Áp xe phổi

Tìm hiểu chung

Bệnh áp xe phổi là gì?

Áp xe phổi là bệnh nhiễm trùng phổi. Bệnh gây ra tình trạng sưng mủ, hoại tử mô phổi và hình thành của các khoang chứa các mảnh vụn hoại tử hoặc dịch do bị nhiễm vi sinh vật. Sự hình thành của nhiều áp xe có thể dẫn đến viêm phổi hoặc hoại tử phổi.

Bệnh áp xe phổi là gì?

Áp xe phổi là bệnh nhiễm trùng phổi. Bệnh gây ra tình trạng sưng mủ, hoại tử mô phổi và hình thành của các khoang chứa các mảnh vụn hoại tử hoặc dịch do bị nhiễm vi sinh vật. Sự hình thành của nhiều áp xe có thể dẫn đến viêm phổi hoặc hoại tử phổi.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh áp xe phổi là gì?

Các triệu chứng bệnh áp xe phổi thường phát triển trong vòng vài tuần đến vài tháng bao gồm: sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi, ho có mùi hôi và nước bọt có vị khó chịu. Bệnh nhân thường mệt mỏi, yếu ớt, chán ăn và sút cân. Thỉnh thoảng có thể xảy ra nước bọt có lẫn máu và đau ngực trở nên nặng hơn do ho hoặc hít thở sâu. Bệnh nhân có thể có nhịp tim nhanh, thở gấp, thở khò khè và tràn dịch màng phổi.

Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh áp xe phổi là gì?

Các triệu chứng bệnh áp xe phổi thường phát triển trong vòng vài tuần đến vài tháng bao gồm: sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi, ho có mùi hôi và nước bọt có vị khó chịu. Bệnh nhân thường mệt mỏi, yếu ớt, chán ăn và sút cân. Thỉnh thoảng có thể xảy ra nước bọt có lẫn máu và đau ngực trở nên nặng hơn do ho hoặc hít thở sâu. Bệnh nhân có thể có nhịp tim nhanh, thở gấp, thở khò khè và tràn dịch màng phổi.

Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bệnh áp xe phổi có nguy hiểm không?

Áp xe phổi nếu không được điều trị sớm hoặc điều trị không đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Tràn mủ màn phổi
  • Ho ra máu
  • Nhiễm trùng huyết
  • Các biến khác: xơ phổi, giãn phế quản, áp xe não, v.v.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bệnh áp xe phổi có nguy hiểm không?

Áp xe phổi nếu không được điều trị sớm hoặc điều trị không đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Tràn mủ màn phổi
  • Ho ra máu
  • Nhiễm trùng huyết
  • Các biến khác: xơ phổi, giãn phế quản, áp xe não, v.v.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh áp xe phổi là gì?

Hít phải dị vật là nguyên nhân chủ yếu hình thành áp xe phổi. Các dị vật thường là thức ăn, thức uống, chất nôn ra hoặc chất bài tiết từ miệng được hít vào phổi. Sưng, viêm phổi và hình thành áp xe có thể xảy ra trong 7-14 ngày. Đột quỵ, động kinh, lạm dụng thuốc, nghiện rượu, các bệnh về răng miệng, khí thũng, ung thư phổi và rối loạn thực quản có thể dẫn đến tình trạng hít phải dị vật.

Vi khuẩn gây ra áp xe phổi thường kỵ khí (không cần oxy để phát triển) và bắt nguồn từ miệng. Các vi sinh vật khác như động vật kí sinh và nấm cũng có thể làm phổi bị nhiễm trùng và gây ra áp xe.

Nguyên nhân gây bệnh áp xe phổi là gì?

Hít phải dị vật là nguyên nhân chủ yếu hình thành áp xe phổi. Các dị vật thường là thức ăn, thức uống, chất nôn ra hoặc chất bài tiết từ miệng được hít vào phổi. Sưng, viêm phổi và hình thành áp xe có thể xảy ra trong 7-14 ngày. Đột quỵ, động kinh, lạm dụng thuốc, nghiện rượu, các bệnh về răng miệng, khí thũng, ung thư phổi và rối loạn thực quản có thể dẫn đến tình trạng hít phải dị vật.

Vi khuẩn gây ra áp xe phổi thường kỵ khí (không cần oxy để phát triển) và bắt nguồn từ miệng. Các vi sinh vật khác như động vật kí sinh và nấm cũng có thể làm phổi bị nhiễm trùng và gây ra áp xe.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh áp xe phổi?

Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào. Tuy nhiên, những người trên 60 tuổi có nguy cơ bị áp xe phổi cao hơn.Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh áp xe phổi?

Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh áp xe phổi bao gồm:

  • Nghiện rượu;
  • Lạm dụng thuốc;
  • Mắc các bệnh lý khác như: đột quỵ, động kinh, các bệnh về răng miệng, khí thũng, ung thư phổi và rối loạn thực quản.

Những ai thường mắc phải bệnh áp xe phổi?

Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào. Tuy nhiên, những người trên 60 tuổi có nguy cơ bị áp xe phổi cao hơn.Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh áp xe phổi?

Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh áp xe phổi bao gồm:

  • Nghiện rượu;
  • Lạm dụng thuốc;
  • Mắc các bệnh lý khác như: đột quỵ, động kinh, các bệnh về răng miệng, khí thũng, ung thư phổi và rối loạn thực quản.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh áp xe phổi?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên các triệu chứng và chụp X-quang ngực. Bác sĩ có thể yêu cầu chụp cắt lớp phần ngực để xem xét áp xe. Thử máu và nước bọt có thể giúp xác định vi khuẩn hoặc vi sinh vật gây ra áp xe. Bác sĩ có thể yêu cầu soi phế quản để loại trừ khả năng ung thư phổi nếu có dấu hiệu có vật gây cản trở đường hô hấp.

Những phương pháp nào dùng để điều trị áp xe phổi?

Trước tiên, bác sĩ sẽ loại bỏ những vi sinh vật gây ra áp xe phổi. Sau đó, bác sĩ sẽ điều trị các bệnh dẫn đến áp xe như động kinh, nghiện rượu, vệ sinh răng miệng kém hoặc đột quỵ.

Hầu hết bệnh nhân cần dùng dịch truyền và thuốc kháng sinh dạng uống trong 4-6 tuần. 95% bệnh nhân được chữa khỏi nhưng việc chữa bệnh phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh áp xe phổi?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên các triệu chứng và chụp X-quang ngực. Bác sĩ có thể yêu cầu chụp cắt lớp phần ngực để xem xét áp xe. Thử máu và nước bọt có thể giúp xác định vi khuẩn hoặc vi sinh vật gây ra áp xe. Bác sĩ có thể yêu cầu soi phế quản để loại trừ khả năng ung thư phổi nếu có dấu hiệu có vật gây cản trở đường hô hấp.

Những phương pháp nào dùng để điều trị áp xe phổi?

Trước tiên, bác sĩ sẽ loại bỏ những vi sinh vật gây ra áp xe phổi. Sau đó, bác sĩ sẽ điều trị các bệnh dẫn đến áp xe như động kinh, nghiện rượu, vệ sinh răng miệng kém hoặc đột quỵ.

Hầu hết bệnh nhân cần dùng dịch truyền và thuốc kháng sinh dạng uống trong 4-6 tuần. 95% bệnh nhân được chữa khỏi nhưng việc chữa bệnh phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh áp xe phổi?

Những thói quen nên thực hiện sau đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh:

  • Uống hết thuốc kháng sinh được bác sĩ kê toa;
  • Gọi bác sĩ nếu bạn bị động kinh, bị đau khi nuốt, thức ăn bị kẹt lại khi bạn nuốt hoặc sốt kéo dài hơn 7 ngày sau khi bắt đầu dùng thuốc kháng sinh;
  • Gọi bác sĩ nếu bạn có vấn đề nghiện rượu hoặc thuốc;
  • Nói với bác sĩ nếu có triệu chứng tái phát như đau ngực, sốt hoặc ho ra máu hoặc có vấn đề với thuốc (phát ban, tiêu chảy, sưng lưỡi, thở khò khè hoặc thở gấp).

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh áp xe phổi?

Những thói quen nên thực hiện sau đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh:

  • Uống hết thuốc kháng sinh được bác sĩ kê toa;
  • Gọi bác sĩ nếu bạn bị động kinh, bị đau khi nuốt, thức ăn bị kẹt lại khi bạn nuốt hoặc sốt kéo dài hơn 7 ngày sau khi bắt đầu dùng thuốc kháng sinh;
  • Gọi bác sĩ nếu bạn có vấn đề nghiện rượu hoặc thuốc;
  • Nói với bác sĩ nếu có triệu chứng tái phát như đau ngực, sốt hoặc ho ra máu hoặc có vấn đề với thuốc (phát ban, tiêu chảy, sưng lưỡi, thở khò khè hoặc thở gấp).

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Xem thêm: Bật mí các lợi ích đáng kinh ngạc của quả đào đối với sức khỏe

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!