Bụng sôi ùng ục liên tục là bệnh gì, điều trị như thế nào?

Bụng sôi ùng ục liên tục nhiều ngày liền không rõ lý do khiến nhiều người khó chịu và lo lắng vì không biết cơ thể mình có đang mắc phải một bệnh nào đó hay không. Để giúp bạn xác định được tình trạng sôi bụng của bạn xuất phát từ nguyên nhân nào, liên quan đến bệnh lý gì, chúng tôi đã tham vấn thông tin từ bác sĩ chuyên khoa và tổng hợp trong bài viết này.

Tình trạng bụng sôi ùng ục liên tục khiến nhiều người vô cùng khó chịu

Nguyên nhân bụng sôi ùng ục liên tục

Sôi bụng là một hiện tượng thường gặp, xuất hiện bởi sự kết hợp giữa các âm thanh do nhu động ruột của lòng ống tiêu hóa thức ăn cùng hơi và dịch tiêu hóa. Bụng sôi ùng ục liên tục không hẳn chỉ liên quan đến bệnh lý mà còn xuất phát từ nhiều nguyên nhân sau:

  • Do ăn nhiều thực phẩm khó tiêu, gây đầy bụng, sôi bụng như ngũ cốc, súp lơ, hành, tỏi, các loại đậu. Đặc biệt, khi chưa ngâm kỹ hạt đậu với nước sạch trước khi chế biến có thể gây ra tình trạng chứa nhiều chất đường khó tiêu, sinh nhiều khí khi tiêu hóa gây sôi bụng ùng ục.
  • Do thói quen ăn uống không lành mạnh như ăn quá nhanh, vừa ăn vừa nói, nuốt nhiều không khí khi ăn, vừa ăn vừa nằm, ăn xong nằm luôn gây khó tiêu, tích tụ khí trong dạ dày dẫn đến sôi bụng.
  • Do cơ thể thiếu hụt dưỡng chất và lượng calo cần thiết vì ăn uống vội vàng hoặc áp dụng chế độ ăn uống khác biệt để giảm cân.
  • Do sử dụng nhiều chất kích thích, cà phê, rượu bia, nước ngọt… kích thích sinh hơi gây ra hiện tượng bụng sôi liên tục.
  • Do mặc quần chật, dùng thắt lưng hoặc thường xuyên căng thẳng mệt mỏi ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
  • Do một số bệnh lý về tiêu hóa như đại tràng co thắt, đại tràng kích thích và các bệnh liên quan đến dạ dày như viêm loét dạ dày, viêm hang vị… 

Bụng sôi ùng ục liên tục là bệnh gì?

Nếu tình trạng sôi bụng của bạn diễn ra liên tục kèm theo nhiều triệu chứng khác thường thì chứng tỏ bạn đã mắc một số bệnh lý dưới đây.

Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa cũng là một trong những nguyên nhân gây sôi bụng

Hiện tượng sôi bụng ùng ục có thể là triệu chứng của bệnh rối loạn tiêu hóa. Bệnh xuất phát từ những nguyên nhân như dị ứng thức ăn, nhiễm khuẩn đường tiêu hoa. Thường gặp khi sử dụng các thức ăn sống như rau sống, tiết canh, gỏi cá, đồ tái… Hoặc do sử dụng các đồ ăn không được bảo quản tốt, không hợp vệ sinh, nhiễm các vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh.

Biểu hiện thường gặp:

  • Đau bụng, rối loạn đại tiện
    , bụng sôi ùng ục từng cơn, ngày táo bón, ngày tiêu chảy. 
  • Đau lâm râm hoặc dữ dội ở vùng hạ sườn trái và một số vị trí khác, cơn đau có thể lan ra sau lưng. 
  • Chướng bụng, đầy hơi, sôi bụng thường xuyên khiến người bệnh khó chịu, miệng đắng ngắt, không có cảm giác thèm ăn.

Đau dạ dày

Đau dạ dày là bệnh thường gặp xuất hiện do lối sống, chế độ ăn uống sinh hoạt hoặc do nhiễm vi khuẩn, kí sinh trùng hoặc nấm. Dẫn đến tình trạng viêm ở lớp niêm mạch dạ dày. Các bệnh đau dạ dày thường gặp như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày, viêm hang vị… 

Bệnh có một số biểu hiện như sau:

  • Đau vùng thượng vị, khu vực trên rốn dưới xương ức, kèm theo hiện tượng bụng phát ra tiếng sôi ùng ục.
  • Tình trạng đau và tiếng kêu ở bụng rõ hơn khi đói, dễ nhầm lẫn chứng sôi bụng của bệnh dạ dày với hiện tượng dạ dày rỗng. 
  • Có thể xuất hiện cả khi đã ăn no do dạ dày gặp vấn đề khiến thức ăn không được tiêu hóa đúng quy trình.
  • Thường kèm theo chứng khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng. Có thể nôn ra máu, đi ngoài phân đen nếu đau dạ dày cấp tính, vết loét quá lớn.

>> Xem thêm:

  • Bệnh đau dạ dày và các dấu hiệu nhận biết tránh nhầm lẫn – Hướng dẫn điều trị hiệu quả từ chuyên gia
  • Bài thuốc dạ dày “Sơ can bình vị tán” – Giải pháp giúp hàng nghìn bệnh nhân thoát khỏi bệnh

Bệnh viêm đại tràng 

Hay bị sôi bụng, bụng sôi ùng ục liên tục thường là dấu hiệu của bệnh đại tràng kích thích. Thường gặp ở người trong độ tuổi trung niên do nhiễm khuẩn đường ruột, táo bón kéo dài, tác dụng phụ của  thuốc hoặc một số bệnh lý về đường ruột… 

Sự khác biệt giữa đại tràng bình thường và đại tràng bị viêm

Bệnh có một số biểu hiện như sau:

  • Đau bụng, bụng sôi ùng ục liên tục kèm theo cảm giác chướng bụng, đầy hơi. 
  • Cơn đau thường xuất hiện từng cơn, đau âm ỉ, đau quặn thắt, nhất là sau khi ăn xong. 
  • Rối loạn tiêu hóa, phân lúc lỏng, lúc táo bón. Phân sống, khuôn phân thay đổi, bề mặt không mịn, nếu bị viêm nặng có thể lẫn máu hoặc dịch nhầy. 

Bệnh đại tràng co thắt

Đại tràng co thắt hay còn gọi là hội chứng ruột kích thích, là tình trạng suy giảm chức năng đại tràng. Bệnh có thể gặp ở nhiều lứa tuổi đặc biệt là trẻ em và người sau độ tuổi lao động. Là một bệnh lý lành tính gây ra hiện tượng rối loạn chức năng đại tràng thường gặp ở người ăn uống thất thường, hay lo âu căng thẳng. 

Bệnh có một số biểu hiện thường gặp như sau:

  • Bụng sôi ùng ục liên tục, có thể xuất hiện nhiều về đêm kèm theo cảm giác đầy hơi, chướng bụng, căng tức vùng bụng.
  • Bụng đau âm ỉ, đau dọc khung đại tràng, đau tăng lên sau khi ăn hoặc trước khi đi đại tiện.
  • Rối loạn tiêu hóa từ 2 – 6 ngày, lúc táo bón, lúc đi ngoài phân lỏng.
  • Suy giảm trí nhớ, ăn không ngon miệng, ngủ không sâu khiến người bệnh sụt cân nhanh, người gầy quá mức. 

>> Xem thêm:

  • Viêm đại tràng khi mang thai – Cách xử lý & thông tin cần biết
  • Cách điều trị các chứng đại tràng mãn tính bằng thảo dược Đông y an toàn – hiệu quả triệt để

Cách xử lý khi bụng bị sôi ùng ục liên tục 

Khi mắc chứng sôi bụng liên tục, bạn có thể cải thiện loại bỏ tình trạng này bằng cách sau:

1. Thay đổi chế độ ăn uống

Các bệnh lý về tiêu hóa và một số nguyên nhân khác gây ra hiện tượng sôi bụng đa phần đều bắt đầu từ thói quen ăn uống không tốt của người bệnh. Do đó, để cải thiện tình trạng bụng sôi ùng ục, trước hết nên thay đổi chế độ ăn uống. 

Hạn chế sử dụng các loại rau họ cải khi bị đầy hơi, sôi bụng

Trước hết cần hạn chế sử dụng các thức ăn có thể sản sinh nhiều hơi như bắp cải,
cải xoăn, cải xoong… Các thực phẩm có ủ men như bánh bao, bánh mì. Bên cạnh đó, cũng không nên dùng nhiều bánh kẹo ngọt, hoa quả chín quá ngọt… 

Nên bổ sung nhiều rau xanh và cách thực phẩm có tác dụng chống đầy hơi chướng bụng như tỏi. Bổ sung nhiều hoa quả tươi như chuối, táo, lê, bưởi và đặc biệt là sữa chua để hệ tiêu hóa được hoạt động tốt hơn.  

2. Chườm nóng

Song song với việc thay đổi chế độ ăn uống, chườm nóng cũng là phương pháp giúp bạn cải thiện tình trạng bụng sôi ùng ục liên tục. Bạn có thể dùng túi nước nóng chuyên dụng, lọ thủy tinh chứa nước âm hoặc thấm nước ấm vào khăn mềm sạch chườm lên rốn, bẹ sườn phải hoặc khắp vùng bụng. Thực hiện trong 5 – 10 phút từ 2 – 3 lần/ngày sẽ giúp bụng thoải mái hơn. 

3. Xoa bóp, massage bụng

Massage giúp bụng mềm mại, đẩy lùi bệnh tật hiệu quả

Massage bụng cũng là một trong những biện pháp được nhiều người áp dụng nhằm làm dịu cảm giác khó chịu do chứng sôi bụng gây ra. Để thực hiện cách này, trước hết bạn làm ấm lòng bàn tay sau đó nhẹ nhàng áp lên bụng rồi xoa nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ. Trước tiên xoa bóp ở vùng rốn rồi lan dần ra khắp bụng cho đến khi ợ hơi hoặc cảm thấy bụng dễ chịu hơn thì dừng. Có thể thoa ít dầu nóng lên tay trước khi massage để tăng hiệu quả. 

Cách điều trị hiện tượng sôi bụng ùng ục do bệnh lý

1. Điều trị bằng thuốc Tây

Khi đã xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng sôi bụng, bạn có thể sử dụng thuốc Tây để loại bỏ tình trạng này. Cụ thể:

  • Rối loạn tiêu hóa: Dùng Ciprofloxacin 500mg x 10 viên, uống 2 lần/ngày sau bữa ăn. Nếu tình trạng này không thuyên giảm sau 3 ngày thì nên nhanh chóng thăm khám để các bác sĩ trực tiếp khám và điều chỉnh thuốc.
  • Bệnh viêm đại tràng: Với bệnh viêm đại tràng, sau khi thăm khám và xác định rõ nguyên nhân, bác sĩ thường kê các loại thuốc như kháng sinh chống viêm, giảm đau chống co thắt, thuốc cầm tiêu chảy, thuốc Corticosteroid…
  • Bệnh đại tràng co thắt: Thường dùng là thuốc giảm đau; thuốc chống co thắt, giảm rối loạn đại tràng; thuốc chống táo bón, chống đầy hơi; thuốc cầm tiêu chảy… 
  • Bệnh đau dạ dày: Thường được chỉ định sử dụng thuốc chống sôi bụng, giảm đầy hơi chướng bụng và một số thuốc kháng histamin H2… 

2. Điều trị bằng thuốc Nam

Để giảm nhanh hiện tượng sôi bụng an toàn, lành tính, thuốc nam là phương pháp được nhiều người sử dụng. Cụ thể:

Chữa sôi bụng bằng củ riềng

Củ riềng vị cay ấm, có tác dụng ôn trung tán hàn, tăng cường chức năng tỳ vị. Hỗ trợ chữa các bệnh về tiêu hóa nhất là viêm đại tràng tốt.

Cách thực hiện:

  • Lấy 20g lá lốt, 20g củ riềng rửa sạch thái nhỏ, hãm với nước sôi trong 20 phút.
  • Dùng nước này uống 3 lần/ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng khó chịu ở bụng. 

Chữa sôi bụng bằng lá mơ

Lá mơ tính mát, chứa nhiều vitamin C, carotene, protein giúp giảm chứng co thắt dạ dày, tá tràng tốt. 

Cách thực hiện:

  • Lấy 50 lá mơ rửa sạch, thái nhỏ trộn với 2 lòng trắng trứng gà.
  • Cho lá chuối vào đáy chảo, đổ hỗn hợp trên vào để nướng.
  • Dùng sau khi chín để thấy hiệu quả.

Chữa sôi bụng bằng gừng tươi

Nước gừng tươi giúp giảm chứng sôi bụng an toàn

Gừng vị cay, tính ấm, đi vào phổi, lá lách, dạ dày. Có tác dụng chữa phong hàn, kích thích tiêu hóa, tăng cường tuần hoàn huyết dịch.

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Cho vài lát gừng tươi hãm với nước uống như trà, có thể thêm một ít dầu bạc hà, uống từng ngụm nhỏ. 
  • Cách 2: Cho vài lát gừng tươi, 2 thìa nước cốt chanh, 1 thìa mật ong ph
    a với nước ấm để uống. 

3. Phương pháp điều trị khác

Ngoài áp dụng các biện pháp điều trị bằng thuốc Tây y, xoa bóp bụng, chườm nóng, hiện tượng sôi bụng liên quan đến bệnh lý còn được điều trị bằng các giải pháp khác. Trong đó đáng chú ý nhất là 2 giải pháp dưới đây:

Dùng Đông y triệt để gốc bệnh

Tùy theo tình trạng bệnh mà các thầy thuốc sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. 

Đông y xử lý các chứng bụng sôi ùng ục liên tục thuân theo nguyên tắc “biện chứng luận trị”. Nghĩa là căn cứ vào tình trạng bệnh lý chẩn đoán sau quá trình thăm khám kỹ lưỡng, chuyên gia sẽ xác định phác đồ điều trị bằng những bài thuốc tương ứng. Cụ thể:

  • Với chứng bụng sôi liên tục do bệnh về dạ dày, trào ngược thì dùng bài thuốc Đông y có tác dụng cầm máu, thanh nhiệt, giải độc, điều huyết, thông kinh, giảm đau, phục hồi viêm loét cho niêm mạc dạ dày, tá tràng.
  • Với tác động do bệnh lý đại tràng gây nên thì dùng các vị thuốc giúp thanh thử, kiện tỳ, hóa thấp, ôn bổ tỳ vị, bình can lý khí, kiện tỳ tiêu thực để hành khí hóa ứ, ôn thận, chỉ tả.

Bên cạnh đó có thể kết hợp xoa bóp, bấm huyệt hay châm cứu. Mục đích giúp lưu thông khí huyết để giảm cơn đau, co thắt tại chỗ cho người bệnh.

Lưu ý: Nên lựa chọn những địa chỉ uy tín để thăm khám và điều trị. Có thể tìm đến các chuyên gia uy tín đầu ngành để nhờ sự tư vấn và hướng dẫn.

Gợi ý: Thuốc dân tộc có 2 bài thuốc tương ứng chữa dạ dày và đại tràng rất hiệu quả là Sơ can Bình vị tán và Tiêu thực Phục tràng hoàn, bệnh nhân có thể tham khảo thêm và lựa chọn.

>> Xem thêm: 

  • Sơ can Bình vị tán – Bài thuốc chữa dạ dày được NSND Trần Nhượng tin dùng
  • Thoát khỏi viêm đại tràng mãn tính lâu năm nhờ bài thuốc đặc trị của Trung tâm Thuốc dân tộc – Bệnh nhân chia sẻ

Dùng liệu pháp tâm lý không gây đau

Trong một số trường hợp đặc biệt, người bệnh có thể được điều trị bằng liệu pháp tâm lý như thôi miên, tự kỷ ám thị. Đây đa số đều thuộc những người có nguyên nhân gây bệnh là do yếu tố tâm lý. 

Cách điều trị này chỉ đem đến hiệu quả nhất thời, giúp giảm áp lực cho bệnh nhân. Để có hiệu quả cần được hướng dẫn bởi bác sĩ có kinh nghiệm cao và kết hợp thuốc đặc trị.

Xem Thêm Video Bị Viêm Đại Tràng 3 Năm Nhưng Điều Trị tại Thuốc Dân Tộc Sau 2 Tháng Đã Thuyên Giảm

Tóm lại, hiện tượng bụng sôi ùng ục liên tục có thể do nhiều nguyên nhân gây ra chứ không riêng gì các bệnh lý về đường tiêu hóa. Nếu tình trạng sôi bụng kéo dài kèm theo chứng rối loạn trung tiện, bụng đau âm ỉ, đau quặn thắt thì tốt nhất nên đến bệnh viện thăm khám để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.

Hi vọng những kiến thức trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng bụng sôi ùng ục liên tục và cách điều trị hiệu quả. Chúc bạn sớm khỏi bệnh.

Có thể bạn quan tâm

  • Cách chữa sôi bụng đầy hơi đơn giản, hiệu quả tại nhà
  • Sôi bụng về đêm là bệnh gì?

Xem thêm: Viêm Amidan hốc mủ kiêng ăn gì, nên ăn gì để bệnh nhanh khỏi?

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!