Chăm sóc tâm lí bệnh nhân ung thư

“Khái niệm chăm sóc tâm lý” không phải chỉ bao hàm là quan tâm đến sự phiền muộn của những người đang dần chết đi, mà còn bao hàm cả sự quan tâm đến diến biến tâm lý lúc biết mắc bệnh, trong quá trình chữa bệnh và phục hồi sức khỏe sau điều trị.

Ngày nay bệnh nhân ung thư sống lâu hơn và được khỏe mạnh hơn so với trước kia.

“khái niệm chăm sóc tâm lý” không phải chỉ bao hàm là quan tâm đến sự phiền muộn của những người đang dần chết đi, mà còn bao hàm cả sự quan tâm đến diến biến tâm lý lúc biết mắc bệnh, trong quá trình chữa bệnh và phục hồi sức khỏe sau điều trị.

Nghiên cứu ở Hoa kỳ 1986 về tâm thần bệnh nhân Ung thư cho thấy 47% có triệu chứng cần thiết phải điều chỉnh.

CÁC GIAI ĐOẠN TÂM LÝ.

1- Giai đoạn đi thăm khám bệnh :

Nhiều bệnh nhân chỉ nghĩ đến ung thư, nhắc đến ung thư đã hoảng hốt mất ăn, mất ngủ. Đọc sách báo tuyên truyền rồi vận vào những triệu chứng của mình thế là lo nghĩ luẩn quẩn. Nhưng nhiều người chủ quan, mặc dù bệnh đã lở loét, di căn hạch mới bỏ công việc đi khám bệnh thì đã quá muộn rồi.

Trong những bối cảnh đó, thày thuốc phải hiệu chỉnh những phản ứng sai của bệnh nhân cho thích hợp.

1-1. Thái độ thích hợp :

Bệnh nhân tin tưởng vào thầy thuốc, vào cơ sở điều trị đến viện với lòng tự tin. Cần an ủi bệnh nhân bằng niềm tin vào chuyên môn và nghề nghiệp : Có những xét nghiệm chính xác để phát hiện ung thư, và có những biện pháp điều trị đặc hiệu.

1-2. Những thái độ không phù hợp.

1-2-1. Quan trọng hóa vấn đề : bệnh nhân trình bày những rối loạn đơn giản nhưng gán ghép cho là ung thư.

1-2-2. Quá lo lắng : Các bệnh nhân cứ khăng khăng cho mình bị ung thư , mặc dù các khám nghiệm cho thấy không có gì đáng ngại. Nếu nỗi lo đó kéo dài thành hoang tưởng bị bệnh cần đi khám tâm thần.

1-2-3. Chối bỏ sự thật : bệnh nhân luôn chủ quan cho mình mạnh khỏe, nên ít đến bác sỹ thăm khám, làm chậm chẩn đoán. Cần động viên họ, và đảm bảo với họ rằng sẽ có được chăm sóc y tế tốt nhất, chẩn đoán chính xác và nhanh chóng, điều trị có tiên lượng tốt.

2- Giai đoạn chẩn đoán bệnh .

Khi chẩn đoán ung thư được xác lập, thầy thuốc phải thông báo cho bệnh nhân biết mình bị UT:

Lý tưởng nhất là bác sỹ gia đình, hoặc những bác sỹ đã quen xử sự với những tình huống này.

Việc thảo luận cần phải riêng tư, không vội vàng và nghiêm túc, ngõ hầu mang đến niềm hy vọng thực tế, và đảm bảo cho bệnh nhân thấy thầy thuốc sẵn sàng luôn luôn bên cạnh anh ta hoặc chị ta.

Nếu có mặt người thân trong gia đình càng tốt, và thầy thuốc nên động viên họ. Thông tin cần được trình bày tùy theo hiểu biết của bệnh nhân , và nếu cần thông báo từ từ chia ra nhiều lần thăm hỏi, tiếp xúc.

Hai lý do cần thông tin: 1) Quan hệ THầy thuốc – BN phải trên cơ sở thẳng thắn và trung thực. 2) BN biết được tính nghiêm trọng của vấn đề sẽ hợp tác chữa bệnh tốt hơn.

Rất nên nhắc lại các thông tin vì mối lo lắng hay làm lệch lạc hiểu biết và méo mó các thông tin.

2-1. Các phản ứng hợp lý :

2-1-1. Choáng váng/ mất lòng tin . Phản ứng này đôi khi nặng nề tới mức không thể nói được gì thêm về kế hoạch điều trị. Thày thuốc lúc này phải có thái độ hỗ trợ và một buổi hẹn khác là cần thiết.

2-1-2. Chối bỏ sự thật : cũng là phản ứng bình thường không cần phải xác định thêm.

2-1-3. Tức giận. Bệnh nhân cần được động viên tránh các thái độ thù địch với thày thuốc, gia đình, bạn bè, tôn giáo. Thầy thuốc tuyệt đối không được biểu hiện tức giận như là cuộc khiêu khích cá nhân.

2-1-4. Lo lắng : sự hỗ trợ về tình cảm, những bảo đảm về chăm sóc sẽ làm nhẹ đi, tạo ra mối lo lắng có hiểu biết.

2-1-5. Thất vọng. Một nỗi thất vọng, đau buồn có thể xảy ra, nếu sự bi quan nặng nề cần được can thiệp.

2-2. Các phản ứng không hợp lý.

2-2-1. Chối bỏ sự thật thái quá. Điều này ảnh hưởng tới điều trị cho bệnh nhân, cần thảo luận với bệnh nhân, thầy thuốc tuyến cơ sở, nếu không ổn phải khám tâm thần.

2-2-2. Thất vọng và chán trường : nỗi thất vọng có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào sau khi chẩn đoán ung thư . Các triệu chứng thần kinh thực vật (VD chán ăn, đoản hơi, mất ngủ) và các triệu chứng tâm thần (VD : thất vọng, mất tập trung, hoang tưởng tội lỗi) cho thấy là nỗi thất vọng sâu sắc. Thêm nữa, bệnh nhân có thể từ chối điều trị nếu anh ta nghĩ là không tránh được cái chết. Trong trường hợp này, tham khảo chuyên khoa tâm thần sớm là cần thiết.

2-2-3. Đi tìm các điều tự thay thế. Việc dùng các phương pháp điều trị “Có thể không tác dụng nhưng không gây đau đớn” phối hợp với điều trị chuẩn không nên phản đối. Tuy nhiên khi bệnh nhân ham muốn khỏi bệnh nhanh, xa rời những điều trị đúng đắn, lạc hướng vào các thủ pháp lang băm cần được khám tâm thần để hiệu chỉnh tâm lý.

3. Giai đoạn điều trị ban đầu.

Mỗi hình thái điều trị ung thư đều mang tới những thách thức tâm lý riêng.

3-1. Phẫu thuật.

Hầu hết các bệnh nhân quan niệm : phẫu thuật là một phương pháp chữa khỏi tốt nhất. Tuy nhiên, do tính chất xâm nhập, phẫu thuật làm cho bệnh nhân sợ hãi hoặc lo ngại.

3-1-1. Các phản ứng thích hợp.

3-1-1-1. Sợ hãi. Trước mổ bệnh nhân sợ đau và sợ tử vong. Mối lo mê không tỉnh hoặc tai biến thuốc. Cần động viên bệnh nhân tránh cảm giác này bằng cách giải thích và an ủi.

3-1-1-2. Các phản ứng dằn vặt vì thay đổi hình dạng của cơ thể, nhất là ở một số vị trí bị phẫu thuật. VD : cắt tuyến vú làm mất vẻ phụ nữ, kém hấp dẫn và mặc cảm. Tương tự , hậu môn nhân tạo, lỗ niệu quản đổ ra da có thể ảnh hưởng đến tình trạng của cơ thể và hoạt động tình dục. Vì tính chất biểu lộ, những phẫu thuật vùng đầu cổ có thể được cân nhắc nhiều. Những giải pháp thực tế sau phẫu thuật tàn phá như tạo hình, bộ phận thay thế giả … cần được thảo luận.

3-1-2. Những phản ứng không thích hợp.

3-1-2-1. Lẩn tránh. Một số bệnh nhân tạo ra mọi cớ trì hoãn, chối bỏ phẫu thuật vì quá sợ. Cần có sự can thiệp của bác sỹ tâm thần.

3-1-2-2. Tìm các điều trị thay thế : ở những bệnh nhân không được giải thích đầy đủ, mối lo thái quá sẽ đi tìm các điều trị thay thế phẫu thuật. Phẫu thuật viên và đội chăm sóc ung thư cần cảnh báo thái độ này, vì có thể dễ dàng làm giảm sự lo lắng thái quá và tiến hành các chăm sóc phẫu thuật thuận lợi.

3-1-2-3. Thất vọng sau mổ. Các tình huống này rất thông thường, nhất là khi phẫu thuật không mang lại hiệu quả cụ thể. Biểu hiện nếu thái quá cần can thiệp tâm lý.

3-1-2-4. Phản ứng dằn vặt sau mổ kéo dài và nặng nề. Những phản ứng dằn vặt nặng nề có thể gây ra các triệu chứng giống như nỗi thất vọng lớn lao đòi hỏi có những can thiệp về tâm thần.

3-2. Điều trị tia xạ.

Các mục tiêu điều trị tia xạ (VD : mục đích triệt căn, tạm thời, hay kiểm soát u tại chỗ), cần phải được giải thích đầy đủ cho bệnh nhân .

3-2-1. Các phản ứng thích hợp.

3-2-1-1. Sợ máy móc và các tác dụng phụ.Mối lo sợ tia phóng xạ là thông thường. Những lời giải thích về nguyên tắc cơ bản của điều trị tia xạ sẽ giúp sửa chữa được quan niệm sai lệch đó. Bàn bạc chi tiết về các tác dụng phụ và các điều trị tác đụng phụ sẽ làm bệnh nhân hết sợ.

3-2-1-2. Sợ bị bỏ rơi. bệnh nhân khi sợ thầy thuốc gia đình hoặc cơ sở bỏ mặc “hết trách nhiệm” hoặc bị bỏ rới giữa các công đoạn điều trị. Vì vậy việc tiếp xúc thường xuyên với thầy thuốc gia đình là cần thiết.

3-2-2. Các phản ứng không thích hợp. Nếu nỗi sợ tia xạ quá đáng, VD : ảo giác hoặc ảo tưởng, từ chối điều trị cần gửi thăm khám giải quyết tâm lý.

3-3. Điều trị hóa chất.

Hiện nay, nỗi sợ điều trị hóa chất, cùng với tác dụng phụ của nó còn hơn cả nỗi sợ ung thư . Những thông tin chính xác rõ ràng về những công thức hóa trị liệu hiện đại sẽ xóa được những câu chuyện khủng khiếp do việc dùng các thuốc Alkylant liều cao của thập kỷ 50 và 60.

3-3-1. Các phản ứng thích hợp.Lo lắng trước điều trị : các tác dụng phụ của hóa trị liệu tác động làm bệnh nhân lo ngại và thất vọng . Các kỹ thuật thư giãn gồm thôi miên, ức chế sinh học, giãn cơ đều làm tăng sự tham gia tích cực của bệnh nhân vào quá trình điều trị. VD dùng 0,5 mg Iorazepam 3 lần/ ngày làm giảm mức lo lắng và quên được những sự kiện khó chịu.Thay đổi hình ảnh của cơ thể. Mặc dù rụng tóc là mối lo ngại lớn, việc chuẩn bị bệnh nhân cẩn thận gồm việc mang tóc giả, trang điểm, săn sóc da đã làm giảm đáng kể tác động rụng tóc.Chủ nghĩa vị tha. Việc hiến các cơ quan VD : cho tủy xương (theo nguyện vọng) cần được khuyến khích và tán thành vì nó nuôi dưỡng những tình cảm tốt đẹp mà một số lợi ích có thể phát sinh từ tình huống khó khăn.

3-3-2. Những phản ứng không thích hợp.+ Cuồng nộ/ hội chứng não thực thể. Một số thuốc hóa chất, hoặc thuốc phối hợp gây mất định hướng, ảo giác, hoặc ảo tưởng. Hội chứng não thực thể do thầy thuốc có thể biểu hiện ở các hoàn cảnh khác như : nhiễm trùng, sốt. Các biện pháp hỗ trợ (an ủi và giải thích đầy đủ cho bệnh nhân điều gì sẽ xảy ra) giảm liều, trung hòa bằng thuốc đối vận, và các thuốc tâm thần (VD : 1mg haldol) có thể chỉ dùng tùy theo mức nặng của triệu chứng. nên khám bệnh về tâm thần kinh.+ Các rối loạn về tâm lý do cách ly nhiều bệnh nhân giảm bạch cầu phải ở trong môi trường cách ly. Thiếu vắng sự tiếp xúc thể xác có thể dẫn đến cảm giác cô đơn, âu sầu, thậm chí rối loạn tâm thần. Những nhu cầu tình cảm hỗ trợ cho bệnh nhân ung thư trong hoàn cảnh cách ly như vậy cần phải xem xét để thỏa mãn, nếu cần phải hỏi ý kiến các nhà tâm thần học.

4. Tái phát.

Tác động tâm lý khi ung thư tái phát cũng tương tự như lúc chẩn đoán ban đầu. Tuy nhiên tình hình phức tạp hơn do nguy cơ thất bại cao hơn. Cần phải thảo luận các mục tiêu điều trị, và có thể duy trì được niềm hy vọng thực tế. Thầy thuốc cần biết rằng : với từng công đoạn điều trị, bệnh nhân có phản ứng khác nhau, và có thể càng ngày càng khó khăn hơn. Bệnh nhân có thể chịu đựng lần thứ nhất, thứ hai, thứ ba, nhưng luôn đột xuất đòi hỏi có sự hỗ trợ chuyên môn.

5. Giai đoạn cuối.

Hầu hết các bệnh nhân ý thức được tiến trình bất khả kháng của bệnh tật ở giai đoạn cuối, dù có được giải thích hay không. Một số nỗi sợ hãi và mối quan tâm đặc biệt có thể phải gửi đi khám tâm thần và điều trị tâm thần hỗ trợ. Thuốc chữa tâm thần cần phải chỉ định đúng lúc.

5-1. Sợ bị bỏ rơi .

Thông thường bệnh nhân hay lo lắng ung thư ở giai đoạn muộn họ sẽ không được quan tâm đặc biệt của các nhân viên y tế. Các nghiên cứu cũng cho thấy nhân viên y tế thường dành ít thời gian cho các bệnh nhân ở giai đoạn cuối. Cần đảm bảo cho bệnh nhân thấy thầy thuốc và đội ngũ y tế vẫn tiếp tục chăm sóc. Khi bệnh nhân gần chết thái độ tích cực và hỗ trợ của thầy thuốc làm giảm nhẹ nỗi đau buồn của bệnh nhân và gia đình

5-2. Lo lắng biến dạng cơ thể và mất phẩm giá.

Những tác động về tinh thần và thể xác của người đang hấp hối gây ra nhiều mối lo lắng khác nhau. Dù rằng ung thư và việc điều trị ung thư có thể là nhân đạo, nhưng cũng cần nhớ rằng : người ta vẫn có quyền chết “Vinh hiển” (nhất là bệnh nhân đã hôn mê).

5-3. Sợ đau.

ở giai đoạn cuối của điều trị, thuốc giảm đau thích hợp là tối thượng. Một số thầy thuốc không quan tâm đến chữa đau, lầm lẫn, lo lắng quen thuốc phiện như là nghiện hút thường khác.

5-4. Sợ bỏ dở công việc hoàn thành.

Mối quan tâm này gồm cả những vấn đề thực tế và tâm lý. Nó thay đổi theo giai đoạn trưởng thành. VD, người cha, người mẹ trẻ lo con thơ dại, trong khi đó một số bệnh nhân lo tới những vấn đề gia đình, kinh tế chưa giải quyết xong.
Các nguồn lực hỗ trợ bệnh nhân ung thư

Khi thầy thuốc nhận trách nhiệm giúp bệnh nhân ung thư đấu tranh giữa cái sống và cái chết một số nguồn lực sau đây cần chú ý khai thác.

1- Các nhóm hỗ trợ. Các nhóm người này, chủ yếu là những bệnh nhân ung thư đã chữa xong để giúp cho nhóm bệnh nhân mới được chẩn đoán.

2- Các bệnh nhân ung thư khác. Những bệnh nhân đã trải qua phẫu thuật ung thư là nguồn động viên tâm lý rất tốt, đặc biệt cho một số phẫu thuật đặc biệt : mở thông đại tràng, cắt thanh quản, cắt tuyến vú. Qua sự tồn tại cuộc sống và hoạt động chức năng bình thường, những nhân chứng sống đó mang lại nhiều niềm hy vọng cho các bệnh nhân đang điều trị.

3- Y tá ung thư . Họ là nguồn lực vô giá cho thầy thuốc và bệnh nhân , đặc biệt trong các tổ chức tâm lý cộng đồng.

4- Nhân viên xã hội y tế là nguồn lực tuyệt vời, nhưng thường ít được sử dụng, họ là cầu nối giữa nhân viên y tế và nhóm hỗ trợ dựa vào cộng đồng.

5- Mục sư : rất có ích cho bệnh nhân và gia đình.

6- Dịch vụ công cộng. Hội ung thư, hội phục hồi chức năng, hội lựa chọn cuộc sống … đặc biệt cần thiết cho những bệnh nhân ung thư khó khăn hoặc ở giai đoạn muộn.

4 NGUYÊN TẮC CHĂM SÓC BỆNH NHÂN UNG THƯ

1- Dành cho bệnh nhân thời gian và không gian để họ và thân nhân trình bày cảm xúc, đặt các câu hỏi về quá trình bệnh tật.

2- Đảm bảo cho bệnh nhân rằng : họ không bị bỏ rơi và những chăm sóc y tế tốt nhất gồm cả việc giảm đau do ung thư được phục vụ đầy đủ.

3- Cho bệnh nhân và thân nhân tham gia các quyết định ở mọi giai đoạn, gồm cả việc lập kế hoạch điều trị.

4- Dùng các nguồn lực có sẵn để mang lại hỗ trợ tình cảm cho bệnh nhân , thân nhân và thầy thuốc.

CHỦ ĐỀ ĐANG XEM:

Nguồn: http://benhvienk.com/tin-tuc/danh-cho-thay-thuoc/cham-soc-giam-nhe/1117-cham-soc-tam-li-benh-nhan-ung-thu

Xem thêm: 9 loại thức ăn cần tránh khi bạn bị tiểu đường tuýp 2

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!