Nội dung chính trong bài [ Hiện ]
- I. Ung thư thực quản là gì? Phân loại ung thư thực quản ra sao?
- 1. Ung thư thực quản là gì
- 2. Các loại ung thư thực quản
- II. Nguyên nhân gây bệnh ung thư thực quản
- III. Triệu chứng bệnh ung thư thực quản
- IV. Chẩn đoán bệnh ung thư thực quản
- 1. Chẩn đoán hình ảnh
- 2. Chẩn đoán phân biệt
- V. Các giai đoạn bệnh ung thư thực quản và tiên lượng sống
- 1. Tiên lượng sống bệnh ung thư thực quản
- 2. Các giai đoạn bệnh ung thư thực quản
- 3. ĐIều trị bệnh ung thư thực quản
- VI. Phòng ngừa ung thư thực quản tái phát và mắc mới ung thư
Ung thư thực quản là căn bệnh phổ biến tại châu Á, bệnh ung thư xảy ra trong ống chạy từ cổ họng đến dạ dày. Ung thư thực quản là căn bệnh ác tính có tỷ lệ mắc bệnh đứng thứ tư trong số các bệnh ung thư về đường tiêu hóa tại Việt Nam, chỉ sau ung thư dạ dày, ung thư gan và ung thư đại trực tràng.
I. Ung thư thực quản là gì? Phân loại ung thư thực quản ra sao?
1. Ung thư thực quản là gì
Người bệnh mắc bệnh ung thư thực quản khi xuất hiện khối u ác tính xuất phát từ các tế bào biểu mô của thực quản. Theo dịch tễ học, tỷ lệ mắc ung thư thực quản thay đổi theo khu vực địa lý trên thế giới. Theo đó, vùng có tỷ lệ mắc cao nhất là miền Bắc Trung Quốc,sau đó là các nước đông bắc biển Caspi, Thổ Nhĩ Kỳ.
Vị trí của thực quản trên cơ thể.
Ung thu thực quản hiếm gặp ở người dưới 40 tuổi, chủ yếu ở độ tuổi trên 50.
Ung thư thực quản là bệnh khó chữa với cách phẫu thuật phức tạp lại có thể để lại biến chứng, dù cho đây là phương pháp quan trọng nhất. Các phương pháp khác như hóa trị hay xạ trị chỉ có vai trò hỗ trợ. Chính vì thế việc khám định kỳ phát hiện sớm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giảm tỉ lệ tử vng của căn bệnh này.
2. Các loại ung thư thực quản
Ung thư thực quản được phân loại theo loại tế bào có liên quan. Mỗi loại sẽ có phương pháp điều trị khác nhau, các loại ung thư thực quản bao gồm:
- Ung thư tế bào tuyến: Ung thư tế bào tuyến bắt đầu trong tế bào của các tuyến tiết chất nhầy trong thực quản, nó xảy ra thường xuyên nhất ở phần dưới của thực quản. Ung thư tế bào tuyến là hình thức phổ biến nhất của ung thư thực quản ở Mỹ.
- Ung thư tế bào vảy: Các tế bào vảy là các tế bào mỏng dòng bề mặt của thực quản. Ung thư tế bào vảy thường xảy ra ở giữa thực quản. Ung thư tế bào vảy là bệnh ung thư thực quản phổ biến nhất trên toàn thế giới.
- Loại hiếm khác: Các hình thức ung thư thực quản hiếm bao gồm ung thư tế bào mầm, ung thư hạch, u ác tính, sarcoma và ung thư tế bào nhỏ.
II. Nguyên nhân gây bệnh ung thư thực quản
Nguyên nhân gây bệnh ung thư thực quản đến nay vẫn chưa xác định được chính xác, tuy vậy người ta xác định được một số yếu tố tác động từ môi trường ngoài và nội tại của thực quản được xem như có liên đới với ung thư. Đồng thời, các bác sĩ cũng chỉ ra những nguy cơ gây bệnh cao.
Một số nguy cơ gây bệnh ung thư thực quản:
Tuổi tác: Ung thư thực quản thường ít gặp ở bệnh nhân trẻ tuổi. Đa số các trường hợp xuất hiện ở người trên 50 tuổi.
Tiền sử mắc bệnh: Nếu người bệnh đã từng mắc các loại ung thư khác có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư thực quản.
Rượu, thuốc lá: Hầu hết số bệnh nhân ung thư thực quản là người thường xuyên sử dụng các chất kích thích, trong số đó có rượu mà thuốc lá. ĐIều này cũng giải thích tại sao ung thư thực quản lại thường gặp ở nam giới hơn nữ giới.
Trào ngược dạ dày thực quản: Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý khá phổ biến và nó có nguy cơ ngày càng gia tăng, gây nguy hiểm bởi có tính chất bệnh mãn tính, đòi hỏi phải điều trị trong một thời gian dài. Bệnh kéo dài dẫn đến viêm thực quản, hẹp thực quản, và nguy hiểm hơn là gây biến chứng thành bệnh barrett thực quản – một tổn thương tiền ung thư, dẫn đến ung thư thực quản.
Thói quen ăn uống: Hay ăn nóng, uống nóng, thường xuyên sử dụng thức ăn chứa nitrosamin như mắm, dưa muối. Ăn ít trái cây và rau quả cũng làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư thực quản.
Tiền sử gia đình: Trong gia đình đã có người mắc bệnh thì nguy cơ bị bệnh ung thư thực quản cao hơn gấp nhiều lần so với thông thường.
Ung thư thực quản thường gặp ở người lớn tuổi.
III. Triệu chứng bệnh ung thư thực quản
Ở giai đoạn đầu phát bệnh, ung thư thực quản không có dấu hiệu hay triệu chứng nhận biết một cách rõ ràng. Bệnh phát triển lên dần thì các triệu chứng theo đó mới xuất hiện và tăng lên.
Những triệu chứng thường gặp ở bệnh ung thư thực quản:
Khó nuốt: Thời gian đầu bệnh khi tổ chức ung thư còn khu trú, người bệnh thường có biểu hiện rối loạn khi nuốt, nhất là với thức ăn đặc. Cùng với chứng khó nuốt là nghẹn bởi ngoài vết thương tổn do khối u, bệnh thường kèm theo yếu tố viêm nhiễm, phù nề tại chỗ.
Triệu chứng nuốt nghẹn sẽ dần tăng lên, mới đầu chỉ với thức ăn đặc, sau rồi nghẹn cả với thức ăn lỏng như cháo, nước.
Ho: Một vài trường hợp ung thư thực quản không có triệu chứng nuốt nghẹn bởi khối u nguyên phát chỉ xâm lấn vào những cấu trúc lân cận mà không xâm lấn vào lòng thực quản. Khi khối u xâm lấn vào khí-phế quản bệnh nhân có thể thay đổi giọng nói và ho dữ dội.
Nôn: Bệnh nhân có hiện tượng dễ nôn mửa thì ung thư đã đến giai đoạn muộn, khối u tăng kích thước làm hẹp lòng thức quản. Nôn bắt đầu xuất hiện khi triệu chứng nghẹn đã hiển thị rõ rệt.
Có thể nôn ra máu.
Tích tụ nước bọt: Khi bệnh nhân bắt đầu khó nuốt, hay nghẹn thì nước bọt hầu như không được đẩy xuống dạ dày. Chính vì thế, nước bọt tích tụ nơi vòm miệng và người bệnh luôn phải nhổ nước bọt.
Triệu chứng thực thể: Giai đoạn sớm thì bệnh nhân không có dấu hiệu gì, nhưng ở giai đoạn mới thì có thể sờ thấy hạch thượng đòn, hạch vùng trên rốn, gan lổn nhổn…
Triệu chứng toàn thân: Sút cân nhanh chóng, lý do của gầy sút ngoài do ung thư còn do không ăn uống được. Hốc hác, mất nước, da khô và nhăn nheo. Người bệnh đôi khi có tràn dịch màng phổi, nổi hạch cổ, gan to, bụng báng, hội chứng Horner (đồng tử co nhỏ, sụp mi mắt và giảm tiết mồ hôi).
Khó nuốt là một trong những triệu chứng đầu tiêu của bệnh ung thư thực quản.
IV. Chẩn đoán bệnh ung thư thực quản
Bác sĩ thăm khám và phát hiện ra những triệu chứng, biểu hiện lâm sàng có đánh giá sơ bộ về người bệnh, từ đó có thể lựa chọn những biện pháp chẩn đoán phù hợp để biết được chính xác tiến độ ung thư của người bệnh.
Một số phương pháp chẩn đoán bệnh ung thư thực quản.
1. Chẩn đoán hình ảnh
Chụp thực quản cản quang
Chụp thực quản có uống thuốc cản quang là phương pháp rất cần thiết trong việc xác định tình trạng tiến triển của bệnh. Hình ảnh Xquang có thể thấy u lồi vào lòng thực quản, nhiễm cứng thành thực quản, ổ loét. Đoạn thực quản trên u có thể bị giãn to, lệch trục so với trục của thực quản bình thường.
Chụp thực quản cho phép nhận định được tổn thương vị trí khối u ở 1/3 trên, giữa hay dưới. Phim thực quản còn có ích khi chuẩn bị soi thực quản, tránh biến chứng khi soi. Bên cạnh hình ảnh thực quản, phim chụp còn cho phép phát hiện di căn phổi, hình ảnh viêm phế quản phổi, rò thực quản – khí phế quản.
Chụp cắt lớp vi tính (CT)
Một điểm trừ của chụp Xquang đó là chỉ cho thấy các biến dạng, sự lệch trục và vị trí tổn thương nhưng khó đánh giá sự lan rộng ngoài khố u. Vì thế, chụp CT là phương pháp giúp giải quyết triệt để vấn đề này.
CT giúp đánh giá mức độ lan rộng của u ở thành thực quản, cho phép bác sĩ đánh giá khả năng cắt bỏ được thực quản nhờ biết được mức độ xâm lấn của khối u xunh quanh thực quản và trung thất.
Ngoài ra CT còn phát hiện hạch to, có giá trị xếp loại giai đoạn bệnh.
Chụp cắt lớp vi tính có nhiều tác dụng trong việc chẩn đoán bệnh ung thư thực quản.
Chẩn đoán quyết định: Nội soi sinh thiết u
Đánh giá kích thước u, mức lan của u trong lòng thực quản, vị trí u, u 1 ổ hay u nhiều ổ. Sinh thiết bờ tổn thương để chẩn đoán giải phẫu bệnh, phân loại ung thư biểu mô vảy hay ung thư biểu mô tuyến, mức độ độ biệt hóa cao, vừa hay thấp của ung thư.
2. Chẩn đoán phân biệt
Ung thư thực quản cần được chẩn đoán phân biệt với một số bệnh không phải khối u nhưng gây nuốt nghẹn. Túi thừa thực quản, co thắt tâm vị, nuốt nghẹn do rối loạn tâm thần, viêm hẹp thực quản do bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, sẹo hẹp thực quản do uống nhầm a xít, xút, nuốt mật nóng.
Một số bệnh khối u như u vùng cổ và trung thất đè vào thực quản, ung thư tâm phình vị dạ dày cũng gây nuốt nghẹn. Ngoài ra, có thể gặp tình trạng ung thư nhiều ổ vùng mũi họng, phế quản phối hợp đồng thời với ung thư thực quản nên cần nội soi mũi họng, khí phế quản một cách có hệ thống trong quá trình chẩn đoán.
V. Các giai đoạn bệnh ung thư thực quản và tiên lượng sống
1. Tiên lượng sống bệnh ung thư thực quản
Thời gian sống và tiên lượng bệnh ung thư thực quản phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Đối với ung thư giai đoạn sớm, u mới chỉ bắt đầu xâm lấn niêm mạc tỷ lệ sống thêm 5 năm khoảng 80%. Nếu u đã xâm lấn cơ, sống thêm 30%, u xâm lấn thanh mạc và ra ngoài, sống thêm khoảng 10%.
Nếu ung thư chưa di căn tiên lượng sống trên 5 năm đạt 50%, có di căn thì tỷ lệ sống thâm hụt rõ rệt. Các bệnh nhân có di căn xa, di căn hạch nhiều vùng, rò thực quản – khí phế quản, lan tràn trung thất không sống thêm ngoài 3 năm, phải điều trị triệu chứng. Các bệnh nhân có khả năng điều trị triệt căn bằng phẫu thuật hoặc tia xạ đều có tiên lượmg tốt hơn điều trị triệu chứng.
Bệnh nhân thường chết do suy kiệt, nhiễm trùng và di căn hạch trung thất, hạch nền cổ.
Tiên lượng bệnh ung thư thực quản phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
2. Các giai đoạn bệnh ung thư thực quản
Bệnh ung thư thực quản được chia thành 5 giai đoạn phát triển đi từ nhẹ đến nặng với các đặc điểm như sau:
Giai đoạn O: Giai đoạn đầu tiên của bệnh, các tế bào ung thư mới chỉ bắt đầu phát triển ở lớp niêm mạc thực quản và chưa lan rộng ra khỏi khu vực. Bệnh nhân không có biểu hiệu gì rõ ràng nên rất khó bị phát hiện.
- Nếu được điều trị ngay từ giai đoạn 0 tỷ lệ bệnh nhân chữa khỏi và sống trên 5 năm có thể lên tới 80 – 90%.
Giai đoạn I: Các tế bào ung thư đã lan sâu vào trong các mô của thực quản nhưng chưa lan tới hạch bạch huyết hoặc các cơ quan lân cận.
- Khoảng 34% số bệnh nhân điều trị bệnh ở giai đoạn này được chữa khỏi và sống trên 5 năm.
Giai đoạn II: Bệnh đã lây lan vào các mô nằm sâu trong thành thực quản, có thể xâm lấn tới các hạch bạch huyết gần đó.
- Giai đoạn này bệnh khá hiểm nghèo, chỉ có 17 % bệnh nhân ở giai đoạn này sống thêm khoảng 5 năm.
Giai đoạn III: Bệnh ung thư đã tiến triển qua thành thực quản và các hạch bạch huyết gần đó, thậm chí đã lan ra các mô xung quanh, nhưng các cơ quan khác chưa bị ảnh hưởng. Ở giai đoạn này, bệnh nhân thường bị đau cổ họng và khó nuốt.
- Khoảng 20 – 30 phần trăm bệnh nhân ở giai đoạn III được điều trị kết hợp hóa trị và xạ trị có khả năng sống từ ba đến năm năm.
Giai đoạn IV: Ung thư lúc này đã di căn và lan rộng đến các bộ phận khác của cơ thể.
- Tỷ lệ sống trên 5 năm cho bệnh nhân ung thư thực quản ở giai đoạn này chỉ còn 2,8 phần trăm.
3. ĐIều trị bệnh ung thư thực quản
Việc quan trọng nhất trong điều trị ung thư thực quản là phối hợp về nâng đỡ dinh dưỡng, chỉ định hợp lý đối với vị trí u, mức độ xâm lấn u và di căn hạch. Nâng đỡ dinh dưỡng phải bắt đầu sớm và đầy đủ trước khi bắt đầu mọi biện pháp điều trị cơ bản, triệt căn hay không triệt căn.
Tùy theo tình trạng bệnh nhân mà bác sĩ có những phương pháp điều trị như Phẫu thuật, xạ trị hay hóa trị.
Phẫu thuật
Phẫu thuật là biện pháp điều trị triệt để nhất nhưng trên thực tế, số bệnh nhân bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư thực quản có thể phẫu thuật và cắt được tương tối ít. Đa phần vì chẩn đoán muộn, hoặc tuổi tác cao, bệnh nội khoa không phù hợp.
Ung thư thực quản còn phức tạp ở chỗ có thể gây biến chứng khá nặng nên trong mọi trường hợp luôn cần cân nhắc kỹ càng.
Một số phương pháp phẫu thuật dùng cho ung thư thực quản:
- Phẫu thuật Lewis-Santy: Là cách phẫu thuật cắt thực quản qua 2 lần mổ đường bụng và đường ngực, chỉ định cho ung thư thực quản 1/3 giữa và 1/3 dưới, nghĩa là đoạn dưới cung động mạch chủ đến tâm vị.
- Phẫu thuật Akiyama: Cách phẫu thuật mở ngực cắt thực quản trước rồi mở bụng tạo ống dạ dày, mở cổ khâu miệng nối giảm tỷ lệ tử vong đáng kể so với khâu nối trong lòng ngực. Các làm này được chỉ định cho ung thư thực quản 1/3 giữa và phần thấp của 1/3 trên.
- Phẫu thuật cắt thực quản không mở ngực: Giải phóng thực quản ngực bằng tay, không vét hạch, cắt thực quản ở cổ trái, tạo ống dạ dày đưa lên cổ nối với thực quản, được chỉ định dành cho ung thư thực quản 1/3 dưới.
- Phẫu thuật nội soi ung thư thực quản: Phẫu thuật nội soi ung thư thực quản về cơ bản tương tự như phẫu thuật Akiyama nhưng thì ngực và bụng được thay thế hoàn toàn bằng thao tác nội soi
Phẫu thuật là biến pháp điều trị ung thư thực quản triệt để.
Hóa trị
Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư. Hóa trị thường được sử dụng trước hoặc sau khi phẫu thuật ở những người bị ung thư thực quản. Hóa trị cũng có thể được kết hợp với xạ trị. Ở người bị bệnh ung thư đã lan rộng ra khỏi thực quản, hóa trị có thể được sử dụng một mình để giúp làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng gây ra bởi ung thư.
Xạ trị
Xạ trị sử dụng các tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Bức xạ có thể đến từ một máy bên ngoài cơ thể. Hoặc bức xạ có thể được đặt bên trong cơ thể ở gần mô bệnh ung thư.
Bức xạ trị liệu thường kết hợp với hóa trị ở những người bị ung thư thực quản. Nó có thể được sử dụng trước hoặc sau khi phẫu thuật. Bức xạ trị liệu cũng được sử dụng để làm giảm các biến chứng của bệnh ung thư thực quản giai đoạn muộn, chẳng hạn như khi một khối u phát triển đủ lớn để ngăn chặn thực phẩm từ đi qua đến dạ dày.
Thử nghiệm lâm sàng
Thử nghiệm lâm sàng đang nghiên cứu thử nghiệm các phương pháp điều trị ung thư mới nhất và những cách thức mới của việc sử dụng phương pháp điều trị ung thư hiện tại. Trong khi thử nghiệm lâm sàng cung cấp cho cơ hội để thử điều trị ung thư theo phương thức mới, không thể đảm bảo chữa bệnh.
VI. Phòng ngừa ung thư thực quản tái phát và mắc mới ung thư
Ung thư thực quản là căn bệnh rất nguy hiểm, phần lớn người mắc lần đầu do thói quen sống không lành mạnh gây ra. Chính vì thế, việc phòng ngừa ung thư thực quản là điều vô cùng cấp thiết đối với tất cả mọi người.
Phòng ngừa tái phát và mắc mới ung thư thực quản cần lưu ý đến những yếu tố sau:
- Hút thuốc lá và uống rượu là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư thực quản, vì vậy hãy bỏ hút thuốc lá, thuốc lào, hạn chế uống rượu.
- Có chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ. Nên ăn nhiều rau quả và tránh béo phì.
- Thường xuyên tập thể dục thể thao.
Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng sản phẩm từ fucoidan hỗ trợ điều trị ung thư thực quản, như Fucoidan Nhật Bản được chiết xuất từ thiên nhiên có tác dụng tăng sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe và hỗ trợ người bệnh. Fucoidan Nhật có chứa hoạt chất Fucoidan hỗ trợ điều trị ung thư thực quản, kết hợp với nấm Agaricus tăng cường sức đề kháng, tiêu diệt ung thu từ trong trứng nước.
Sản phẩm được các bác sĩ chuyên khoa ung bướu ở bệnh viện K, bệnh viện 108 hay Bạch Mai khuyên dùng.
Bạn có thể mua sản phẩm chính hãng trực tiếp qua website https://kingfucoidan.vn/ bằng cách gọi đến số tổng đài miễn cước trong giờ hành chính 18000069 hoặc số ngoài giờ hành chính 02439963961