8 sai lầm khi sử dụng kem chống nắng bạn nên tránh

Bạn nghĩ rằng sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF càng cao càng tốt và chỉ khi nào ra ngoài nắng mới cần dùng đến loại mỹ phẩm này? Đây là những sai lầm kinh điển về kem chống nắng mà hầu hết các cô nàng đều đinh ninh là đúng!

Bạn nghĩ rằng sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF càng cao càng tốt và chỉ khi nào ra ngoài nắng mới cần dùng đến loại mỹ phẩm này? Đây là những sai lầm kinh điển về kem chống nắng mà hầu hết các cô nàng đều đinh ninh là đúng!

Để giúp bạn chăm sóc và bảo vệ da tốt hơn, bác sĩ Preethi Daniel đã chỉ ra những sai lầm kinh điển về kem chống nắng mà ngay cả những người đã quen sử dụng loại mỹ phẩm này vẫn mắc phải.

1. Sử dụng kem chống nắng có SPF càng cao càng tốt

Chỉ số SPF là mức độ kem chống nắng có thể bảo vệ bạn khỏi tia UVB. Nếu bạn thường bị cháy nắng sau 10 phút đi ngoài trời không có kem chống nắng thì khi bôi kem chống nắng có SPF 15, khoảng thời gian đó sẽ tăng lên 15 lần thành 150 phút. Nếu bạn bôi kem có SPF 30 thì bạn sẽ có 300 phút đấy. Tuy nhiên, ánh nắng thay đổi cường độ rất nhiều lần trong một ngày nên bạn cần bôi lại kem chống nắng thường xuyên dù bạn dùng kem có chỉ số SPF cao đi chăng nữa.

2. Không cần bôi kem nếu trời không có nắng

Khi trời râm hoặc nhiều mây, nhiều người nghĩ rằng mình không cần kem chống nắng vì đã có mây che các tia độc hại. Tuy nhiên, ngay cả khi trời nhiều mây và bạn không thấy nắng, các tia UV vẫn có mặt, xuyên qua mây và làm hại da bạn đấy. Do đó, bạn nên sử dụng kem chống nắng ngay khi trời không có nắng hay đi bơi trong nhà có mái che, thậm chí cả lúc trời mưa bạn cũng không nên bỏ qua “bửu bối” này trong túi xách.

3. Làn da tối màu không cần sử dụng kem chống nắng

Da tối màu là do melanin, một chất có khả năng bảo vệ da khỏi các tác hại của nắng. Tuy nhiên, melanin không thể bảo vệ bạn khỏi bệnh ung thư da nên bạn vẫn cần kem chống nắng để tránh bệnh này. Hơn nữa, những vùng da sáng màu như móng tay, lòng bàn tay cũng rất dễ cháy nắng. Bạn cần chú ý bôi kem cả những vùng này nhé.

4. Chỉ bôi kem sau khi da đã cháy nắng

Khi da đã có những vết cháy nắng, bạn sẽ dễ bị ung thư hắc tố, một dạng ung thư rất nguy hiểm. Bạn hãy chú ý dùng kem chống nắng và tránh để da tiếp xúc ánh nắng quá lâu để da không bị cháy nắng nhé!

Lưu ý, ngay cả khi làn da của bạn không bị cháy nắng, việc đi dưới nắng quá lâu và liên tục cũng có thể làm tăng nguy cơ gây ung thư.

Để giúp bạn chăm sóc và bảo vệ da tốt hơn, bác sĩ Preethi Daniel đã chỉ ra những sai lầm kinh điển về kem chống nắng mà ngay cả những người đã quen sử dụng loại mỹ phẩm này vẫn mắc phải.

1. Sử dụng kem chống nắng có SPF càng cao càng tốt

Chỉ số SPF là mức độ kem chống nắng có thể bảo vệ bạn khỏi tia UVB. Nếu bạn thường bị cháy nắng sau 10 phút đi ngoài trời không có kem chống nắng thì khi bôi kem chống nắng có SPF 15, khoảng thời gian đó sẽ tăng lên 15 lần thành 150 phút. Nếu bạn bôi kem có SPF 30 thì bạn sẽ có 300 phút đấy. Tuy nhiên, ánh nắng thay đổi cường độ rất nhiều lần trong một ngày nên bạn cần bôi lại kem chống nắng thường xuyên dù bạn dùng kem có chỉ số SPF cao đi chăng nữa.

2. Không cần bôi kem nếu trời không có nắng

Khi trời râm hoặc nhiều mây, nhiều người nghĩ rằng mình không cần kem chống nắng vì đã có mây che các tia độc hại. Tuy nhiên, ngay cả khi trời nhiều mây và bạn không thấy nắng, các tia UV vẫn có mặt, xuyên qua mây và làm hại da bạn đấy. Do đó, bạn nên sử dụng kem chống nắng ngay khi trời không có nắng hay đi bơi trong nhà có mái che, thậm chí cả lúc trời mưa bạn cũng không nên bỏ qua “bửu bối” này trong túi xách.

3. Làn da tối màu không cần sử dụng kem chống nắng

Da tối màu là do melanin, một chất có khả năng bảo vệ da khỏi các tác hại của nắng. Tuy nhiên, melanin không thể bảo vệ bạn khỏi bệnh ung thư da nên bạn vẫn cần kem chống nắng để tránh bệnh này. Hơn nữa, những vùng da sáng màu như móng tay, lòng bàn tay cũng rất dễ cháy nắng. Bạn cần chú ý bôi kem cả những vùng này nhé.

4. Chỉ bôi kem sau khi da đã cháy nắng

Khi da đã có những vết cháy nắng, bạn sẽ dễ bị ung thư hắc tố, một dạng ung thư rất nguy hiểm. Bạn hãy chú ý dùng kem chống nắng và tránh để da tiếp xúc ánh nắng quá lâu để da không bị cháy nắng nhé!

Lưu ý, ngay cả khi làn da của bạn không bị cháy nắng, việc đi dưới nắng quá lâu và liên tục cũng có thể làm tăng nguy cơ gây ung thư.

5. Chỉ thoa kem chống nắng khi ra ngoài trời

Bạn có thường đi du lịch ở các bãi biển mát mẻ để tránh đi ánh nắng mùa hè gay gắt? Có bao giờ bạn đợi cho đến khi ra đến bãi biển mới bắt đầu thoa kem chống nắng hay không? Nếu có, bạn nên tránh lặp lại sai lầm này nhé.

Trên nhãn hướng dẫn sử dụng của các loại kem chống nắng, nhà sản xuất khuyến cáo bạn nên thoa kem ít nhất cách 30 phút trước khi ra ngoài trời. Đây chính là khoảng thời gian tối thiểu để kem có thể thấm vào da và mang lại hiệu quả bảo vệ tối ưu. Vì thế, nếu bạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sau khi vừa thoa kem, làn da của bạn vẫn sẽ bị tổn thương bởi tia cực tím gây hại chứa trong ánh nắng mặt trời.

6. Sử dụng một tuýp kem chống nắng trong suốt 2–3 năm

Khi chọn mua các sản phẩm chăm sóc da, đặc biệt là kem chống nắng, điều quan trọng đầu tiên là bạn cần xem qua hạn sử dụng in trên bao bì. Các thành phần hoạt tính chứa trong loại kem này có thể sẽ biến chất theo thời gian, điều này sẽ khiến kem chống nắng mất đi hiệu quả bảo vệ mà bạn mong muốn.

Ngoài ra, nếu bạn sử dụng một tuýp kem trong thời gian dài, dần dần, miệng chai sẽ dễ dàng bị nhiễm bẩn bởi vi khuẩn. Cũng vì thế, người ta thêm chất bảo quản vào kem để giúp ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Tuy nhiên, chất bảo quản sẽ mất tác dụng nếu sản phẩm bị quá hạn sử dụng.

Ngoài ra, bạn nên làm theo hướng dẫn bảo quản sản phẩm được in trên bao bì. Bạn có thể cho tuýp kem vào túi trang điểm hoặc ngăn tiện dụng trong xe, tuy nhiên bạn nên tránh để sản phẩm tiếp xúc với nhiệt độ cao nhé. Nhiệt độ cao sẽ làm giảm chất lượng của kem chống nắng đấy!

7. Chỉ thoa kem chống nắng ở những vùng da lộ ra ngoài quần áo

Ung thư da là dạng bệnh có thể phát triển ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể, vì thế, tốt nhất là bạn nên thoa kem chống nắng khi bạn đang hoàn toàn cởi bỏ hết quần áo. Bạn có thể dùng một tấm gương dài để đảm bảo rằng bạn đã thoa kem đều cả những vùng da khó chạm đến như giữa lưng và vùng sau đùi. Và tất nhiên là bạn nên thoa kem 30 phút trước khi ra ngoài trời nhé.

8. Bạn không thoa kem chống nắng cho đôi môi

Giống như các vùng khác trên cơ thể, đôi môi cũng rất dễ bị thương tổn bởi tia cực tím khi bạn tiếp xúc với ánh mặt trời. Vì thế, đôi môi cũng là vùng da cực kỳ quan trọng mà bạn cần phải bảo vệ, bằng cách thoa kem chống nắng.

Tuy nhiên, bạn không nên dùng cùng một loại kem thoa cơ thể để dùng cho môi. Nó sẽ có mùi vị lạ khiến bạn khó chịu và sẽ không bám lâu trên da. Thay vào đó, bạn nên thử dùng loại son dưỡng chứa SPF, nó sẽ giúp bảo vệ đôi môi của bạn lâu và tốt hơn. Và hãy nhớ thoa lại son dưỡng thường xuyên sau khi bạn nói chuyện, liếm môi, ăn uống nhé – vì đó là lúc kem chống nắng trên môi dễ bị trôi đi nhất.

5. Chỉ thoa kem chống nắng khi ra ngoài trời

Bạn có thường đi du lịch ở các bãi biển mát mẻ để tránh đi ánh nắng mùa hè gay gắt? Có bao giờ bạn đợi cho đến khi ra đến bãi biển mới bắt đầu thoa kem chống nắng hay không? Nếu có, bạn nên tránh lặp lại sai lầm này nhé.

Trên nhãn hướng dẫn sử dụng của các loại kem chống nắng, nhà sản xuất khuyến cáo bạn nên thoa kem ít nhất cách 30 phút trước khi ra ngoài trời. Đây chính là khoảng thời gian tối thiểu để kem có thể thấm vào da và mang lại hiệu quả bảo vệ tối ưu. Vì thế, nếu bạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sau khi vừa thoa kem, làn da của bạn vẫn sẽ bị tổn thương bởi tia cực tím gây hại chứa trong ánh nắng mặt trời.

6. Sử dụng một tuýp kem chống nắng trong suốt 2–3 năm

Khi chọn mua các sản phẩm chăm sóc da, đặc biệt là kem chống nắng, điều quan trọng đầu tiên là bạn cần xem qua hạn sử dụng in trên bao bì. Các thành phần hoạt tính chứa trong loại kem này có thể sẽ biến chất theo thời gian, điều này sẽ khiến kem chống nắng mất đi hiệu quả bảo vệ mà bạn mong muốn.

Ngoài ra, nếu bạn sử dụng một tuýp kem trong thời gian dài, dần dần, miệng chai sẽ dễ dàng bị nhiễm bẩn bởi vi khuẩn. Cũng vì thế, người ta thêm chất bảo quản vào kem để giúp ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Tuy nhiên, chất bảo quản sẽ mất tác dụng nếu sản phẩm bị quá hạn sử dụng.

Ngoài ra, bạn nên làm theo hướng dẫn bảo quản sản phẩm được in trên bao bì. Bạn có thể cho tuýp kem vào túi trang điểm hoặc ngăn tiện dụng trong xe, tuy nhiên bạn nên tránh để sản phẩm tiếp xúc với nhiệt độ cao nhé. Nhiệt độ cao sẽ làm giảm chất lượng của kem chống nắng đấy!

7. Chỉ thoa kem chống nắng ở những vùng da lộ ra ngoài quần áo

Ung thư da là dạng bệnh có thể phát triển ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể, vì thế, tốt nhất là bạn nên thoa kem chống nắng khi bạn đang hoàn toàn cởi bỏ hết quần áo. Bạn có thể dùng một tấm gương dài để đảm bảo rằng bạn đã thoa kem đều cả những vùng da khó chạm đến như giữa lưng và vùng sau đùi. Và tất nhiên là bạn nên thoa kem 30 phút trước khi ra ngoài trời nhé.

8. Bạn không thoa kem chống nắng cho đôi môi

Giống như các vùng khác trên cơ thể, đôi môi cũng rất dễ bị thương tổn bởi tia cực tím khi bạn tiếp xúc với ánh mặt trời. Vì thế, đôi môi cũng là vùng da cực kỳ quan trọng mà bạn cần phải bảo vệ, bằng cách thoa kem chống nắng.

Tuy nhiên, bạn không nên dùng cùng một loại kem thoa cơ thể để dùng cho môi. Nó sẽ có mùi vị lạ khiến bạn khó chịu và sẽ không bám lâu trên da. Thay vào đó, bạn nên thử dùng loại son dưỡng chứa SPF, nó sẽ giúp bảo vệ đôi môi của bạn lâu và tốt hơn. Và hãy nhớ thoa lại son dưỡng thường xuyên sau khi bạn nói chuyện, liếm môi, ăn uống nhé – vì đó là lúc kem chống nắng trên môi dễ bị trôi đi nhất.

Cách sử dụng kem chống nắng hiệu quả

Khi sử dụng kem chống nắng, bạn nên lưu ý những điều sau đây để phát huy hiệu quả chăm sóc và bảo vệ làn da:

• Xem kỹ hạn sử dụng của kem: Kem chống nắng thường có hạn sử dụng từ 1 tới 2 năm. Bạn hãy kiểm tra kỹ và thay kem chống nắng nếu phát hiện đã hết hạn.

• Bôi kem trước khi ra đường ít nhất 30 phút: Kem chống nắng vật lý hay hóa học đều cần thời gian để có thể hoạt động tốt trên da.

• Sử dụng lượng kem vừa đủ: Mỗi người sẽ có lượng kem phù hợp riêng cho mình, song bạn nên bôi đều kem trên khắp cơ thể và đừng tiết kiệm quá nhé!

• Không bỏ sót một vùng nào: bạn hãy bôi kem lên cả những vùng da như sau cổ, khuỷu tay, tai, móng tay… và cả tóc.

• Bôi kem ngay cả khi bạn ở trong nhà: các tia UV có thể xuyên qua hầu hết các loại cửa kiếng và vải nên bạn vẫn cần kem chống nắng khi ở trong phòng đấy.

Tia UV từ ánh nắng mặt trời không chỉ lấy đi làn da trắng hồng mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bạn nữa đấy. Vì vậy, hãy tránh mắc phải những sai lầm kinh điển về kem chống nắng để luôn khỏe đẹp mỗi ngày nhé!

Bạn hãy tham khảo thêm bài viết “Giải đáp ý nghĩa chỉ số SPF trong kem chống nắng” để biết thêm thông tin về kem chống nắng nhé.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Cách sử dụng kem chống nắng hiệu quả

Khi sử dụng kem chống nắng, bạn nên lưu ý những điều sau đây để phát huy hiệu quả chăm sóc và bảo vệ làn da:

• Xem kỹ hạn sử dụng của kem: Kem chống nắng thường có hạn sử dụng từ 1 tới 2 năm. Bạn hãy kiểm tra kỹ và thay kem chống nắng nếu phát hiện đã hết hạn.

• Bôi kem trước khi ra đường ít nhất 30 phút: Kem chống nắng vật lý hay hóa học đều cần thời gian để có thể hoạt động tốt trên da.

• Sử dụng lượng kem vừa đủ: Mỗi người sẽ có lượng kem phù hợp riêng cho mình, song bạn nên bôi đều kem trên khắp cơ thể và đừng tiết kiệm quá nhé!

• Không bỏ sót một vùng nào: bạn hãy bôi kem lên cả những vùng da như sau cổ, khuỷu tay, tai, móng tay… và cả tóc.

• Bôi kem ngay cả khi bạn ở trong nhà: các tia UV có thể xuyên qua hầu hết các loại cửa kiếng và vải nên bạn vẫn cần kem chống nắng khi ở trong phòng đấy.

Tia UV từ ánh nắng mặt trời không chỉ lấy đi làn da trắng hồng mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bạn nữa đấy. Vì vậy, hãy tránh mắc phải những sai lầm kinh điển về kem chống nắng để luôn khỏe đẹp mỗi ngày nhé!

Bạn hãy tham khảo thêm bài viết “Giải đáp ý nghĩa chỉ số SPF trong kem chống nắng” để biết thêm thông tin về kem chống nắng nhé.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Xem thêm: Đau dạ dày buồn nôn do đâu, làm sao để chữa trị?

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!