Viêm amidan là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa hiệu quả
Viêm amidan là bệnh đường hô hấp dễ mắc phải hiện nay. Đối tượng dễ mắc phải phần đông là trẻ em. Bệnh có thể tiến triển thành mãn tính và gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên viêm amidan thường bị nhầm lẫn với các bệnh đường hô hấp trên ở giai đoạn cấp tính. Hiểu rõ về căn bệnh này sẽ giúp bệnh nhân điều trị kịp thời, ngăn ngừa nguy hiểm do biến chứng gây ra.
Bệnh viêm amidan là gì? Có lây không?
Amidan là bộ phận nằm ở ngã ba hầu họng vào phế quản. Cơ quan này có chức năng tiết dịch chống lại vi khuẩn, ngăn ngừa không để virus, vi khuẩn và tác nhân có hại xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp.
Viêm amidan là tình trạng biểu mô phủ của hạch bạch huyết sau cổ họng bị nhiễm trùng, sưng tấy lên, gây đau nhức kèm theo nhiều triệu chứng khó chịu. Người bệnh có thể viêm amidan 1 bên hoặc cả 2 bên. Bệnh diễn tiến theo các cấp độ viêm amidan cấp tính và mạn tính.
Viêm amidan có thể xuất hiện ở mọi đối tượng từ trẻ em cho tới người lớn. Trong đó đối tượng dễ mắc bệnh nhất là trẻ em từ 5 tuổi đến 15 tuổi.
Theo Thầy thuốc ưu tú Lê Phương, GĐ chuyên môn Trung tâm thừa kế & Ứng dụng Đông y Việt Nam, mặc dù nguyên nhân chủ yếu gây viêm là vi khuẩn, virus nhưng bệnh không lây lan từ người sang người. Vì vậy mọi người không nên quá lo lắng khi tiếp xúc với người bệnh.
Hình ảnh viêm amidan
Các hình ảnh viêm amidan tại vòm họng đều có đặc điểm chung là một hoặc cả hai bên amidan sưng, tấy và đỏ. Điều này rất dễ nhẫn biết thông qua việc quan sát vùng vòm họng.
Ngay cả bệnh nhân cũng có thể tự phát hiện hiện tượng sưng đỏ bất thường của amidan để từ đó có những biện pháp thăm khám và điều trị nhanh chóng, thích hợp.
Ngay khi tới thăm khám tại các cơ sở y tế, bác sĩ chuyên khoa cũng sẽ quan sát vùng họng của bệnh nhân để nhìn nhận và đánh giá sự bất thường.
Theo kiến thức y học hiện đại, amidan nằm hai bên thành họng. Nếu amidan khỏe mạnh, không viêm nhiễm thì chúng ta sẽ thấy lớp niêm mạc của amidan có màu hồng.
Trong trường hợp amidan bị viêm, hình ảnh viêm amidan sẽ có những đặc trưng dưới đây:
- Niêm mạc họng và amidan đỏ, sưng, tấy
- Một số mạch máu nhỏ nổi rõ
- Xuất hiện các lớp giả mạc có màu trắng sữa hoặc mủ bao phủ amidan
Nhìn chung các dấu hiệu hình ảnh viêm amidan bất thường rất dễ nhận biết, chúng ta có thể dễ dàng quan sát amidan bằng cách mở rộng miệng và soi gương. Bên cạnh hình ảnh viêm amidan, phần nội dung tiếp theo sẽ làm rõ hơn về các triệu chứng của bệnh.
Triệu chứng viêm amidan cấp và mãn tính
Viêm amidan tiến triển theo hai cấp độ là cấp tính và mãn tính. Đối với mỗi cấp độ, người bệnh sẽ nhận thấy những triệu chứng cụ thể như sau:
Triệu chứng cấp tính
- Amidan sưng tấy và đỏ lên.
- Vùng họng khô rát, đau và cảm giác nóng trong.
- Nuốt nước bọt bị đau và vướng.
- Đau nhói lên tai và đau nhiều khi nuốt hoặc ho.
- Khó thở, thở khò khè.
- Sốt cao, mệt mỏi, đau đầu, chán ăn, nước tiểu đỏ.
- Ho từng cơn kèm theo khàn tiếng, đau tức ngực và có đờm nhầy.
Triệu chứng mãn tính
- Amidan viêm, đỏ, sưng tấy tái phát liên tục.
- Cảm giác ngứa rát, rất vướng trong họng khiến bệnh nhân khạc nhổ.
- Xuất tiết nhiều, hơi thở có mùi do viêm amidan có mủ. Để lâu có thể gây viêm amidan hốc mủ.
- Ho khan từng cơn về buổi sáng khi mới ngủ dậy.
- Giọng nói khàn
- Xuất hiện viêm amidan quá phát: Hai khối amidan sưng to vượt hai trụ trước và sau. Chúng có thể phát triển gần chạm vào nhau, lấp kín họng. Các hốc amidan có thể mưng mủ trắng. Người bệnh thở khò khè, ngáy to khi ngủ hoặc ngừng thở. Những triệu chứng viêm amidan này dễ gặp hơn ở trẻ em.
- Triệu chứng amidan xơ chìm: Kích thước amidan nhỏ, bề mặt gồ ghề, lỗ chỗ, nhiều xơ trắng và chấm mủ nhỏ. Ấn vào amidan sẽ thấy mủ viêm chảy ra từ các hốc. Những triệu chứng viêm amidan này thường gặp ở người lớn tuổi.
Nguyên nhân viêm amidan thường gặp
Viêm amidan gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Theo quan điểm y học hiện đại và y học cổ truyền đều chỉ ra những tác nhân gây bệnh khác nhau. Dựa trên cơ sở đó, có phương pháp điều trị phù hợp để ngăn ngừa bệnh.
Y học hiện đại cho rằng, viêm nhiễm tại amidan xuất hiện là bởi:
- Nhiễm khuẩn: Một số loại thường gặp như khuẩn cầu thận, tụ cầu khuẩn tan huyết nhóm A, yếm khí…
- Nhiễm virus: Nhóm virus thường gặp là eppstein-barr, Adenovirus, Rhinovirus
- Môi trường ô nhiễm: Môi trường nhiều chất độc hại, hóa chất, bụi bẩn ảnh hưởng tới đường hô hấp, trước hết là amidan và họng.
- Cấu trúc bất thường của amidan: Amidan có nhiều hốc tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Nhiều trẻ em có hệ thống bạch huyết phát triển bất thường sẽ làm tăng hạch ở vùng cổ họng. Do đó amidan bị viêm và sưng.
Viêm amidan có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?
Amidan bị viêm không gây nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng nhưng sẽ gây ra triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến tâm lý và cuộc sống của bệnh nhân. Không chỉ vậy, về lâu dài, bệnh quá phát tiến triển thành viêm amidan hốc mủ sẽ rất nguy hiểm.
Người bệnh có thể gặp những biến chứng như:
- Biến chứng tại chỗ: Áp xe amidan, viêm tấy quanh amidan, viêm hoại tử.
- Biến chứng gần: Viêm thanh – phế quản, viêm xoang, viêm tai giữa, áp xe thành họng.
- Biến chứng xa: Viêm thận, viêm khớp, viêm tim, nhiễm khuẩn huyết…
Những tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống mà còn có thể đe dọa đến tính mạng.
Do đó, ngay khi thấy xuất hiện những triệu chứng bất thường, người bệnh nên chủ động đến cơ sở y tế để khám và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Thông qua quan sát vùng hầu họng và amidan, khám lâm sàng và cận lâm sàng, bác sĩ sẽ chẩn đoán viêm amidan dựa trên các triệu chứng cụ thể.
- Viêm amidan cấp tính: Sốt cao, mạch đập nhanh và mạnh, cơ thể mệt mỏi, xuất hiện các chấm đỏ hoặc mảng mủ trắng trên niêm mạc amidan; mảng mủ mềm, dễ nát khi tác động đồng thời không bám chắc vào tố chức amidan; hạch cổ thường không sưng (trừ những trường hợp nặng); trong nước tiểu có ít Albumin, không tìm thấy trực khuẩn Klebs-Loeffer.
- Viêm amidan mãn tính: Ngoài những triệu chứng kể trên như viêm amidan cấp tính, trường hợp amidan mãn tính còn xuất hiện thêm biểu hiện nuốt khá đau, có cảm giác như trong họng có dị vật, cơn đau có thể lan lên tai và đầu, hơi thở có mùi hôi, khàn tiếng, ho, ngủ ngáy. Trên bề mặt amidan xuất hiện nhiều khe, hốc chứa đầy chất như bã đậu và mủ trắng.
Như vậy bên cảnh tình trạng amidan sưng to và đỏ tấy, bác sĩ còn dựa vào nhiều biểu hiện khác để chẩn đoán chính xác tình trạng viêm amidan từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Hiện nay người bệnh có thể điều trị bệnh theo Tây y, Đông y hoặc các biện pháp tại nhà như sau:
Chữa viêm amidan tại nhà bằng mẹo dân gian
Dân gian lưu truyền nhiều mẹo và các bài thuốc nam trị viêm amidan. Những cách chữa này thường áp dụng các loại lá cây, thảo dược hoặc nguyên liệu gần gũi. Bệnh nhân có thể tham khảo một số cách chữa viêm amidan bằng thuốc nam và thảo dược đơn giản sau đây:
- Súc miệng nước muối: Cách này giúp loại bỏ vi khuẩn, giảm viêm nhiễm khá hiệu quả. Bệnh nhân nên thực hiện hằng ngày, mỗi ngày 3 lần.
- Chữa viêm amidan bằng nghệ: Bố mẹ có thể pha bột nghệ với sữa ấm để chữa viêm amidan cho trẻ. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể đun nghệ tươi với nước và một ít muối rồi dùng nước nghệ súc miệng hằng ngày.
- Chữa viêm amidan bằng mật ong: Dùng mật ong hòa với nước ấm cho thêm nước cốt chanh dùng uống mỗi sáng. Người bệnh cũng có thể ngậm quất ngâm mật ong nhiều lần trong ngày để giảm triệu chứng viêm amidan hiệu quả.
- Kết hợp trám chua và huyền sâm: Đây là bài thuốc nam trị viêm amidan hiệu quả được nhiều người áp dụng. Bệnh nhân sắc 4 quả trám chua cùng 9g huyền sâm lấy nước uống thay trà hằng ngày.
- Chữa viêm amidan bằng rau diếp cá: Dùng cả thân và lá cây rửa sạch rồi cho thêm một chút muối. Đem rau diếp cá giã nát lấy nước cốt uống 2 lần mỗi ngày.
- Húng chanh và đường phèn: Đây là mẹo chữa viêm amidan hốc mủ được nhiều bệnh nhân áp dụng. Dùng khoảng 20g húng chanh cùng 20g đường phèn hấp cách thủy. Dùng nước này uống từ từ sẽ thấy giảm triệu chứng.
Cách chữa bằng dân gian sử dụng nguyên liệu thảo dược, thiên nhiên an toàn và phù hợp với cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên các mẹo điều trị này sẽ cho hiệu quả trong tình trạng bệnh nhẹ, giai đoạn đầu. Trường hợp viêm nặng hơn như viêm amidan hốc mủ, cần điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Viêm amidan uống thuốc gì?
Sau khi thăm khám, tùy theo nguyên nhân gây bệnh và biểu hiện lâm sàng, bác sĩ sẽ kê những loại thuốc như:
- Thuốc kháng sinh: Thường là nhóm Beta – lactam, penicillin, nhóm macrolid… Thuốc được sử dụng trong khoảng 10 – 14 ngày.
- Thuốc giảm đau như paracetamol, aspirin, ibuprofen… Dùng cho bệnh nhân bị viêm quá phát thường xuyên. Bệnh nhân đang mang thai, trẻ em cần không được sử dụng aspirin để tránh những tác dụng phụ nguy hiểm.
- Thuốc giảm xung huyết, phù nề: Men chống viêm alpha choay, amitase
- Thuốc tại chỗ: Thuốc súc họng, dung dịch NaCl 0.9%, thuốc kháng viêm sát khuẩn tại chỗ như lysopaine, oropivalone, betadine…
Các loại thuốc này được sử dụng cho bệnh nhân viêm nhiễm ở mức cấp tính và mãn tính, giảm nhanh triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên, thuốc Tây y có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như buồn ngủ, giảm trí nhớ, đau dạ dày, táo bón, suy thận, tăng men gan… Vì vậy người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Phẫu thuật cắt amidan
Amidan là tổ chức có vai trò bảo vệ đường hô hấp của cơ thể. Do đó việc phẫu thuật cắt bỏ chỉ được tiến hành khi thực sự cần thiết. Người bệnh có thể được cân nhắc phẫu thuật trong những trường hợp sau:
- Viêm nhiễm tái phát nhiều lần, khoảng 5 – 7 lần/ năm.
- Bệnh gây biến chứng nghiêm trọng, tái diễn nhiều lần: Áp xe quanh amidan, áp xe thành họng, viêm amidan sưng hạch cổ, viêm khớp, thấp khớp…
- Viêm quá phát ảnh hưởng đến chức năng nuốt và thở, nhất là khi người bệnh bị thở cơn ngắn, thở gấp hoặc ngưng thở khi ngủ.
Các bác sĩ sẽ áp dụng các thiết bị kỹ thuật phù hợp để cắt bỏ amidan cho bệnh nhân. Đây là cách chữa viêm amidan mãn tính hiệu quả và triệt để nhất. Tuy nhiên khi quyết định phẫu thuật, người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn như:
- Chảy máu không cầm được trong hoặc sau phẫu thuật.
- Sốc phản vệ trong quá trình gây mê.
- Nhiễm trùng sau khi tiến hành thủ thuật.
Cắt amidan là biện pháp chữa trị triệt để nhất. Tuy nhiên cách này tiềm ẩn nhiều rủi ro và có thể làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Do vậy người bệnh cần cân nhắc thật kỹ càng cùng bác sĩ để biết viêm amidan mãn tính có nên cắt hay không.
Điều trị viêm amidan bằng thuốc Đông y
Bên cạnh phương pháp chữa bệnh theo y học hiện đại, điều trị viêm amidan bằng Đông y, nhất là với trẻ em được nhiều người quan tâm và lựa chọn. Theo y học cổ truyền, amidan nằm ở vị trí cửa ngõ hầu họng nên dễ bị ngoại tà xâm nhập. Khi nguyên khí hao tổn, chức năng tạng phủ bên trong suy yếu, phong nhiệt uất kết tại họng đốt cháy tân dịch sinh ra đờm kết hợp với phong nhiệt bên ngoài sẽ gây viêm amidan.
Theo Đông y nếu chỉ điều trị triệu chứng mà không giải quyết căn nguyên bên trong, bệnh sẽ tái phát trở lại. Vì vậy Y học cổ truyền hướng tới điều trị người bệnh, giúp cơ thể cân bằng âm dương, hồi phục chính khí. Khi cơ thể ở trạng thái cân bằng, tà khí sẽ bị đẩy lùi viêm nhiễm cũng bị triệt tiêu. Đồng thời, phương pháp đông y cũng giúp bồi bổ chức năng các cơ quan của cơ thể, nhờ vậy khả năng phòng ngừa bệnh của cơ thể được nâng cao.
Dưới đây là một số bài thuốc tiêu biểu chữa viêm amidan trong Đông y:
Bài thuốc số 1:
- Thành phần: Ngưu hoàng tử (12g), hoàng cầm (12g), kim ngân hoa (16g), liên kiều (14g), bạc hà (10g), cát cánh (10g), hoàng liên (8g).
- Cách thực hiện: Mỗi thang thuốc sắc với 6 bát nước tới khi cạn còn một nửa thì chắt lấy nước chia làm 3 lần uống trong ngày.
Bài thuốc số 2:
- Thành phần: Ngân hoa (15g), huyền sâm (15g), tang bì (10g), bạc hà (10g), kinh giới (10g), thiên hoa phấn (10g), sơn đậu căn (10g), xích thược (10g), ngưu bàng tử (10g), bạch cương tàn (10g), cam thảo (6g).
- Cách thực hiện: Sắc thuốc với 600ml nước rồi lấy nước cốt chia làm 4 lần uống trong ngày. Dùng liên tục trong khoảng 2 tháng mới cho hiệu quả.
Bài thuốc số 3:
- Thành phần: Kim ngân hoa (16g), huyền sâm (16g), liên kiều (12g), đạm trúc diệp (12g),ngưu bàng tử (12g), cam thảo (8g), bạc hà (5g), kinh giới (5g).
- Cách thực hiện: Sắc thuốc với 200ml nước, rồi chia làm 3 lần uống trong ngày.
Bài thuốc số 4:
- Thành phần: Mạch môn (14g), xuyên bối mẫu (14g), nhân sâm (12g), phục linh(12g), hoàng cầm (12g), trần bì (12g), bạc hà (12g), tô diệp (10g), chi tử (10g), cam thảo (6g).
- Cách thực hiện: Sắc thuốc với 6 bát nước tới khi cạn còn ½ thì chia làm 3 lần uống trong ngày.
Bài thuốc số 5:
- Thành phần: Hoàng kỳ (24g), đảm sâm (16g), bạch truật (12g), sài hồ (12g), đương quy (10g), hạnh nhân (10g), hoàng cầm (10g), liên kiều (8g), trần bì (8g), cam thảo (8g).
- Cách thực hiện: Mỗi ngày sắc uống 1 thang. Một thang sắc với 2 lít nước tới khi cạn còn 1/3 thì chia thuốc làm 3 lần uống.
Bài thuốc số 6:
- Thành phần: Chỉ thiên khô (15g)
- Cách thực hiện: Lấy chỉ thiên khô sắc với 500ml nước trong 45 phút rồi dùng dung dịch này để súc miệng liên tục trong ngày. Có thể ngậm thuốc trong khoảng 3-5 phút để thuốc phát huy tác dụng tốt hơn.
Ngoài ra, hiện này nhiều bệnh nhân còn tin tưởng điều trị viêm amidan bằng Đông y với Thanh Hầu Bổ Phế Thang. Đây là một bài thuốc nổi tiếng của Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam được các bác sĩ, lương y có chuyên môn và giàu kinh nghiệm nghiên cứu và bào chế.
Bài thuốc Thanh Hầu Bổ Phế Thang chữa viêm amidan
Dựa theo nguyên tắc trên, Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng thuốc Đông y Việt Nam đã đẩy mạnh nghiên cứu bài thuốc điều trị viêm amidan từ các bài thuốc cổ phương trong dân gian. Dự án có sự tham gia của nhiều thầy thuốc, bác sĩ có chuyên môn giỏi, đứng đầu là Thầy thuốc ưu tú Lê Phương.
Sau nhiều năm nghiên cứu, bác sĩ Lê Phương đã sưu tầm, thẩm định, kiểm nghiệm công dụng thực tế của các bài thuốc trị viêm amidan dân gian và phát triển thành bài thuốc Thanh Hầu Bổ Phế Thang. Bài thuốc đã được ứng dụng vào thực tế điều trị viêm amidan tại Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng thuốc Đông y Việt Nam.
Bài thuốc gồm nhiều thành phần thảo dược tự nhiên được kết hợp theo TỶ LỆ VÀNG giúp giải quyết viêm nhiễm, tăng lực bên trong nhằm giúp cơ thể chống lại bệnh theo cơ chế tự nhiên. Nhờ sự kết hợp của các vị thuốc theo tỉ lệ phù hợp, bài thuốc Thanh Hầu Bổ Phế Thang có tác dụng tốt trong điều trị viêm amidan cấp và mãn tính.
Đặc biệt, các thành phần của bài thuốc đều có nguồn gốc từ các vườn dược liệu sạch đạt tiêu chuẩn GACP-_WHO do trung tâm trực tiếp xây dựng và phát triển. Nhờ vậy, thuốc cam kết không chứa hóa chất, chất bảo quản, không trộn tân dược. Người bệnh là trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú hoàn toàn có thể sử dụng thuốc mà không lo tác dụng phụ.
Viêm amidan nên ăn gì, kiêng gì? Chuyên gia tư vấn cách phòng bệnh
Theo bác sĩ Lê Phương, bệnh nhân muốn đạt được kết quả điều trị tốt nhất thì cần có chế độ ăn uống phù hợp. Những nhóm thực phẩm người bệnh nên ăn là:
- Thức ăn mềm như cháo, bún, sữa chua, rau củ luộc chín nhừ…
- Rau củ và trái cây tươi như chuối, lê, nho, cam, quýt, mãng cầu…
- Thức ăn giàu đạm và kẽm: Thịt nạc, sữa, trứng, cá…
Bên cạnh đó, người bệnh nên kiêng ăn những thực phẩm sau:
- Món ăn cay nóng nhiều ớt và tiêu
- Đồ ăn sống: Cá, thịt chua…
- Thực phẩm cứng, giòn khó nuốt: Bánh mì, bánh quy, ngũ cốc khô…
- Đồ ăn thức uống lạnh: Đá, kem…
- Rượu bia và chất kích thích
- Đồ ăn nhiều mỡ và đường
Bên cạnh chế độ ăn uống, người bệnh cần có các biện pháp phòng ngừa bệnh tái phát. Người bệnh có thể duy trì những thói quen sinh hoạt lành mạnh để bảo vệ sức khỏe của mình tốt hơn:
- Súc miệng và họng bằng nước muối 1 lần mỗi ngày trước khi đi ngủ.
- Uống nhiều nước ấm nhằm điều hòa nhiệt độ cơ thể và độ ẩm vùng họng.
- Bổ sung thêm nước hoa quả để bổ sung nước và dinh dưỡng cho cơ thể.
- Không nên uống nước quá nóng hoặc lạnh.
- Khi thời tiết thay đổi, người bệnh nên giữ ấm nhiệt độ cơ thể, nhất là vùng họng hầu và ngực.
- Đeo khẩu trang khi đi ra đường nhằm tránh bụi bẩn và tác nhân gây hại.
Viêm amidan là bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe. Vì vậy khi có dấu hiệu bị mắc bệnh, mọi người nên đến gặp các bác sĩ hoặc thầy thuốc để được thăm khám và chữa trị.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về bệnh viêm amidan hoặc các vấn đề sức khỏe khác, bạn đọc có thể liên hệ tư vấn trực tuyến miễn phí với bác sĩ tại Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng thuốc Đông y Việt Nam – VINACARE theo số hotline dưới đây:
Xem thêm: Acid uric bao nhiêu là cao? Cách giảm nồng độ acid uric trong máu
Tin mới nhất
- 2 nhóm thuốc tây điều trị rối loạn cương dương phổ biến
- CÁC THƯƠNG HIỆU NỘI Y NỔI TIẾNG
- Đái dắt (tiểu rắt) là gì? Nguyên nhân và cách chữa trị
- Xoắn đại tràng sigma: Triệu chứng và các biến chứng nguy hiểm
- Bị tê tay chân khám ở đâu tốt tại TP HCM và Hà Nội?
- 11 Bài thuốc chữa viêm amidan hốc mủ bằng MẬT ONG an toàn, hiệu quả
- Khi tiến hành hóa trị ung thư bệnh nhân hóa trị ung thư nên ăn gì?
- Dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu & điều trị
- Cây thuốc xạ đen chữa được những bệnh gì? Mua xạ đen ở đâu tốt?
- Thoái hoá khớp vai: Chẩn đoán nguyên nhân và phương án điều trị
Video
- TIN TỨC UNG THƯ Sữa nghệ cho phụ nữ sau sinh
- BỆNH LÝ LIÊN QUAN Chữa hắc lào bằng tỏi – Làm đúng bệnh khỏi nhanh chóng
- Thị trường mua bán nấm lim xanh Mua nấm lim xanh ở đâu tốt đúng giá nấm lim xanh Tiên Phước
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Mất ngủ mãn tính là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị dứt điểm