Các cách chữa bệnh chàm ở chân phổ biến hiện nay
Bệnh chàm ở chân, tay có tên khoa học là Pompholyx hoặc Dyshidrotic eczema. Các phương pháp điều trị bệnh lý này gồm có dùng thuốc, dưỡng ẩm da, liệu pháp ánh sáng, thay đổi chế độ ăn và sinh hoạt.
Tìm hiểu về bệnh chàm ở chân
Bệnh chàm ở chân, tay còn được gọi là chàm tổ đỉa, có tên khoa học là Pompholyx hoặc Dyshidrotic eczema. Bệnh lý này đặc trưng bởi các mụn nước nhỏ khu trú ở lòng bàn chân, ngón chân, lòng bàn tay và ngón tay.
Chàm tổ đỉa có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi nhưng tập trung ở người dưới 40 tuổi. Các triệu chứng của bệnh thường dễ bị nhầm lẫn với những bệnh lý da liễu khác.
1. Triệu chứng
Triệu chứng của bệnh chàm ở chân, tay bao gồm:
- Ngứa dữ dội ở lòng bàn chân, ngón chân hoặc lòng bàn tay.
- Có cảm giác bỏng rát.
- Các mụn nước nhỏ xuất hiện, bên trong có chứa dịch trong suốt hoặc trắng đục.
- Nếu gãi vào các mụn nước, dịch có thể chảy ra khiến da bị nhiễm trùng.
2. Nguyên nhân
Nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh chàm ở chân, tay chưa được xác định. Tuy nhiên các bác sĩ da liễu cho rằng bệnh lý có thể do nhiễm nấm hoặc dị ứng với một số kim loại có trong thực phẩm và đồ dùng thường ngày.
Ngoài ra, việc sinh sống trong môi trường ẩm thấp cũng có thể là yếu tố khiến chàm xuất hiện ở tay, chân.
Mỗi đợt bùng phát của bệnh chàm chân, tay thường kéo dài trong vòng vài tuần. Sau đó, triệu chứng có thể không bùng phát trở lại. Tuy nhiên chàm chân có thể tái phát nhiều lần trong năm và không thể điều trị dứt điểm. Người bệnh chỉ có thể thực hiện các biện pháp nhằm làm giảm và ngăn ngừa các đợt bùng phát của bệnh.
Các cách chữa bệnh chàm ở chân phổ biến
Mục đích chính của việc điều trị bệnh chàm ở chân là kiểm soát, cải thiện triệu chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh, đồng thời ngăn ngừa các đợt bùng phát.
1. Kem dưỡng và thuốc steroid điều trị tại chỗ
Bệnh chàm chân có thể khiến da khô ráp và sần sùi. Nếu da quá khô, các vết nứt có thể xuất hiện và chảy máu. Vì vậy bạn cần dưỡng ẩm cho da đều đặn mỗi ngày.
Bên cạnh đó cần sử dụng các sản phẩm vệ sinh dịu nhẹ để tránh làm mất độ ẩm tự nhiên. Nên chủ động trao đổi với bác sĩ để được tư vấn sản phẩm thích hợp với tình trạng bệnh và loại da.
Để làm giảm phản ứng viêm và thúc đẩy quá trình tái tạo da, bạn có thể sử dụng các loại thuốc steroid điều trị tại chỗ. Nên dùng thuốc có nồng độ thấp để xem xét phản ứng và khả năng đáp ứng của da.
Kem steroid bôi ngoài có thể khiến da mỏng và nhạy cảm hơn với ánh nắng, vì vậy bạn chỉ nên sử dụng thuốc trên phạm vi da nhỏ, đồng thời cần thực hiện các biện pháp bảo vệ nếu phải di chuyển và hoạt động ngoài trời.
2. Thuốc kháng histamine
Các triệu chứng trên da thực chất là phản ứng thái quá của hệ miễn dịch đối với các tác nhân dị ứng. Do đó bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng histamine để làm giảm các triệu chứng của bệnh chàm ở chân.
Trong trường hợp có dấu hiệu nhiễm trùng, bác sĩ có thể đề nghị bạn điều trị phối hợp với thuốc kháng sinh.
3. Phương pháp điều trị chuyên sâu
Nếu các triệu chứng tiếp tục bùng phát và có dấu hiệu nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện các biện pháp chuyên sâu.
- Liệu pháp ánh sáng: Phương pháp này sử dụng tia UV để cải thiện các phản ứng tiêu cực ở trên da.
- Thuốc steroid đường uống và đường bôi có nồng độ mạnh: Được sử dụng khi tình trạng bệnh không đáp ứng với steroid điều trị tại chỗ có nồng độ thấp. Việc sử dụng thuốc có nồng độ mạnh đồng nghĩa với nguy cơ phát sinh tác dụng phụ cao hơn. Cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ để giảm thiểu rủi ro khi sử dụng.
- Thuốc bôi ngoài ức chế miễn dịch: Pimecrolimus và Tacrolimus là những loại thuốc bôi ngoài có khả năng ức chế hoạt động của hệ thống miễn dịch, giúp làm giảm phản ứng viêm và các triệu chứng đi kèm. Lạm dụng những loại thuốc này có thể tăng nguy cơ ung thư da, vì vậy cần thận trọng khi sử dụng.
- Thuốc uống ức chế miễn dịch: Trong trường hợp bệnh nặng, các triệu chứng trên da mất kiểm soát và gây đau đớn dữ dội, bác sĩ có thể đề nghị bạn dùng Ciclosporin và Azathioprine.
4. CHẤM DỨT ngứa ngáy, bong tróc do bệnh chàm ở chân, PHỤC HỒI DA nhờ Thanh bì Dưỡng can thang
Thanh bì Dưỡng can thang là nghiên cứu độc quyền của Trung tâm Thuốc dân tộc, bài thuốc có tác dụng ĐẶC TRỊ mọi thể viêm da, trong đó có bệnh chàm ở chân. Kế thừa tinh hoa Y học bản địa và Y học cổ truyền, dưới sự hỗ trợ của thành tựu khoa học, Thanh bì Dưỡng can thang được hoàn thiện và trở thành GIẢI PHÁP SỐ 1 trong điều trị bệnh chàm, được giới chuyên gia đánh giá cao, bệnh nhân tin tưởng lựa chọn.
[Full video] Hành trình gian truân hoàn thiện bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang:
Tạo ra bước ĐỘT PHÁ trong điều trị bệnh chàm, viêm da bằng Y học cổ truyền, Thanh bì Dưỡng can thang được VTV2 Sống khỏe mỗi ngày lựa chọn đưa tin, giới thiệu đến khán giả cả nước. Quý khán giả có thể theo dõi chương trình TẠI ĐÂY (chi tiết tại phút 19:14) hoặc xem qua video bên dưới:
Sở dĩ Thanh bì Dưỡng can thang được báo chí, truyền hình đưa tin đánh giá cao bởi những lý do sau:
Công thức “3 trong 1” ĐẦU TIÊN & DUY NHẤT, đặc trị chàm TỪ GỐC
Tuân thủ nguyên tắc QUÂN – THẦN – TÁ – SỨ của Y học cổ truyền, Thanh bì Dưỡng can thang được phối chế theo công thức đặc biệt “3 trong 1”. Đây là bài thuốc ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT có sự kết hợp 3 chế phẩm UỐNG – BÔI – NGÂM RỬA trong cùng 1 liệu trình, mang đến 3 mũi nhọn tấn công sâu vào căn nguyên gây bệnh chàm, loại bỏ triệu chứng và phục hồi da chân. Cụ thể như sau:
- Đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể, triệt tiêu TỪ GỐC căn nguyên gây bệnh chàm ở chân.
- CHẤM DỨT tình trạng ngứa ngáy, bong tróc, đau rát da chân.
- Sát khuẩn, KHOANH VÙNG TỔN THƯƠNG, ngăn chặn bội nhiễm da chân do cào gãi, không cho các tổn thương lan rộng.
- Cung cấp dưỡng chất làm mềm da, thúc đẩy sản sinh tế bào mới, nhanh chóng làm mờ sẹo.
- Tăng cường miễn dịch, xây dựng hàng rào bảo vệ da, ngăn chặn chàm ở chân tái phát trước các tác động của yếu tố gây bệnh.
Phối chế hơn 30 vị thuốc quý theo TỶ LỆ VÀNG
Ra đời sau đề tài nghiên cứu “Ứng dụng dược liệu quý vào điều trị viêm da tự miễn”, Thanh bì Dưỡng can thang kết tinh giá trị của hơn 30 vị thuốc Nam có tính sát khuẩn – tiêu viêm ngứa – tái tạo da – xóa mờ sẹo. 100% dược liệu chuẩn sạch GACP-WHO, thu hái trực tiếp từ hệ thống vườn
thuốc Nam rộng 100ha do Trung tâm Thuốc dân tộc trực tiếp phát triển, chất lượng được kiểm duyệt kỹ lưỡng trước khi đưa vào bào chế.
Điển hình nhất là các vị thuốc thanh bì, bạch linh, quế chi, bồ công anh, đơn đỏ, kim ngân hoa, trầu không, mò trắng, ích nhĩ tử, mật ong, bí đao, thiên mã hồ, ké đầu ngựa…
Tỷ lệ điều trị khỏi lên đến 95%, AN TOÀN, NGĂN TÁI PHÁT
Từ khi ra mắt, Thanh bì Dưỡng can thang đã giúp hàng ngàn người thoát khỏi cơn ngứa ngáy, đau rát do bệnh chàm. Trong đó, tỷ lệ điều trị thành công sau 1-3 tháng là 95%, hạn chế tái phát sau nhiều năm. Đặc biệt, 100% người bệnh không gặp bất cứ tác dụng phụ nào khi sử dụng bài thuốc.
Rất đông bệnh nhân đã có những phản hồi tích cực sau khi sử dụng Thanh bì Dưỡng can thang:
Chị Thảo Trinh (Hồ Chí Minh) cho biết: “Mình bị chàm ở chân hơn 1 năm, dù dùng qua nhiều loại thuốc nhưng chỉ được ít hôm lại tái phát. Được người bạn giới thiệu, mình đến Trung tâm Thuốc dân tộc khám rồi lấy thuốc luôn. Dùng thuốc hơn 20 ngày mình bắt đầu thấy đỡ ngứa, da bớt khô, không còn đau rát. Đến khi được 1 tháng rưỡi thì bệnh gần như khỏi hẳn rồi, da dẻ lại mềm mà không còn ngứa hay mụn nước nữa”.
Một trường hợp khác là anh Đinh Quang Tuấn (Vũ Thư, Thái Bình) bị chàm ở chân với các vùng da bong tróc kèm mụn nước, sau 3 tháng sử dụng Thanh bì Dưỡng can thang, các triệu chứng đã được kiểm soát triệt để, da chân trở lại bình thường. Anh chia sẻ: “Bài thuốc gồm cả thuốc uống, bôi, ngâm rửa nên mình thấy hiệu quả hơn bình thường, cứ vừa uống, vừa bôi xong vệ sinh da bằng thuốc rửa là vết thương nhanh lành miệng. Mà bên Trung tâm còn hỗ trợ sắc thuốc sẵn nữa nên càng tiện hơn, thực sự là bài thuốc hiệu quả, giúp mình tiết kiệm rất nhiều thời gian”.
XEM NGAY: Bài thuốc quý chữa bệnh chàm CHẶN ĐỨNG mọi nguy cơ tái phát
Biện pháp khắc phục chàm ở chân hiệu quả, an toàn
Bên cạnh việc sử dụng thuốc được bác sĩ kê toa, bạn có thể làm giảm triệu chứng của bệnh chàm chân bằng những biện pháp khắc phục ngay tại nhà.
1. Bảo vệ da
Các triệu chứng trên da có xu hướng nghiêm trọng hơn khi tiếp xúc với các chất kích ứng và tác nhân độc hại. Vì vậy việc đầu tiên bạn cần thực hiện là bảo vệ da, tránh để da tiếp xúc với xà phòng và các hóa chất có độ kích ứng cao.
Tuyệt đối không nên gãi và làm vỡ mụn nước. Điều này có thể khiến triệu chứng trên da trở nên nghiêm trọng, đồng thời gia tăng nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài ra, bạn nên mang vớ để bảo vệ chân, lựa chọn giày có đế mềm để giảm tổn thương lên vùng da bị bệnh.
2. Ngâm chân
Lòng bàn chân có thể bị nứt và chảy máu do mất nước. Để cải thiện tình trạng này bạn nên ngâm châm với nước ấm trong khoảng 5 – 10 phút. Sau đó dùng khăn sạch lau nhẹ, tiếp tục thoa kem dưỡng ẩm để tránh tình trạng bay hơi nước. Cuối cùng bạn nên mang vớ trong khoảng 30 – 60 phút để giúp kem được hấp thu vào các tầng sâu của da.
Thực hiện đều đặn 2 lần/ tuần để hạn chế tình trạng nứt nẻ da.
3. Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng có mối liên hệ với các triệu chứng của bệnh chàm chân. Việc thu nạp những thực phẩm không thích hợp có thể kích thích phản ứng viêm và làm trầm trọng triệu chứng trên da.
Cần tránh những thực phẩm sau:
- Thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo bão hòa: Đường làm tăng nồng độ insulin trong cơ thể và kích thích phản ứng viêm. Bổ sung quá nhiều đường và chất béo bão hòa khiến vùng da chàm trở nên sưng viêm và đau đớn hơn.
- Thực phẩm có chứa niken: Niken là kim loại có trong những vật dụng thường ngày. Tuy nhiên một lượng nhỏ thành phần này có trong các thực phẩm như lúa mì, ngũ cốc,… Bổ sung thực phẩm có chứa niken chính là nguyên nhân khiến triệu chứng của bệnh chàm chân chuyển biến theo chiều hướng tiêu cực.
- Thực phẩm có khả năng dị ứng cao: Triệu chứng của bệnh chàm có mối liên hệ mật thiết với hoạt động của hệ miễn dịch. Mức độ nghiêm trọng của triệu chứng có thể tăng lên nếu xuất hiện phản ứng dị ứng. Do đó bạn cần tránh ăn những thực phẩm có khả năng dị ứng cao như chế phẩm từ sữa, đậu phộng, hải sản,…
4. Giảm căng thẳng
Căng thẳng, stress là tác nhân khiến các tr
iệu chứng của chàm bùng phát. Vì vậy bạn cần điều chỉnh cảm xúc, giải phóng những suy nghĩ tiêu cực, cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi để tránh căng thẳng quá mức.
Nhìn chung, bệnh chàm ở chân có thể được kiểm soát tốt nếu người bệnh tuân thủ theo các phương pháp được bác sĩ chỉ định. Ngược lại nếu không điều trị kịp thời, tổn thương trên da có thể trở nên nghiêm trọng và xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng.
Xem thêm: Chuột rút
Tin mới nhất
- Tràn dịch khớp gối nên kiêng gì và ăn gì để ngăn biến chứng
- Hội chứng tái dưỡng là gì? Những điều người ăn kiêng không nên bỏ qua
- Ung thư dạ dày nên ăn gì? Thực phẩm bạn cần bổ sung
- Hôi miệng: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả
- Tuổi mãn kinh bị ra máu nguyên nhân do đâu? Cách điều trị và phòng tránh
- Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không? Có chữa khỏi được không?
- Bệnh thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị
- 16 triệu chứng tiền mãn kinh mà bạn có thể gặp phải
- Bệnh đau đỏ đầu chi
- 7 tác dụng của bưởi với sức khỏe trẻ em, bạn không nên bỏ qua