bằng nội tiết tố, cải thiện tình trạng viêm phụ khoa – một trong những nguyên nhân phổ biến khiến cho kinh nguyệt không đều.
Các loại cá béo bao gồm: Cá trích, cá mòi, cá hồi, cá ngừ, cá cơm, cá bơn, cá thu.
11. Nha đam
Nha đam không chỉ có tác dụng làm đẹp da, giảm cân mà còn hỗ trợ điều trị bệnh kinh nguyệt không đều thông qua việc ổn định hóc môn nữ.
Bạn có thể nấu nha đam lấy nước uống hoặc thêm vào trong các món chè. Khi sử dụng lưu ý gọt sạch lớp vỏ xanh bên ngoài để tránh bị ngứa.
12. Nho
Sở hữu nguồn chất chống oxy hóa, sắt, vitamin và khoáng chất dồi dào, nho là loại trái cây rất hữu ích cho những người bị kinh nguyệt không đều. Hãy uống 1 ly nước ép nho mỗi ngày hoặc ăn trực tiếp để đưa chu kỳ kinh nguyệt trở về trạng thái ổn định.
13. Rau mùi tây ( ngò rí )
Trong y học cổ truyền, rau mùi tây là dược liệu có tính ôn, vị cay. Nó có tác dụng điều tiết hóc môn sinh dục nữ, giảm đau bụng kinh. Ngoài ra, các thành phần vitamin A, K, C có trong thực phẩm này còn rất cần thiết cho sức khỏe.
Nếu chưa biết nên ăn rau mùi tây thế nào để cải thiện chứng kinh nguyệt không đều, bạn có thể tham khảo những cách sau:
- Lấy 1 nắm rau mùi tây giã nát, sau đó thêm khoảng 75ml nước đun sôi để nguội vào. Quậy đều lên, chắt lấy nước uống. Dùng trước chu kỳ kinh nguyệt khoảng vài ngày.
- Ăn rau mùi tây sống kèm với các món cá, thịt hoặc cho vào canh. Nó vừa giúp kích thích vị giác, vừa có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh.
14. Kinh nguyệt không đều nên ăn quả chà là
Với hàm lượng sắt phong phú, quả chà là cũng là một trong những thực phẩm hữu ích cho những người bị kinh nguyệt không đều. Bạn có thể dùng chà là hàng ngày như một món ăn vặt.
15. Sữa chua
Lợi khuẩn probiotic trong sữa chua không chỉ có ích cho hệ tiêu hóa mà nó còn có tác dụng giảm viêm nhiễm phụ khoa, làm dịu cơn đau bụng, đồng thời giúp kinh nguyệt ra đều hơn.
Bạn nên sữa chua đều đặn mỗi ngày với liều dùng lý tưởng là 1 – 2 hũ. Có thể dùng sữa chua đặc hoặc sữa chua uống đều được.
16. Lá ngải cứu
Nằm cuối cùng trong danh sách các câu trả lời cho thắc mắc “kinh nguyệt không đều nên ăn gì” là lá ngải cứu. Đây vừa là thực phẩm, vừa là vị thuốc chữa bệnh quen thuộc trong dân gian. Nó có tác dụng điều kinh, làm ấm bụng, giảm đau, chống viêm, kích thích lưu thông máu.
Bạn có thể chiên lá ngải cứu với trứng ăn hoặc lấy 200g lá ngải cứu sắc với 500ml nước uống nhiều lần trong ngày để trị bệnh kinh nguyệt không đều.
Kinh nguyệt không đều nên kiêng gì?
Người bị kinh nguyệt không đều nên tránh dùng các loại đồ ăn, thức uống sau nếu không muốn tình trạng này trở nên tồi tệ hơn.
1. Những thứ có caffeine
Caffeine được tìm thấy nhiều trong socola, kem vị cà phê và một số loại đồ uống như cà phê, chè đặc, nước tăng lực, trà sữa…. Chất này khi vào cơ thể sẽ gây mất nước và kích thích tử cung co bóp mạnh hơn. Điều này có thể khiến bạn phải đối mặt với những cơn đau bụng nghiêm trọng và dẫn đến tình trạng rong kinh, kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường.
2. Thức ăn mặn, muối
Ăn nhiều đồ mặn, muối gây tích nước trong cơ thể, từ đó dẫn đến tình trạng đầy bụng, căng tức bụng . Để tránh những cảm giác khó chịu ở trên, bạn nên thực hiện chế độ ăn nhạt trong thời gian bị kinh nguyệt không đều.
3. Thực phẩm có tính hàn
Bao gồm dưa hấu, bí ngô, măng tây, súp lơ xanh và các loại trái cây ngọt. Mặc dù chúng giúp bổ sung nhiều chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể nhưng lại gây kích thích mạch máu và làm tích nước trong bụng tạo cảm giác nặng nề, đau tức khó chịu ở bụng dưới.
4. Rượu, bia và các thức uống có cồn khác
Những thức uống này gây kích thích các cơ trơn trong tử cung khiến chúng co bóp liên tục. Hậu quả là bạn sẽ bị đau bụng nhiều hơn trong những ngày đèn đỏ, chu kỳ kinh nguyệt cũng khó mà ổn định bình thường được.
Bên cạnh đó, nếu bạn có thói quen hút thuốc lá thì nên từ bỏ ngay. Chất nicotin trong thuốc lá có tác động tiêu cực đến chu kỳ kinh nguyệt không thua kém gì so với bia rượu. Hơn nữa nó còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.
Một số món ăn tốt cho người bị kinh nguyệt không đều
Các món ăn bài thuốc dưới đây có thể giúp hỗ trợ điều trị kinh nguyệt không đều. Bạn có thể chế biến và dùng theo hướng dẫn.
1. Món cháo hương phụ
Món ăn này thích hợp cho những người bị chậm kinh, kinh ra ít và loãng, sợ lạnh.
- Chuẩn bị: 100g gạo tẻ, 1 quả trứng gà ta và 3g hương phụ.
- Cách chế biến: Hương phụ đem đun sôi kỹ lấy nước dùng để hầm cháo. Trong lúc nấu hương phụ cho trứng vào luộc chín. Khi cháo nhừ thì thêm một ít đường vào, quậy cho tan rồi tắt bếp. Bóc trứng ăn kèm với cháo.
2. Món canh thịt dê nấu thuốc bắc
- Chuẩn bị: 2 lạng thịt dê, câu kỷ tử và đương quy mỗi loại 20g, các loại gia vị thông dụng
- Cách chế biến: Rửa sạch thịt dê và thái miếng vừa ăn. Sau đó cho thịt vào nồi hầm nhừ cùng với câu kỷ tử và đương quy. Nêm nếm gia vị cho vừa khẩu vị. Dọn ra ăn cả nước và cái khi còn nóng. Dùng mỗi tuần 2 lần có tác dụng điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.
3. Canh trứng nấu với ích mẫu thảo, củ gấu và vỏ quýt
Bạn có thể dùng món này nếu bị kinh nguyệt lúc ít lúc nhiều kèm theo hiện tượng lo âu, dễ nổi nóng, đau bụng trước và trong những ngày đèn đỏ.
- Chuẩn bị: 10g vỏ quýt khô, 20g củ gấu, 30g ích mẫu thảo, 2 quả trứng gà ta, 1 ít đường đỏ.
- Cách chế biến: Các nguyên liệu đã chuẩn bị đem nấu với 500ml nước khoảng 15 phút cho trứng chín và các hoạt chất trong thuốc bắc tiết hết ra nước. Vớt bỏ xác thuốc, trứng bóc vỏ rồi cho trở lại nồi nấu thêm khoảng 15 phút nữa. Chia làm 2 lần ăn trong ngày. Một liệu trình cần dùng 5 ngày liên tục.
4. Món chim bồ cầu nấu huyết kiệt
- Chuẩn bị: 15g huyết kiệt, 1 con chim bồ câu và 1 ly rượu trắng nhỏ
- Cách chế biến: Chim bồ công làm sạch lông và mổ bỏ nội tạng, sau đó nhét huyết kiệt vào trong bụng kinh. Cho nguyện liệu đã sơ chế vào trong một cái tô sành, đổ rượu vào đem nấu cách thủy. Ăn món này khi còn nóng có công dụng thông kinh, bổ máu, khai uất.
Kiêng kị trăm điều không bằng dùng đúng bài thuốc chữa kinh nguyệt không đều
Thầy thuốc ưu tú Lê Phương cho biết, chế độ ăn uống dù có ảnh hưởng lớn tới quá trình điều trị. Tuy nhiên, để chữa bệnh hiệu quả, chỉ dựa vào chế độ ăn uống thôi chưa đủ, bệnh nhân cần chủ động thăm khám và điều trị kinh nguyệt không đều bằng phương pháp phù hợp.
Hiện nay, sử dụng bài thuốc tự nhiên chữa rối loạn kinh nguyệt đang là xu hướng được nhiều chị em tin tưởng lựa chọn. Bởi thuốc an toàn, lành tính lại ít gây tác dụng phụ. Thị trường thuốc Nam có nhiều bài thuốc hay, hiệu quả trong điều trị rối loạn kinh nguyệt, một trong số đó phải kể tới bài thuốc độc quyền Phụ Khang Tán từ Trung tâm Phụ khoa Đông y Việt Nam.
Được biết bài thuốc là sự kết hợp cùng lúc của hai bài thuốc nhỏ là Phụ Khang Tán dạng thang và dạng ngâm rửa mang lại tác dụng thông kinh, bổ huyết, kháng khuẩn, kháng viêm, giúp bảo vệ, tăng cường sức khỏe sinh sản hiệu quả.
Bài thuốc Phụ Khang Tán hoạt động theo nguyên tắc:
- Thông kinh, bổ huyết, hoạt huyết, kháng khuẩn, kháng viêm.
- Giúp bảo vệ và tăng cường sức khỏe của buồng trứng và tử cung.
- Cân bằng pH âm hộ, âm đạo, diệt khuẩn và diệt nấm âm đạo, chống viêm,
- Hoạt huyết trục ứ, giảm phù nề; trả lại cho “vùng kín” vẻ đẹp tự nhiên: sạch, hồng, thơm.
Lý giải cơ chế điều trị của Phụ Khang Tán, thầy thuốc ưu tú Lê Phương cho biết: “Bài thuốc ứng dụng nguyên tắc điều trị tận gốc của YHCT là tác động vào khí huyết, sử dụng các thảo dược có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết. Khi khí huyết được cân bằng, lượng máu lưu thông ổn định trở lại, không còn ứ đọng, tình trạng đau bụng kinh, kinh ra không đều,… cũng được cải thiện. Bệnh rối loạn kinh nguyệt cũng từ đó mà lui. “
TÌM HIỂU KĨ HƠN: Chuyên gia giải đáp: Kinh nguyệt bất thường và những nguy hiểm với sức khỏe sinh sản
Bài thuốc Phụ Khang Tán từ Trung tâm Phụ khoa Đông y Việt Nam cũng nhận được sự tin tưởng từ phía người bệnh bởi:
- Bài thuốc được nghiên cứu và phát triển bởi đội ngũ y bác sĩ, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực YHCT.
- Thành phần thuốc có xuất xứ rõ ràng, được thu hái tại các vườn thảo dược đạt tiêu chuẩn GACP-WHO. Cam kết không trộn tân dược, không chất bảo quản, lành tính, phù hợp với mọi đối tượng bao gồm cả phụ nữ mang thai, sau sinh và đang cho con bú.
- Quy trình bào chế thuốc khép kín, đảm bảo tiêu chuẩn Bộ Y tế, trung tâm còn phát triển hệ thống sắc thuốc sẵn bằng máy. Sau khi sắc thuốc được đóng thành túi nhỏ tiện dụng.
Những thông tin vừa rồi chính là lời giải đáp cho vấn đề kinh nguyệt không đều nên ăn gì?Hãy xây dựng cho mình một thực đơn ăn uống phù hợp và áp dụng ngay từ hôm nay để đẩy nhanh hiệu quả điều trị, chứng bệnh này không còn cơ hội làm phiền đến bạn nữa.
Nếu bệnh nhân muốn điều trị dứt điểm bằng bài thuốc Phụ Khang Tán từ Trung tâm Phụ khoa Đông y Việt Nam có thể liên hệ theo thông tin:
TRUNG TÂM PHỤ KHOA ĐÔNG Y VIỆT NAM ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC TRUNG TÂM THỪA KẾ VÀ ỨNG DỤNG ĐÔNG Y VIỆT NAM Cơ Sở 1 – Hà Nội
Cơ sở 2: Hồ Chí Minh
Website: trungtamphukhoadongy.com Zalo: Liên hệ Zalo Fanpage: Trung tâm thừa kế & ứng dụng Đông y Việt Nam Fanpage bác sĩ: Thầy thuốc ưu tú Lê Thị Phương |
Bạn nên tham khảo thêm:
- Kinh nguyệt không đều phải làm sao? Uống thuốc gì mau khỏi?
- Cách điều trị kinh nguyệt ra nhiều bất thường
Xem thêm: Loạn nhịp tim
Tin mới nhất
- Trào ngược dạ dày gây khó thở và các biện pháp xử lý
- Chụp hình động mạch cảnh
- Bướu giáp hạt
- 6 cách hết đau bụng bạn có thể thực hiện tại nhà
- Những Cách trị nám tàn nhang tốt nhất hiện nay được đánh giá cao
- Bật mí cách chữa bệnh Gout bằng thảo dược tự nhiên
- Ghép thận
- Bị hói đầu khi còn trẻ chỉ vì những lý do này
- Đài VTC2 phỏng vấn Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan về bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang
- Rụng lông mày: Nhận biết ngay nguyên nhân để xử lý