Tiểu đêm tiểu rắt do đâu? Có nguy hiểm không? Cách phòng tránh 

Tiểu đêm tiểu rắt gây mất ngủ, khó chịu và mệt mỏi. Căn bệnh này xuất hiện ở mọi lứa tuổi, không phân biệt người già hay trẻ nhỏ, thiếu niên hay người trường thành. Vậy tiểu rắt về đêm tác động gì đến sức khỏe và các triệu chứng thường gặp là gì? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn có được câu trả lời. 

Tiểu đêm tiểu rắt có sao không? Đối tượng có nguy cơ bị bệnh

Tiểu rắt thông thường đã khó chịu, tiểu rắt về đêm còn gây căng thẳng, da xanh xao, cơ thể nhức mỏi và mệt mỏi hơn gấp nhiều lần. Căn bệnh này có nguy hiểm không và những đối tượng nào dễ mắc phải?

Mức độ nguy hiểm của bệnh tiểu rắt về đêm

Tiểu rắt về đêm là căn bệnh phổ biến hiện nay. Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh thức dậy nhiều lần liên tục để đi vệ sinh tuy nhiên lượng nước thải ra lại khá ít thậm chí là nhỏ giọt từng chút một kèm theo cảm giác khó chịu, đau rát. Nước tiểu có màu vàng đục khác thường, đôi khi có hơi váng. 

Tiểu rắt về đêm gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm

Nhiều người thắc mắc về mức độ nguy hiểm mà căn bệnh tiểu rắt về đêm đem lại. Thực tế căn bệnh này không dẫn đến tử vong cũng không quá nghiêm trọng nhưng nó lại ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sinh hoạt cá nhân của bạn. Chẳng hạn như:

  • Tiểu rắt về đêm làm giảm ham muốn tình dục, nới rộng khoảng cách vợ chồng, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. 
  • Tiểu rắt khiến cuộc yêu bị dán đoạn, giảm cảm giác hưng phấn giữa 2 người khác giới. 
  • Mất ngủ trong nhiều ngày liên tiếp khiến cơ thể mệt mỏi, giảm hiệu quả công việc, học tập. 
  • Tiểu rắt có thể sẽ són ra ngoài quần gây mùi hôi khó chịu khiến nhiều người cảm thấy tự ti trong giao tiếp và sinh hoạt, sống quá khép kín là nguy cơ dẫn đến bệnh trầm cao cao. 
  • Triệu chứng tiểu đêm tiểu són gây ra chứng tăng huyết áp. Căn bệnh này kéo dài gây nên khó thở, căng mạch máu não, vỡ mạch máu, đột quỵ hoặc tai biến… 
  • Tiểu rắt có thể dẫn đến vô sinh: Một điều mà nhiều người không thể ngờ tới là bệnh tiểu rắt có thể dẫn đến hiếm muộn hoặc thậm chí vô sinh. Đối với những người bị nhiễm trùng đường tiết niệu hay bệnh lậu, nguy cơ mắc vô sinh sẽ càng cao. 
  • Ung thư tuyến tiền liệt: Tiểu rắt lâu ngày sẽ gây nên bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Ung thư là căn bệnh đến nay y học vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. 
  • Gây suy yếu chức năng gan và thận: Gan và thận là 2 trong số các bộ phận quan trọng nhất của cơ thể. Khi 2 bộ phận này suy yêu sẽ kéo theo nhiều hệ lụy khó lường trước được gây nhiễm trùng. 

Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao

Tiểu đêm tiểu rắt có thể đến với tất cả mọi người không trừ một ai. Trước đây căn bệnh này phổ biến nhiều hơn ở người trung niên và người già nhưng hiện tại ngay cả những người trẻ tuổi vẫn có thể mắc phải nếu như thói quen sinh hoạt thiếu khoa học và ăn uống không điều độ.

Ngoài ra một số đối tượng dưới đây cũng có thể mắc phải bệnh đái rắt về đêm:

  • Người mắc phải bệnh sỏi đường tiết niệu có khả năng cao nhiễm phải bệnh tiểu đêm tiểu rắt. 
  • Phụ nữ mang thai hay bị mắc bệnh tiểu rắt về đêm. 
  • Bệnh nhân viêm đường tiết niệu 
  • Người mắc các bệnh liên quan đến tuyến tiền liệt. 
  • Quan hệ tình duc không an toàn cũng có thể gây ra bệnh tiểu đêm tiểu rắt. 

Các triệu chứng thường gặp

Tiểu rắt xuất hiện làm cơ thể cảm thấy vô cùng khó chịu. Các triệu chứng bệnh rất dễ nhận biết, theo đó bạn chỉ cần quan sát cơ thể xem có thấy xuất hiện các dấu hiệu như sau hay không:

Khi gặp các triệu chứng như tiểu đêm nhiều lần, đau rát vùng sinh dục,
đi tiểu xót… nên đi khám bác sĩ
  • Có cảm giác buồn tiểu nhưng khi đi vệ sinh lại không ra nước. 
  • Tiểu són nhỏ giọt ra quần kèm theo mùi hôi vô cũng khó chịu. 
  • Màu nước tiểu đậm hơn, sậm màu hơn thậm chí còn sủi bọt hoặc tạo váng. 
  • Đau rát ở cơ quan sinh dục, mệt mỏi, khó chịu, cảm giác chán ăn. 
  • Xuất hiện tình trạng hơi sốt, buồn nôn. mệt mỏi. 
  • Đi tiểu ra máu, ngứa ngáy, mụn mọc nhiều ở cơ quan sinh dục. 

Nguyên nhân của bệnh đi tiểu rắt về đêm

Để điều trị dứt điểm bệnh tiểu đêm tiểu són cần phải nắm được nguyên nhân phát sinh ra căn bệnh này là gì. Theo đó có 2 nhóm nguyên nhân chính là do bệnh lý và do sinh lý. Nguyên nhân do bệnh lý tình trạng bệnh sẽ nguy hiểm hơn do sinh lý. 

Các nguyên nhân sinh lý

Tiểu đêm tiểu rắt xảy ra có thể là do sinh lý. Nguyên nhân này là do con người tạo nên và có thể khắc phục được để đẩy lùi tình trạng bệnh. Chẳng hạn như:

  • Tiểu đêm tiểu rắt là do quan hệ tình dục không an toàn: Quan hệ tình dục không an toàn chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tiểu rắt. Quan hệ với quá nhiều người cùng một lúc, quan hệ không sử dụng bao cao su hay quá thô bạo khi quan hệ cũng sẽ dẫn đến bệnh tiểu rắt. 
  • Tiểu rắt do vệ sinh không đúng cách: Bộ phận sinh dục của nữ giới luôn ẩm ướt hơn so với nam giới nên khi vệ sinh cần phải tuyệt đối cẩn thận để tránh nhiễm khuẩn. Nhiễm khuẩn lâu ngày gây ra chứng tiểu rắt, tiểu đêm nhiều lần. 
  • Tiểu rắt về đêm là do bị dị ứng: Khi cơ thể mắc phải bệnh dị ứng cũng rất dễ dẫn đến chứng tiểu rắt. Ngoài ra việc sử dụng quần lót, bao cao su không đúng kích cỡ, gây bí bách khó chịu hay dùng các loại sữa tắm kém chất lượng, nguồn nước ô nhiễm… cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình bài tiết nước thải.

Các nguyên nhân bệnh lý

Tiểu rắt hình thành cũng có thể là do bệnh lý. Theo đó, người mắc các căn bệnh dưới đây có nguy cơ cao mắc phải chứng tiểu đêm tiểu rắt:

  • Tiểu rắt do viêm niệu đạo: Tiểu rắt hình thành có thể là do bệnh viêm niệu đạo. Đây là căn bệnh khá phổ biến, khi đi vệ sinh, nước tiểu người bệnh sẽ có lẫn các cục máu đông. 
  • Tiểu rắt là do đường tiết niệu bị viêm nhiễm: Nguy cơ mắc phải chứng tiểu rắt còn xuất hiện ở những người mắc bệnh viêm đường tiết niệu. Lúc này bàng quang, thận hoặc niệu đạo bị viêm nhiễm người bệnh thường hay đau buốt tại vùng mu, hiện tượng tiểu rắt xảy ra thường xuyên hơn. 
  • Do mắc bệnh lao hệ tiết niệu: Lao hệ tiết niệu hay lao bàng quang, lao thận đều có thể dẫn đến tiểu đêm tiểu són. Người bệnh thường sẽ đi tiểu nhiều lần, đi tiểu nhỏ giọt hoặc thậm chí cảm giác buồn đi tiểu nhiều nhưng lại không ra nước. 
  • Tiểu rắt do mắc bệnh sỏi bàng quang: Bàng quang là nơi chứa nước tiểu. Khi bàng quang bị chèn ép, dòng nước tiểu bị cản trở gây ra bệnh tiểu rắt. 
  • Người mắc bệnh lậu: Những người mắc phải bệnh lậu cũng có nguy cơ cao bị tiểu rắt. Ở một số trường hợp khi quan hệ tình dục không an toàn, âm đạo có thể bị mưng mủ, mọc mụn, đau rát, khó chịu. 
  • Do bị viêm tuyến tiền liệt: Bệnh viêm tuyến tiền liệt thường xuất hiện nhiều ở nam giới. Bệnh này phát sinh từ thói quen sinh hoạt không lành mạnh, quan hệ tình dục bừa bãi, ngước mắc bệnh lý nền từ trước, người có sức đề kháng yếu… Nếu không được điều trị kịp thời bệnh sẽ ngày càng tiến triển nặng hơn, gây ra tiểu rắt, tiểu ra máu. 
  • Tiểu rắt thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai nguy cơ mắc phải chứng tiểu rắt là rất cao. Thai nhi phát triển gây  chèn ép lên bàng quang, ảnh hưởng đến hệ bài tiết. Lúc này người bệnh sẽ có cảm giác buồn đi tiểu nhiều hơn. 

Nguyên nhân mắc bệnh tiểu rắt có thể đến từ nhiều phương diện khác nhau. Tuy nhiên nếu không tìm được cách khắc phục kịp thời bệnh sẽ ngày càng nặng, gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. 

Cách chẩn đoán bệnh chính xác nhất

Trước khi thực hiện các biện pháp điều trị bệnh tiểu rắt cần phải đi khám bác sĩ và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Theo đó quy trình chẩn đoán được diễn ra theo các bước dưới đây. 

Thăm khám bác sĩ

Cần lựa chọn các cơ sở ý tế uy tín để được thăm khám và đưa ra lời khuyên chính xác về tình trạng bệnh. Theo đó các bác sĩ sẽ tiến hành khám chữa và hỏi bệnh nhân về các vấn đề sau:

  • Bác sĩ sẽ hỏi về tần suất, số lần đi tiểu của bệnh nhân để xác định mức độ tiến triển của chứng tiểu rắt. 
  • Hỏi về số lượng chất lỏng người bệnh sử dụng trong một ngày. 
  • Những loại thuốc người bệnh
    sử dụng ở thời điểm hiện tại cần cung cấp cho bác sĩ để xem xét các phản ứng phụ có thể xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc. 
  • Số lần bệnh nhân sử dụng các chất kích thích, rượu bia… cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiểu rắt. 
  • Màu sắc nước tiểu đậm, mùi hôi khó chịu cũng phản ánh tình trạng bệnh mà bạn đang mắc phải. 

Thực hiện các xét nghiệm khi cần thiết

Bước tiếp theo của quá trình chẩn đoán bệnh là thực hiện các xét nghiệm khi cần thiết. Các xét nghiệm này sẽ khẳng định chính xác mức độ bệnh bạn đang mắc phải bao gồm:

Tiêu đêm tiểu rắt gây mất ngủ
  • Xét nghiệm tổng quan để phân tích tình trạng bệnh. 
  • Chụp CT, chụp X-quang vùng bụng và vùng chậu. 
  • Siêu âm bàng quang và thận. 
  • Thực hiện các bài test để xác định các triệu chứng rối loạn thần kinh. 
  • Xét nghiệm chẩn đoán các bệnh lây lan qua đường tình dục. 

Xem thêm

Tạm biệt nỗi lo với 8 bài thuốc nam trị tiểu đêm hiệu quả

Phương pháp điều trị bệnh hiệu quả

Có rất nhiều phương pháp điều trị chứng tiểu đêm tiểu rắt tùy vào từng tình trạng bệnh. Theo đó bạn có thể chữa bằng thuốc hoặc tự điều trị tại nhà nếu như bệnh chưa quá nghiêm trọng. 

Phương pháp điều trị bằng thuốc

Nguyên nhân phát sinh ra chứng tiểu rắt về đêm là do đâu thì các loại thuốc cần sử dụng được điều trị sẽ khác nhau. Chẳng hạn như người mắc phải chứng viêm tuyến tiền liệt cách điều trị sẽ khác hoàn toàn so với người mắc phải bệnh lậu, bệnh lao hay viêm niệu đạo…

Cần đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ thăm khám, đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả. Khi mắc chứng nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn, thường sẽ dùng thuốc kháng sinh kết hợp với thuốc giảm đau. 

Phương pháp chữa bệnh đối với các bệnh nhân mắc chứng tiểu rắt do bệnh giang mai, bệnh lậu thì sẽ dùng thuốc kháng sinh. Thuốc Metronidazol có tác dụng điều trị trùng roi âm đạo.

Hoặc khi bàng quang bị chèn ép quá mức, thuốc kháng thể  Cholinergic có tác dụng điều trị bệnh vô cùng hiệu quả. Các cơn đau co thắt giảm rõ rệt nhờ vào công dụng của các loại thuốc như Oxybutynin, Amitriptylin hay Trospium…

Phương pháp điều trị bệnh bằng Đông Y

Ngoài phương pháp Tây Y thì các bài thuốc Đông Y cũng đem lại hiệu quả chữa bệnh tiểu rắt về đêm khá cao. Các bài thuốc Đông Y thường có tác dụng từ từ, chút một, phải sử dụng trong thời gian dài mới có thể đạt được hiệu quả cao nhất. Dưới đây là một số bài thuốc bạn có thể tham khảo. 

Bài thuốc từ hương nhu trắng 

Hương nhu trắng có công dụng lợi tiểu, hạn chế sự chèn ép ở bàng quang, giảm đau và chống viêm. Sử dụng lá hương nhu mang lại hiệu quả tích cực trong việc điều trị và chữa các bệnh liên quan đến tiểu rắt, tiểu buốt. 

  • Nguyên liệu: Hương nhu trắng 20g, 16g sa tiền, chi tử 16g, 25g rau má, 25g đinh lăng, 16g lá tre tươi và 16g thổ linh. 
  • Thực hiện: Tất cả các nguyên liệu chuẩn bị đem rửa sạch và sắc lấy nước để uống. Đun sôi với tầm 1l nước ở mức lửa nhỏ tầm 30 phút thì tắt bếp. Chia nhỏ nước hương nhu uống trong ngày để đạt được hiệu quả chữa bệnh tích cự nhất. 

Bài thuốc từ kim tiền thảo 

Không chỉ có hương nhu trắng mà cả kim tiền thảo cũng có thể sử dụng để chữa bệnh tiểu đêm bằng phương pháp Đông Y. Đây là loại nguyên liệu có tính mát, giảm đau, giảm xót ở bàng quang và hạn chế số lần đi tiểu. Cách chữa bệnh cũng vô cùng đơn giản. 

  • Nguyên liệu: Kim tiền thảo 100g, 100g râu ngô, cỏ mần trầu loại tươi 100g, cây mã đề 100g và 2g bột thân tre. 
  • Thực hiện: Với các nguyên liệu đã chuẩn bị trên, bạn đun sôi cùng với nước trên bếp với mức lửa nhỏ. Thời gian đun từ 30 đến 45 phút thì tắt bếp. Chắt nước ra cốc và uống mỗi ngày 3 lần để đạt được hiệu quả chữa bệnh cao nhất. 

Bài thuốc từ cây mã đề 

Bài thuốc thứ ba mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn trong danh sách này đó chính là bài thuốc chữa bệnh từ cây mã đề. Người bệnh mắc chứng nhiễm khuẩn đường
tiết niệu, gây ra các vấn đề như tiểu rắt hay tiểu buốt đều có thể sử dụng bài thuốc này. Khi áp dụng nên chuẩn bị đi kèm với các loại nguyên liệu dưới đây. 

  • Nguyên liệu: 100g cây mã đề, 100g rau má, 100g cỏ tranh, 100g râu ngô, 50g cam thảo dây và 50g bồ công anh. 
  • Thực hiện: Rửa thật sạch tất cả các nguyên liệu sau đỏ đẻ cho ráo nước. Đổ nguyên liệu vào nồi và cho thêm tầm 1l nước nữa. Đun nguyên liệu trên bếp với mức lửa vừa phải sau tầm 30 đến 45 phút thì tắt bếp. Đổ thuốc ra cốc, chia nhỏ uống trong ngày. Thời gian sử dụng thuốc là từ 1 đến  2 tháng. 

Bài thuốc chữa bệnh bằng cây kim ngân 

Tiểu rắt lâu ngày, tiểu đêm nhiều lần gây khó ngủ đều có thể sử dụng cây kim ngân để chữa bệnh. Thuốc sắc lên uống mỗi ngày thông qua công thức dưới đây. 

  • Nguyên liệu: Kim ngân 20g, mã đề 20g, thương nhĩ 20g, thỏ linh 20g. 
  • Thực hiện: Bạn rửa sạch tất cả các loại nguyên liệu sau đó đổ vào nồi. Thêm tầm 1l nước sạch vào trong đun trên bếp trong thời gian từ 30 đến 45 phút. Sau đó tắt bếp, để nguội và đổ ra cốc, uống mỗi ngày 1 thang. Sau 1 tháng bạn sẽ nhận thấy được hiệu quả rõ rệt. 
Khi mắc chứng tiểu rắt về đêm có thể sử dụng bài thuốc từ cây kim ngân

Bài thuốc từ phượng vĩ thảo 

Phượng vĩ thảo là một trong những nguyên liệu có tính ngọt, lạnh, khi dùng để trị bệnh tiểu rắt đem lại hiệu quả vượt trội. Ngoài ra bài thuốc từ phượng vĩ thảo còn có thể điều trị nhiệt miệng, lợi thấp, điều hòa huyết áp trong cơ thể. 

  • Nguyên liệu: Phượng vĩ thảo 30g, nước vo gạo 550ml. 
  • Thực hiện: Bạn rửa sạch phượng vĩ thảo đã chuẩn bị. Sau đó đổ nước vo gạo vào nồi, cho phượng vì thảo vào đun đến khi còn tầm 200ml thì tắt bếp. Chú ý đun lửa vừa phải không đun lửa quá lớn. Rót ra cốc và uống mỗi ngày, sau 1 tháng bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt. 

Một điều cần lưu ý ở đây đó chính là nước vo gạo nên lấy nước lần 2 không lấy nước vo gạo lần 1 để đun thuốc. 

Bài thuốc từ vỏ bí ngô

Vỏ bí ngô cũng có thể sử dụng để điều trị bệnh tiểu rắt. Trong vỏ chứa nhiều vitamin và dưỡng chất vừa bồi bổ cơ thể lại có tác dụng giảm đau hiệu quả. Khi kết hợp với các nguyên liệu như đinh lăng, rau diếp, kim tiền thảo hay trạch tả đều sẽ đem lại hiệu quả tích cực. 

  • Nguyên liệu: 20g kim tiền thảo, 20g vỏ bí ngô, 20g rau diếp, 20g đinh lăng và 16g trạch tả. Chuẩn bị thêm nước sạch để đun. 
  • Thực hiện: Tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị đem rửa sạch và để ráo. Sau đó cho vào nồi để đun với tầm 800ml đến 1l nước trong thời gian từ 30 đến 45 phút. Đun xong thì đổ thuốc ra cốc, uống mỗi ngày 1 thang. Sau tầm 2 tháng bạn tình trạng bệnh thuyên giảm, các cơn đau ở vùng bụng sẽ ít xuất hiện hơn, đồng thời cảm giác muốn đi tiểu nhiều lần giảm đi rõ rệt. 

Phương pháp điều trị tại nhà

Khi bệnh tiểu rắt về đêm đang ở trong giai đoạn đầu, các triệu chứng vẫn còn nhẹ và chưa gây khó chịu thì có thể tận dụng các phương pháp điều trị bệnh tại nhà. Tuy nhiên cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện để tránh mắc phải những lỗi sai ngoài ý muốn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là một số cách trị tiểu đêm tại nhà hiệu quả nhất dành cho bạn. 

Tiểu rắt về đêm ở giai đoạn đầu có thể điều trị tại nhà

Chữa tiểu rắt về đêm bằng bèo cái 

  • Nguyên liệu: 8 lá bèo cái, rễ gianh 20g, 8 lá thài lài, 8 lá mã đề và nước sạch. 
  • Thực hiện. Bèo cái bỏ hết rễ chỉ lấy phần lá. Rửa sạch tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị sau đó rang khô với lửa vừa phải. Rang xong đổ vào nồi, đổ them tầm 800ml nước sạch và đun trong thời gian tầm 40 phút, Đun xong tắt bếp và đổ ra cốc. Uống mỗi ngày, sau nửa tháng đến 1 tháng sẽ cảm nhận được hiệu quả tích cực. 

Bài thuốc chữa tiểu rắt về đêm bằng rau mồng tơi 

Rau mồng tơi khi sử dụng để chữa các bệnh liên quan đến tiểu rắt vừa đơn giản lại có tác dụng nhanh chóng. Loại thực phẩm này khá phổ biến và có thể dễ dàng mua tại chợ, cửa hàng thực phẩm hay siêu thị. Ngoài đái rắt về đêm, rau mồng tơi còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận trạng và điều trị bệnh mỡ máu. 

Bài thuốc chữa bệnh từ rau mồng tơi được thực hiện theo các hướng dẫn dưới đây:

  • Nguyên liệu: Cuống và lá mồng tơi khoảng 100g mỗi loại. Chuẩn bị thêm nước sạch và dụng cụ đun nấu. 
  • Thực hiện: Mồng tơi sau khi đã chuẩn bị cắt bỏ cuống và lá sau đó rửa sạch với nước. Để ráo và đổ vào nồi đun sôi trên bếp với lửa vừa phải. Cách này gần giống với cách bạn nấu canh nhưng không cho ra vị và đun trong thời gian tầm 20 phút thì tắt bếp. Chắt nước rau mồng tơi ra cốc sau đó uống mỗi ngày. 

Lưu ý uống nước rau mồng tơi nhưng vẫn phải bổ sung thêm nước trắng. Ngoài ra, những người bị lạnh bụng hay đi ngoài ra phân lỏng thì không được sử dụng bài thuốc này. Nếu cố tình sử dụng, tình trạng bệnh sẽ nặng hơn bởi rau mồng tơi có tính hàn. 

Bài thuốc bằng giấm táo và mật ong 

Một cách khác là sử dụng giấm táo và mật ong để chữa bệnh. Các bước thwucj hiện như sau:

  • Nguyên liệu: Giấm táo 15ml, mật ong 10ml.
  • Thực hiện: Giấm táo và mật ong sau khi chuẩn bị đỏ vào cốc dùng thìa khuấy đều. Mỗi ngày uống 1 lần lặp đi lặp lại trong thời gian khoảng 2 tuần để đạt được hiệu quả tích cực nhất. 

Cách thứ 2 nếu bạn không muốn uống trực tiếp thì có thể hòa lẫn với nước lọc. Cần 5ml mật ong và 30ml giấm táo. Mỗi ngày uống khoảng từ 1 đến 2 lần. 

Hiện tượng tiểu đêm tiểu rắt nếu không được điều trị dứt điểm sẽ dần đến nhiều biến chứng, cơ thể mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt, làm việc và học tập. Hãy đi khám bác sĩ ngay nếu như phát hiện các dấu hiệu bất thường để được tư vấn và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất. Đừng quên tập cho mình thói quen ăn uống điều độ, uống đủ nước và tăng cường tham gia tập luyện thể thao để có được một sức khỏe dẻo dai. 

Nguồn: https://nhatnamyvien.com/tieu-dem-tieu-rat-17231.html

Xem thêm: Da liễu

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!