Mắc thoái hóa khớp nên ăn gì, kiêng gì để cải thiện bệnh tốt nhất
Thoái hóa khớp khiến người bệnh vô cùng đau đớn khi vận động mạnh. Thậm chí, với những trường hợp bệnh nặng còn gây cản trở sinh hoạt, đi lại hằng ngày. Nếu bạn đang băn khoăn không biết thoái hóa khớp nên ăn gì để cải thiện bệnh, hãy theo dõi bài viết sau đây.
ĐỪNG BỎ LỠ: Tia hy vọng cuối cùng – Người đàn ông chữa khỏi thoái hóa sau nhiều năm “HỎNG” hết hệ xương khớp
Người mắc thoái hóa khớp nên ăn gì?
Thực phẩm không giúp điều trị bệnh thoái hóa khớp mà sẽ có công dụng trong giảm thiểu các cơn đau, khó chịu. Đồng thời, tiêu sưng, giảm viêm không để bệnh tiến triển nặng hơn. Vì thế, người bệnh nên đặc biệt cần lưu ý bổ sung các nhóm thực phẩm sau:
Rau xanh và quả mọng đặc biệt tốt cho sức khỏe
Ai cũng biết về tác dụng của rau xanh đối với sức khỏe. Với bệnh thoái hóa khớp, rau xanh giúp cung cấp chất xơ; vitamin A, C, E hỗ trợ phục hồi những tổn thương sâu của khớp. Những loại rau có màu xanh đậm nên được ưu tiên hơn.
Bởi chúng có chứa các thành phần chống oxy hóa làm chậm quá trình thoái hóa. Đồng thời, hàm lượng lớn canxi có trong các loại rau này cũng khiến xương chắc khỏe, dẻo dai hơn.
Quả mọng là những tổ hợp của vitamin và khoáng chất đặc biệt tốt cho sức khỏe xương khớp. Ăn nhiều quả mọng giúp cải thiện bệnh về xương đồng thời tăng cường sức đề kháng cơ thể.
Một vài loại rau xanh, quả mọng được đề xuất: rau bina, bông cải xanh, diếp cá, tỏi tây, cải xoăn, dâu tằm, việt quất nho, dâu tây,..
Thoái hóa khớp nên ăn gì? Thực phẩm giàu vitamin C, D
Vitamin C là một thành phần thiết yếu đối với sự phát triển của sụn. Khi cơ thể thiếu hụt vitamin C, một trong những ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đó là sự suy yếu của các sụn xương.
Chính điều này khiến cho việc điều trị thoái hóa khớp trở nên khó khăn và kéo dài hơn. Các thực phẩm chứa nhiều vitamin C rất đa dạng, điển hình có thể kể tên: trái cây họ cam, quýt, ổi, dứa, cải xoăn, bông cải xanh, đu đủ,…
Quan trọng không kém phải kể đến vitamin D, một thành phần hỗ trợ tổng hợp canxi trong xương. Thiếu vitamin D, quá trình tổng hợp canxi bị cản trở, xương thiếu canxi trở nên giòn, dễ gãy, lâu hồi phục. Bổ sung vitamin D bằng cách tắm nắng vào sáng sớm hay ăn nhiều tôm cua, cá mòi, trứng,… cũng đều rất tốt.
Thoái hóa khớp nên ăn gì? – Các loại nấm
Bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến xương khớp được khuyến khích nên ăn nhiều nấm. Nấm giúp tăng cường chức năng miễn dịch, giúp cơ thể chống lại nhiều vi khuẩn có hại và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm, điển hình là ung thư, tim mạch.
Nghiên cứu tìm thấy trong nấm có chứa một loại hoạt chất ức chế sự phát triển của các khối u. Trong nấm hương có chứa vitamin K, C giúp xương chắc khỏe, giảm viêm, cải thiện chứng tê cứng ở chân tay.
Nấm Lim xanh rất tốt cho nữ giới bởi có tác dụng kích thích sản sinh estrogen giúp xương luôn khỏe mạnh. Người mắc thoái hóa xương khớp nên lựa chọn các loại nấm phù hợp để bổ sung trong các bữa ăn hàng ngày.
Ăn gì chữa thoái hóa khớp? Thực phẩm giàu beta carotene
Beta carotene là tiền thân của vitamin A, được biết đến là một loại chất chống oxy hóa điển hình. Bổ sung các thực phẩm giàu beta carotene giúp ức chế sự tác động của các gốc tự do lên tế bào và mô.
>>>TIN MỚI: HÀNG NGHÌN bệnh nhân “rỉ tai” nhau về giải pháp xương khớp TOÀN DIỆN, tuyệt đối KHÔNG TÁC DỤNG PHỤ, KHÔNG PHẪU THUẬT
Từ đó, nhóm thực phẩm này giúp bảo vệ xương khớp khỏe mạnh hơn. Cũng nhờ khả năng này, các thực phẩm giàu beta carotene được sử dụng nhằm phòng ngừa nhiều căn bệnh ung thư.
Không chỉ có lợi cho sự điều trị thoái hóa khớp, các loại thực phẩm giàu beta carotene còn tốt cho bệnh nhân mắc u xơ, bệnh gan, bệnh lý liên quan đến tuyến tụy, huyết áp,… Hoạt chất này được tìm thấy nhiều trong củ cải, đậu Hà Lan, đu đủ, khoai lang, rau mùi tây, măng tây, cải bó xôi,…
Thoái hóa khớp nên ăn gì? – Thực phẩm giàu omega-3
Là một loại axit béo tự nhiên cơ thể không thể tự tổng hợp được, omega-3 thực sự là một thực phẩm vàng cho sức khỏe không nên bỏ qua. Công dụng điển hình nhất của omega-3 đó là thúc đẩy phát triển trí não ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, omega-3 còn được xem là chất kháng viêm vô cùng hiệu quả.
Loại axit này giúp hệ miễn dịch cơ thể hoạt động linh hoạt hơn, mạnh mẽ hơn, giảm thiểu các cơn đau vùng khớp xương. Thực phẩm tự nhiên có chứa omega-3 không quá phổ biến, chủ yếu là các loại cá béo, tôm, cua,… Nhiều người sử dụng phương pháp uống dầu cá để bổ sung omega-3. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng nó vì có thể khiến cơ thể gặp một vài bất lợi.
Thoái hóa xương khớp nên ăn gì? Gừng và tỏi
Đây là hai loại gia vị có thể dễ dàng tìm thấy trong mọi gian bếp Việt. Bởi vậy, việc bổ sung gừng và tỏi trong thực đơn dinh dưỡng hằng ngày khá dễ dàng. Nói về công dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng thoái hóa khớp, cả gừng và tỏi đều rất đáng kể tên.
Chất diallyl disulfide có trong tỏi giúp ngăn chặn sự hình thành của những enzyme gây hại đến sụn khớp. Bên cạnh đó, gừng lại chứa chất men zingibain giúp giảm viêm làm ấm vùng khớp, giúp xoa dịu cơn đau cực kỳ hiệu quả.
Tỏi có thể dùng ăn sống hoặc làm gia vị trong các món ăn chữa thoái hóa khớp. Còn với gừng, người bệnh thoái hóa khớp có thể sử dụng nhiều cách như: uống rượu gừng, đắp gừng lên khớp bị đau, ngâm chân trong nước gừng nóng với muối,…
Thoái hóa khớp kiêng ăn gì?
Bệnh thoái hóa khớp cũng bị ảnh hưởng tiêu cực bởi một số loại thực phẩm nhất định. Thường người bệnh sẽ không để ý đến điều này cho đến khi cơn đau trở nên dữ dội.
Thịt đỏ giàu dinh dưỡng nhưng không phù hợp
Thịt đỏ là một loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, bao gồm: thịt bò, thịt ngựa, thịt cừu, thịt heo, thịt ngỗng, thịt vịt, gà tây,…Tuy chứa nhiều dinh dưỡng, giúp gia tăng cơ bắp, tăng cường sức khỏe tổng thể nhưng thịt đỏ lại không hề tốt cho bệnh nhân thoái hóa khớp.
Ăn nhiều thịt đỏ có thể khiến tăng nồng độ acid uric trong cơ thể. Điều này khiến các phản ứng viêm trở nên trầm trọng hơn, các mô sụn khớp cũng sẽ khó lành hơn so với bình thường.
Khi lượng acid uric vượt mức cần thiết, thận sẽ kích hoạt chế độ đào thải acid uric trong huyết tương. Quá trình này vô tình khiến canxi cũng bị sụt giảm nghiêm trọng. Thiếu canxi, xương sẽ bị yếu, giòn, dễ gãy và khó hồi phục khi bị tổn thương.
Đồ ăn dầu mỡ không tốt cho người mắc xương khớp
Thực phẩm chiên rán, dầu mỡ rất có hại cho cơ thể. Đầu tiên phải kể đến là sự gia tăng cholesterol trong máu khiến gia tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, gan nhiễm mỡ, cao huyết áp,…
Ngoài ra, chắc chắn ai cũng biết đây là nguyên nhân khiến tăng cân điển hình. Cân nặng tăng đột ngột là nguyên nhân khiến các khớp xương bị ảnh hưởng lớn, đặc biệt là khớp gối, khớp háng.
Bởi lẽ, khi một áp lực lớn dồn lên các khớp xương, sụn khớp bị chèn ép, hư tổn nhưng không được giải quyết nhanh chóng. Lâu dần, khớp xương bị thoái hóa và gây đau nhức khi vận động, di chuyển.
Hơn nữa, một số loại chất béo khi dung nạp vào cơ thể có thể lắng đọng ở các mô sụn khiến sụn khớp yếu hơn. Lâu ngày, các sụn khớp này bị xơ hóa và giảm sự linh hoạt. Người bệnh sẽ có cảm giác khó vận động khớp.
Người mắc thoái hóa khớp hoặc nghi mắc thoái hóa khớp nên hạn chế đồ ăn dầu mỡ tối đa. Trong trường hợp cần thiết có thể thay thế bằng dầu thực vật.
Thực phẩm quá mặn hoặc quá ngọt ảnh hưởng đến mật độ canxi xương
Các món ăn mặn hoặc quá ngọt cũng thực sự rất cân nhắc cho bệnh nhân thoái hóa xương khớp. Đồ ăn quá mặn khiến thận vận hành quá trình đào thải liên tục. Từ đó lượng canxi và khoáng chất bị hao hụt do quá trình bài tiết cũng nhiều hơn.
Điều này khiến mật độ canxi xương giảm xuống khiến xương yếu đi rất nhiều. Thói quen ăn mặn có thể gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp như: thoái hóa khớp, viêm đau khớp, thoát vị đệm đĩa…
Trong khi đó, đồ ăn quá ngọt lại khiến các phản ứng viêm trong cơ thể gia tăng, khiến các khớp xương và nhiều cơ quan khác trong cơ thể nhanh chóng bị lão hóa. Chưa kể, đường cũng là một nguyên nhân gia tăng nguy cơ béo phì.
Những người bị thoái hóa xương khớp nên ăn các món ăn hạn chế gia vị. Nên tập thói quen ăn uống thanh đạm, giảm mặn, giảm ngọt, giảm cay.
Cà phê và nước ngọt có gas làm giảm khả năng hấp thụ canxi
Người trẻ hiện nay sử dụng cà phê và nước ngọt có gas rất nhiều. Đây có thể là một lý giải cho sự trẻ hóa bệnh thoái hóa khớp. Bởi lẽ, các loại thức uống này có thể khiến khả năng hấp thụ canxi của cơ thể giảm xuống.
Caffeine và photpho là những thành phần gây ra sự suy giảm này. Chúng còn khiến khả năng hấp thụ sắt, kẽm, magie cũng kém hơn so với bình thường. Nước ngọt có gas cũng là tác nhân gây chứng chướng bụng, đầy hơi và khiến cân nặng tăng không kiểm soát.
Vậy nên, tốt hơn hết nên hạn chế uống cafe và nước ngọt có gas nếu cơ thể đang gặp các vấn đề về xương khớp.
Đồ uống chứa cồn gây hại cho sức khỏe
Không chỉ gây hại cho xương khớp, đồ uống có cồn còn là cơn ác mộng của bệnh dạ dày, gan. Vậy nhưng không phải ai cũng từ bỏ được thói quen uống rượu, bia của mình.
Đồ uống chứa cồn khiến khớp bị thoái hóa dễ sưng, viêm và đau nhức hơn. Lý giải điều này là do thức uống có cồn khiến khả năng đào thải axit uric của cơ thể bị ảnh hưởng.
Chúng còn khiến các mao mạch nuôi dưỡng khớp, mô sụn, tế bào xương bị ảnh hưởng. Những người uống nhiều bia rượu thường có nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp, bệnh hoại tử vô mạch chỏm xương cao hơn so với người khác. Ngoài các bệnh nhân thoái hóa khớp, bệnh nhân xơ gan, viêm loét dạ dày, tim mạch cũng cần tránh xa rượu bia, đồ uống chứa cồn.
Lưu ý khi ăn uống dành cho bệnh nhân thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là một hiện tượng lão hóa tự nhiên nên rất khó để phòng ngừa và điều trị dứt điểm. Bệnh diễn biến chậm và kéo dài gần như là suốt đời.
Điều trị bệnh chỉ là phương pháp cải thiện cơn đau; ngăn không để bệnh nặng hơn và giúp người bệnh đi lại vận động nhẹ nhàng hơn. Bên cạnh việc để ý đến các thực phẩm nên ăn và nên tránh, người mắc thoái hóa khớp cũng nên lưu ý một số điểm như:
- Không kiêng khem quá mức: Nhiều người có tâm lý kiêng quá mức, món gì cũng cảm thấy không tốt cho bệnh. Điều này vô tình lại khiến cơ thể bị mất cân bằng dinh dưỡng. Cơ thể chúng ta khỏe mạnh nhất khi được hấp thu đầy đủ các dưỡng chất. Do vậy, hãy cố gắng ăn uống đa dạng các nhóm thực phẩm khác nhau trong các bữa ăn hàng ngày.
- Bổ sung thực phẩm tốt cho xương: Rất nhiều bệnh nhân nghĩ chỉ cần tránh thực phẩm gây hại là được, còn lại chế độ dinh dưỡng vẫn giữ nguyên. Tuy nhiên, điều này không thực sự tốt cho việc điều trị bệnh. Như đã tổng hợp ở trên, các loại thực phẩm có lợi cho xương nên được tăng cường nhiều hơn.
- Ăn uống vừa phải, điều độ: Ăn uống quá mức khiến cân nặng tăng nhanh, không hề tốt cho bệnh thoái hóa khớp. Ngược lại, bỏ bữa cũng khiến cơ thể suy nhược, khó lành bệnh. Vậy nên, một chế độ ăn uống khoa học luôn luôn cần thiết trong quá trình điều trị.
- Tập luyện thường xuyên: Những người gặp vấn đề về xương khớp rất ngại vận động do ảnh hưởng của cơn đau nhói mỗi khi xoay trở mình. Thế nhưng, nếu không thường xuyên vận động, khớp xương sẽ trở nên kém linh hoạt hơn, nguy cơ mắc gai cột sống, vôi hóa cột sống cũng gia tăng. Hãy cố gắng dàng ra 20 – 30 phút mỗi ngày cho các bài tập nhẹ nhàng giúp giãn gân cốt, xương dẻo dai hơn.
- Thăm khám bác sĩ: Những trường hợp bệnh nhẹ có thể tự cải thiện tại nhà cũng không nên chủ quan. Nếu có dấu hiệu triệu chứng nặng hơn, bệnh nhân nên kịp thời gặp bác sĩ để được tiến hành chẩn đoán sớm. Những trường hợp đang trong quá trình điều trị cũng cần tái khám để đánh giá hiệu quả điều trị và đưa ra các hướng triển khai phù hợp.
Như vậy, với những thông tin vô cùng đầy đủ và hữu ích trên đây, những người đang trăn trở người mắc thoái hóa khớp nên ăn gì, kiêng gì sẽ có được giải đáp thỏa đáng. Không chỉ những người mắc bệnh, mà tất cả chúng ta đều nên có một chế độ ăn uống khoa học phù hợp để phòng ngừa thoái hóa khớp nói riêng và các bệnh lý khác nói chung.
Tuy nhiên, với những bệnh cơ xương khớp, điều chỉnh chế độ ăn chưa đủ bởi đây chỉ là biện pháp hỗ trợ, kết hợp đồng thời với các phương pháp khác. Người bệnh cần chú ý lựa chọn giải pháp điều trị đi sâu vào tận CĂN NGUYÊN, giải quyết triệt để tận gốc kết hợp điều trị triệu chứng bên ngoài.
Hiểu được điều này, CTCP Tổ hợp y tế cổ truyền biện chứng Quân Dân 102 cung cấp giải pháp xương khớp toàn diện, kết hợp Đông – Tây y trong điều trị. Người bệnh sẽ được thăm khám bằng y học hiện đại, điều trị bằng bài thuốc nam y học cổ truyền kết hợp vật lý trị liệu hỗ trợ điều trị nhanh chóng.
Kết hợp Đông – Tây y trong thăm khám, chẩn đoán
Điểm mới trong phương pháp điều trị tại Quân Dân 102 chính là giai đoạn thăm khám có kết hợp y học hiện đại. Người bệnh được chỉ định chụp chiếu, siêu âm, xét nghiệm để có được kết quả chẩn đoán chính xác nhất. Căn cứ vào đó, bác sĩ có thể xác định được chính xác vị trí và mức độ thoái hóa, đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Giải pháp xương khớp Quân Dân 102 với Đông y có biện chứng được rất nhiều chuyên gia y tế đánh giá cao. Đồng thời, VTV2 Chất lượng cuộc sống cũng lựa chọn giải pháp điều trị này đưa tin đến khán giả trên cả nước:
[VTV2 ĐƯA TIN VỀ GIẢI PHÁP XƯƠNG KHỚP QUÂN DÂN 102]
Bài thuốc nam “bước ra” từ kháng chiến được nghiên cứu suốt 10 NĂM
CỐT VƯƠNG THẦN HIỆU THANG được nghiên cứu bởi đội ngũ y bác sĩ CTCP Tổ hợp y tế cổ truyền biện chứng Quân Dân 102, đứng đầu dự án là Thầy thuốc ưu tú, BSCKII Lê Phương (Giám đốc chuyên môn Quân Dân 102). Dựa trên cơ sở bài thuốc gốc của các bác sĩ Quân y thời kháng chiến, kết hợp với nhiều tài liệu y học cổ truyền nổi tiếng cùng kinh nghiệm điều trị thực tế, bài thuốc Cốt Vương được bào chế thành công.
Thực tế, bài thuốc này đã áp dụng điều trị cho HÀNG NGHÌN bệnh nhân và đem lại hiệu quả tích cực. Với cơ chế BỔ CHÍNH KHU TÀ, thành phần bài thuốc đi sâu vào tận gốc, giải quyết triệt để căn nguyên kết hợp đẩy lùi triệu chứng bên ngoài. Thậm chí, bài thuốc này đã giúp nhiều bệnh nhân ngồi xe lăn nhiều năm khỏi bệnh, đi lại bình thường sau vài tháng dùng thuốc.
NÊN ĐỌC: Ngài viện trưởng và hành trình 10 năm tìm lại SỨC MẠNH ĐÔI CHÂN
Ông Hồ Sỹ Nhiếp (Nguyên viện trưởng viện Môi trường và sinh thái – ĐH Nguyễn Trãi) từng trị khỏi thoái hóa khớp gối với bài thuốc này. Ông chia sẻ:
Ứng dụng công nghệ HIỆN ĐẠI trong trồng và bào chế thảo dược
Nhằm đảm bảo dược tính của bài thuốc, 100% thành phần thảo dược được thu hái từ vườn dược liệu đạt chuẩn GACP – WHO tại một số tỉnh thành: Hưng Yên, Quảng Ninh, Hòa Bình, Hà Giang,…Quá trình kiểm định chất lượng cũng được thực hiện nghiêm ngặt tại Học viện Quân y. Quân Dân 102 áp dụng công nghệ sơ chế bất hoạt enzyme phân hủy thuốc và bảo quản bằng công nghệ chiếu xạ giúp ổn định dược tính ở mức cao nhất.
Phác đồ 3 giai đoạn cho hiệu quả toàn diện
Với bản chất là bài thuốc Cốt Vương thần hiệu thang, các bác sĩ Quân Dân 102 tiếp tục nghiên cứu, cải tiến thành phác đồ điều trị 3 GIAI ĐOẠN chuyên sâu hơn. Căn cứ vào tình trạng cụ thể của người bệnh mà bác sĩ gia giảm liều lượng bài thuốc theo giai đoạn cho phù hợp. Cụ thể như sau:
Bác sĩ còn căn cứ vào thể trạng, cơ địa hấp thụ và tiền sử bệnh lý nền của người bệnh mà điều chỉnh bài thuốc ở từng giai đoạn. Đặc biệt, bài thuốc phù hợp với cả đối tượng nhạy cảm, cơ địa yếu như người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai,….Để có hiệu quả điều trị dứt điểm, giảm bớt nguy cơ biến chứng, người bệnh nên chủ động đi thăm khám càng sớm càng tốt. Liên hệ theo thông tin sau đây để được tư vấn miễn phí:
- Hà Nội: Số 7 ngách 8/11 Lê Quang đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm, HN. Hotline 0888 598 102
- Hồ Chí Minh: Số 179, đường Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM. Hotline 0888 698 102
- Fanpage: CTCP Bệnh viện Đa khoa YHCT Quân Dân 102
- Website: benhvienxuongkhop102.org
TƯ VẤN HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ – KHỎI ĐAU NHỨC SAU 1 LIỆU TRÌNH
Tin mới nhất
- Ung thư thận
- 13 lợi ích tuyệt vời khi bạn ăn dưa lưới
- Nghẹt mũi là biểu hiện của bệnh lý nào? Mức độ nguy hiểm và cách điều trị
- 7 Thực phẩm chức năng xương khớp của Úc tốt nhất 2020
- Chữa viêm khớp bằng quả dứa hiệu quả không? Cách thực hiện
- Chữa yếu sinh lý bằng phẫu thuật – Nên hay không nên?
- Bệnh thoái hóa khớp gối và tất tần tật những điều bạn cần biết
- Tác hại của thuốc lá đến mẹ bầu và trẻ nhỏ
- Tác hại khôn lường khi dùng miếng dán thải độc chân
- Vì sao bổ sung iot cần thiết cho mẹ bầu?