Củ khoai lang: Món ngon bổ dưỡng cho sức khỏe
Lý do củ khoai lang được ví như “thực phẩm vàng” là nhờ những tác dụng của khoai lang đối với sức khỏe con người như chống ung thư, cải thiện tiêu hóa…
Lý do củ khoai lang được ví như “thực phẩm vàng” là nhờ những tác dụng của khoai lang đối với sức khỏe con người như chống ung thư, cải thiện tiêu hóa…
Khoai lang có nguồn dinh dưỡng vô cùng đa dạng và đây cũng chính là loại thực phẩm rất được ưa chuộng trong đời sống hàng ngày. Vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, chúng ta đều cũng có thể sử dụng loại thực phẩm này vì hàng loạt các lợi ích thiết thực mà nó mang lại.
Các loại khoai lang phổ biến hiện nay
Có nhiều giống khoai lang khác nhau như khoai lang mật, khoai lang tím, khoai lang trắng… Trong đó, khoai lang mật là giống khoai có rất nhiều hàm lượng dinh dưỡng và khoáng chất tốt cho sức khỏe con người.
1. Củ khoai lang mật
Giá trị dinh dưỡng của khoai lang mật rất cao và khá khó trồng nên khoai lang mật được coi như một món thượng phẩm. Khi ở dạng củ tươi và chế biến liền, bạn sẽ không sử dụng được hết lượng chất dinh dưỡng có trong loại củ này. Sau khi thu hoạch, nên để một thời gian cho khoai lang mật héo đi thì lượng mật đường trong củ mới dồi dào và có thể dùng để làm nguyên liệu chính cho các món ăn không đường.
2. Củ khoai lang trắng
Khoai lang trắng thường mọc ở vùng đồi núi có nhiều chất xơ và ít lượng đường nhất. Chiết xuất thành phần caiapo từ củ khoai lang trắng có thể kiểm soát tốt lượng đường máu và cholesterol trong bệnh đái tháo đường tuýp 2. Chất này đã được Nhật Bản điều chế thành dược phẩm bổ sung dành cho bệnh nhân đái tháo đường.
3. Củ khoai lang tím
Khoai lang tím còn có tên gọi khác là khoai lang Peru vì nó có nguồn gốc từ Nam Mỹ, tên khoa học là Solanum andigenum. Loại khoai này tím giàu chất anthocyanin. Phần vỏ có chứa chất anthocyanin nhiều hơn trong ruột. Hơn nữa, màu nạc bột khoai có màu sậm, chứa nhiều anthocyanin hơn.
Đối với sức khỏe của con người, theo nghiên cứu (tác giả David Heber, Đại học Harvard), chất anthocyanin có thể cắt được cơn đau tim, giảm thiểu các tổn thương não liên quan đột quỵ và ngăn cản sự tạo thành các cục máu đông trong lòng mạch máu.
5 tác dụng của khoai lang đối với sức khỏe
Dễ trồng, dễ thích nghi với nhiều loại thời tiết và thuộc hàng nguyên liệu bình dân, khoai lang đã tồn tại một cách lâu đời, bền bỉ và đã phổ biến rộng rãi khắp nơi trên thế giới bởi những tác dụng của khoai lang đối với sức khỏe.
1. Củ khoai lang giúp cải thiện bệnh tiểu đường
Tác dụng của khoai lang phải kể đến đầu tiên là cải thiện bệnh tiểu đường. Khoai lang có chỉ số glycemic thấp hơn so với khoai tây. Nó còn chứa nhiều chất xơ (khoảng 5g trong 3/4 mỗi chén khoai) giúp cơ thể tiêu hóa chậm và đem lại cảm giác no lâu hơn.
Khoai lang có nguồn dinh dưỡng vô cùng đa dạng và đây cũng chính là loại thực phẩm rất được ưa chuộng trong đời sống hàng ngày. Vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, chúng ta đều cũng có thể sử dụng loại thực phẩm này vì hàng loạt các lợi ích thiết thực mà nó mang lại.
Các loại khoai lang phổ biến hiện nay
Có nhiều giống khoai lang khác nhau như khoai lang mật, khoai lang tím, khoai lang trắng… Trong đó, khoai lang mật là giống khoai có rất nhiều hàm lượng dinh dưỡng và khoáng chất tốt cho sức khỏe con người.
1. Củ khoai lang mật
Giá trị dinh dưỡng của khoai lang mật rất cao và khá khó trồng nên khoai lang mật được coi như một món thượng phẩm. Khi ở dạng củ tươi và chế biến liền, bạn sẽ không sử dụng được hết lượng chất dinh dưỡng có trong loại củ này. Sau khi thu hoạch, nên để một thời gian cho khoai lang mật héo đi thì lượng mật đường trong củ mới dồi dào và có thể dùng để làm nguyên liệu chính cho các món ăn không đường.
2. Củ khoai lang trắng
Khoai lang trắng thường mọc ở vùng đồi núi có nhiều chất xơ và ít lượng đường nhất. Chiết xuất thành phần caiapo từ củ khoai lang trắng có thể kiểm soát tốt lượng đường máu và cholesterol trong bệnh đái tháo đường tuýp 2. Chất này đã được Nhật Bản điều chế thành dược phẩm bổ sung dành cho bệnh nhân đái tháo đường.
3. Củ khoai lang tím
Khoai lang tím còn có tên gọi khác là khoai lang Peru vì nó có nguồn gốc từ Nam Mỹ, tên khoa học là Solanum andigenum. Loại khoai này tím giàu chất anthocyanin. Phần vỏ có chứa chất anthocyanin nhiều hơn trong ruột. Hơn nữa, màu nạc bột khoai có màu sậm, chứa nhiều anthocyanin hơn.
Đối với sức khỏe của con người, theo nghiên cứu (tác giả David Heber, Đại học Harvard), chất anthocyanin có thể cắt được cơn đau tim, giảm thiểu các tổn thương não liên quan đột quỵ và ngăn cản sự tạo thành các cục máu đông trong lòng mạch máu.
5 tác dụng của khoai lang đối với sức khỏe
Dễ trồng, dễ thích nghi với nhiều loại thời tiết và thuộc hàng nguyên liệu bình dân, khoai lang đã tồn tại một cách lâu đời, bền bỉ và đã phổ biến rộng rãi khắp nơi trên thế giới bởi những tác dụng của khoai lang đối với sức khỏe.
1. Củ khoai lang giúp cải thiện bệnh tiểu đường
Tác dụng của khoai lang phải kể đến đầu tiên là cải thiện bệnh tiểu đường. Khoai lang có chỉ số glycemic thấp hơn so với khoai tây. Nó còn chứa nhiều chất xơ (khoảng 5g trong 3/4 mỗi chén khoai) giúp cơ thể tiêu hóa chậm và đem lại cảm giác no lâu hơn.
Do vậy, bạn có thể kết hợp vào chế độ ăn uống trong điều trị bệnh tiểu đường và giảm cân.
2. Tốt cho người mắc bệnh tăng huyết áp
Để hạ huyết áp, việc duy trì lượng natri thấp trong cơ thể là rất cần thiết. Tuy nhiên, bạn đừng quên hấp thụ nhiều kali cho cơ thể cũng rất quan trọng. Nếu cung cấp đủ lượng kali thiết yếu cho cơ thể, bạn sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp.
Trung bình một củ khoai chứa 542 mg kali cho cơ thể, do đó khoai lang rất tốt cho người mắc bệnh tăng huyết áp.
3. Củ khoai lang giúp chống ung thư
Khoa học đã chứng minh trong những củ khoai nhiều màu sắc chứa một loại protein giúp ức chế protease. Theo nghiên cứu, khi chất ức chế protease gặp tế bào ung thư sẽ làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư.
Các chuyên gia tiến hành nghiên cứu trên loài heo – một loài động vật có hệ thống tiêu hóa rất giống con người, cho thấy khoai lang tím có tác dụng ngăn chặn sự lây lan của các tế bào gốc ung thư ruột già.
Hơn thế, món ăn thần kỳ này cũng giúp giảm một lượng protein gọi là IL-6 gây tổn hại cho khối u tới sáu lần. Bên cạnh đó, việc ăn khoai tím có thể làm giảm nguy cơ phát triển ung thư đại tràng.
Một nghiên cứu khác cũng cho thấy khi bạn ăn các thực phẩm với màu sắc đa dạng như nho đỏ, khoai tây tím, bông cải xanh… có chứa nhiều các loại protein, hoạt tính sinh học anthocyanin và axit phenolic cũng như các vi chất dinh dưỡng bao gồm vitamin, carotenoid và flavonoid giúp phá hủy các tế bào gốc ung thư.
4. Củ khoai lang tốt cho hệ tiêu hóa
Một trong những tác dụng của khoai lang đối với sức khỏe là chức năng cải thiện hệ tiêu hóa. Với lượng lớn chất xơ có tác dụng ngăn ngừa chứng táo bón, đồng thời thúc đẩy đường tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Vitamin C và các axit amin chính là thành phần giúp kích thích nhu động ruột, làm quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên nhanh hơn, chống tình trạng đầy bụng, khó tiêu và ngăn ngừa táo bón.
Vì vậy, ăn khoai lang luộc chín, đều đặn khoảng 100g/ngày rất có lợi cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là chữa táo bón rất hiệu quả.
5. Củ khoai lang giúp giảm viêm
Do vậy, bạn có thể kết hợp vào chế độ ăn uống trong điều trị bệnh tiểu đường và giảm cân.
2. Tốt cho người mắc bệnh tăng huyết áp
Để hạ huyết áp, việc duy trì lượng natri thấp trong cơ thể là rất cần thiết. Tuy nhiên, bạn đừng quên hấp thụ nhiều kali cho cơ thể cũng rất quan trọng. Nếu cung cấp đủ lượng kali thiết yếu cho cơ thể, bạn sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp.
Trung bình một củ khoai chứa 542 mg kali cho cơ thể, do đó khoai lang rất tốt cho người mắc bệnh tăng huyết áp.
3. Củ khoai lang giúp chống ung thư
Khoa học đã chứng minh trong những củ khoai nhiều màu sắc chứa một loại protein giúp ức chế protease. Theo nghiên cứu, khi chất ức chế protease gặp tế bào ung thư sẽ làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư.
Các chuyên gia tiến hành nghiên cứu trên loài heo – một loài động vật có hệ thống tiêu hóa rất giống con người, cho thấy khoai lang tím có tác dụng ngăn chặn sự lây lan của các tế bào gốc ung thư ruột già.
Hơn thế, món ăn thần kỳ này cũng giúp giảm một lượng protein gọi là IL-6 gây tổn hại cho khối u tới sáu lần. Bên cạnh đó, việc ăn khoai tím có thể làm giảm nguy cơ phát triển ung thư đại tràng.
Một nghiên cứu khác cũng cho thấy khi bạn ăn các thực phẩm với màu sắc đa dạng như nho đỏ, khoai tây tím, bông cải xanh… có chứa nhiều các loại protein, hoạt tính sinh học anthocyanin và axit phenolic cũng như các vi chất dinh dưỡng bao gồm vitamin, carotenoid và flavonoid giúp phá hủy các tế bào gốc ung thư.
4. Củ khoai lang tốt cho hệ tiêu hóa
Một trong những tác dụng của khoai lang đối với sức khỏe là chức năng cải thiện hệ tiêu hóa. Với lượng lớn chất xơ có tác dụng ngăn ngừa chứng táo bón, đồng thời thúc đẩy đường tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Vitamin C và các axit amin chính là thành phần giúp kích thích nhu động ruột, làm quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên nhanh hơn, chống tình trạng đầy bụng, khó tiêu và ngăn ngừa táo bón.
Vì vậy, ăn khoai lang luộc chín, đều đặn khoảng 100g/ngày rất có lợi cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là chữa táo bón rất hiệu quả.
5. Củ khoai lang giúp giảm viêm
Tác dụng của khoai lang phải kể đến tiếp theo là giảm viêm. Trong khoai lang chứa choline – chất dinh dưỡng quan trọng đem lại nhiều công dụng như giúp ngủ ngon giấc, giảm đau cơ và tăng cường trí nhớ.
Choline cũng góp phần duy trì cấu trúc màng tế bào, hỗ trợ dẫn truyền xung thần kinh. Đồng thời choline giúp cơ thể hấp thụ chất béo và làm dịu các chứng viêm kinh niên.
Trong một nghiên cứu đăng trên báo thực phẩm cận dược (tờ Journal of Medicinal Food), chiết xuất khoai lang tím có chứa chất chống viêm lành tính và có khả năng ngăn ngừa sự hình thành chất béo cũng như thu gọn các gốc tự do. Thêm vào đó, loại thực phẩm này còn có nồng độ hợp chất chống viêm, chống oxy hóa cao hơn nhiều so với loại củ trắng.
Một số lưu ý khi ăn củ khoai lang
Khoai lang có nhiều tác dụng nhưng nếu sử dụng không đúng cách sẽ vô tình gây hại cho sức khỏe. Vì vậy, khi ăn khoai, bạn cần lưu ý những điều sau đây:
- Để có tác dụng bổ dưỡng, nên ăn khoai vỏ đỏ ruột vàng. Để giải cảm và chữa táo bón, phải dùng khoai vỏ trắng ruột trắng.
- Vỏ khoai chứa nhiều vitamin và khoáng chất, do đó khi chế biến không cần gọt vỏ nếu không cần thiết.
- Nên kết hợp với thực phẩm có đạm động vật hoặc thực vật sẽ phát huy tác dụng tối đa.
- Trong phần thịt củ có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói, sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi gây chướng bụng.
- Khi chế biến, khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa.
Tác dụng của khoai lang đối với sức khỏe là điều không thể chối cãi. Duy trì các món ăn từ khoai lang thường xuyên trong thực đơn của bạn sẽ giúp cơ thể đẩy lùi bệnh tật mà còn mang đến cho bạn làn da tươi trẻ và giảm cân hiệu quả.
Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Tác dụng của khoai lang phải kể đến tiếp theo là giảm viêm. Trong khoai lang chứa choline – chất dinh dưỡng quan trọng đem lại nhiều công dụng như giúp ngủ ngon giấc, giảm đau cơ và tăng cường trí nhớ.
Choline cũng góp phần duy trì cấu trúc màng tế bào, hỗ trợ dẫn truyền xung thần kinh. Đồng thời choline giúp cơ thể hấp thụ chất béo và làm dịu các chứng viêm kinh niên.
Trong một nghiên cứu đăng trên báo thực phẩm cận dược (tờ Journal of Medicinal Food), chiết xuất khoai lang tím có chứa chất chống viêm lành tính và có khả năng ngăn ngừa sự hình thành chất béo cũng như thu gọn các gốc tự do. Thêm vào đó, loại thực phẩm này còn có nồng độ hợp chất chống viêm, chống oxy hóa cao hơn nhiều so với loại củ trắng.
Một số lưu ý khi ăn củ khoai lang
Khoai lang có nhiều tác dụng nhưng nếu sử dụng không đúng cách sẽ vô tình gây hại cho sức khỏe. Vì vậy, khi ăn khoai, bạn cần lưu ý những điều sau đây:
- Để có tác dụng bổ dưỡng, nên ăn khoai vỏ đỏ ruột vàng. Để giải cảm và chữa táo bón, phải dùng khoai vỏ trắng ruột trắng.
- Vỏ khoai chứa nhiều vitamin và khoáng chất, do đó khi chế biến không cần gọt vỏ nếu không cần thiết.
- Nên kết hợp với thực phẩm có đạm động vật hoặc thực vật sẽ phát huy tác dụng tối đa.
- Trong phần thịt củ có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói, sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi gây chướng bụng.
- Khi chế biến, khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa.
Tác dụng của khoai lang đối với sức khỏe là điều không thể chối cãi. Duy trì các món ăn từ khoai lang thường xuyên trong thực đơn của bạn sẽ giúp cơ thể đẩy lùi bệnh tật mà còn mang đến cho bạn làn da tươi trẻ và giảm cân hiệu quả.
Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Tin mới nhất
- U nang bì buồng trứng là gì? Nguy hiểm không?
- Nấm lim xanh Việt Nam có đặc điểm gì mọc ở đâu tác dụng ra sao
- 10 lý do tại sao bạn cảm thấy mệt mỏi cả ngày
- Chú chó bỗng nổi tiếng vì mang hàm răng người
- Ô nhiễm không khí đang hủy hoại sức khỏe của chúng ta như thế nào?
- Uống tam thất chữa u xơ tử cung – Điều cần biết
- Tại sao chúng ta phải cung cấp đầy đủ vitamin E cho cơ thể?
- Đau mỏi vai gáy: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách xử lý
- Bị viêm đại tràng không nên ăn gì, nên ăn gì – Chia sẻ từ chuyên gia mới nhất
- Cách nhận biết nấm lim xanh rừng chuẩn với hình ảnh nấm lim xanh