Ung thư vú giai đoạn 2 sống được bao lâu?

Ung thư vú giai đoạn 2 sống được bao lâu? Ung thư vú giai đoạn 2 là ung thư vú xâm lấn, với kích thước bướu từ 2-5cm hoặc ung thư đã lan đến hạch lympho vùng nách cùng bên vú có khối u.

Ung thư vú giai đoạn 2 sống được bao lâu? Ung thư vú giai đoạn 2 là ung thư vú xâm lấn, với kích thước bướu từ 2-5cm hoặc ung thư đã lan đến hạch lympho vùng nách cùng bên vú có khối u.

Ung thư vú giai đoạn 2 biểu hiện giai đoạn bệnh tiến triển ở mức độ nhẹ. Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư đã đi ra khỏi khối u để đến mô tuyến vú xung quanh. Tuy nhiên, ở giai đoạn này chưa di căn xa.

Ung thư vú giai đoạn 2 thường được phát hiện khi phụ nữ tự thăm khám tuyến vú. Việc tự thăm khám và tầm soát định kỳ rất quan trọng vì giúp phát hiện ra ung thư ở giai đoạn sớm, khi mà bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn.

Giai đoạn 2 chia thành 2 giai đoạn nhỏ nữa: Giai đoạn 2A và giai đoạn 2B.

Nhìn chung, ung thư vú giai đoạn 2 có tiên lượng khá tốt với các phương pháp điều trị hiện tại như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị và liệu pháp nội tiết.

Việc điều trị ung thư vú sớm sẽ giúp nâng cao tuổi thọ và tỷ lệ sống sót của người bệnh.

Các phương pháp điều trị ung thư vú giai đoạn 2

Phương pháp điều trị tại chỗ cho ung thư vú giai đoạn 2 gồm có phẫu thuật và xạ trị. Các phương pháp này giúp loại bỏ hoặc phá hủy trực tiếp tế bào ung thư bên trong hoặc mô lân cận tuyến vú.

Bác sĩ mổ sẽ phẫu thuật lấy đi toàn bộ khối u và nạo hạch nách. Bác sĩ sẽ thảo luận cùng bạn về phương pháp phẫu thuật tốt nhất và phù hợp nhất với hoàn cảnh của bạn dựa trên giai đoạn bệnh, kích thước khối u, tuổi tác, hoàn cảnh sinh hoạt và mong muốn của bạn.

Nếu khối u nhỏ, bác sĩ có thể chỉ lấy đi một phần tuyến vú có khối u, gọi là phẫu thuật bảo tồn. Với phẫu thuật này, sau đó vài tuần bạn sẽ phải xạ trị thêm vào tuyến vú.

Với khối u lớn hơn, bạn cũng có thể được cắt bỏ toàn bộ tuyến vú, gọi là phẫu thuật đoạn nhũ. Bạn có thể được tạo hình lại tuyến vú mới ngay trong một cuộc mổ hoặc một thời gian sau cuộc phẫu thuật đoạn nhũ lần đầu bằng cách đặt túi silicon hoặc một phần mô của chính cơ thể bạn. Sau phẫu thuật này, bạn có thể cần hoặc không cần phải xạ vào nền thành ngực, nhưng bạn bắt buộc phải xạ trị vào vùng nách nếu hạch nách bị di căn.

Điều trị toàn thân nhằm phá hủy các tế bào ung thư ở mọi nơi trong cơ thể còn sót lại mà chúng ta không nhận biết được, bao gồm hóa trị, điều trị trúng đích và điều trị nội tiết, điều trị toàn thân giúp hỗ trợ cho điều trị tại chỗ. Đôi khi bạn được thực hiện hóa trị trước khi phẫu thuật, cách điều trị này giúp làm nhỏ bớt khối u giúp thuận lợi cho việc phẫu thuật giữ lại phần lớn tuyến vú.

Việc điều trị đa mô thức – kết hợp nhiều phương pháp điều trị đóng vai trò quan trọng ở giai đoạn này. Với ung thư vú giai đoạn 2, bạn cần được phối hợp ít nhất từ 2 phương pháp điều trị trở lên.

Thuốc điều trị tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: tuổi tác, kết quả xét nghiệm khối u như tình trạng thụ thể nội tiết và thụ thể HER-2. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ ra toa gồm các loại:

Hóa trị: Bạn có thể được điều trị trước hoặc sau phẫu thuật. Thuốc hóa trị có thể sử dụng qua nhiều cách như đường uống dạng viên hay dạng nước, hoặc dạng tiêm dưới da, nhưng phần lớn là sử dụng đường tiêm tĩnh mạch. Các thuốc hóa trị có nhiều tác dụng phụ, từ nhẹ đến nặng, đôi khi có thể trầm trọng. Do đó, bạn cần thảo luận với bác sĩ về lợi ích cũng như những khó chịu, nguy cơ sẽ gặp phải trong quá trình hóa trị.

Ung thư vú giai đoạn 2 biểu hiện giai đoạn bệnh tiến triển ở mức độ nhẹ. Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư đã đi ra khỏi khối u để đến mô tuyến vú xung quanh. Tuy nhiên, ở giai đoạn này chưa di căn xa.

Ung thư vú giai đoạn 2 thường được phát hiện khi phụ nữ tự thăm khám tuyến vú. Việc tự thăm khám và tầm soát định kỳ rất quan trọng vì giúp phát hiện ra ung thư ở giai đoạn sớm, khi mà bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn.

Giai đoạn 2 chia thành 2 giai đoạn nhỏ nữa: Giai đoạn 2A và giai đoạn 2B.

Nhìn chung, ung thư vú giai đoạn 2 có tiên lượng khá tốt với các phương pháp điều trị hiện tại như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị và liệu pháp nội tiết.

Việc điều trị ung thư vú sớm sẽ giúp nâng cao tuổi thọ và tỷ lệ sống sót của người bệnh.

Các phương pháp điều trị ung thư vú giai đoạn 2

Phương pháp điều trị tại chỗ cho ung thư vú giai đoạn 2 gồm có phẫu thuật và xạ trị. Các phương pháp này giúp loại bỏ hoặc phá hủy trực tiếp tế bào ung thư bên trong hoặc mô lân cận tuyến vú.

Bác sĩ mổ sẽ phẫu thuật lấy đi toàn bộ khối u và nạo hạch nách. Bác sĩ sẽ thảo luận cùng bạn về phương pháp phẫu thuật tốt nhất và phù hợp nhất với hoàn cảnh của bạn dựa trên giai đoạn bệnh, kích thước khối u, tuổi tác, hoàn cảnh sinh hoạt và mong muốn của bạn.

Nếu khối u nhỏ, bác sĩ có thể chỉ lấy đi một phần tuyến vú có khối u, gọi là phẫu thuật bảo tồn. Với phẫu thuật này, sau đó vài tuần bạn sẽ phải xạ trị thêm vào tuyến vú.

Với khối u lớn hơn, bạn cũng có thể được cắt bỏ toàn bộ tuyến vú, gọi là phẫu thuật đoạn nhũ. Bạn có thể được tạo hình lại tuyến vú mới ngay trong một cuộc mổ hoặc một thời gian sau cuộc phẫu thuật đoạn nhũ lần đầu bằng cách đặt túi silicon hoặc một phần mô của chính cơ thể bạn. Sau phẫu thuật này, bạn có thể cần hoặc không cần phải xạ vào nền thành ngực, nhưng bạn bắt buộc phải xạ trị vào vùng nách nếu hạch nách bị di căn.

Điều trị toàn thân nhằm phá hủy các tế bào ung thư ở mọi nơi trong cơ thể còn sót lại mà chúng ta không nhận biết được, bao gồm hóa trị, điều trị trúng đích và điều trị nội tiết, điều trị toàn thân giúp hỗ trợ cho điều trị tại chỗ. Đôi khi bạn được thực hiện hóa trị trước khi phẫu thuật, cách điều trị này giúp làm nhỏ bớt khối u giúp thuận lợi cho việc phẫu thuật giữ lại phần lớn tuyến vú.

Việc điều trị đa mô thức – kết hợp nhiều phương pháp điều trị đóng vai trò quan trọng ở giai đoạn này. Với ung thư vú giai đoạn 2, bạn cần được phối hợp ít nhất từ 2 phương pháp điều trị trở lên.

Thuốc điều trị tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: tuổi tác, kết quả xét nghiệm khối u như tình trạng thụ thể nội tiết và thụ thể HER-2. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ ra toa gồm các loại:

Hóa trị: Bạn có thể được điều trị trước hoặc sau phẫu thuật. Thuốc hóa trị có thể sử dụng qua nhiều cách như đường uống dạng viên hay dạng nước, hoặc dạng tiêm dưới da, nhưng phần lớn là sử dụng đường tiêm tĩnh mạch. Các thuốc hóa trị có nhiều tác dụng phụ, từ nhẹ đến nặng, đôi khi có thể trầm trọng. Do đó, bạn cần thảo luận với bác sĩ về lợi ích cũng như những khó chịu, nguy cơ sẽ gặp phải trong quá trình hóa trị.

Thuốc điều trị nội tiết: Thuốc điều trị nội tiết sau phẫu thuật được sử dụng cho những trường hợp ung thư có thụ thể nội tiết dương tính. Bạn sẽ được uống các thuốc như Tamoxifen, thuốc ức chế Aromatase… kéo dài đến 5 hoặc 10 năm. Tác dụng phụ của thuốc nội tiết thì ít hơn hóa trị, tuy nhiên cũng vẫn có thể có một số biến cố không mong muốn, nếu gặp khó chịu khi uống thuốc nội tiết, bạn cần báo ngay cho bác sĩ của bạn.

Thuốc điều trị sinh học hay thuốc điều trị đích: là loại thuốc mới hiện nay. Khoảng 25% phụ nữ ung thư vú có gia tăng biểu sinh protein HER2 tại khối u làm cho khối u của bạn phát triển và lan tràn rất nhanh. Thuốc sinh học ức chế protein này làm cho tế bào ung thư chậm phát triển và làm cho thuốc hóa trị hiệu quả hơn, do đó các thuốc này thường được sử dụng phối hợp với hóa trị.

Các thuốc hiện tại thường gặp trên thị trường là: Ado-trastuzumab emtansine (Kadcyla), lapatinib (Tykerb), neratinib (Nerlynx), pertuzumab (Perjeta) và trastuzumab (Herceptin).

Các thuốc thử nghiệm lâm sàng: Hiện nay một số phụ nữ ung thư vú đang tham gia vào các thử nghiệm lâm sàng. Các thuốc này được thử nghiệm ở những nhóm lớn phụ nữ ung thư vú tham gia nghiên cứu, mục đích để tìm ra những thuốc mới, phương pháp mới hay cách phối hợp mới giúp điều trị bệnh hiệu quả hơn và ít tác dụng phụ hơn. Tuy chưa được khuyến cáo một cách chính thống trong các hướng dẫn điều trị trên thế giới, tuy nhiên bạn cần biết rằng tất cả các thuốc bạn được sử dụng điều trị hiện nay đều bắt nguồn từ các thử nghiệm lâm sàng trước đây.

Ung thư vú giai đoạn 2 sống được bao lâu? Tiên lượng sống của người bệnh ung thư vú

Ung thư vú sống được bao lâu còn tùy thuộc vào giai đoạn bệnh

Tiên lượng sống của bệnh nhân trong các nghiên cứu lớn trên thế giới đều thể hiện qua tỷ lệ sống sót sau một khoảng thời gian nào đó. Nó không thể cho bạn biết chính xác liệu ung thư vú sống được bao lâu, đặc biệt đối với từng người bệnh cụ thể khác nhau. Nó chỉ ước đoán khả năng phần trăm bạn có thể sống sót được kể từ lúc được chẩn đoán bệnh đến một thời điểm nào đó, thường là người ta sẽ lấy mốc 2 năm, 5 năm và 10 năm.

Ung thư vú sống được bao lâu còn tùy theo bạn ở nhóm giai đoạn nào của bệnh.

Có 3 nhóm giai đoạn khác nhau:

√ Giai đoạn bệnh tại chỗ: ung thư còn khu trú chỉ một bên tuyến vú.

√ Giai đoạn bệnh tại vùng: các tế bào ung thư đã lan ra khỏi tuyến vú, đi đến các vùng lân cận và hạch lympho gần đó.

√ Giai đoạn di căn xa: tế bào ung thư đã lan tràn ra các vùng khác của cơ thể như phổi, gan và xương.

Vậy ung thư vú giai đoạn 2 sống được bao lâu? Phụ nữ mắc ung thư vú giai đoạn 2 thuộc nhóm giai đoạn bệnh tại vùng. Với giai đoạn này, tỷ lệ sống trung bình sau 5 năm khoảng 86%.

Những con số này rút ra từ nhiều nghiên cứu lớn trên thế giới. Thực tế cho thấy tỷ lệ sống sót thực sự cao hơn. Vì ngày càng có nhiều tiến bộ điều trị khiến cho kết quả điều trị đang ngày càng tăng lên, trong khi nhóm bệnh nhân trong các nghiên cứu này đã được chẩn đoán và điều trị từ ít nhất 5 năm trước đây.

Thuốc điều trị nội tiết: Thuốc điều trị nội tiết sau phẫu thuật được sử dụng cho những trường hợp ung thư có thụ thể nội tiết dương tính. Bạn sẽ được uống các thuốc như Tamoxifen, thuốc ức chế Aromatase… kéo dài đến 5 hoặc 10 năm. Tác dụng phụ của thuốc nội tiết thì ít hơn hóa trị, tuy nhiên cũng vẫn có thể có một số biến cố không mong muốn, nếu gặp khó chịu khi uống thuốc nội tiết, bạn cần báo ngay cho bác sĩ của bạn.

Thuốc điều trị sinh học hay thuốc điều trị đích: là loại thuốc mới hiện nay. Khoảng 25% phụ nữ ung thư vú có gia tăng biểu sinh protein HER2 tại khối u làm cho khối u của bạn phát triển và lan tràn rất nhanh. Thuốc sinh học ức chế protein này làm cho tế bào ung thư chậm phát triển và làm cho thuốc hóa trị hiệu quả hơn, do đó các thuốc này thường được sử dụng phối hợp với hóa trị.

Các thuốc hiện tại thường gặp trên thị trường là: Ado-trastuzumab emtansine (Kadcyla), lapatinib (Tykerb), neratinib (Nerlynx), pertuzumab (Perjeta) và trastuzumab (Herceptin).

Các thuốc thử nghiệm lâm sàng: Hiện nay một số phụ nữ ung thư vú đang tham gia vào các thử nghiệm lâm sàng. Các thuốc này được thử nghiệm ở những nhóm lớn phụ nữ ung thư vú tham gia nghiên cứu, mục đích để tìm ra những thuốc mới, phương pháp mới hay cách phối hợp mới giúp điều trị bệnh hiệu quả hơn và ít tác dụng phụ hơn. Tuy chưa được khuyến cáo một cách chính thống trong các hướng dẫn điều trị trên thế giới, tuy nhiên bạn cần biết rằng tất cả các thuốc bạn được sử dụng điều trị hiện nay đều bắt nguồn từ các thử nghiệm lâm sàng trước đây.

Ung thư vú giai đoạn 2 sống được bao lâu? Tiên lượng sống của người bệnh ung thư vú

Ung thư vú sống được bao lâu còn tùy thuộc vào giai đoạn bệnh

Tiên lượng sống của bệnh nhân trong các nghiên cứu lớn trên thế giới đều thể hiện qua tỷ lệ sống sót sau một khoảng thời gian nào đó. Nó không thể cho bạn biết chính xác liệu ung thư vú sống được bao lâu, đặc biệt đối với từng người bệnh cụ thể khác nhau. Nó chỉ ước đoán khả năng phần trăm bạn có thể sống sót được kể từ lúc được chẩn đoán bệnh đến một thời điểm nào đó, thường là người ta sẽ lấy mốc 2 năm, 5 năm và 10 năm.

Ung thư vú sống được bao lâu còn tùy theo bạn ở nhóm giai đoạn nào của bệnh.

Có 3 nhóm giai đoạn khác nhau:

√ Giai đoạn bệnh tại chỗ: ung thư còn khu trú chỉ một bên tuyến vú.

√ Giai đoạn bệnh tại vùng: các tế bào ung thư đã lan ra khỏi tuyến vú, đi đến các vùng lân cận và hạch lympho gần đó.

√ Giai đoạn di căn xa: tế bào ung thư đã lan tràn ra các vùng khác của cơ thể như phổi, gan và xương.

Vậy ung thư vú giai đoạn 2 sống được bao lâu? Phụ nữ mắc ung thư vú giai đoạn 2 thuộc nhóm giai đoạn bệnh tại vùng. Với giai đoạn này, tỷ lệ sống trung bình sau 5 năm khoảng 86%.

Những con số này rút ra từ nhiều nghiên cứu lớn trên thế giới. Thực tế cho thấy tỷ lệ sống sót thực sự cao hơn. Vì ngày càng có nhiều tiến bộ điều trị khiến cho kết quả điều trị đang ngày càng tăng lên, trong khi nhóm bệnh nhân trong các nghiên cứu này đã được chẩn đoán và điều trị từ ít nhất 5 năm trước đây.

Hơn nữa, tiên lượng sống của bệnh ở mỗi giai đoạn còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố có lợi và bất lợi khác như tuổi tác, tình trạng sức khỏe chung, phân độ mô học của u, sự đáp ứng của u với điều trị, sự hiện diện của thụ thể nội tiết trên bề mặt tế bào ung thư, tình trạng HER2 và một số yếu tố khác…

Yếu tố ung thư vú tam âm và ung thư vú dạng viêm cũng có tiên lượng rất khác biệt.

Ung thư vú tam âm là loại ung thư mà tế bào khối u không có thụ thể nội tiết và không có protein gia tăng biểu sinh HER2. Loại ung thư này thường gặp ở phụ nữ trẻ hoặc có đột biến gene BRCA1.

Loại này có khuynh hướng diễn tiến lan tràn nhanh, và dễ tái phát sau điều trị, trong khi các phương pháp điều trị loại ung thư này là giới hạn, do đó tiên lượng thường xấu hơn. Trong các nghiên cứu, với ung thư vú loại tam âm giai đoạn 2 thì tiên lượng sống trung bình 5 năm là khoảng 65%.

Ung thư vú dạng viêm thì hiếm gặp, nó có biểu hiện bên ngoài là khối u vú đỏ và phù nề, trông như tuyến vú bị nhiễm trùng. Thực ra đó là do các tế bào ung thư gây tắc nghẽn các mạch lympho dưới da gây nên. Bạn phải đến bác sĩ thăm khám mới có thể phân biệt được dạng này với một viêm tuyến vú thông thường.

Loại ung thư này cũng thường gặp ở người trẻ, phụ nữ thừa cân hoặc béo phì. Loại ung thư này cũng diến tiến và lan tràn nhanh hơn những ung thư vú khác do đó tiên lượng xấu hơn. Ở giai đoạn 2, tỷ lệ sống trung bình 5 năm là khoảng 65%.

Những việc bạn cần làm khi đối diện với ung thư vú

Việc nhận được chẩn đoán ung thư vú có thể là một việc quá sức chịu đựng cho bạn. Trong khi phải đối mặt với một cú sốc quá lớn, bạn lại phải đứng trước việc tự đưa ra những quyết định quan trọng về kế hoạch điều trị của mình.

Để vượt qua gia đoạn khó khăn này, bạn cần trao đổi với bác sĩ nhằm tìm hiểu thật kỹ tình trạng của mình về loại bệnh, giai đoạn bệnh và biểu hiện thụ thể nội tiết của khối u cũng như các phương pháp điều trị tốt nhất hiện có. Việc biết rõ thông tin sẽ giúp bạn tự tin hơn trong quyết định điều trị.

Bạn cũng cần chia sẻ với những người bệnh ung thư vú ở cùng hoàn cảnh của mình, chia sẻ cảm xúc của mình với bạn bè và người thân, tìm sự trợ giúp và chăm sóc nâng đỡ về tinh thần, vật chất nếu cần và cố gắng kết nối tình cảm với bạn đời càng nhiều càng tốt.

Hơn nữa, tiên lượng sống của bệnh ở mỗi giai đoạn còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố có lợi và bất lợi khác như tuổi tác, tình trạng sức khỏe chung, phân độ mô học của u, sự đáp ứng của u với điều trị, sự hiện diện của thụ thể nội tiết trên bề mặt tế bào ung thư, tình trạng HER2 và một số yếu tố khác…

Yếu tố ung thư vú tam âm và ung thư vú dạng viêm cũng có tiên lượng rất khác biệt.

Ung thư vú tam âm là loại ung thư mà tế bào khối u không có thụ thể nội tiết và không có protein gia tăng biểu sinh HER2. Loại ung thư này thường gặp ở phụ nữ trẻ hoặc có đột biến gene BRCA1.

Loại này có khuynh hướng diễn tiến lan tràn nhanh, và dễ tái phát sau điều trị, trong khi các phương pháp điều trị loại ung thư này là giới hạn, do đó tiên lượng thường xấu hơn. Trong các nghiên cứu, với ung thư vú loại tam âm giai đoạn 2 thì tiên lượng sống trung bình 5 năm là khoảng 65%.

Ung thư vú dạng viêm thì hiếm gặp, nó có biểu hiện bên ngoài là khối u vú đỏ và phù nề, trông như tuyến vú bị nhiễm trùng. Thực ra đó là do các tế bào ung thư gây tắc nghẽn các mạch lympho dưới da gây nên. Bạn phải đến bác sĩ thăm khám mới có thể phân biệt được dạng này với một viêm tuyến vú thông thường.

Loại ung thư này cũng thường gặp ở người trẻ, phụ nữ thừa cân hoặc béo phì. Loại ung thư này cũng diến tiến và lan tràn nhanh hơn những ung thư vú khác do đó tiên lượng xấu hơn. Ở giai đoạn 2, tỷ lệ sống trung bình 5 năm là khoảng 65%.

Những việc bạn cần làm khi đối diện với ung thư vú

Việc nhận được chẩn đoán ung thư vú có thể là một việc quá sức chịu đựng cho bạn. Trong khi phải đối mặt với một cú sốc quá lớn, bạn lại phải đứng trước việc tự đưa ra những quyết định quan trọng về kế hoạch điều trị của mình.

Để vượt qua gia đoạn khó khăn này, bạn cần trao đổi với bác sĩ nhằm tìm hiểu thật kỹ tình trạng của mình về loại bệnh, giai đoạn bệnh và biểu hiện thụ thể nội tiết của khối u cũng như các phương pháp điều trị tốt nhất hiện có. Việc biết rõ thông tin sẽ giúp bạn tự tin hơn trong quyết định điều trị.

Bạn cũng cần chia sẻ với những người bệnh ung thư vú ở cùng hoàn cảnh của mình, chia sẻ cảm xúc của mình với bạn bè và người thân, tìm sự trợ giúp và chăm sóc nâng đỡ về tinh thần, vật chất nếu cần và cố gắng kết nối tình cảm với bạn đời càng nhiều càng tốt.

Xem thêm: Điều trị kháng virus viêm gan virus B

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!