Vảy nến ở tay: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
Bệnh vảy nến ở tay gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống của người bệnh. Vảy nến khiến da bong tróc, nứt nẻ và chảy máu, về lâu về dài nếu không được điều trị còn kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy khi bị vảy nến ở tay, người bệnh sẽ có triệu chứng, cách điều trị như thế nào? Tapchidongyorg sẽ giúp bạn tìm câu trả lời trong bài viết sau đây.
Vảy nến ở tay là gì?
Vảy nến ở tay được hiểu là bệnh viêm da mãn tính. Bệnh lý này xuất hiện ở cả người trưởng thành và trẻ em. Hiện tượng tăng sinh tế bào da trên cơ thể người chính là nguyên do khiến bệnh vẩy nến ở tay xuất hiện.
Về cơ bản, các tế bào da trên cơ thể người sẽ tồn tại trong một thời gian ngắn, sau khi già sẽ bong tróc và được thay thế bằng các tế bào da mới. Khi chúng ta mắc vảy nến da tay, quá trình này sẽ diễn ra nhanh gấp 10 lần so với bình thường.
Như vậy, điều này sẽ khiến các tế bào da cũ và mới không kịp thay đổi. Dẫn đến việc chúng tích tụ trên bề mặt da tạo thành các mảng dày có màu bạc hoặc trắng. Dù không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe nhưng bệnh lại gây mất thẩm mỹ, ngứa ngáy, khó chịu, từ đó làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Triệu chứng của bệnh vảy nến ở tay
Triệu chứng của bệnh vẩy nến ở tay của mỗi người là khác nhau. Trong đó, triệu chứng phổ biến nhất đó là tay xuất hiện các mảng da dày, đỏ, có màu bạc hoặc trắng, kèm theo đó là các biểu hiện như sau:
- Trường hợp người bệnh mắc vảy nến dạng mụn mủ: Phần da tay, kẽ tay sẽ xuất hiện những vết mụn nhỏ như mụn nước, bên trong có chứa mủ.
- Trường hợp người bệnh mắc vảy nến thể mảng: Phần đầu gối, khuỷu tay sẽ xuất hiện các mảng đỏ lớn hoặc các vết sần màu trắng.
- Một số trường hợp phần móng tay của người bệnh sẽ dày lên, bề mặt móng xuất hiện các lỗ nhỏ. Bên cạnh đó, các khớp ngón tay của người bệnh cũng có thể sưng tấy, đau nhức.
Tùy thuộc vào từng vị trí, vảy nến khuỷu tay hay vảy nến lòng bàn tay sẽ có những biểu hiện khác nhau. Dù vậy, dù xuất hiện ở đâu chúng đều khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện. Do đó khi thấy các triệu chứng kể trên, bạn nên đến bác sĩ thăm khám và điều trị vảy nến kịp thời.
Nguyên nhân gây bệnh vảy nến ở tay
Đến thời điểm hiện tại, y học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh vảy nến ở tay. Nhiều chuyên gia cho rằng, bệnh lý này có liên quan đến rối loạn đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Trong bệnh vảy nến, hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu và tấn công nhầm các tế bào da, khiến chúng bị rút ngắn chu trình sống xuống khoảng 10 lần. Như vậy, các tế bào da mới được tạo ra liên tục, chết đi và tích tụ trên da, từ đó xuất hiện những mảng viêm đỏ và có vảy trắng.
Ngoài ra, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh vảy nến ở tay, cụ thể như sau:
- Căng thẳng: Tâm lý căng thẳng, mệt mỏi kéo dài sẽ khiến hệ miễn dịch cơ thể suy yếu. Từ đó làm bệnh trầm trọng hơn hoặc tăng nguy cơ bùng phát bệnh.
- Môi trường sống: Những tác nhân như môi trường bị ô nhiễm, thường xuyên phải tiếp xúc với các hóa chất độc hại, nguồn nước không đảm bảo sẽ khiến da dễ bị kích ứng. Từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến.
- Yếu tố di truyền: Thông qua nhiều nghiên cứu, các chuyên gia khẳng định bệnh vảy nến có liên quan đến di truyền. Theo đó, những người có người thân từng mắc bệnh vảy nến sẽ có nguy cơ bị bệnh cao hơn so với những người bình thường.
- Sử dụng một số loại thuốc như: Thuốc chẹn beta, thuốc điều trị rối loạn lưỡng cực, thuốc hạ huyết áp,… cũng khiến nguy cơ bị bệnh vảy nến tăng lên.
- Nhiễm khuẩn: Những bệnh lý như viêm amidan, viêm mũi họng sẽ có các ổ vi khuẩn khu trú ảnh hưởng đến sự phát sinh bệnh vảy nến ở tay.
Phương pháp chẩn đoán bệnh vảy nến ở tay
Khi thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán bệnh một cách chính xác. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán lâm sàng hoặc chẩn đoán phân biệt để xác định tình trạng bệnh cụ thể:
Chẩn đoán lâm sàng
Trong giai đoạn đầu, bệnh không có triệu chứng rõ ràng. Chỉ thấy các nốt dát đỏ xuất hiện rải rác ở vùng tay. Hơn nữa nếu thấy móng tay bị rỗ, đây cũng là một trong những dấu hiệu để chẩn đoán bệnh chính xác.
Chẩn đoán phân biệt
Bệnh vảy nến ở tay sẽ khiến vùng khuỷu tay, móng tay, lòng bàn tay chịu nhiều thương tổn. Tuy vậy, người bệnh cần có sự phân biệt bệnh vảy nến ở móng với bệnh nấm móng candida. Cách phân biệt đơn giản nhất đó là làm xét nghiệm về tính nấm.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể làm xét nghiệm để phân biệt vảy nến tay với hội chứng Reiter. Chẩn đoán phân biệt sẽ giúp chúng ta xác định chính xác bệnh, từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Để đẩy lùi các triệu chứng bệnh hiệu quả, bệnh nhân tuyệt đối không được tự đoán bệnh và thực hiện các phương pháp chữa bệnh theo ý của mình. Quá trình chẩn đoán lâm sàng và chẩn đoán phân biệt cần được thực hiện bởi bác sĩ mới có thể có những kết luận chính xác nhất.
Phương pháp điều trị bệnh vảy nến ở tay
Hiện nay, y học vẫn chưa tìm ra cách chữa bệnh vảy nến ở tay dứt điểm. Tuy vậy, bạn vẫn có thể áp dụng nhiều phương pháp để đẩy lùi các triệu chứng của bệnh. Tùy vào tình trạng và cơ địa của từng người, bạn có lựa áp dụng một trong những phương pháp sau đây.
Cách chữa bệnh vảy nến ở tay tại nhà
Phương pháp chữa vảy nến tại nhà đem đến cho người bệnh nhiều tiện lợi. Chúng ta có thể áp dụng các phương pháp này một cách dễ dàng vào bất cứ thời gian và địa điểm nào. Bên cạnh đó, những phương pháp này cũng rất an toàn và tiết kiệm chi phí. Dưới đây là một số mẹo dân gian giúp chữa bệnh vảy nến tay tại nhà:
C
hữa vảy nến bằng muối biển
- Phương pháp này rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng muối sạch để pha vào nước tắm hàng ngày.
- Khả năng sát khuẩn của muối sẽ khiến các triệu chứng của bệnh vảy nến giảm đi rõ rệt.
Chữa bệnh vảy nến ở tay bằng lá lốt
- Bạn chuẩn bị một nắm lá lốt tươi, đem rửa sạch rồi nấu với nước, thêm vào 1 chút muối.
- Nước sôi được 5 phút thì bạn lọc lá, giữ lại phần nước và để nguội. Dùng nước này để tắm hoặc ngâm tay sẽ giúp các triệu chứng bệnh vảy nến được đẩy lùi nhanh chóng.
- Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể dùng lá lốt xay nhuyễn để uống hàng ngày. Hai phương pháp này nếu được kết hợp với nhau sẽ cho hiệu quả rõ rệt.
Dùng lá trầu không
- Lá trầu không có tác dụng rõ rệt trong việc chữa bệnh vảy nến. Bạn có thể đun lá trầu với nước rồi dùng nước này ngâm tay – nơi mắc bệnh vảy nến để giảm sự khó chịu.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể giã lá trầu cho nát. Sau đó trộn hỗn hợp này với dầu dừa và bôi lên vùng da bị vảy nến để trị bệnh.
Điều trị vảy nến ở tay bằng Tây y
Tây y được xem là một trong những phương pháp có thể đẩy lùi các triệu chứng của bệnh vảy nến hiệu quả. Tùy vào từng người bệnh, bác sĩ có thể kê thuốc uống, thuốc bôi hoặc áp dụng quang hóa trị liệu để chữa bệnh.
Quang hóa trị liệu
Quang hóa trị liệu hay còn được biết đến với tên gọi liệu pháp ánh sáng. Đây là phương pháp chiếu tia UV với laser hoặc các bước sóng khác nhau lên vùng da mắc bệnh vảy nến. Thông thường, những người mắc bệnh vảy nến mức độ trung bình hoặc nặng mới sử dụng phương pháp này. Người bệnh có thể sử dụng quang hóa trị liệu đơn độc hoặc kết hợp với các loại thuốc để tăng tính hiệu quả. Quang hóa trị liệu bao gồm:
- Sử dụng ánh sáng mặt trời
- UVB băng rộng hoặc băng hẹp
- Psoralen cùng với tia cực tím A (PUVA)
- Laser Excimer
Dù đem lại hiệu quả cao trong việc trị bệnh nhưng quang hóa trị liệu vẫn còn một số hạn chế. So với những cách khác, phương pháp này có chi phí khá cao, có nhiều tác dụng phụ như khiến da mỏng đi, teo da và tăng nguy cơ ung thư da…
Thuốc trị vảy nến ở tay
Thông thường, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc uống, thuốc bôi và thuốc tiêm tĩnh mạch để trị bệnh vảy nến như sau:
- Retinoids: Có thể dùng tại chỗ hoặc uống để hạn chế tốc độ sản sinh của tế bào da. Tuy nhiên, một số tác dụng không mong muốn của thuốc có thể kể đến như tăng độ nhạy cảm với ánh sáng và kích ứng da.
- Dẫn xuất Vitamin D: Những dạng tổng hợp của vitamin D như calcitriol (Vectical) và calcipotriene có khả năng làm chậm sự tăng trưởng tế bào da và tốc độ tạo sừng. Người bệnh có thể sử dụng riêng loại thuốc này hoặc kết hợp với corticosteroid tại chỗ.
- Corticoid: Thuốc này có dạng tiêm hoặc uống, có thể đem lại hiệu quả trị bệnh vô cùng tốt. Tuy nhiên, nếu sử dụng lâu dài sẽ khiến teo da, mỏng da. Ngoài ra, việc sử dụng Corticoid dài ngày cũng sẽ khiến hiệu quả giảm dần. Nếu bệnh tái phát sẽ nặng và khó điều trị hơn.
- Cyclosporine: Thuốc dùng đường uống, có khả năng ức chế hệ thống miễn dịch. Thường được dùng để điều trị bệnh vảy nến ở tay thể nặng.
- Methotrexate: Dùng hàng tuần với duy nhất một liều uống. Thuốc này có tác dụng ức chế viêm và giảm sản xuất tế bào da.
- Thuốc ức chế calcineurin: Bao gồm một số loại như Pimecrolimus (Elidel) và Tacrolimus (Protopic) có tác dụng giảm viêm và tình trạng tích tụ mảng vảy.
- Axit Salicylic 2, 3, 5%: Có tác dụng làm bong sừng bạt vảy
- Dẫn xuất than đá Coaltar
- Anthralin: Loại bỏ vảy, làm chậm sự phát triển của tế bào da và làm cho làn da mịn màng hơn.
- Thuốc sinh học: Dùng đường tiêm để điều trị các bệnh vảy nến ở tay thể nặng, trường hợp người bệnh không đáp ứng với liệu pháp ánh sáng và những thuốc khác,
- Các thuốc khác: kháng sinh, giảm đau, chống nấm hay chống dị ứng…
Phương pháp Đông y điều trị bệnh vảy nến ở tay
Bên cạnh phương pháp chữa vảy nến tại nhà và Tây y, những bài thuốc Đông y cũng đem lại hiệu quả cao trong việc điều trị vảy nến. Ưu điểm của Đông y là lành tính, có thể sử dụng dài lâu và hạn chế nguy cơ tái phát.
Trong Đông y, bệnh vảy nến ở tay sẽ chia ra nhiều thể bệnh khác nhau. Theo đó, người bệnh sẽ áp dụng các bài thuốc phù hợp với tình trạng bệnh của mình.
Bệnh vảy nến thể phong nhiệt
- Nguyên liệu: 20g ké đầu ngựa. 40g thạch cao, thổ phục linh, hòe hoa sống và sinh địa. Cùng với tử thảo, thăng ma và địa phu tử mỗi loại 12g, 4g chích cam thảo.
- Rửa sạch các thảo dược đã chuẩn bị, sau đó cho vào ấm nước đun sôi, dùng mỗi ngày 1 thang.
Bệnh vảy nến ở tay thể phong huyết táo
- Chuẩn bị các vị thuốc: Kim ngân hoa, vừng đen, huyền sâm, hà thủ ô, sinh địa, và ké đầu ngựa, mỗi loại 12g.
- Đem các vị thuốc đã chuẩn bị rửa sạch, sắc với nước.
- Mỗi ngày sắc 1 thang, uống ngày 3 lần, kiên trì dùng trong thời gian dài để có hiệu quả tốt nhất.
Bệnh vảy nến thể phong hàn
- Dược liệu cần chuẩn bị: Cam thảo đất, ké đầu ngựa, hy thiêm, thổ phục linh mỗi thứ 16gr. Sinh địa, thạch cao, hoa hòe mỗi thứ 20gr kết hợp với cây cứt lợn 12gr.
- Đem các loại thuốc đã chuẩn bị rửa sạch rồi đun với nước.
- Mỗi ngày bạn nấu 1 thang, uống 3 lần cho đến khi bệnh thuyên giảm
Bệnh vảy nến thể thấp nhiệt
- Những vị thuốc cần chuẩn bị: Bắc đậu căn, tỳ giải, trạch tả mỗi thứ 10gr. 15gr thảo hà sa, thổ phục linh. Hoàng cầm, long đởm thảo, khổ sâm, phục linh, xương truật mỗi loại 6gr kết hợp cùng với 12gr đan bì.
- Đem tất cả vị thuốc này sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Bệnh vảy nến thể huyết nhiệt
- Chuẩn bị các vị thuốc sau: Đại thanh diệp, bắc đậu căn, đan bì và tử thảo, mỗi thứ 10gr. Sinh địa, xích thược và quy vĩ, mỗi thứ 12gr. 15gr ngân hoa và hổ trượng.
- Đem những nguyên liệu này sắc lấy nước uống, đều đặn mỗi ngày 1 thang cho đến khi có hiệu quả.
Lưu ý cần nhớ cho người bệnh vảy nến ở tay
Muốn quá trình trị bệnh vảy nến diễn ra hiệu quả, nhanh chóng, người bệnh cần ghi nhớ một số lưu ý sau đây:
- Che chắn kĩ khi đi ra ngoài trời nắng, tránh để vùng da bị bệnh tiếp xúc với tia cực tím.
- Nên tắm bằng nước ấm, tuyệt đối không dùng nước nóng vì sẽ khiến da khô, tróc vảy nhiều hơn.
- Dưỡng ẩm cho da bằng cách uống đủ nước, bôi kem dưỡng, nên sử dụng các
loại sữa tắm lành tính, chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên. - Mặc quần áo thoải mái, tránh cọ xát với vùng da bị bệnh.
Bài viết trên đây vừa cung cấp đến bạn đọc một số thông tin về bệnh vảy nến ở tay. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh vảy nến, từ đó đẩy lùi các triệu chứng của bệnh nhanh chóng nhất.
Tin mới nhất
- Mụn bọc là gì? Nguyên nhân và cách điều trị mụn bọc không để lại sẹo
- Cao hồng sâm Hàn Quốc có công dụng gì? Dùng thế nào hiệu quả?
- Top 5 Cách Chữa Yếu Sinh Lý Không Cần Thuốc Cho Nam Giới 2021
- Tháo vòng tránh thai bao lâu thì quan hệ được? Bạn cần lưu ý điều gì?
- Đau dạ dày đi ngoài ra máu: Nguy hiểm cần đi khám ngay
- Bài thuốc từ tâm sen chữa mất ngủ cực hiệu quả bạn nên biết
- Salad bò rau mầm: Món ngon mới cho gia đình
- Rối loạn thần kinh
- CÔNG DỤNG CỦA NẤM LINH CHI VỚI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
- Thông cáo thành lập website vienyduocdantoc.org.vn
Video
- TIN TỨC UNG THƯ Đông trùng hạ thảo: Dược tính, công dụng và cách dùng hiệu quả nhất
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Rối loạn cương dương là gì? Nguyên nhân, Biểu hiện, Cách điều trị
- TIN TỨC UNG THƯ Tổn thương não không hồi phục vì rượu
- Công dụng tác dụng của nấm lim xanh rừng Nấm lim xanh cách sử dụng sắc nấu uống, ngâm rượu, đắp mặt nạ