Bệnh viêm da là gì? Các dạng viêm da thường gặp và cách chữa hiệu quả
20% dân số Việt Nam mắc các bệnh viêm da, trong đó phổ biến nhất là viêm da dị ứng, viêm da tiết bã, viêm da tiếp xúc… Viêm da nếu không được điều trị hiệu quả dễ gây ra biến chứng nhiễm trùng, bội nhiễm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ, tâm lý và sức khỏe. Thông tin về dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị các bệnh viêm da thường gặp hiệu quả nhất từ bài thuốc thảo dược quý do các bác sĩ hàng đầu trong bài viết dưới đây sẽ giúp người bệnh thoát khỏi nỗi ám ảnh bệnh về da.
Bệnh viêm da là gì? Các loại bệnh viêm da thường gặp
Viêm da là thuật ngữ chung để chỉ các vấn đề tổn thương ở da do viêm. Viêm da có thể có nhiều hình thức khác nhau như sưng, đỏ, ngứa, phồng rộp, phát ban hoặc bị bong da. Tình trạng này khiến người bệnh vô cùng khó chịu và gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày.
Có rất nhiều loại viêm da khác nhau và được phân chia thành các giai đoạn cấp tính (khởi phát), mãn tính (tái phát). Đây là một phản ứng quá mức của cơ thể đối với các chất kích thích, tác nguyên dị ứng đến từ môi trường. Về cơ bản, có 3 loại viêm da chính là:
-
Viêm da dị ứng (chàm): Thường có dấu hiệu bao gồm phát ban, xuất hiện mụn nước ở bên trong khuỷu tay, đầu gối hoặc phía trước cổ.
-
Viêm da tiếp xúc: Phát ban thường xảy ra ở khu vực da tiếp xúc với chất kích ứng và dị ứng trên da.
-
Viêm da tiết bã: Là tình trạng viêm da mãn tính xuất hiện tại các vùng da có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh như mặt, da đầu, lưng, ngực. Đặc trưng của bệnh là xuất hiện các đám da đỏ, các mảng da đóng vảy trên da và gàu trên da đầu.
Ngoài ra, viêm da có thể bao gồm các dạng khác như:
- Viêm da ứ máu: Thường xảy ra ở mắt cá chân ở những người bị suy tĩnh mạch.
- Hăm tã: Đây là một dạng viêm da hay gặp ở trẻ em, do việc tiếp xúc với tã lót ướt thường xuyên.
- Viêm da cơ địa: Đây là dạng viêm da hình xu có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể. Bệnh thường liên quan đến vấn đề da khô, cơ địa nhạy cảm.
Dấu hiệu viêm da dễ nhầm lẫn
Tùy thuộc vào dạng viêm da gặp phải, mức độ nặng nhẹ của bệnh mà có các biểu hiện khác nhau ở mỗi người. Đôi khi các biểu hiện giữa các bệnh viêm da rất giống nhau khiến người bệnh khó khăn trong nhận biết. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết các bệnh viêm da thường gặp nhất.
Triệu chứng viêm da tiếp xúc:
- Da nổi phát ban đỏ
- Da ngứa và sưng
- Xuất hiện mụn nước, chảy dịch và kết vảy
Triệu chứng viêm da dị ứng:
- Da khô và ngứa dữ dội
- Da sưng nổi cộm lên và rò rỉ dịch
- Xuất hiện các mảng da đỏ, nứt nẻ và có vảy
Triệu chứng viêm da tiết bã:
- Xuất hiện gàu da đầu
- Có vảy hoặc các mảng bám màu v
àng trên da đầu, tai, mặt và các bộ phận khác trên cơ thể - Vùng da bệnh chuyển sang màu đỏ
Triệu chứng viêm da cơ địa:
- Xuất hiện các nốt mụn nhỏ, có mủ ở quanh miệng, mũi, má và mắt hoặc nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể.
- Vùng da tổn thương có chảy dịch vàng, đóng vảy tiết
- Dễ viêm, gây ngứa ngày khó chịu cho người bệnh
Triệu chứng viêm da ứ máu:
- Da ở mắt cá chân hoặc cẳng chân dày, đổi màu (màu đỏ)
- Ngứa ngáy, khó chịu
- Xuất hiện các vết loét, rỉ máu, dịch và kết vảy
- Sưng tấy
Viêm da có lây không? Có nguy hiểm không?
Các triệu chứng bệnh viêm da khiến nhiều người lo ngại bệnh lây từ người bệnh sang người lành. Tuy nhiên, hầu hết các bệnh viêm da không phải là bệnh truyền nhiễm, không có khả năng lây nhiễm sang người khác. Ngoại trừ một số trường hợp viêm da di truyền cho thế hệ con cái.
Tuy không có khả năng lây nhiễm nhưng các vùng da bị bệnh lại dễ lan rộng sang các vùng da lân cận. Do đó, người bệnh nên chủ động chữa trị sớm để tránh bệnh lây lan, tổn thương nghiêm trọng hơn.
Viêm da không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng lại gây ra những căng thẳng, áp lực nặng nề về tâm lý cho người bệnh. Các biểu hiện bệnh ngoài da ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti, mặc cảm với người xung quanh. Tinh thần căng thẳng lại khiến bệnh thêm nặng theo thời gian.
Đặc biệt, viêm da bội nhiễm khi tổn thương nghiêm trọng, vi khuẩn xâm nhập sẽ rất khó điều trị. Sau điều trị viêm da bội nhiễm thường để lại sẹo xấu khó khắc phục.
Chẩn đoán bệnh viêm da như thế nào?
Thông thường bệnh viêm da được chẩn đoán thông quá dấu hiệu phát ban và lịch sử bênh án của bạn. Có rất ít xét nghiệm có thể giúp chẩn đoán giúp phân biệt rõ ràng các loại viêm da. Tuy nhiên, đối với viêm da tiếp xúc hoặc viêm da dị ứng, bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm soi tươi KOH để xác định các nguy cơ nhiễm nấm.
Thông thường viêm da không phải là tình trạng nguy hiểm và có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, hãy đến gặp bác sĩ ngay khi:
- Khó chịu đến mức khiến bạn bị mất ngủ hoặc không thể tập trung vào công việc hàng ngày
- Da trở nên đau rát
- Có dấu hiệu bị nhiễm trùng
- Bạn đã thử các bước chăm sóc và khắc phục tại nhà nhưng không thành công
Nguyên nhân gây viêm da thường gặp
Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây ra hiện tượng viêm da. Các loại viêm da khác nhau sẽ có nguyên nhân khác nhau.
Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc:
- Chất tẩy rửa
- Xà phòng
- Chất khử trùng
- Kim loại như Nikien
- Xi măng
- Nước hoa, mỹ phẩm
- Kem bôi Corticosteroid
Nguyên nhân gây viêm da dị ứng:
- Dị ứng thực phẩm bao gồm sữa bò, đậu nành, lúa mì, các loại hạt, các, trứng,…
- Di truyền
- Có các bệnh dị ứng khác như hen suyễn
Nguyên nhân viêm da tiết bã:
- Mặc dù nguyên nhân chính gây viêm da tiết bã vấn chưa được xác định. Tuy nhiên, một số vấn đề liên quan đến căng thẳng, mệt mỏi có thể làm tăng nguy cơ viêm da tiết bã.
Nguyên nhân viêm da cơ địa:
Đây là tình trạng xảy ra chủ yếu ở phụ nữ. Tình trạng này có thể liên quan đến việc:
- Lạm dụng kem chứa Steroid
- Kem dưỡng ẩm
- Kem chống nắng
- Mỹ phẩm kém chất lượng
Nguyên nhân viêm da ứ m
áu:
- Viêm da ứ máu làm gián đoạn dòng chảy ở tĩnh mạch từ chân trở về tim, điều này khiến máu dồn xuống chi dưới.
- Máu và chất dịch sẽ bị rò rỉ từ các tĩnh mạch đi vào mô da và gây nên tình trạng viêm da.
Đối tượng dễ mắc bệnh viêm da
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ viêm da. Bao gồm:
- Tuổi tác: Mặc dù viêm da có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên viêm da cơ địa thường xuất hiện ở trẻ em.
- Dị ứng và hen suyễn: Người bệnh hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh dị ứng và hen suyễn có nguy cơ viêm da cao hơn người khác.
- Nghề nghiệp: Ví dụ như những nghề thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, kim loại và dung môi có nguy cơ mắc bệnh viêm da cao hơn.
- Tình trạng sức khỏe: Bệnh nhân suy tim sung huyết, Parkinson hoặc HIV có nguy cơ viêm da khá cao.
Cách điều trị bệnh viêm da thường được áp dụng hiện nay
Việc điều trị viêm da cần dựa vào loại viêm da và nguyên nhân gây ra chúng. Người bệnh có thể tự chăm sóc bệnh viêm da tại nhà hoặc lựa chọn sử dụng một số loại thuốc phù hợp.
Cách chữa viêm da tại nhà giảm ngứa và khó chịu
Đa số người bệnh khi gặp các dấu hiệu viêm da thường áp dụng các cách chữa trị tại nhà từ các thảo mộc quen thuộc. Một số cách chữa viêm da cơ địa tại nhà cũng như các bệnh viêm da khác phổ biến bao gồm:
- Chữa viêm da bằng lá trầu không: Đây là cách hữu hiệu giúp sát khuẩn và làm dịu cơn ngứa ngoài da do viêm da gây ra. Dân gian thường sử dụng 1 nắm lá trầu không, rửa sạch, đun sôi với nước. Dùng nước này để ngâm rửa vùng da bị viêm.
- Lá lốt giảm ngứa do viêm da: Các bệnh viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc có thể sử dụng lá lốt rửa sạch, đun sôi với nước. Dùng nước này để tắm, ngâm rửa vùng da bị viêm, ngứa rát.
- Dùng lá khế giảm triệu chứng viêm da: Lấy 1 nắm lá khế, rửa sạch, đun sôi với nước. Dùng nước này tắm hàng ngày. Lá khế được sử dụng phổ biến làm lá tắm chữa viêm da cơ địa trẻ em.
- Mật ong và dầu dừa: Bôi mật ong và dầu dừa lên vùng da bị viêm giúp làm mềm, kháng viêm, cải thiện tình trạng khô, bong tróc và ngứa da.
⚠️ Các cách này được áp dụng theo cảm tính, công thức truyền miệng chưa được kiểm chứng nên chỉ giúp giảm nhẹ triệu chứng, ít có tác dụng điều trị. Trường hợp áp dụng sai công thức, không đảm bảo vệ sinh có thể gây nhiễm khuẩn, bệnh nặng hơn.
Điều trị viêm da bằng thuốc và những lưu ý
Tùy vào từng trường hợp và mức độ tổn thương mà bác sĩ có thể kê một số loại thuốc, bao gồm:
- Kem bôi tại chỗ Corticosteroid: Đây là các loại thuốc chống viêm và làm giảm triệu chứng của các bệnh viêm da. Các loại thuốc này được sử dụng để bôi trực tiếp để hạn chế viêm và ngứa.
- Thuốc Corticosteroid toàn thân: Đây là liệu pháp được chỉ định để thay thế nếu kem bôi và thuốc mỡ không có hiệu quả điều trị. Thuốc thường được sử dụng ở dạng uống và tiêm trong một thời gian cụ thể.
- Thuốc kháng sinh: Thường được kê đơn khi bệnh viêm da xảy ra cùng với nhiễm trùng do vi khuẩn.
- Thuốc kháng Virus và chống nấm: Dùng cho các trường hợp nhiễm nấm và virus.
- Thuốc kháng histamin: Được chỉ định cho các trường hợp có nguy cơ trầy xước cao. Thuốc thường được sử dụng vào ban đêm vì nó có thể gây buồn ngủ.
- Thuốc ức chế calcineurin tại chỗ: Đây là thuốc ức chế các hoạt động của hệ thống miễn dịch. Thuốc giúp giảm viêm và ngăn ngừa tái phát.
⚠️ Lưu ý: Thuốc có tác dụng kháng viêm, giảm ngứa nhanh. Tuy nhiên, việc dùng thuốc trong thời gian dài, lạm dụng thuốc có thể gây hại da khiến da trở nên nhạy cảm, dễ kích ứng, teo da, rạn da, nhanh lão hóa…
Ngoài ra, y học hiện đại có sử dụng liệu pháp quang trị liệu trong điều trị viêm da. Liệu pháp này người bệnh sẽ tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng nhân tạo được kiểm soát. Phương pháp này chỉ được sử dụng cho các trường hợp viêm da trung bình và hạn chế sử dụng do tốn kém, rủi ro cho mắt, tăng nguy cơ ung thư da.
Điều trị viêm da bằng Đông y – Xu hướng trị liệu và chăm sóc da an toàn
Theo quan niệm Y học cổ truyền, viêm da có nguyên nhân chủ yếu từ yếu tố nội sinh bên trong. Cơ thể gặp vấn đề về chức năng
ngũ tạng, miễn dịch, cơ địa lỏng lẻo, vệ khí hư hao, dễ nhiễm phong hàn thấp nhiệt. Từ đó, uất tích dưới da, khí huyết ứ trệ, sinh huyết nhiệt. Kết hợp thêm các tác nhân từ môi trường bên ngoài, thực phẩm mà gây ra các triệu chứng bệnh.
Chính vì vậy, điều trị viêm da, y lý Đông y dùng đến phép giải khu phong, tán hàn, trừ thấp nhiệt, loại bỏ tà độc. Đồng thời, tăng cường miễn dịch, ổn định cơ địa, chống dị ứng, bồi bổ khí huyết, loại bỏ triệu chứng, chăm sóc da. Cơ chế điều trị toàn diện cho hiệu quả lâu dài, ngăn tái phát, an toàn.
Thanh bì dưỡng can thang – Bài thuốc thảo dược Đông y hoàn chỉnh điều trị viêm da, chăm sóc và bảo vệ da
Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang đã và đang trở thành cứu cánh của rất nhiều bệnh nhân viêm da. Kế thừa tinh hoa YHCT, nghiên cứu khoa học bài bản, sử dụng hoàn toàn thảo dược là những ưu điểm làm nên hiệu quả của bài thuốc.
Thanh bì dưỡng can thanh kết nối giá trị tinh hoa Y học cổ truyền từ nhiều bài thuốc cổ phương với Y học hiện đại thông qua công trình nghiên cứu khoa học bài bản. Bài thuốc được phát triển bởi đội ngũ bác sĩ YHCT đầu ngành tại đơn vị hàng đầu về khám chữa bệnh bằng YHCT – Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc.
Bài thuốc kết hợp cùng lúc 3 chế phẩm uống trong, bôi và ngâm rửa bên ngoài. Đây là liệu pháp trị liệu và chăm sóc da duy nhất hiện nay có sự kết hợp hoàn hảo này. Các bài thuốc bổ trợ cho nhau, điều trị viêm da từ trong ra ngoài. Nhờ vậy mà cho hiệu quả toàn diện, ngăn tái phát.
>> Tìm hiểu thêm: Bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang đặc trị các bệnh viêm da hiệu quả tới 90%
🍀 Thuốc uống kết hợp tinh chất Bồ công anh, Kim ngân hoa, Tang bạch bì, Đơn đỏ… đi sâu điều trị căn nguyên bên trong. Các yếu tố gây bệnh nội sinh được loại bỏ, cơ thể được thải loại độc tố, khả năng miễn dịch được tăng cường, chống dị ứng. Bệnh viêm da được đẩy lùi từ gốc, hạn chế tái phát ở mức thấp nhất.
🍀Thuốc ngâm rửa chắt lọc dược tính kháng khuẩn, tiêu viêm từ Lá trầu không, Ô liên rô, Mò trắng, Ích nhĩ tử giúp làm sạch sâu dưới da, loại bỏ tác nhân viêm da, giảm ngứa, khoanh vùng tổn thương, làm mềm da tự nhiên.
🍀 Tinh chất bôi được xem là loại kem dưỡng da đến từ thiên nhiên với dưỡng chất Tang bạch bì, Bí đao, Mật ong, Thiên mã hồ… nhẹ nhàng chăm sóc da, làm dịu cảm giác ngứa rát, lành tổn thương, liền sẹo, sáng da, tăng cường độ đàn hồi, phục hồi da.
Trên 95% bệnh nhân viêm da hài lòng với kết quả điều trị sau 2 – 3 tháng sử dụng Thanh bì Dưỡng can thang. 5% còn lại cần nhiều thời gian hoặc thuyên giảm chậm do không tuân thủ điều trị.
Toàn bộ thành phần bài thuốc là thảo dược sạch đạt chuẩn GACP – WHO được cung ứng bởi dự án phát triển dược liệu sạch của Trung tâm Thuốc dân tộc. Bài thuốc an toàn, không tác dụng phụ, phù hợp với cả bệnh nhân viêm da là trẻ em, phụ nữ cho con bú, người có chức năng gan thận suy giảm. Đội ngũ bác sĩ YHCT đầu ngành tại Trung tâm đặc biệt yên tâm về chất lượng thuốc khi kê đơn và bốc thuốc cho người bệnh.
Với những ưu thế vượt trội về thành phần, công dụng bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang đã được nhiều đầu báo uy tín đưa tin:
Báo 24h có bài viết:
- Bệnh viêm da dị ứng và bài thuốc bí truyền “thổi bay” triệu chứng
- Bệnh viêm da tiếp xúc và cách đánh bay triệu chứng theo lời khuyên của chuyên gia
- Cách điều trị viêm da cơ địa hiệu quả, an toàn nhờ bài thuốc thảo dược bí truyền
Báo VTV News có bài:
- Bệnh vảy nến và cách đẩy lùi hiệu quả, ngăn tái phát từ thảo dược
Bên cạnh đó, bài thuốc còn được chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2 giới thiệu là giải pháp điều trị các bệnh viêm da mãn tính như vảy nến, viêm da cơ địa hiệu quả, an toàn trong số phát sóng ngày 17/11/2019.
Thanh bì Dưỡng can thang được bào chế và phân phối độc quyền bởi Trung tâm Thuốc dân tộc – Đơn vị đi đầu trong ứng dụng hoàn toàn thảo dược Đông y vào trị liệu bệnh da liễu. Bề dày kinh nghiệm gần 1 thập kỷ, Trung tâm luôn nỗ lực để mang đến cho nhân dân các giải pháp trị liệu, các bài thuốc chất lượng, hiệu quả, an toàn, tiết kiệm chi phí điều trị với chất lượng dịch vụ y tế hoàn hảo nhất.
> Xem video: Bệnh nhân Nguyễn Thị Thỏa chia sẻ quá trình điều trị viêm da cơ địa thành công tại Trung tâm Thuốc dân tộc
Viêm da kiêng gì, chăm sóc da tại nhà đúng cách thế nào?
Bên cạnh sử dụng thuốc thảo dược để điều trị tích cực, người bệnh nên chú ý chăm sóc viêm da tại nhà để viêm da nhanh thuyên giảm. Các biện pháp chăm sóc da và hỗ trợ giảm triệu chứng bao gồm:
- Chườm mát hoặc lạnh có thể làm dịu làn da đang bị kích ứng.
- Tắm nước ấm hòa với bột yến mạch. Có thể ngâm mình trong 5 đến 10 phút để dưỡng âm da và hạn chế các tác hại do da khô mang lại.
- Tẩy tế bào chết thường xuyên. Điều này có thể có ích đối với những người bị viêm da dị ứng nghiêm trọng. Tẩy tế bào chết 1 hoặc 2 lần 1 tuần để loại bỏ tạp chất trên da.
- Không chà xát quá mạnh và làm trầy xước da. Hãy che vùng da bị tổn thương lại để hạn chế tối đa việc gãi. Bên cạnh đó, bạn có thể cắt móng tay ngắn và đeo găng tay vào ban đêm.
- Mặc quần áo thoáng mát và làm bằng chất liệu cotton để tránh việc kích ứng da.
- Chọn loại bột giặt thích hợp hơn. Loại bỏ những sản phẩm có mùi thơm, chất tẩy nặng. Cố gắng chọn loại thân thiện với thiên nhiên nhất.
- Tránh các tác nhân gây kích ứng da. Giữ cho đầu óc luôn thoải mái, giảm stress và căng thẳng.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Bổ sung nhóm thực phẩm rau xanh, trái cây giàu vitamin và khoáng chất. Kiêng ăn các thực phẩm dễ gây kích ứng dị ứng, đồ ăn cay nóng, rượu bia, thuốc lá…
Điều trị bệnh viêm da là một quá trình lâu dài, do đó, người bệnh cần có sự phối hợp chặt chẽ với bác sĩ. Bệnh nhân có thể gửi hình ảnh vùng tổn thương và gửi về Bác sĩ Lệ Quyên – Trưởng khoa Da liễu Trung tâm Thuốc dân tộc để được tư vấn điều trị bước đầu.
Tin mới nhất
- Uống nấm lim xanh nhiều có tốt không khuyến cáo sử dụng nấm lim
- 4 điều bạn nên biết về ảnh hưởng của thuốc NSAIDs đối với thận
- Nấm Linh Chi – Giải Pháp Cho Bệnh Nhân Ung Thư
- Bụng sôi xì hơi nhiều – Nguyên nhân và cách khắc phục
- Chế độ ăn giúp tăng sức đề kháng cho người đái tháo đường type 2
- Đau bụng sau khi quan hệ do đâu? Có nguy hiểm không?
- Thu mua nấm lim xanh ở đâu Long An uống nấm lim rừng tác dụng gì
- Bệnh gút – “Nhân tố bí ẩn” âm thầm rút cạn bản lĩnh tình dục phái mạnh
- Giảm Stress, Tăng Cường Trí Nhớ Với Nấm Linh Chi
- Vitamin C cho bà bầu: Bổ sung bao nhiêu là đủ?