Điều trị viêm khớp gối: Nên làm gì và không nên làm gì?
Bệnh viêm khớp gối (thoái hóa khớp gối) là tình trạng mãn tính ảnh hưởng chủ yếu đến người có tuổi. Vì chưa có thuốc đặc trị, người bệnh đang điều trị viêm khớp gối cần nắm được những “bí quyết” để có thể chung sống với bệnh cũng như làm chậm quá trình tiến triển.
Bệnh viêm khớp gối (thoái hóa khớp gối) là tình trạng mãn tính ảnh hưởng chủ yếu đến người có tuổi. Vì chưa có thuốc đặc trị, người bệnh đang điều trị viêm khớp gối cần nắm được những “bí quyết” để có thể chung sống với bệnh cũng như làm chậm quá trình tiến triển.
Bệnh viêm khớp gối có thể gây đau mãn tính, hạn chế vận động và giảm độ linh hoạt khớp. Người bị viêm khớp gối sẽ khó duy trì được chất lượng cuộc sống và hiệu quả công việc nếu không kiểm soát triệu chứng bệnh.
Những điều bạn cần làm khi điều trị viêm khớp gối
Ngoài mối quan tâm “đau khớp gối kiêng ăn gì” hay “đau nhức xương khớp nên ăn gì”, người bị viêm khớp gối còn có thể thực hiện được nhiều biện pháp để giảm đau đầu gối, cho dù là do mới bị chấn thương hoặc đã mắc viêm khớp trong nhiều năm.
Nghỉ ngơi
Khi cơn đau đầu gối xuất hiện, bạn nên ngừng các hoạt động đang làm và nghỉ ngơi. Đau là tín hiệu của cơ thể khi đã đến ngưỡng không chịu đựng được. Nếu tiếp tục vận động sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến khớp.
Kiểm soát cân nặng hỗ trợ điều trị viêm khớp gối
Thừa cân, béo phì có thể làm tăng các biến chứng của viêm khớp, tạo áp lực lên khớp gối khiến cơn đau đầu gối nghiêm trọng hơn. Giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý là biện pháp hiệu quả và có ích cho người bị viêm khớp gối. Bạn có thể kết hợp những thực phẩm tốt cho xương khớp để giảm cân mà vẫn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, hỗ trợ bảo vệ khớp gối.
Vận động hợp lý để giảm đau đầu gối
Hãy cố gắng tạo điều kiện cho khớp gối vận động hằng ngày bằng các bài tập kéo giãn nhẹ nhàng. Người bệnh nên tập cách di chuyển, ngồi và đứng phù hợp để hạn chế đau hay tổn thương khớp thêm. Bên cạnh đó, bạn cũng cần biết cân bằng hoạt động, nghỉ ngơi, không vận động quá sức.
Châm cứu
Một số người bị thoái hóa khớp dùng châm cứu để điều trị các cơn đau nhức đầu gối. Kỹ thuật cổ truyền này có thể cần vài tuần thực hiện để cải thiện được triệu chứng viêm khớp. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều là đối tượng phù hợp với châm cứu. Người bệnh cần tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.
Dùng thuốc giảm đau và bảo vệ khớp
Người bị thoái hóa khớp có thể bổ sung glucosamine (1.500mg mỗi ngày trong vòng 3-4 tháng) giúp xương sụn khớp chắc khỏe, giảm đau đầu gối.
Glucosamine là một amino-monosaccharide mà cơ thể có thể tự tổng hợp, là một thành phần cấu tạo nên mô sụn trong khớp nhưng theo tuổi tác, khả năng này ngày càng giảm đi. Có 3 dạng glucosamine dùng trong điều trị là glucosamine sulfate, glucosamine hydrochloride và N-Acetylglucosamine. Trong đó glucosamine sulfate được sử dụng nhiều nhất trong các nghiên cứu và có bằng chứng rộng rãi nhất về tác dụng tích cực, cụ thể là công thức glucosamine sulfate tinh thể – dạng ổn định của glucosamine sulfate.
Tại Việt Nam, glucosamine được chỉ định với mục đích “giảm triệu chứng của thoái hóa khớp gối nhẹ và trung bình”(1). Do đó, người bệnh có thể sử dụng glucosamine làm giảm đau và phục hồi chức năng khớp trước khi dùng thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs).
Bệnh viêm khớp gối có thể gây đau mãn tính, hạn chế vận động và giảm độ linh hoạt khớp. Người bị viêm khớp gối sẽ khó duy trì được chất lượng cuộc sống và hiệu quả công việc nếu không kiểm soát triệu chứng bệnh.
Những điều bạn cần làm khi điều trị viêm khớp gối
Ngoài mối quan tâm “đau khớp gối kiêng ăn gì” hay “đau nhức xương khớp nên ăn gì”, người bị viêm khớp gối còn có thể thực hiện được nhiều biện pháp để giảm đau đầu gối, cho dù là do mới bị chấn thương hoặc đã mắc viêm khớp trong nhiều năm.
Nghỉ ngơi
Khi cơn đau đầu gối xuất hiện, bạn nên ngừng các hoạt động đang làm và nghỉ ngơi. Đau là tín hiệu của cơ thể khi đã đến ngưỡng không chịu đựng được. Nếu tiếp tục vận động sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến khớp.
Kiểm soát cân nặng hỗ trợ điều trị viêm khớp gối
Thừa cân, béo phì có thể làm tăng các biến chứng của viêm khớp, tạo áp lực lên khớp gối khiến cơn đau đầu gối nghiêm trọng hơn. Giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý là biện pháp hiệu quả và có ích cho người bị viêm khớp gối. Bạn có thể kết hợp những thực phẩm tốt cho xương khớp để giảm cân mà vẫn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, hỗ trợ bảo vệ khớp gối.
Vận động hợp lý để giảm đau đầu gối
Hãy cố gắng tạo điều kiện cho khớp gối vận động hằng ngày bằng các bài tập kéo giãn nhẹ nhàng. Người bệnh nên tập cách di chuyển, ngồi và đứng phù hợp để hạn chế đau hay tổn thương khớp thêm. Bên cạnh đó, bạn cũng cần biết cân bằng hoạt động, nghỉ ngơi, không vận động quá sức.
Châm cứu
Một số người bị thoái hóa khớp dùng châm cứu để điều trị các cơn đau nhức đầu gối. Kỹ thuật cổ truyền này có thể cần vài tuần thực hiện để cải thiện được triệu chứng viêm khớp. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều là đối tượng phù hợp với châm cứu. Người bệnh cần tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.
Dùng thuốc giảm đau và bảo vệ khớp
Người bị thoái hóa khớp có thể bổ sung glucosamine (1.500mg mỗi ngày trong vòng 3-4 tháng) giúp xương sụn khớp chắc khỏe, giảm đau đầu gối.
Glucosamine là một amino-monosaccharide mà cơ thể có thể tự tổng hợp, là một thành phần cấu tạo nên mô sụn trong khớp nhưng theo tuổi tác, khả năng này ngày càng giảm đi. Có 3 dạng glucosamine dùng trong điều trị là glucosamine sulfate, glucosamine hydrochloride và N-Acetylglucosamine. Trong đó glucosamine sulfate được sử dụng nhiều nhất trong các nghiên cứu và có bằng chứng rộng rãi nhất về tác dụng tích cực, cụ thể là công thức glucosamine sulfate tinh thể – dạng ổn định của glucosamine sulfate.
Tại Việt Nam, glucosamine được chỉ định với mục đích “giảm triệu chứng của thoái hóa khớp gối nhẹ và trung bình”(1). Do đó, người bệnh có thể sử dụng glucosamine làm giảm đau và phục hồi chức năng khớp trước khi dùng thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs).
Những điều bạn không nên làm khi điều trị viêm khớp gối
Người bị đau đầu gối nên tránh hút thuốc lá
Trong khói thuốc lá có chứa các chất có hại có thể gây kích ứng các mô liên kết xung quanh khớp. Khói thuốc cũng giải phóng độc tố, dẫn đến các vấn đề về khớp khác, làm triệu chứng viêm khớp trầm trọng hơn cũng như cản trở quá trình hồi phục hay xảy ra tương tác với thuốc điều trị.
Tránh suy nghĩ tiêu cực khi điều trị viêm khớp gối
Người bị đau nhức đầu gối do
viêm khớp cũng có xu hướng trầm cảm khi cơn đau cản trở hầu hết mọi hoạt động trong ngày. Do đó, người bệnh cần cố gắng suy nghĩ tích cực. Những cơn đau do viêm khớp gối gây ra có thể dai dẳng và trở thành mãn tính nhưng vẫn có nhiều biện pháp để kiểm soát và hạn chế triệu chứng bệnh.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể thực hiện các liệu pháp như liệu pháp nhận thức – hành vi, tập thiền, hít thở sâu, nghe nhạc thư giãn, chườm nóng hoặc lạnh và mát-xa để xoa dịu cơn đau do bệnh viêm khớp.
Lưu ý khi tập thể dục trong quá trình điều trị viêm khớp gối
Không hoạt động thể chất có thể làm suy yếu cơ bắp. Thiếu sự nâng đỡ từ cơ, sụn và xương vốn đã tổn thương phải hoạt động nhiều hơn nên cơn đau khớp càng nghiêm trọng hơn. Tuy việc tập thể dục đối với người đau đầu gối sẽ không dễ dàng nhưng thực tế đây lại là một biện pháp giúp giảm đau do viêm khớp, tăng sức chịu đựng cũng như cải thiện phạm vi chuyển động.
Người bệnh có thể tạo thói quen tập thể dục qua những hoạt động thể thao hỗ trợ xây dựng các nhóm cơ xung quanh khớp nhưng không làm hỏng khớp như bơi lội, đi bộ và đạp xe.
Tuy có thể đem lại hiệu quả trong điều trị đau khớp gối, người bệnh cũng cần lưu ý một số hoạt động thể chất có thể gây hại nhiều hơn là có lợi. Những bài tập cần chịu tác động hay yêu cầu chuyển động lặp đi lặp lại có thể tạo thêm sức căng lên đầu gối. Vì vậy, người bệnh nên tránh chạy bộ, nhảy dây, chơi quần vợt hay thể dục nhịp điệu… Ngoài ra, hãy luôn luôn khởi động, làm nóng cơ thể, sử dụng dụng cụ bảo vệ khớp gối trước khi tập để ngăn ngừa chấn thương và không nên cố gắng luyện tập quá nhiều.
Lưu ý khi dùng thuốc trị viêm khớp gối
Những điều bạn không nên làm khi điều trị viêm khớp gối
Người bị đau đầu gối nên tránh hút thuốc lá
Trong khói thuốc lá có chứa các chất có hại có thể gây kích ứng các mô liên kết xung quanh khớp. Khói thuốc cũng giải phóng độc tố, dẫn đến các vấn đề về khớp khác, làm triệu chứng viêm khớp trầm trọng hơn cũng như cản trở quá trình hồi phục hay xảy ra tương tác với thuốc điều trị.
Tránh suy nghĩ tiêu cực khi điều trị viêm khớp gối
Người bị đau nhức đầu gối do
viêm khớp cũng có xu hướng trầm cảm khi cơn đau cản trở hầu hết mọi hoạt động trong ngày. Do đó, người bệnh cần cố gắng suy nghĩ tích cực. Những cơn đau do viêm khớp gối gây ra có thể dai dẳng và trở thành mãn tính nhưng vẫn có nhiều biện pháp để kiểm soát và hạn chế triệu chứng bệnh.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể thực hiện các liệu pháp như liệu pháp nhận thức – hành vi, tập thiền, hít thở sâu, nghe nhạc thư giãn, chườm nóng hoặc lạnh và mát-xa để xoa dịu cơn đau do bệnh viêm khớp.
Lưu ý khi tập thể dục trong quá trình điều trị viêm khớp gối
Không hoạt động thể chất có thể làm suy yếu cơ bắp. Thiếu sự nâng đỡ từ cơ, sụn và xương vốn đã tổn thương phải hoạt động nhiều hơn nên cơn đau khớp càng nghiêm trọng hơn. Tuy việc tập thể dục đối với người đau đầu gối sẽ không dễ dàng nhưng thực tế đây lại là một biện pháp giúp giảm đau do viêm khớp, tăng sức chịu đựng cũng như cải thiện phạm vi chuyển động.
Người bệnh có thể tạo thói quen tập thể dục qua những hoạt động thể thao hỗ trợ xây dựng các nhóm cơ xung quanh khớp nhưng không làm hỏng khớp như bơi lội, đi bộ và đạp xe.
Tuy có thể đem lại hiệu quả trong điều trị đau khớp gối, người bệnh cũng cần lưu ý một số hoạt động thể chất có thể gây hại nhiều hơn là có lợi. Những bài tập cần chịu tác động hay yêu cầu chuyển động lặp đi lặp lại có thể tạo thêm sức căng lên đầu gối. Vì vậy, người bệnh nên tránh chạy bộ, nhảy dây, chơi quần vợt hay thể dục nhịp điệu… Ngoài ra, hãy luôn luôn khởi động, làm nóng cơ thể, sử dụng dụng cụ bảo vệ khớp gối trước khi tập để ngăn ngừa chấn thương và không nên cố gắng luyện tập quá nhiều.
Lưu ý khi dùng thuốc trị viêm khớp gối
Đau khớp gối uống thuốc gì để giảm đau và bảo vệ khớp luôn là thắc mắc của nhiều người bị viêm khớp gối. Người bệnh có thể dùng các loại thuốc điều trị xương khớp sau dưới sự giám sát của bác sĩ:
- Paracetamol. Dùng paracetamol (acetaminophen) trong thời gian khởi phát đau với liều tối đa 4.000mg một ngày.
- Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen hoặc naproxen cũng giúp giảm các cơn đau do viêm khớp.
- Bôi thuốc giảm đau. Bước đầu, người bị viêm khớp gối có thể dùng capsaicin với hàm lượng thấp nhất, thoa một lượng rất nhỏ trên đầu gối để tránh bỏng da. Nếu không dung nạp với capsaicin, người bệnh có thể bôi salicylate chống viêm.
- Cân nhắc tiêm corticosteroid nếu tiếp tục bị đau nhiều ở đầu gối hoặc được chẩn đoán có tích tụ dịch lỏng. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể được tiêm axit hyaluronic, một dịch khớp nhân tạo hỗ trợ điều trị tình trạng khô khớp, cứng khớp.
Ngoài ra, người đang điều trị viêm khớp gối cần lưu ý tránh:
- Sử dụng thuốc điều trị xương khớp quá liều. Cần cẩn trọng nếu sử dụng paracetamol thường xuyên hoặc có bệnh lý đi kèm như bệnh gan, thận. Ngoài ra, NSAIDs cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, nhất là với người trên 65 tuổi. Do đó, người bệnh nên tham vấn thêm ý kiến từ bác sĩ.
- Không điều trị các cơn đau đầu gối. Không nên chịu đựng cơn đau khớp gối kéo dài mà không có biện pháp xử lý. Nếu đã được chẩn đoán viêm khớp gối, người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị, uống thuốc đủ liều hằng ngày và thay đổi lối sống để cải thiện tình trạng bệnh.
- Tự ý điều trị. Người bệnh không nên tự thực hiện những biện pháp truyền miệng chưa xác định mức độ tin cậy. Nếu các cơn đau khớp không có dấu hiệu thuyên giảm hay xuất hiện thêm triệu chứng đi kèm khác, hãy nhanh chóng đến phòng khám, bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán chính xác.
Đau khớp gối uống thuốc gì để giảm đau và bảo vệ khớp luôn là thắc mắc của nhiều người bị viêm khớp gối. Người bệnh có thể dùng các loại thuốc điều trị xương khớp sau dưới sự giám sát của bác sĩ:
- Paracetamol. Dùng paracetamol (acetaminophen) trong thời gian khởi phát đau với liều tối đa 4.000mg một ngày.
- Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen hoặc naproxen cũng giúp giảm các cơn đau do viêm khớp.
- Bôi thuốc giảm đau. Bước đầu, người bị viêm khớp gối có thể dùng capsaicin với hàm lượng thấp nhất, thoa một lượng rất nhỏ trên đầu gối để tránh bỏng da. Nếu không dung nạp với capsaicin, người bệnh có thể bôi salicylate chống viêm.
- Cân nhắc tiêm corticosteroid nếu tiếp tục bị đau nhiều ở đầu gối hoặc được chẩn đoán có tích tụ dịch lỏng. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể được tiêm axit hyaluronic, một dịch khớp nhân tạo hỗ trợ điều trị tình trạng khô khớp, cứng khớp.
Ngoài ra, người đang điều trị viêm khớp gối cần lưu ý tránh:
- Sử dụng thuốc điều trị xương khớp quá liều. Cần cẩn trọng nếu sử dụng paracetamol thường xuyên hoặc có bệnh lý đi kèm như bệnh gan, thận. Ngoài ra, NSAIDs cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, nhất là với người trên 65 tuổi. Do đó, người bệnh nên tham vấn thêm ý kiến từ bác sĩ.
- Không điều trị các cơn đau đầu gối. Không nên chịu đựng cơn đau khớp gối kéo dài mà không có biện pháp xử lý. Nếu đã được chẩn đoán viêm khớp gối, người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị, uống thuốc đủ liều hằng ngày và thay đổi lối sống để cải thiện tình trạng bệnh.
- Tự ý điều trị. Người bệnh không nên tự thực hiện những biện pháp truyền miệng chưa xác định mức độ tin cậy. Nếu các cơn đau khớp không có dấu hiệu thuyên giảm hay xuất hiện thêm triệu chứng đi kèm khác, hãy nhanh chóng đến phòng khám, bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán chính xác.
Xem thêm: 9 Cách tăng cường sinh lý nam tự nhiên hiệu quả bền vững
Tin mới nhất
- Top 11 thuốc dạ dày của Nhật bán chạy ở thị trường Việt Nam
- Bà bầu ăn được quả mây Thái không? Xem ngay để biết nhé!
- Rò luân nhĩ
- Hội chứng buồng trứng đa nang
- TOP 18 thuốc trị ho hiệu quả nhất, lưu ý khi sử dụng
- 13 lợi ích tuyệt vời khi bạn ăn dưa lưới
- Đau đầu vùng chẩm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Mụn Đầu Đen: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
- Siro ho Bảo Thanh: Thành phần, công dụng và cách dùng
- Tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe