Cách trị đi cầu ra máu tại nhà hiệu quả theo nguyên nhân
Đi cầu ra máu xuất phát từ nhiều nguyên nhân, đặc biệt đây có thể là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm cần được kịp thời thăm khám và điều trị. Tùy theo nguyên nhân mà có cách trị đi cầu ra máu phù hợp.
Nguyên nhân đi cầu ra máu
Đi ngoài ra máu là hiện tượng chảy máu từ hậu môn ngay hoặc sau khi đi đại tiện. Là tình trạng không hiếm gặp, máu ra ngoài có thể là máu đỏ tươi hoặc có màu đen. Có thể nhận biết khi có một lượng máu dính vào phân, giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu. Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng đi ngoài ra máu như:
1. Đi cầu ra máu do táo bón
Các chuyên gia cho biết, một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đi cầu ra máu thường gặp là táo bón. Khi bị táo bón, phân sẽ thường khô cứng, có kích thước lớn, người bệnh phải dùng nhiều sức mới đẩy được phân ra ngoài khiến niêm mạc hậu môn bị trầy xước, rách khiến phân lẫn máu, chảy máu hậu môn. Tuy nhiên, không phải lúc nào táo bón cũng gây ra hiện tượng đi ngoài ra máu, chỉ những trường hợp nặng, táo bón kinh niên mới xuất hiện tình trạng này.
Cách nguyên nhân gây táo bón thường gặp là:
- Uống ít nước, ăn ít chất xơ, ăn nhiều đồ cay nóng nhiều dầu mỡ
- Do thói quen nhịn đại tiện khiến các cơ co thắt trong trực tràng, hậu môn rối loạn
- Lười vận động, không có chế độ nghỉ ngơi hợp lý hoặc do biến chứng của bệnh tiểu đường.
2. Nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn hay nứt hậu môn là tình trạng ống hậu môn xuất hiện một vết rách nhỏ gây đau và chảy máu tươi khi đi đại tiện. Bệnh thường gây ra các triệu chứng nhau đau từ vài phút đến vài giờ sau khi đi đại tiện đặc biệt là đại tiện rất đau. Thường gặp ở người ở lứa tuổi trung niên, nếu không kịp thời điều trị sẽ gây ra rò hậu môn, áp-xe hậu môn.
Các nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn thường gặp là:
- Chấn thương ở vùng hậu môn hoặc ống hậu môn bị căng giãn khi đi đại tiện.
- Do táo bón, thói quen đại tiện không tốt hoặc do tác dụng phụ của thuốc
- Do các nguyên nhân khác như nhiễm khuẩn, có khối u vùng hậu môn.
3. Bệnh kiết lỵ
Kiết lỵ là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do vi khuẩn Shigella hoặc Entamoeba histolytica gây ra. Khi bị kiết lỵ, người bệnh còn dễ gặp phải các tổn thương sâu ở tế bào miễn dịch của cơ thể, làm suy giảm khả năng hấp thụ nước, khoáng chất và chất dinh dưỡng. Vi khuẩn gây bệnh có thể lây truyền qua đường thức ăn, nước uống, động vật mang mầm bệnh, ruồi, bào nang dính dưới móng tay thậm chí có thể lây qua hoạt động sinh dục ở người đồng tính.
Triệu chứng của bệnh kiết lỵ:
- Có thể sốt nhẹ hoặc không, đau quặn bụng, mót rặn
- Đau vùng manh tràng (hố chậu phải), dọc theo khung đại tràng
- Tiêu phân nhầy máu, ban đầu phân còn lỏng sau toàn máu và dịch nhầy
- Ngày đi từ 5 – 10 lần, số lượng phân không nhiều
4. Viêm đại tràng
Viêm đại tràng là tình trạng tổn thương ở một đoạn hoặc một số đoạn tại đại tràng gây suy giảm chức năng đại tràng, mất kiểm soát đại tiện. Các nguyên nhân gây viêm đại tràng thường gặp là do chế độ ăn uống không hợp lý, nhiễm khuẩn, ký sinh trùng ở đại tràng, do hóa chất nặng thâm nhập gây viêm hoặc do động mạch cung cấp máu đại tràng hẹp.
Triệu chứng của bệnh viêm đại tràng:
- Rối loạn chức năng đại tiện, đi ngoài nhiều lần luôn mót đi ngoài, phân lúc lỏng lúc rắn
- Bụng đau khó chịu kèm theo cảm giác đầy bụng, chướng bụng, cơn đau thường xuất phát từ vùng bụng dưới, đau quặn lên từng cơn.
- Phân lẫn chất nhầy, mùi khó chịu, khi bệnh nặng phân sẽ lần cả máu
- Sụt cân, người xanh xao mệt mỏi, có thể kèm theo đau đầu, buồn nôn, sốt, khó ngủ.
5. Polyp đại trực tràng
Polyp đại tràng là tình trạng tăng sinh tổ chức tân sinh quá mức dẫn đến phát triển thành khối u lồi trong lòng đại tràng. Phần lớn các khối y tại đại trực tràng là lành tính, phải mất nhiều năm mới trở thành ung thư và có thể loại bỏ hoàn toàn, an toàn. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do chế độ ăn nhiều thịt đỏ, ít chất xơ, nhiều chất béo…
Triệu chứng của bệnh Polyp đại trực tràng:
- Polyp đại trực tràng là căn bệnh không có biểu hiện cụ thể chỉ có thể nhận biết qua một số biểu hiện như đau quặn bụng, rối loạn đại tiện, lúc táo bón lúc tiêu chảy.
- Chảy máu hậu môn: Thường nhận biết qua các biểu hiện như đi ngoài ra máu, máu dính trên giấy vệ sinh hoặc đáy quần lót
- Phân lẫn máu hoặc có màu đen bất thường.
6. Ung thư đại trực tràng
Là căn bệnh có nguy cơ tử vong cao thường phát triển từ ruột hay trực tràng do sự phát triển bất thường của các tế bào có khả năng xâm lấn. Thường gặp ở nam giới trong độ tuổi từ 30 – 60 do các yếu tố như rối loạn gen di truyền, lối sống thiếu khoa học, độ tuổi gây ra.
Triệu chứng thường gặp của bệnh ung thư đại trực tràng:
- Thay đổi thói quen đại tiện, khuôn phân nhỏ, dẹt hơn
- Bụng đau dai dẳng, đi ngoài có lẫn máu trong phân, máu chảy dính ra giấy vệ sinh hoặc lẫn phân. Có thể là máu tươi hoặc phân có màu đỏ sậm kèm theo dịch nhầy.
- Sờ nắn vào bụng, nhất là vùng hạ sườn phải, khu vực khung đại tràng thấy có khối u
- Bụng chướng, đầy hơi khó chịu, sụt cân, ăn uống không tiêu cơ thể thiếu chất
7. Xuất huyết dạ dày
Xuất hiện dạ dày là tình trạng chảy máu ồ ạt, liên tục, không thể cầm máu được ở dạ dày. Là một dạng tổn thương của dạ dày do viêm loét dạ dày cấp tính gây ra. Nếu không kịp thời điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng.
Triệu chứng của tình trạng xuất huyết dạ dày:
- Nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu, máu lẫn phân, phân có màu đen như bã cà phê
- Nếu xuất huyết nhẹ, máu thường ít, người bệnh chỉ thấy hơi mệt mỏi, thay đổi về mạch và huyết áp
- Nếu tình trạng nặng, có thể xuất hiện các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, tay chân lạnh, da nhợt nhạt, mạch đập nhanh.
8. Nhồi máu ruột non
Là một hiện tượng ít gặp do động mạch mạc treo bị hẹp hoặc tắc dẫn đến giảm hoặc mất tưới máu ruột, nếu kéo dài có thể gây hoại tử, tổn thương ruột dẫn đến viêm nhiễm, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây viêm ruột hoặc xâm nhập vào máu.
Triệu chứng thường gặp:
- Đau bụng dữ dội, ăn uống không tiêu, nôn mửa xảy ra đột ngột
- Tiêu chảy, bụng trướng căng, đại tiện ra máu có thể sốt cao liên tục
- Các triệu chứng dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như viêm phúc mạc, viêm ruột, viêm dạ dày…
9. Bệnh trĩ
Một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng đi ngoài ra máu phổ biến nhất hiện nay là bệnh trĩ. Trĩ là bệnh được tạo thành do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ. Là căn bệnh vô cùng phổ biến, thường do các nguyên nhân như táo bón kinh niên, hội chứng lỵ, lao động nặng nhọc khiến ổ bụng bị áp lực, u bướu hậu môn trực tràng…
Triệu chứng thường gặp:
- Chảy máu là triệu chứng phổ biến nhất, máu có thể chỉ đủ dính vào giấy vệ sinh hoặc bắn thành tia
- Đau rát, ngứa ngáy ở hậu môn, có cục thịt lồi ra bên ngoài, càng về sau khối lồi to lên dần, không tụt vào sau khi đi cầu nữa mà phải dùng tay nhét vào
- Đau khi đi cầu, ngứa quanh lỗ hậu môn, tiết dịch gây viêm da hậu môn làm bệnh nhân lúc nào cũng có cảm giác ướt và ngứa hậu môn.
Đi cầu ra máu có nguy hiểm không?
Đi cầu ra máu dù có liên quan đến bệnh lý hay không thì cũng là một hiện tượng nguy hiểm. Nếu người bệnh không kịp thời có biện pháp can thiệp hoặc không nhanh chóng thăm khám để tìm ra nguyên nhân có thể gây ra các biến chứng sau:
- Kiết lỵ: Nếu không có chế độ chăm sóc và điều trị phù hợp có thể gây viêm loét đại tràng, viêm ruột thừa do amip, lồng ruột, thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa, sa hậu môn, rối loạn chứng năng vận động của ruột…
- Viêm đại tràng: Ảnh hưởng đến chế độ ăn uống sinh hoạt của người bệnh và còn có thể gây giãn đại tràng cấp tính, thủng, xuất huyết thậm chí ung thư đại tràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.
- Ung thư đại trực tràng: Là tình trạng cực kỳ nguy hiểm, cần được nhanh chóng điều trị, nếu bệnh phát triển đến giai đoạn cuối, có di căn đến các cơ quan khác thì khả năng sống còn không quá 30%.
- Nhồi máu ruột non: Có thể gây sốc nặng, suy giảm chức năng tim, gan, phổi, thận, rối loạn đông máu, nguy hiểm hơn có thể gây tử vong.
Cách trị đi cầu ra máu tại nhà
Tùy vào nguyên nhân mà có cách trị đi cầu ra máu khác nhau. Hơn nữa, các phương pháp này chỉ thích hợp cho các trường hợp bệnh nhẹ, mới xuất hiện đặc biệt là tình trạng đi ngoài ra máu do táo bón, trĩ, kiết lị… Một số phương pháp điều trị tại nhà theo nguyên nhân có thể kể đến như:
1. Cách trị đi cầu ra máu do táo bón
Đi ngoài ra máu do táo bón chủ yếu xuất phát từ việc xây dựng chế độ ăn uống không hợp lý, ít vận động, ngồi nhiều, đứng lâu một chỗ, thường xuyên nín nhịn đại tiện. Có thể cải thiện chứng táo bón bằng cách:
Áp dụng mẹo dân gian
Nếu tình trạng bệnh không quá nghiêm trọng, có thể áp dụng các mẹo dân gian để xử lý bệnh. Thường dùng là:
- Chè đậu đen mật ong: Lấy 50g đậu đen hầm như, có thể thêm chút mật ong vào cho dễ ăn, sử dụng 2 lần/ngày, liên tục trong 1 tuần sẽ thấy chứng táo bón ra máu tươi cải thiện rõ rệt.
- Uống nước muối ấm: Pha muối Epson với nước ấm theo cứ ¼ thìa cà phê muối thì pha với ½ ly nước. Uống vào mỗi buổi sáng trước khi ăn sẽ giúp ngăn ngừa cải thiện chứng táo bón và thúc đẩy tiêu hóa.
- Bắp cải: Lấy một ít bắp cải trắng, ép lấy nước uống 2 lần/ngày mỗi ngày nửa cốc sẽ giúp cải thiện chứng táo bón.
Massage bụng
Là phương pháp cải thiện tình trạng táo bón ra máu thường được áp dụng cho trẻ nhỏ. Có thể tiến hành massage ở khu vực quanh rốn dọc theo khung đại tràng theo vòng tròn từ trái sang phải. Thực hiện 3 – 4 lần/ngày, mỗi lần 100 vòng vào buổi sáng khi mới ngủ dậy và giữa hai bữa ăn để kích thích nhu động ruột co bóp.
Thay đổi chế độ dinh dưỡng sinh hoạt
Để cải thiện tình trạng táo bón rặn ra máu, ngoài áp dụng các phương pháp dân gian, người bệnh cũng cần:
- Bổ sung chất xơ, vitamin cho bữa ăn hàng ngày bằng các thực phẩm như gạo lứt, rau lang, rau mồng tơi, bắp cải, đu đủ, chuối , ngũ cốc nguyên hạt…
- Bổ sung các thực phẩm giúp làm bền thành mạch máu như sữa chua, rau cải, việt quất, măng tây, quả sung, dưa chua…
- Uống nhiều nước: Buổi sáng một cốc nước ấm, giữa buổi lại uống thêm một cốc, uống nước sau khi ăn và sau mỗi lần đi tiểu để làm mềm phân.
- Tăng cường vận động cơ thể để cải thiện khả năng lưu thông máu và thúc đẩy nhu động ruột hoạt động.
2. Cách trị đi cầu ra máu do kiết lỵ
Theo y học cổ truyền kiết lỵ có thể do ăn uống thất thường, thời tiết nắng nóng kết hợp với khí ẩm thấp làm tỳ vị tổn thương hoặc do ưa thích ăn đồ mát lạt gây kích thích mạch máu dạ dày, đường ruột. Có thể trị kiết lỵ tại nhà bằng cách:
Áp dụng bài thuốc dân gian
Các bài thuốc dân gian chỉ áp dụng cho các trường hợp bệnh nhẹ, ra máu ít. Thường dùng là:
- Nước chè xanh pha giấm chua: Lấy 100g chè xanh tươi sắc với 300ml nước. Uống 3 lần/ngày khi còn nóng, mỗi lần uống 100ml nước chè xanh pha thêm 100ml giấm chua.
- Nước chè xanh, gừng, củ cải mật ong: Lấy 150g củ cải, 50g mật ong, 25g nước gừng, 1 cốc chè xanh cho vào ấm đun sôi, khuấy đều, uống hết một lần.
- Nước quả mướp: Lấy 1 quả mướp ép lấy nước trộn với đường đỏ, đường trắng mỗi thứ 15g để uống.
- Lá mơ lông: Lấy 1 nắm lá mơ lông, rửa sạch thái nhỏ, trộn với 1 quả trứng gà ta, nướng trên chảo nóng có lót lá chuối hoặc hấp cách thủy. Không chiên với trên dầu mỡ, ăn 2 – 3 lần/ngày liên tục 3 – 4 ngày sẽ thấy cải thiện.
Chữa kiết lỵ ra máu bằng thuốc nam
Với trường hợp kiết lỵ đi cầu ra nhiều máu, có thể áp dụng một số bài thuốc nam hỗ trợ điều trị sau đây:
- Rau sam: Lấy 200g rau sam tươi, rửa sạch, giã vắt lấy nước cốt, đem đun sôi rồi pha thêm một muỗng cà phê mật ong. Sử dụng lúc đói, có thể không thêm mật ong mà hòa với nước cơm để uống.
- Ích mẫu: Lấy 20 – 30g lá non của cây ích mẫu nấu với 50g gạo tẻ, ăn lúc đói.
- Hoa dâm bụt đỏ: Lấy hoa dâm bụt phơi khô, tán thành bột, uống 2 lần/ngày mỗi lần 12 – 16g, uống với nước ấm khi đói.
- Hạt sen, mè đen, củ khoai mài: Hạt sen bỏ tim sao vàng, mè đen của khoai mài sao thơm; đem tất cả tán bột, dùng 2 lần/ngày, mỗi lần 24 – 30g, trộn đều với mật ong, thêm nước ấm để uống.
Chữa kiết lỵ ra nhiều máu lẫn mủ
Với trường hợp kiết lỵ đi cầu ra nhiều máu lẫn mủ có thể áp dụng một số bài thuốc điều trị sau:
- Bài thuốc 1: Lấy 50g rau sam, 20g lá phượng vĩ, 15g bông mã đề, 15g lá mơ lông sắc với hai bát nước, thấy còn 1 bát thì chia làm hai lần uống.
- Bài thuốc 2: Lấy 50g rau sam, 30g rau má, 30g cỏ mực, 20g cỏ sữa lá nhỏ, 2g vỏ quýt rửa sạch, sắc với 500ml nước, thấy còn 200ml nước thì chia làm 2 lần uống trong ngày.
- Bài thuốc 3: Lấy 24g cây mã đề, 20g rễ cây ý dĩ sắc với 750ml nước, thấy còn 200ml thì chia làm 2 lần uống lúc đói.
- Bài thuốc 4: Lấy 100g rau dền, 100g rau sam, 20g rau đay rửa sạch, nấu với 500ml nước, thấy còn 300ml thì chia làm 2 lần uống trong ngày.
Những lưu ý với người bệnh kiết lỵ
Trong quá trình điều trị, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:
- Không ăn thức ăn có chất tanh, thức ăn béo ngậy nhiều dầu mỡ, chất cay nóng
- Không dùng thức ăn sống lạnh, hạn chế sử dụng thực phẩm giàu protein như cá, thịt, trứng, sữa bò…
- Nên ăn những thực phẩm thanh đạm, dễ tiêu hóa và tăng cường bổ sung nước muối pha loãng, dung dịch oresol, nước cháo cà rốt…
3. Cách trị đi cầu ra máu do trĩ
Có nhiều cách đi cầu ra máu do bệnh trĩ gây ra tại nhà như sau:
Ngâm nước ấm
Ngâm nước ấm giúp kích thích lưu thông máu ở búi trĩ từ đó xoa dịu cảm giác đau rát ở hậu môn, giảm sưng hiệu quả. Cách thực hiện như sau:
- Cách 1: Lấy 50g muối ăn pha với 5 lít nước ấm trong một cái chậu, ngồi vào trong đó ngâm hậu môn trong 15 phút sẽ giúp sát trùng, ngăn ngừa viêm nhiễm, cải thiện tình trạng khó chịu do bệnh gây ra.
- Cách 2: Rửa sạch hậu môn rồi ngâm trong bồn tắm chứa nước ấm 15 – 20 phút sẽ giúp cơ thể thư giãn, giảm đau đớn.
Rau diếp cá
Diếp cá có chứa các hoạt chất như Quercetin, Isoquercetin có tác dụng làm bền thành mạch máu, nâng cao khả năng đàn hồi của các cơ vòng hậu môn. Diếp cá cũng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, kháng khuẩn, trị táo bón.
Cách thực hiện:
- Lấy 1 nắm diếp cá, lá dâu tằm, lá trầu không rửa sạch
- Đun với 2 lít nước, sau khi sôi để lửa nhỏ liu riu trong 15 phút
- Gạn lấy nước cho vào một cái chậu sạch rồi ngồi lên xông
- Thực hiện 1 lần/ngày vào buổi tối sẽ giúp cải thiện tình trạng đi cầu ra máu do trĩ.
Lá thiên lý
Lá thiên lý có tác dụng an thần, giải nhiệt, bồi bồi cơ thể. Trong loại lá này còn chứa chất ancaloit có tác dụng gây tê tại chỗ giúp giảm đau đớn do bệnh trĩ gây ra.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Lấy 100g lá thiên lý non rửa sạch, giã nát với 5g muối, thêm 30ml nước đun sôi để nguội vào khuấy đều. Dùng bông gòn lấy nước thấm vào chỗ lòi dom, thực hiện 1 – 2 lần/ngày, mỗi lần 30 phút giúp hỗ trợ điều trị đáng kể.
- Cách 2: Lấy 100g lá và hoa thiên lý đem nấu canh hoặc xay nhuyễn lấy nước uống. Sử dụng 3 – 4 chén/ngày giúp giảm đau, rút ngắn thời gian điều trị bệnh trĩ.
4. Cách trị đi ngoài ra máu không rõ nguyên nhân
Nếu tình trạng đi ngoài ra máu mới xuất hiện và không thể xác định được nguyên nhân cũng không kèm theo các triệu chứng bất thường khác, người bệnh có thể áp dụng các cách điều trị tại nhà sau:
- Dùng ngải cứu: Ngải cứu có tác dụng kháng viêm, giảm đau, nhuận tràng là vị thuốc đa dụng chữa được nhiều bệnh nhất là các bệnh về đường tiêu hóa. Có thể lấy một nắm ngải cứu rửa sạch, cắt nhỏ, giã nát, đắp vào hậu môn. Dùng băng gạc cố định trong 30 phút rồi rửa lại cho sạch.
- Dùng rau sam tươi: Rau sam tươi có khả năng tiêu viêm, kích thích lưu thông máu, giải độc gan, nhuận tràng, lợi tiểu. Thường được sử dụng để chữa các chứng đại tiện ra máu, kiết lỵ, các vấn đề về đường tiêu hóa. Lấy rau sam rửa sạch, giã nát chắt lấy nước, thêm mật ong vừa đủ, uống lúc đói.
- Dùng diếp cá: Diếp cá có tác dụng tiêu viêm, sát trùng, kích thích tiêu hóa. Có thể lấy 100g lá diếp cá rửa sạch, ngâm qua nước muối, rồi xay nhuyễn với 1 ly nước. Uống phần nước, bỏ bã, dùng 2 lần/ngày sẽ cải thiện tình trạng đi ngoài ra máu.
Xử lý thế nào khi bị đi ngoài ra máu?
Các cách trị đi cầu ra máu chỉ có thể áp dụng cho các trường hợp táo bón, kiết lỵ, trĩ ở thể nhẹ, tức là khi bệnh mới khởi phát. Nếu tình trạng đi cầu ra máu kéo dài hoặc xuất phát từ những nguyên nhân khác người bệnh nên:
Thăm khám bác sĩ
Như đã đề cập, đi cầu ra máu dù do nguyên nhân nào đi nữa thì cũng đều nguy hiểm, dễ xảy ra biến chứng nếu tình trạng này kéo dài. Đặc biệt, nếu tình trạng này liên quan đến các bệnh lý như viêm đại tràng, nhồi máu ruột non, ung thư trực tràng, nứt kẽ hậu môn thì cần nhanh chóng thăm khám để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị.
Đến bệnh viện ngay khi có các triệu chứng sau:
- Nôn ra máu, đi ngoài ra máu
- Da xanh, huyết áp tụt
- Người mệt mỏi khó chịu, bụng đau quặn từng cơn, phân lẫn máu
- Hoa mắt, chóng mặt, tim đập nhanh, mạch nhanh
- Đau, chảy máu tươi trong và sau khi đi đại tiện, cơn đau đặc biệt nghiêm trọng trong lúc đi.
- Đi ngoài ra máu do táo bón, kiết lỵ kéo dài không thuyên giảm
Bổ sung các thực phẩm có lợi
Khi bị đi ngoài ra máu, ngoài việc thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân cũng cần bổ sung các dưỡng chất để tái tạo hồng cầu, hỗ trợ tiêu hóa, giảm bớt tình trạng đi cầu ra máu. Các thực phẩm này bao gồm:
- Sữa chua: Giúp bổ sung lợi khuẩn cân bằng đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch chống táo bón, cải thiện chứng kiết lỵ….
- Thực p
hẩm chứa nhiều magie: Có tác dụng nhuận tràng, làm mềm phân, chống táo bón, tốt cho người bị táo bón, nứt kẽ hậu môn, trĩ… Thường dùng là rau đay, khoai lang, ngọn mồng tơi, ngọn rau lang… - Thực phẩm giàu vitamin C: Giúp tăng cường đề kháng, chống viêm nhiễm, giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn. Các thực phẩm này là rau có màu xanh đậm, cam, quýt, táo, lê, dâu tây…
- Thực phẩm giàu sắt: Giúp phòng ngừa chứng thiếu máu khi bị đi ngoài ra máu. Các thực phẩm này là gan, thịt bò, động vật thân mềm…
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Khi bị chứng đi cầu ra máu, người bệnh cần thay đổi thói quen sinh hoạt để hỗ trợ tích cực cho việc điều trị. Cụ thể:
- Tăng cường luyện tập các động tác nhẹ nhàng để kích thích tiêu hóa
- Có thể tham gia các hoạt động thể lực vừa sức như đi bộ, tập yoga, ngồi thiền…
- Xây dựng chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý, tránh ngồi hoặc đứng quá lâu một chỗ.
- Ngủ đủ giấc, nên ngủ trước 23h mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe.
Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân và cách trị đi cầu ra máu tại nhà. Các phương pháp này chỉ mang tính chất tham khảo, hiệu quả thường chậm và phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Khi gặp phải tình trạng này người bệnh nên thăm khám để được chẩn đoán và điều trị bằng biện pháp phù hợp.
Có thể bạn quan tâm
- Đi ngoài ra máu tươi uống thuốc gì giúp cầm máu, giảm đau?
- Đi cầu ra máu khám ở đâu tốt và vào khoa nào
Xem thêm: Những món ăn chữa bệnh gút hiệu quả tốt nhất? Bệnh nhân không thể bỏ lỡ
Tin mới nhất
- Các cách chữa viêm xoang hiệu quả hiện nay là gì? Chia sẻ từ chuyên gia
- 5 Cách điều trị vi khuẩn HP hiệu quả được chia sẻ từ chuyên gia
- Bị biến chứng do tiểu đường: Có nên tập thể dục hay không?
- Giải đáp nghi vấn: Polyp cổ tử cung có nguy hiểm không?
- 7 tác dụng của bưởi với sức khỏe trẻ em, bạn không nên bỏ qua
- Sổ tay 6 bí quyết làm đẹp với thuốc nhuộm tóc tự nhiên
- Vi khuẩn HP là gì? Có lây không? Cách điều trị hiệu quả
- Dùng gừng chữa viêm mũi dị ứng có hiệu quả không?
- Monospot
- Tinh hoàn là gì? Cấu tạo, chức năng, kích thước của tinh hoàn
Video
- TIN TỨC UNG THƯ Bệnh trĩ có tự khỏi không? Cách chữa bệnh trĩ dứt điểm
- TIN TỨC UNG THƯ Tổng quan kiến thức cần biết về ung thư tuyến giáp
- TIN TỨC UNG THƯ Top 11 tác dụng của đu đủ: Ăn vào da sáng dáng đẹp, tăng cường sức khỏe
- TIN TỨC UNG THƯ 10 thuốc trị ho khan tốt nhất hiện nay – Giá bán, cách dùng