Cách giảm đường huyết cao sau bữa ăn
Chúng ta đều biết đến những ảnh hưởng không tốt của việc tăng lượng đường trong máu sau bữa ăn đối với người bị tiểu đường. Nếu không được xử trí kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng đến mắt, thận, thần kinh và tim. Sau đây là một số cách giảm đường huyết cao sau bữa ăn bạn cần lưu ý.
Chúng ta đều biết đến những ảnh hưởng không tốt của việc tăng lượng đường trong máu sau bữa ăn đối với người bị tiểu đường. Nếu không được xử trí kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng đến mắt, thận, thần kinh và tim. Sau đây là một số cách giảm đường huyết cao sau bữa ăn bạn cần lưu ý.
1. Đường huyết tăng đột biến là gì?
Sau bữa ăn, mức đường huyết thường tạm thời tăng cao đột biến. Ngay cả ở những người không bị tiểu đường, thì sau khi ăn lượng đường huyết cũng tăng một chút. Tuy nhiên, nếu lượng đường tăng quá cao sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn trong ngày và góp phần gây nên những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.
Ở những người không bị đái tháo đường, khi ăn các thực phẩm có chứa chất bột đường sẽ gây ra hai phản ứng quan trọng trong tuyến tụy: đó là sự phóng thích insulin ngay lập tức vào máu và sự giải phóng hormone amylin.
Insulin bắt đầu hoạt động gần như ngay lập tức (để chuyển glucose ra khỏi máu và vào tế bào) và kết thúc công việc chỉ trong vài phút. Amylin sẽ giữ cho thức ăn không đến ruột non quá nhanh (khi chất dinh dưỡng được hấp thu vào máu). Kết quả là, tại thời điểm lượng đường trong máu bắt đầu tăng lên, insulin sẽ đưa lượng glucose đến các tế bào của cơ thể. Trong hầu hết các trường hợp, mức đường huyết tăng sau bữa ăn hầu như không đáng kể.
Tuy nhiên, ở những người mắc bệnh tiểu đường thì ngược lại. Các insulin tác động nhanh xen lẫn trong các bữa ăn sẽ mất khoảng 15 phút để bắt đầu hoạt động, từ 60–90 phút để đến “đỉnh điểm” hoặc đạt hiệu quả tối đa và 4 giờ hoặc nhiều hơn để kết thúc công việc của mình.
Trong khi đó, amylin không được sản xuất đủ, vì vậy sự di chuyển dòng thức ăn từ dạ dày đến ruột không chậm như cách nó hoạt động. Kết quả là thực phẩm được tiêu hóa nhanh hơn bình thường. Sự kết hợp của insulin chậm hơn và thức ăn tiêu hóa nhanh hơn làm cho lượng đường trong máu tăng lên đột biến ngay sau khi ăn.
2. Tại sao đường huyết tăng đột biến lại là vấn đề đáng quan tâm?
Mặc dù lượng đường huyết tăng sau bữa ăn chỉ là tạm thời, nhưng một vài lần đột ngột mỗi ngày như vậy cũng có thể làm tăng lượng glycosylated hemoglobin (HbA1c), và mức HbA1c cao sẽ làm tăng nguy cơ dẫn đến các biến chứng tiểu đường lâu dài.
Kết quả xét nghiệm HbA1c của bạn cho biết mức đường huyết trung bình mọi lúc trong ngày (trước và sau bữa ăn) trong vòng 2–3 tháng qua, so với những tuần trước đó thì những tuần gần đây sẽ ảnh hưởng đến kết quả nhiều hơn. Vì vậy, nếu lượng đường trong máu trước bữa ăn của bạn là 7,2 mmol/l (130 mg/dl) trong khoảng thời gian ba tháng, và mức trung bình sau bữa ăn là 6 mmol/l (240 mg/dl), HbA1c sẽ phản ánh mức trung bình tổng thể ở giữa hai con số này.
Điều thú vị là các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đối với những người có HbA1c dưới 7,5%, lượng đường trong máu sau bữa ăn có ảnh hưởng đến HbA1c lớn hơn so với trước bữa ăn. Nói cách khác, việc giảm lượng đường huyết trước bữa ăn chỉ dừng ở một mức nào đó. Nếu bạn muốn mức HbA1c của mình càng gần bình thường càng tốt, bạn cũng nên quan tâm đến số lượng các bữa ăn phụ sau bữa ăn.
Tác động lâu dài của nồng độ đường huyết cao sau bữa ăn đã được nghiên cứu rộng rãi. Đối với những người bị tiểu đường tuýp 1, các bữa ăn phụ sau bữa ăn chính đã được chứng minh là nguyên nhân gây ra bệnh thận sớm và đẩy nhanh tiến triển của bệnh võng mạc, vấn đề về mắt thường gặp nhất đối với bệnh nhân tiểu đường. Ở những người bị tiểu đường tuýp 2, lượng đường trong máu cao sau bữa ăn là một yếu tố nguy hiểm dẫn đến bệnh tim mạch.
Nhưng không chỉ giới hạn ở các biến chứng lâu dài, bất cứ lúc nào lượng đường trong máu tăng lên đột biến cao, thậm chí chỉ là tạm thời, cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Điều này sẽ làm giảm năng lượng, tâm trạng thay đổi, suy giảm chức năng não bộ, thể chất và khả năng thể thao.
Một nghiên cứu của Úc về những người trẻ tuổi mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 cho thấy rằng lượng đường trong máu cao ngắn hạn có ảnh hưởng tiêu cực tới việc thực hiện tư duy, phối hợp, cảm xúc và tâm trạng. Một nghiên cứu tiến hành trên những người bị tiểu đường tuýp 2 cho thấy đường huyết cao làm chậm hiệu suất trí tuệ, giảm sự chú ý, giảm năng lượng và dẫn đến những cảm giác buồn bã và căng thẳng.
Ngoài ra, những ảnh hưởng của việc tăng đường huyết sau bữa ăn không biến mất ngay lập tức khi đường huyết trở lại bình thường. Mỗi lần lượng đường trong máu tăng cao có thể làm thay đổi cách thức hoạt động của các hệ gene nhất định, sản xuất các hóa chất gây hại gọi là các gốc tự do, gây viêm nhiễm và làm hỏng các lớp lót của các mạch máu trong nhiều giờ. Vì vậy, rõ ràng, việc đường huyết tăng đột biến sau bữa ăn cần được đặc biệt chú ý.
3. Phương pháp đo lường sự tăng đột biến
Thời gian chính xác của sự tăng đột biến nồng độ glucose trong máu có thể thay đổi từ người này sang người khác và tùy vào từng bữa ăn. Trung bình thì mức đường huyết tối đa có xu hướng xảy ra khoảng một giờ và 15 phút sau bữa ăn. Vì vậy, kiểm tra lượng đường trong máu của bạn (sử dụng máu từ ngón tay) khoảng một giờ sau khi kết thúc bữa ăn sẽ cho bạn biết mức độ đường huyết đang diễn ra. Hãy kiểm tra trước và sau bữa sáng, trưa và tối nhiều lần để xác định mức độ tăng đột biến xảy ra sau mỗi bữa ăn. Thông thường, những đột biến đáng kể thường xảy ra sau bữa sáng, nhưng vẫn nên kiểm tra sau mỗi bữa ăn ít nhất vài lần để xem điều gì đang diễn ra.
1. Đường huyết tăng đột biến là gì?
Sau bữa ăn, mức đường huyết thường tạm thời tăng cao đột biến. Ngay cả ở những người không bị tiểu đường, thì sau khi ăn lượng đường huyết cũng tăng một chút. Tuy nhiên, nếu lượng đường tăng quá cao sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn trong ngày và góp phần gây nên những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.
Ở những người không bị đái tháo đường, khi ăn các thực phẩm có chứa chất bột đường sẽ gây ra hai phản ứng quan trọng trong tuyến tụy: đó là sự phóng thích insulin ngay lập tức vào máu và sự giải phóng hormone amylin.
Insulin bắt đầu hoạt động gần như ngay lập tức (để chuyển glucose ra khỏi máu và vào tế bào) và kết thúc công việc chỉ trong vài phút. Amylin sẽ giữ cho thức ăn không đến ruột non quá nhanh (khi chất dinh dưỡng được hấp thu vào máu). Kết quả là, tại thời điểm lượng đường trong máu bắt đầu tăng lên, insulin sẽ đưa lượng glucose đến các tế bào của cơ thể. Trong hầu hết các trường hợp, mức đường huyết tăng sau bữa ăn hầu như không đáng kể.
Tuy nhiên, ở những người mắc bệnh tiểu đường thì ngược lại. Các insulin tác động nhanh xen lẫn trong các bữa ăn sẽ mất khoảng 15 phút để bắt đầu hoạt động, từ 60–90 phút để đến “đỉnh điểm” hoặc đạt hiệu quả tối đa và 4 giờ hoặc nhiều hơn để kết thúc công việc của mình.
Trong khi đó, amylin không được sản xuất đủ, vì vậy sự di chuyển dòng thức ăn từ dạ dày đến ruột không chậm như cách nó hoạt động. Kết quả là thực phẩm được tiêu hóa nhanh hơn bình thường. Sự kết hợp của insulin chậm hơn và thức ăn tiêu hóa nhanh hơn làm cho lượng đường trong máu tăng lên đột biến ngay sau khi ăn.
2. Tại sao đường huyết tăng đột biến lại là vấn đề đáng quan tâm?
Mặc dù lượng đường huyết tăng sau bữa ăn chỉ là tạm thời, nhưng một vài lần đột ngột mỗi ngày như vậy cũng có thể làm tăng lượng glycosylated hemoglobin (HbA1c), và mức HbA1c cao sẽ làm tăng nguy cơ dẫn đến các biến chứng tiểu đường lâu dài.
Kết quả xét nghiệm HbA1c của bạn cho biết mức đường huyết trung bình mọi lúc trong ngày (trước và sau bữa ăn) trong vòng 2–3 tháng qua, so với những tuần trước đó thì những tuần gần đây sẽ ảnh hưởng đến kết quả nhiều hơn. Vì vậy, nếu lượng đường trong máu trước bữa ăn của bạn là 7,2 mmol/l (130 mg/dl) trong khoảng thời gian ba tháng, và mức trung bình sau bữa ăn là 6 mmol/l (240 mg/dl), HbA1c sẽ phản ánh mức trung bình tổng thể ở giữa hai con số này.
Điều thú vị là các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đối với những người có HbA1c dưới 7,5%, lượng đường trong máu sau bữa ăn có ảnh hưởng đến HbA1c lớn hơn so với trước bữa ăn. Nói cách khác, việc giảm lượng đường huyết trước bữa ăn chỉ dừng ở một mức nào đó. Nếu bạn muốn mức HbA1c của mình càng gần bình thường càng tốt, bạn cũng nên quan tâm đến số lượng các bữa ăn phụ sau bữa ăn.
Tác động lâu dài của nồng độ đường huyết cao sau bữa ăn đã được nghiên cứu rộng rãi. Đối với những người bị tiểu đường tuýp 1, các bữa ăn phụ sau bữa ăn chính đã được chứng minh là nguyên nhân gây ra bệnh thận sớm và đẩy nhanh tiến triển của bệnh võng mạc, vấn đề về mắt thường gặp nhất đối với bệnh nhân tiểu đường. Ở những người bị tiểu đường tuýp 2, lượng đường trong máu cao sau bữa ăn là một yếu tố nguy hiểm dẫn đến bệnh tim mạch.
Nhưng không chỉ giới hạn ở các biến chứng lâu dài, bất cứ lúc nào lượng đường trong máu tăng lên đột biến cao, thậm chí chỉ là tạm thời, cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Điều này sẽ làm giảm năng lượng, tâm trạng thay đổi, suy giảm chức năng não bộ, thể chất và khả năng thể thao.
Một nghiên cứu của Úc về những người trẻ tuổi mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 cho thấy rằng lượng đường trong máu cao ngắn hạn có ảnh hưởng tiêu cực tới việc thực hiện tư duy, phối hợp, cảm xúc và tâm trạng. Một nghiên cứu tiến hành trên những người bị tiểu đường tuýp 2 cho thấy đường huyết cao làm chậm hiệu suất trí tuệ, giảm sự chú ý, giảm năng lượng và dẫn đến những cảm giác buồn bã và căng thẳng.
Ngoài ra, những ảnh hưởng của việc tăng đường huyết sau bữa ăn không biến mất ngay lập tức khi đường huyết trở lại bình thường. Mỗi lần lượng đường trong máu tăng cao có thể làm thay đổi cách thức hoạt động của các hệ gene nhất định, sản xuất các hóa chất gây hại gọi là các gốc tự do, gây viêm nhiễm và làm hỏng các lớp lót của các mạch máu trong nhiều giờ. Vì vậy, rõ ràng, việc đường huyết tăng đột biến sau bữa ăn cần được đặc biệt chú ý.
3. Phương pháp đo lường sự tăng đột biến
Thời gian chính xác của sự tăng đột biến nồng độ glucose trong máu có thể thay đổi từ người này sang người khác và tùy vào từng bữa ăn. Trung bình thì mức đường huyết tối đa có xu hướng xảy ra khoảng một giờ và 15 phút sau bữa ăn. Vì vậy, kiểm tra lượng đường trong máu của bạn (sử dụng máu từ ngón tay) khoảng một giờ sau khi kết thúc bữa ăn sẽ cho bạn biết mức độ đường huyết đang diễn ra. Hãy kiểm tra trước và sau bữa sáng, trưa và tối nhiều lần để xác định mức độ tăng đột biến xảy ra sau mỗi bữa ăn. Thông thường, những đột biến đáng kể thường xảy ra sau bữa sáng, nhưng vẫn nên kiểm tra sau mỗi bữa ăn ít nhất vài lần để xem điều gì đang diễn ra.
Trước khi giải thích các chỉ số, hãy đọc qua chúng trước. Chẳng hạn như, lượng glucose trước bữa ăn là 210 mg/dl, 1 giờ sau bữa ăn là 240 mg/dl, chỉ tăng 30 điểm; trong khi lượng glucose trước bữa ăn là 110 mg/dl, sau một giờ lên 240 mg/dl, tăng 130 điểm.
Vậy chính xác mức đường huyết tăng quá cao sau bữa ăn là bao nhiêu? Không có câu trả lời chính xác cho vấn đề này. Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyên rằng nên giữ đường huyết dưới 180 mg/dl sau bữa ăn 1–2 giờ. Nhóm chính sách về đái tháo đường châu Âu đề nghị giữ nó tối đa dưới 165 mg/dl, và Hiệp hội các nhà Nội tiết lâm sàng Hoa Kỳ đề nghị giữ dưới 140 mg/dl sau khi ăn, Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế khuyến cáo giữ nó dưới 135 mg/dl sau khi ăn. Tuy nhiên, không có một hướng dẫn cụ thể nào của các tổ chức trên đối với bệnh tiểu đường tuýp 1 so với tiểu đường tuýp 2, người sử dụng insulin so với người không sử dụng, hoặc trẻ em so với người lớn.
4. Cách tiếp cận y khoa để kiểm soát đột biến
Một cách tiếp cận phổ biến để làm giảm lượng glucose trong máu sau bữa ăn là bổ sung insulin. Nhưng chỉ trừ khi mức đường trong máu của bạn vẫn cao trong 3–6 giờ sau khi ăn, nếu không việc dùng nhiều insulin sẽ không giải quyết được vấn đề. Thực tế, việc tăng lượng insulin trong bữa ăn sẽ dẫn đến lượng đường huyết thấp trước bữa ăn tiếp theo.
Dưới đây là một số phương pháp có thể giúp đường huyết hoạt động tốt hơn:
Chọn đúng insulin (hoặc thuốc khác). Insulin hoặc loại thuốc phù hợp có thể phá vỡ khả năng đường huyết đột biến sau bữa ăn. Nói chung, insulin và các loại thuốc khác làm việc nhanh trong một thời gian ngắn sẽ hoạt động tốt hơn so với những loại thuốc hoạt động chậm trong một thời gian dài.
Ví dụ, các chất tương tự insulin có tác động nhanh (như Humalog, NovoLog, và Apidra) sẽ bắt đầu hoạt động 10–15 phút sau khi tiêm và đạt được tốc độ cao trong khoảng một giờ đồng hồ, và loại insulin tác động cực nhanh như Afrezza chỉ mất 15 phút để bắt đầu làm việc và đạt tốc độ cao nhất trong khoảng 30 phút.
Nếu bạn tiêm insulin NPH vào buổi sáng để “che đậy” chất bột đường ăn vào giữa ngày, thì mức đường trong máu của bạn sau bữa ăn trưa và sau bữa ăn nhẹ vào ban ngày có thể sẽ rất cao. Đây cũng là trường hợp nếu bạn dùng insulin trộn sẵn (75/25, 70/30 hoặc 50/50) hai lần mỗi ngày.
Đối với trường hợp ít đột biến hơn, hãy cân nhắc dùng insulin tác dụng nhanh trước mỗi bữa ăn hoặc bữa ăn nhẹ và sử dụng những insulin cơ bản hoạt động lâu dài như Lantus, Levemir, Toujeo hoặc Basaglar xen lẫn những bữa ăn.
Nếu bạn sử dụng thuốc uống cho bệnh tiểu đường, sự lựa chọn thuốc của bạn cũng có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát lượng đường trong máu sau bữa ăn. Sulfonylureas (glyburide, glipizide và glimepiride) kích thích tuyến tụy tiết ra một lượng insulin ít hơn trong ngày, không tính đến các bữa ăn. Vì những loại thuốc này không tập trung tiết insulin vào những lúc cần thiết nhất, lượng đường trong máu sau bữa ăn có thể tăng cao.
Tuy nhiên, có hai loại thuốc uống, repaglinide (Prandin) và nateglinide (Starlix), cũng kích thích tuyến tụy tiết ra nhiều insulin hơn nhưng hoạt động nhanh hơn và trong thời gian ngắn. Khi dùng trong bữa ăn, loại thuốc này có thể kiểm soát chất lượng sau bữa ăn tốt hơn so với sulfonylurea.
Một loại thuốc tiểu đường uống khác gọi là chất ức chế alpha-glucosidase (bao gồm các loại thuốc Precose và Glyset) làm giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn bằng cách ngăn chặn một phần vận chuyển đường qua ruột và vào trong mạch máu. Tuy nhiên, những loại thuốc này đôi khi có thể gây đầy hơi chướng bụng và rối loạn dạ dày ruột.
Thời gian tiêm tĩnh mạch insulin cũng phải hợp lý và đúng cách. Đối với những người dùng insulin tác động nhanh, thời gian tiêm tĩnh mạch có thể có ảnh hưởng rất lớn đến lượng đường trong máu sau bữa ăn. Tiêm tĩnh mạch insulin quá muộn để đáp ứng với sự xâm nhập của glucose vào máu từ các chất bột đường có trong chế độ ăn có thể gây ra đột biến đáng kể lượng glucose trong máu ngay sau khi ăn. Thời gian tiêm insulin đúng cách có thể mang đến sự kiểm soát đường huyết sau bữa ăn tuyệt vời.
Trừ khi bạn bị liệt dạ dày, cách tốt nhất là tiêm tĩnh mạch insulin trước khi ăn. Nhưng trước bữa ăn bao lâu thì được? Nó phụ thuộc chủ yếu vào những gì bạn đang ăn và mức độ đường huyết trước bữa ăn của bạn.
Về cơ bản, chỉ số đường huyết (glycemic index – GI) của thực phẩm càng cao thì càng phải sử dụng tiêm tĩnh mạch insulin sớm hơn. Chỉ số GI đo lường phân hủy nhanh chóng của thức ăn trong quá trình tiêu hóa và làm tăng đường huyết. Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao (trên 70) bao gồm ngũ cốc ăn sáng lạnh, bánh mì, khoai tây, cơm và snack. Chúng có xu hướng gây ra sự gia tăng đáng kể lượng đường trong máu khoảng 30–45 phút sau khi ăn. Đối với các bữa ăn chứa thực phẩm có chỉ số GI cao, tốt nhất là nên tiêm tĩnh mạch insulin 15–20 phút trước khi ăn. Điều này sẽ cho phép lượng insulin tối đa gần bằng mức đường huyết tối đa.
Các thực phẩm có chỉ số đường huyết trung bình (khoảng 45–70) sẽ tiêu hóa chậm hơn một chút, dẫn đến lượng glucose trong máu thấp hơn, ít nhất 45–60 phút sau khi ăn. Ví dụ như kem, nước cam, bánh, cà rốt, bánh pizza và các bữa ăn bao gồm nhiều loại thực phẩm khác nhau. Tốt nhất là bạn nên tiêm tĩnh mạch insulin 5–10 phút trước khi ăn các loại thực phẩm này.
Thực phẩm có chỉ số glycemic thấp (dưới 45) có xu hướng tác động chậm, tăng đường huyết. Mức đường huyết tối đa có thể xảy ra 1–2 giờ sau khi ăn. Ví dụ về thực phẩm có chỉ số GI thấp là mì ống, sữa, sữa chua và đậu nấu chín. Đối với những loại thực phẩm này, tiêm insulin ngay từ đầu bữa ăn, trong suốt bữa ăn, hoặc ngay sau khi ăn thường đạt hiệu quả nhất.
Trước khi giải thích các chỉ số, hãy đọc qua chúng trước. Chẳng hạn như, lượng glucose trước bữa ăn là 210 mg/dl, 1 giờ sau bữa ăn là 240 mg/dl, chỉ tăng 30 điểm; trong khi lượng glucose trước bữa ăn là 110 mg/dl, sau một giờ lên 240 mg/dl, tăng 130 điểm.
Vậy chính xác mức đường huyết tăng quá cao sau bữa ăn là bao nhiêu? Không có câu trả lời chính xác cho vấn đề này. Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyên rằng nên giữ đường huyết dưới 180 mg/dl sau bữa ăn 1–2 giờ. Nhóm chính sách về đái tháo đường châu Âu đề nghị giữ nó tối đa dưới 165 mg/dl, và Hiệp hội các nhà Nội tiết lâm sàng Hoa Kỳ đề nghị giữ dưới 140 mg/dl sau khi ăn, Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế khuyến cáo giữ nó dưới 135 mg/dl sau khi ăn. Tuy nhiên, không có một hướng dẫn cụ thể nào của các tổ chức trên đối với bệnh tiểu đường tuýp 1 so với tiểu đường tuýp 2, người sử dụng insulin so với người không sử dụng, hoặc trẻ em so với người lớn.
4. Cách tiếp cận y khoa để kiểm soát đột biến
Một cách tiếp cận phổ biến để làm giảm lượng glucose trong máu sau bữa ăn là bổ sung insulin. Nhưng chỉ trừ khi mức đường trong máu của bạn vẫn cao trong 3–6 giờ sau khi ăn, nếu không việc dùng nhiều insulin sẽ không giải quyết được vấn đề. Thực tế, việc tăng lượng insulin trong bữa ăn sẽ dẫn đến lượng đường huyết thấp trước bữa ăn tiếp theo.
Dưới đây là một số phương pháp có thể giúp đường huyết hoạt động tốt hơn:
Chọn đúng insulin (hoặc thuốc khác). Insulin hoặc loại thuốc phù hợp có thể phá vỡ khả năng đường huyết đột biến sau bữa ăn. Nói chung, insulin và các loại thuốc khác làm việc nhanh trong một thời gian ngắn sẽ hoạt động tốt hơn so với những loại thuốc hoạt động chậm trong một thời gian dài.
Ví dụ, các chất tương tự insulin có tác động nhanh (như Humalog, NovoLog, và Apidra) sẽ bắt đầu hoạt động 10–15 phút sau khi tiêm và đạt được tốc độ cao trong khoảng một giờ đồng hồ, và loại insulin tác động cực nhanh như Afrezza chỉ mất 15 phút để bắt đầu làm việc và đạt tốc độ cao nhất trong khoảng 30 phút.
Nếu bạn tiêm insulin NPH vào buổi sáng để “che đậy” chất bột đường ăn vào giữa ngày, thì mức đường trong máu của bạn sau bữa ăn trưa và sau bữa ăn nhẹ vào ban ngày có thể sẽ rất cao. Đây cũng là trường hợp nếu bạn dùng insulin trộn sẵn (75/25, 70/30 hoặc 50/50) hai lần mỗi ngày.
Đối với trường hợp ít đột biến hơn, hãy cân nhắc dùng insulin tác dụng nhanh trước mỗi bữa ăn hoặc bữa ăn nhẹ và sử dụng những insulin cơ bản hoạt động lâu dài như Lantus, Levemir, Toujeo hoặc Basaglar xen lẫn những bữa ăn.
Nếu bạn sử dụng thuốc uống cho bệnh tiểu đường, sự lựa chọn thuốc của bạn cũng có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát lượng đường trong máu sau bữa ăn. Sulfonylureas (glyburide, glipizide và glimepiride) kích thích tuyến tụy tiết ra một lượng insulin ít hơn trong ngày, không tính đến các bữa ăn. Vì những loại thuốc này không tập trung tiết insulin vào những lúc cần thiết nhất, lượng đường trong máu sau bữa ăn có thể tăng cao.
Tuy nhiên, có hai loại thuốc uống, repaglinide (Prandin) và nateglinide (Starlix), cũng kích thích tuyến tụy tiết ra nhiều insulin hơn nhưng hoạt động nhanh hơn và trong thời gian ngắn. Khi dùng trong bữa ăn, loại thuốc này có thể kiểm soát chất lượng sau bữa ăn tốt hơn so với sulfonylurea.
Một loại thuốc tiểu đường uống khác gọi là chất ức chế alpha-glucosidase (bao gồm các loại thuốc Precose và Glyset) làm giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn bằng cách ngăn chặn một phần vận chuyển đường qua ruột và vào trong mạch máu. Tuy nhiên, những loại thuốc này đôi khi có thể gây đầy hơi chướng bụng và rối loạn dạ dày ruột.
Thời gian tiêm tĩnh mạch insulin cũng phải hợp lý và đúng cách. Đối với những người dùng insulin tác động nhanh, thời gian tiêm tĩnh mạch có thể có ảnh hưởng rất lớn đến lượng đường trong máu sau bữa ăn. Tiêm tĩnh mạch insulin quá muộn để đáp ứng với sự xâm nhập của glucose vào máu từ các chất bột đường có trong chế độ ăn có thể gây ra đột biến đáng kể lượng glucose trong máu ngay sau khi ăn. Thời gian tiêm insulin đúng cách có thể mang đến sự kiểm soát đường huyết sau bữa ăn tuyệt vời.
Trừ khi bạn bị liệt dạ dày, cách tốt nhất là tiêm tĩnh mạch insulin trước khi ăn. Nhưng trước bữa ăn bao lâu thì được? Nó phụ thuộc chủ yếu vào những gì bạn đang ăn và mức độ đường huyết trước bữa ăn của bạn.
Về cơ bản, chỉ số đường huyết (glycemic index – GI) của thực phẩm càng cao thì càng phải sử dụng tiêm tĩnh mạch insulin sớm hơn. Chỉ số GI đo lường phân hủy nhanh chóng của thức ăn trong quá trình tiêu hóa và làm tăng đường huyết. Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao (trên 70) bao gồm ngũ cốc ăn sáng lạnh, bánh mì, khoai tây, cơm và snack. Chúng có xu hướng gây ra sự gia tăng đáng kể lượng đường trong máu khoảng 30–45 phút sau khi ăn. Đối với các bữa ăn chứa thực phẩm có chỉ số GI cao, tốt nhất là nên tiêm tĩnh mạch insulin 15–20 phút trước khi ăn. Điều này sẽ cho phép lượng insulin tối đa gần bằng mức đường huyết tối đa.
Các thực phẩm có chỉ số đường huyết trung bình (khoảng 45–70) sẽ tiêu hóa chậm hơn một chút, dẫn đến lượng glucose trong máu thấp hơn, ít nhất 45–60 phút sau khi ăn. Ví dụ như kem, nước cam, bánh, cà rốt, bánh pizza và các bữa ăn bao gồm nhiều loại thực phẩm khác nhau. Tốt nhất là bạn nên tiêm tĩnh mạch insulin 5–10 phút trước khi ăn các loại thực phẩm này.
Thực phẩm có chỉ số glycemic thấp (dưới 45) có xu hướng tác động chậm, tăng đường huyết. Mức đường huyết tối đa có thể xảy ra 1–2 giờ sau khi ăn. Ví dụ về thực phẩm có chỉ số GI thấp là mì ống, sữa, sữa chua và đậu nấu chín. Đối với những loại thực phẩm này, tiêm insulin ngay từ đầu bữa ăn, trong suốt bữa ăn, hoặc ngay sau khi ăn thường đạt hiệu quả nhất.
Liệu việc tiêm tĩnh mạch insulin trước như vậy có làm nên sự khác biệt nào không? Chắc chắn rồi. Các nghiên cứu cho thấy tiêm tĩnh mạch insulin trước khi ăn có thể làm giảm bớt những đột biến sau bữa ăn khoảng 50 mg/dl.
Hãy thử dùng GLP-1 hoặc Symlin. Một số hormone tổng hợp tiêm như exenatide (Byetta, Bydureon), liraglutide (Victoza), albiglutide (Tanzeum), dulaglutide (Trulicity) và pramlintide (Symlin) có thể làm giảm đáng kể lượng đường trong máu sau bữa ăn. Những hormone này làm chậm quá trình làm sạch dạ dày, loại bỏ các chất bột đường làm tăng đường huyết ngay sau bữa ăn.
5. Cách giảm đường huyết cao: Lối sống
Giống như nhiều biện pháp quản lý bệnh tiểu đường khác, thuốc chỉ đóng góp một phần trong việc ngăn ngừa tăng đường huyết đột biến sau bữa ăn. Ngoài ra, các chế độ ăn uống và tập thể dục còn đóng vai trò quan trọng không kém. Sau đây là một số cách:
Hãy nghĩ đến việc làm cho chỉ số GI thấp. Như đã đề cập trước đó, chỉ số đường huyết là một thước đo khả năng làm tăng đường huyết sau khi ăn của một loại thực phẩm. Trong khi tất cả các chất bột đường (ngoại trừ chất xơ) cuối cùng được chuyển hóa thành glucose thì một số lại chuyển hóa nhanh hơn những chất còn lại.
Nhiều loại thức ăn tinh bột (như bánh mì, ngũ cốc, khoai tây và cơm) có chỉ số đường huyết cao; tiêu hóa dễ dàng và chuyển đổi nhanh chóng thành đường huyết. Tuy nhiên, một số loại thực phẩm có nhiều chất bột (như mì ống, đậu và đậu Hà Lan) có chỉ số GI thấp hơn. Thực phẩm có chứa dextrose có xu hướng có chỉ số đường huyết cao. Đường sucrose (đường cát) và đường fructose (đường trái cây) có chỉ số đường huyết trung bình, trong khi lactose (đường sữa) có chỉ số đường huyết thấp.
Theo nguyên tắc chung, việc chuyển qua tiêu thụ các thực phẩm có chỉ số GI thấp hơn sẽ giúp làm giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn. Có một số thực phẩm làm chậm lại tốc độ tiêu hóa và tăng lượng đường trong máu. Dưới đây là một số ví dụ về chúng.
Các loại thực phẩm có chứa chất xơ hòa tan (như đậu, yến mạch và xà lách) được tiêu hóa chậm hơn các loại thực phẩm bột đường có chất xơ thấp và các loại thực phẩm nhiều chất xơ không hòa tan đã được nghiền nhỏ, như bột mì.
♦ Các thực phẩm giàu chất béo được tiêu hóa chậm hơn các loại thực phẩm ít chất béo.
♦ Chất rắn được tiêu hóa chậm hơn chất lỏng.
♦ Thực phẩm lạnh được tiêu hóa chậm hơn các loại thực phẩm nóng.
♦ Thức ăn chưa chín được tiêu hóa chậm hơn các thực phẩm chín.
♦ Các thực phẩm nguyên chất (như ngũ cốc chưa chế biến, đậu và đậu khô) được tiêu hóa chậm hơn so với các loại thực phẩm đã được xát hoặc chế biến.
Chia bữa ăn của bạn. Lượng thức ăn tiêu thụ có ảnh hưởng lớn nhất đến mức đường huyết sau khi ăn của bạn. Một cách để hạ thấp đường huyết tăng lên sau bữa ăn, đó là ăn ít hơn. Hãy để một phần bữa ăn chính cho bữa ăn nhẹ hoặc hai giờ sau đó. Nhờ đó, bạn sẽ có thể ăn tất cả các thực phẩm bạn muốn, nhưng không làm tăng lượng đường trong máu cùng một lúc.
Hãy hoạt động. Hoạt động thể chất sau khi ăn có thể làm giảm đường huyết cao sau bữa ăn bằng nhiều cách. Nếu bạn tiêm insulin trước bữa ăn chính hoặc bữa phụ, lượng máu tăng lên tới bề mặt da do tập thể dục có thể làm cho insulin hấp thụ và hoạt động nhanh hơn. Hoạt động của cơ cũng giúp chuyển hóa dòng máu chảy ra từ ruột, dẫn đến hấp thu đường huyết nhanh hơn.
Cần bao nhiêu thời gian tập thể dục để đạt được những lợi ích này? Bạn có thể dành 10–15 phút hoạt động nhẹ nhàng. Điều quan trọng bạn cần nhớ là tránh ngồi trong một khoảng thời gian dài sau khi ăn. Thay vào đó, hãy đi dạo hoặc làm một vài việc lặt vặt. Cố gắng lên lịch cho các hoạt động tích cực này sau bữa ăn.
Ngăn ngừa hạ đường huyết. Huyết áp thấp có rất nhiều vấn đề. Một trong những phản ứng điển hình của cơ thể đối với hạ đường huyết là làm cho chúng ta nhanh đói hơn. Điều đó có nghĩa là việc tiêu hóa thức ăn và làm tăng đường huyết sẽ diễn ra nhanh hơn bình thường. Do đó, ngăn ngừa hạ đường huyết trước bữa ăn và bữa phụ là một chiến lược hiệu quả để kiểm soát lượng đường trong máu sau bữa ăn.
Với nhiều lợi ích ngắn hạn và dài hạn của việc kiểm soát lượng đường trong máu sau bữa ăn, chắc chắn bạn sẽ có những kế hoạch của riêng mình để bắt đầu đo lường, đánh giá và kiểm soát đường huyết sau bữa ăn. Nếu mức đường trong máu của bạn cao hơn mức cần thiết, hãy nói chuyện với bác sĩ về các phương pháp điều trị mới.
Liệu việc tiêm tĩnh mạch insulin trước như vậy có làm nên sự khác biệt nào không? Chắc chắn rồi. Các nghiên cứu cho thấy tiêm tĩnh mạch insulin trước khi ăn có thể làm giảm bớt những đột biến sau bữa ăn khoảng 50 mg/dl.
Hãy thử dùng GLP-1 hoặc Symlin. Một số hormone tổng hợp tiêm như exenatide (Byetta, Bydureon), liraglutide (Victoza), albiglutide (Tanzeum), dulaglutide (Trulicity) và pramlintide (Symlin) có thể làm giảm đáng kể lượng đường trong máu sau bữa ăn. Những hormone này làm chậm quá trình làm sạch dạ dày, loại bỏ các chất bột đường làm tăng đường huyết ngay sau bữa ăn.
5. Cách giảm đường huyết cao: Lối sống
Giống như nhiều biện pháp quản lý bệnh tiểu đường khác, thuốc chỉ đóng góp một phần trong việc ngăn ngừa tăng đường huyết đột biến sau bữa ăn. Ngoài ra, các chế độ ăn uống và tập thể dục còn đóng vai trò quan trọng không kém. Sau đây là một số cách:
Hãy nghĩ đến việc làm cho chỉ số GI thấp. Như đã đề cập trước đó, chỉ số đường huyết là một thước đo khả năng làm tăng đường huyết sau khi ăn của một loại thực phẩm. Trong khi tất cả các chất bột đường (ngoại trừ chất xơ) cuối cùng được chuyển hóa thành glucose thì một số lại chuyển hóa nhanh hơn những chất còn lại.
Nhiều loại thức ăn tinh bột (như bánh mì, ngũ cốc, khoai tây và cơm) có chỉ số đường huyết cao; tiêu hóa dễ dàng và chuyển đổi nhanh chóng thành đường huyết. Tuy nhiên, một số loại thực phẩm có nhiều chất bột (như mì ống, đậu và đậu Hà Lan) có chỉ số GI thấp hơn. Thực phẩm có chứa dextrose có xu hướng có chỉ số đường huyết cao. Đường sucrose (đường cát) và đường fructose (đường trái cây) có chỉ số đường huyết trung bình, trong khi lactose (đường sữa) có chỉ số đường huyết thấp.
Theo nguyên tắc chung, việc chuyển qua tiêu thụ các thực phẩm có chỉ số GI thấp hơn sẽ giúp làm giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn. Có một số thực phẩm làm chậm lại tốc độ tiêu hóa và tăng lượng đường trong máu. Dưới đây là một số ví dụ về chúng.
Các loại thực phẩm có chứa chất xơ hòa tan (như đậu, yến mạch và xà lách) được tiêu hóa chậm hơn các loại thực phẩm bột đường có chất xơ thấp và các loại thực phẩm nhiều chất xơ không hòa tan đã được nghiền nhỏ, như bột mì.
♦ Các thực phẩm giàu chất béo được tiêu hóa chậm hơn các loại thực phẩm ít chất béo.
♦ Chất rắn được tiêu hóa chậm hơn chất lỏng.
♦ Thực phẩm lạnh được tiêu hóa chậm hơn các loại thực phẩm nóng.
♦ Thức ăn chưa chín được tiêu hóa chậm hơn các thực phẩm chín.
♦ Các thực phẩm nguyên chất (như ngũ cốc chưa chế biến, đậu và đậu khô) được tiêu hóa chậm hơn so với các loại thực phẩm đã được xát hoặc chế biến.
Chia bữa ăn của bạn. Lượng thức ăn tiêu thụ có ảnh hưởng lớn nhất đến mức đường huyết sau khi ăn của bạn. Một cách để hạ thấp đường huyết tăng lên sau bữa ăn, đó là ăn ít hơn. Hãy để một phần bữa ăn chính cho bữa ăn nhẹ hoặc hai giờ sau đó. Nhờ đó, bạn sẽ có thể ăn tất cả các thực phẩm bạn muốn, nhưng không làm tăng lượng đường trong máu cùng một lúc.
Hãy hoạt động. Hoạt động thể chất sau khi ăn có thể làm giảm đường huyết cao sau bữa ăn bằng nhiều cách. Nếu bạn tiêm insulin trước bữa ăn chính hoặc bữa phụ, lượng máu tăng lên tới bề mặt da do tập thể dục có thể làm cho insulin hấp thụ và hoạt động nhanh hơn. Hoạt động của cơ cũng giúp chuyển hóa dòng máu chảy ra từ ruột, dẫn đến hấp thu đường huyết nhanh hơn.
Cần bao nhiêu thời gian tập thể dục để đạt được những lợi ích này? Bạn có thể dành 10–15 phút hoạt động nhẹ nhàng. Điều quan trọng bạn cần nhớ là tránh ngồi trong một khoảng thời gian dài sau khi ăn. Thay vào đó, hãy đi dạo hoặc làm một vài việc lặt vặt. Cố gắng lên lịch cho các hoạt động tích cực này sau bữa ăn.
Ngăn ngừa hạ đường huyết. Huyết áp thấp có rất nhiều vấn đề. Một trong những phản ứng điển hình của cơ thể đối với hạ đường huyết là làm cho chúng ta nhanh đói hơn. Điều đó có nghĩa là việc tiêu hóa thức ăn và làm tăng đường huyết sẽ diễn ra nhanh hơn bình thường. Do đó, ngăn ngừa hạ đường huyết trước bữa ăn và bữa phụ là một chiến lược hiệu quả để kiểm soát lượng đường trong máu sau bữa ăn.
Với nhiều lợi ích ngắn hạn và dài hạn của việc kiểm soát lượng đường trong máu sau bữa ăn, chắc chắn bạn sẽ có những kế hoạch của riêng mình để bắt đầu đo lường, đánh giá và kiểm soát đường huyết sau bữa ăn. Nếu mức đường trong máu của bạn cao hơn mức cần thiết, hãy nói chuyện với bác sĩ về các phương pháp điều trị mới.
Xem thêm: 11 lợi ích dành cho bé yêu khi bạn nuôi con bằng sữa mẹ
Tin mới nhất
- Bệnh phình đại tràng ở người lớn có nguy hiểm không?
- Phù thũng
- Các giai đoạn ung thư buồng trứng – Điều cần biết
- Trải lòng của người phụ nữ nông thôn khi phát hiện viêm cổ tử cung ở độ tuổi ngũ tuần
- Bệnh nhân tiểu đường ăn hoa quả gì là tốt cho sức khỏe?
- Tiêm vitamin C trắng da: Coi chừng tiền mất tật mang
- 17 bài thuốc dân gian chữa viêm hang vị dạ dày hiệu quả nhất
- UNG THƯ kiêng ăn gì và nên ăn gì BẤT NGỜ câu trả lời từ CHUYÊN GIA
- Vì sao bệnh nhân đái tháo đường type 2 nên tắm nước nóng?
- Bệnh thoát vị đĩa đệm tiếng anh là gì? Từ vựng và dịch thuật