Bệnh ho là gì? Các loại thường gặp, dấu hiệu và cách điều trị

Ho là một bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp dễ gặp ở mọi lứa tuổi. Những cơn ho dai dẳng kéo dài gây ra nhiều phiền toái, khó chịu, khiến cơ thể mệt mỏi. Vậy bệnh ho là gì, có nguy hiểm không, làm sao để loại bỏ bệnh hiệu quả, tận gốc? Bài viết dưới đây sẽ giúp người bệnh giải đáp một cách chi tiết và đầy đủ để thoát khỏi bệnh ho hiệu quả với bài thuốc Đông y hoàn toàn từ thảo dược.

Các loại bệnh ho và mức độ nguy hiểm của ho dai dẳng

Ho xuất hiện đột ngột và lặp lại nhiều lần là một dạng phản xạ có điều kiện, giúp loại bỏ các dịch tiết, sinh vật hay vi sinh vật kích ứng, hạt bụi, vi khuẩn có ở đường hô hấp ra ngoài, giúp sạch đường hô hấp. Trong hầu hết các trường hợp, ho là triệu chứng thường gặp nhất của các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Các loại bệnh ho thường gặp bao gồm:

  • Ho cấp tính:Tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp xảy ra do virus, cảm mạo có thể gây ho cấp tính dưới 3 tuần.
  • Ho mãn tính: Là tình trạng ho kéo dài trên 8 tuần trở lên, các triệu chứng nặng hơn giai ho cấp và cảnh báo các bệnh hen suyễn, trào ngược dạ dày, nhiễm trùng, viêm phế quản mạn… và biến chứng nguy hiểm khi ho dai dẳng kéo dài.
  • Ho gà: Là bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp do trực khuẩn ho gà gây ra. Bệnh dễ gặp ở trẻ em và gây biến chứng nguy hiểm có thể tử vong nếu không được điều trị sớm, không tiêm vacxin ho gà.
  • Ho tắc tiếng, mất tiếng: Là tình trạng ho dẫn đến khản tiếng, mất tiếng không thể nói được, nhiễm trùng đường hô hấp chủ yếu do bác bệnh viêm thanh quản, hạt xơ thanh quản, ung thư thanh quản.

Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Trưởng khoa khám bệnh, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc cho biết “Ho là tình trạng có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào với thời gian ho dài ngắn khác nhau. Trường hợp ho do cảm cúm, cảm lạnh sẽ xuất hiện trong vài ngày hoặc vài tuần và sẽ khỏi. Tuy nhiên, nếu ho dai dẳng kéo dài có thể kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm, như: tổn thương thanh quản, vỡ khí nang, tràn dịch khí phổi, tác nhân gây viêm tai giữa.

Nhiều trường hợp do chủ quan, không điều trị bệnh ho kịp thời dẫn đến bị ho gà (đối với trẻ nhỏ), bệnh lao. Nguy hiểm hơn, người bệnh ho lâu ngày còn có nguy cơ bị ung thư phổi cao. Vì thế, cần phải có biện pháp loại trừ bệnh ho ngay khi mới khởi phát”.

Ho cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm

Các triệu chứng ho cảnh báo nhiều bệnh lý không thể coi thường

Bệnh ho với triệu chứng điển hình đó là những cơn ho ngắn hoặc dai dẳng kéo dài khiến người bệnh có cảm giác ngứa, rát cổ họng. Khác với các bệnh đường hô hấp khác, cách nhận biết bệnh ho khá đơn giản, với những triệu chứng rất nổi bật:

  • Ho cấp: Đây là tình trạng ho xảy ra đột ngột ngắn hạn, khoảng 1 – 2 ngày là kết thúc hoặc kết thúc ngay khi niêm mạc mũi họng hết bị kích thích.
  • Ho thành cơn: Những cơn ho kéo dài cùng một lúc thường xảy ra với bệnh nhân ho gà. Những cơn ho này thường làm tăng áp lực trong lồng ngực gây ra những cơn đau ê ẩm, bụng bị co bóp mạnh.
  • Ho khan: Là tình trạng ho không có đờm, khi ho người bệnh sẽ cảm thấy rát cổ họng, tức ngực và có biểu hiện đau ở vùng ngang rốn do cơ hoành bị co thắt nhiều lần liên tiếp. Nếu ho khan từng cơn và không kèm theo đờm, người bệnh nên nghĩ tới bệnh ho gà, nhất là đối tượng trẻ nhỏ khi bé bị ho khan từng cơn.
  • Ho có đờm: Khi ho thường kèm theo chất nhầy và đờm, người bệnh luôn cảm thấy nặng ngực và khó thở khi ho. Tình trạng ho có đờm thường xảy ra với người bệnh
    viêm phế quản, viêm mũi, viêm họng,…
  • Ho ra máu: Kèm theo những cơn ho kéo dài trên 3 tuần, người bệnh sẽ thấy máu xuất hiện ít hoặc nhiều. Tình trạng ho ra máu có thể xảy ra đột ngột và không kiểm soát được. Theo nghiên cứu 90% trường hợp ho ra máu là do bệnh lao. Ngoài ra, đây cũng là biểu hiện của các bệnh viêm phổi cấp và mãn tính, ung thư phổi. Nếu ho có đờm kèm theo máu tươi, người bệnh cần hết sức lưu ý.

Nguyên nhân gây ho chủ yếu do bệnh đường hô hấp

Bác sĩ Tuyết Lan cho biết “Ho là triệu chứng của nhiều bệnh, thường xuất hiện do các bệnh đường hô hấp gây nên như: viêm họng, viêm amidan, viêm phổi, viêm thanh quản,… Bên cạnh đó, ho cũng xuất hiện do một số tác động bên ngoài như thời tiết, môi trường”. Một số nguyên nhân phổ biến gây ho có thể kể đến như:

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ho. Nếu nhiễm khuẩn đường hô hấp trên do virus gây ra, tình trạng ho sẽ kéo dài từ 6 – 7 ngày ở trẻ nhỏ và khoảng 3 – 14 ngày ở người lớn.
  • Viêm phế quản: Những người bị viêm phế quản thường có triệu chứng ho dai dẳng kéo dài. Niêm mạc phế quản bị tổn thương, kích ứng khiến cơ thể sinh ra ho. Nếu bị viêm phế quản mãn tính, những đợt ho sẽ kéo dài tới 3 tháng.
  • Giãn phế quản: Thường gây ra những cơn ho về sáng sớm, kèm theo rất nhiều đờm trắng.
  • Hen suyễn: Bệnh hen suyễn gây viêm khí quản, hạn chế luồng không khí vào trong phổi nên kích thích tình trạng ho.
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính: Gây ra tình trạng tắc nghẽn đường lưu thông không khí dẫn tới khó thở. Khi này cơ thể sẽ chủ động ho giống như một cơ chế để thông đường thở, giảm thiểu tình trạng khó thở.
  • Các bệnh lý về phổi: Một số bệnh lý như viêm phổi, lao phổi, áp xe phổi, bụi phổi,… cũng kích thích cơ thể ho như một triệu chứng bệnh thông thường.
    Môi trường ô nhiễm: Khói bụi, ô nhiễm khiến kích thích niêm mạc mũi, họng làm tăng các cơn ho.
Nguyên nhân gây ho thường gặp

Ngoài những nguyên nhân điển hình trên đây, ho còn có thể do cơ thể tự phản vệ với những yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài, hoặc là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm. Vì thế, khi bị ho cần có giải pháp loại bỏ hoàn toàn hoặc thăm khám trực tiếp để xác định chính xác và có hướng điều trị đúng.

Cách chữa bệnh ho được áp dụng phổ biến hiện nay

Nhiều người khi bị ho thường chủ quan và cho rằng tình trạng này chỉ diễn ra trong vài ngày và sẽ tự khỏi. Tuy nhiên bác sĩ Tuyết Lan cho biết “Ho dai dẳng kéo dài nếu không được điều trị kịp thời sẽ trở thành mãn tính và ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Vì thế, người bệnh cần có hướng điều trị kịp thời để giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực”.

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp chữa ho từ mẹo dân gian, Tây y, Đông y. Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng, tùy vào tình trạng bệnh, sẽ áp dụng phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả.

Mẹo dân gian chữa ho tại nhà dịu họng, giảm ho lành tính

Mẹo dân gian được truyền từ đời này qua đời khác, với các nguyên liệu là thảo dược lành tính, dễ thực hiện. Đa phần những người khi bị ho thường nghĩ ngay tới các mẹo dân gian vì sự lành tính, nhất là với trẻ nhỏ.

Tinh chất từ thảo dược trong các mẹo dân gian sẽ có tác dụng làm dịu họng, giảm ho, nhưng hiệu quả không toàn diện. Vì thế, đây chỉ là giải pháp tình thế khi những cơn ho mới khởi phát. Người bệnh có thể tham khảo một số mẹo dân gian chữa ho dưới đây:

  • Chữa ho bằng lá hẹ: Dùng lá hẹ tươi, rửa sạch, hấp cách thủy với đường phèn. Trẻ em bị ho lấy nước hấp lá hẹ uống 2 lần/ ngày, mỗi lần 2 thìa nhỏ. Người lớn uống 2 mỗi lần 3 thìa kết hợp với ăn cả phần lá hẹ. Áp dụng liên tục trong 5 ngày.
  • Mật ong nguyên chất giảm ho, tiêu đờm: Dùng mật ong nguyên chất pha với nước ấm, cho thêm nước chanh tươi. Uống 2 lần mỗi ngày.
  • Chữa ho với lá húng chanh, quất và đường phèn: Lấy 1 nắm lá húng chanh rửa sạch xay nhuyễn cùng 4 – 5 quả quất (tắc). Sau đó, lọc lấy nước, cho thêm 1 ít đường phèn, hấp cách thủy và uống ngày 2 lần.
  • Dịu họng, giảm ho với bài thuốc từ tỏi: Lấy vài nhánh tỏi ta, nướng chín, bóc vỏ cháy và xay nhuyễn. Pha tỏi với nước ấm để uống 2 lần/ ngày.
Chữa ho tại nhà hiệu quả không cao

Sử dụng thuốc kháng viêm, giảm ho từ Tây y

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc tân dược trị ho, từ các loại thuốc có nguồn gốc tự nhiên, đến các loại thuốc có chứa kháng sinh giảm ho, tiêu đờm. Thực tế, thuốc trị ho tân dược thường có tác dụng nhanh, giảm ho, dịu họng hiệu quả.

Tuy nhiên, trong các thuốc tân dược chữa ho thường chứa một phần tá dược và kháng sinh, nếu sử dụng quá liều hoặc lạm dụng sẽ gây ra tình trạng nhờn thuốc hoặc gặp một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến chức năng gan, thận. Đặc biệt với trẻ nhỏ khi bị ho nếu sử dụng thuốc tân dược cần cân nhắc thật kỹ và phải có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Một số loại thuốc chữa ho thường được bác sĩ chỉ định tùy theo từng tình trạng ho của người bệnh như:

  • Các loại thuốc kháng Histamin và thuốc chống sung huyết nếu bị ho do kích ứng và có kèm chảy dịch mũi trắng.
  • Thuốc chữa hen dạng xịt đối với trường hợp ho do bệnh hen có tác dụng làm giảm viêm và thông thoáng đường thở.
  • Các loại thuốc kháng sinh nếu ho do nguyên nhân nhiễm khuẩn giúp sạch khuẩn họng, giảm ho.
  • Các loại thuốc giảm ho như: Codein, Dextromethorphan,… có tác dụng ức chế cơn ho. Tùy vào độ tuổi và loại thuốc giảm ho sẽ được dùng với liều lượng khác nhau.
  • Thuốc loãng đờm, như: acetylcystein, carbocystein, bromhexin, ambroxol, eprazinon… làm loãng đờm, long đờm và bài xuất ra ngoài thông qua ho.
  • Rửa mũi họng bằng nước muối biển giúp kháng khuẩn, hạn chế tình trạng ho kèm dịch nhầy.
Cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng thuốc Tây

Chữa ho bằng Đông y – an toàn, hiệu quả bền vững

Chữa ho bằng Đông y hiện đang là phương pháp được nhiều người tin dùng vì không chỉ an toàn, lành tính mà hiệu quả bền vững, tránh tái phát. Theo Đông y, ho là chứng bệnh do phong hàn táo nhiệt, chức năng tỳ suy giảm, can hỏa phạm phế, phế hư tổn, thận khí hư. Vì thế, muốn chữa ho tận gốc cần phải bình suyễn, bổ phế, kiện tỳ, tăng cường chức năng thận. Đồng thời phải xoa dịu, phục hồi niêm mạc đường hô hấp bị tổn thương. Có như bệnh tình trạng ho mới được giải quyết dứt điểm và tránh tái phát.

Các bài thuốc Đông y thường đi sâu vào kiện tỳ, bổ phế hỗ trợ tăng cường chức năng cơ thể, loại bỏ hoàn toàn những tác nhân gây ho. Giải pháp từ Đông y cần có thời gian để tinh chất từ dược liệu thẩm thấu và giải quyết bệnh từ từ, nhưng hiệu quả vô cùng khả quan, bền vững. Một trong những giải pháp chữa ho bằng thảo dược Đông y nổi bật phải kể đến Ích phế Chỉ khái thang của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc.

Ích phế Chỉ khái thang thảo dược Đông y đặc trị ho hiệu quả và an toàn

Ích phế Chỉ khái thang là bài thuốc Đông y chữa ho được kế thừa và phát triển từ tinh hoa y học cổ truyền dân tộc. Đây là kết quả của công trình nghiên cứu ứng dụng thảo dược trong điều trị ho, viêm họng, viêm thanh quản,…. Bác sĩ Tuyết Lan cho biết “Ích phế Chỉ khái thang là bài thuốc chữa ho toàn diện, bài bản và khoa học. Bài thuốc là sự kết hợp hoàn hảo giữa khoa học hiện đại với tinh hoa y học cổ truyền. Nhờ đó, tinh túy của thảo dược được giữ nguyên, tăng cường hiệu quả toàn diện và lâu dài”. Ngoài ra, bài thuốc sở hữu nhiều ưu điểm sau:

Ích phế Chỉ khái thang – bổ phế, kiện tỳ, bình suyễn toàn diện

Bài thuốc được kết hợp hoàn hảo giữa 3 chế phẩm nhỏ, bao gồm: thuốc bổ phế, thuốc giải độc hoàn và viên ngậm kha tử. Mỗi bài thuốc giữ một nhiệm vụ tạo nên tác động kiềng 3 chân giúp dịu họng, giảm ho, đồng thời đi sâu loại bỏ căn nguyên gây ho từ bên trong.

  • Thuốc bổ phế: gồm các thành phần trần bì, bán hạ, bạch linh, cam thảo,… có tác dụng giải độc, bổ phế, chỉ khái, tiêu đờm, long đờm, chủ trị ho khan, ho gió, ho có đờm, ngứa rát cổ họng,….
  • Thuốc giải độc hoàn: thành phần gồm bồ công anh, kim ngân cành, đơn đỏ,… đóng vai trò như một loại kháng sinh Đông y giúp giải độc, mát gan, thanh nhiệt, tiêu viêm.
  • Viên ngậm kha tử với chủ dược là kha tử – dược liệu quý có tác dụng bổ phế, tiêu đờm, giảm ho hiệu quả.

3 bài thuốc trong 1 bài thuốc mang đến hiệu quả toàn diện hơn, giúp bổ phế, kiện tỳ, bình suyễn. Bên cạnh việc loại bỏ căn nguyên gây ho, Ích phế Chỉ khái thang còn phục hồi niêm mạng họng, làm dịu những kích ứng ở đường hô hấp. Vì thế, bệnh ho được đẩy lùi một cách toàn diện, và hạn chế tái phát tối ưu.

Ích phế Chỉ khái thang chữa ho từ căn nguyên

Ích phế Chỉ khái thang – thảo dược sạch, an toàn

Để tạo nên hiệu quả chữa ho toàn diện, triệt để của Ích phế Chỉ khái thang không thể không nhắc tới sự kết hợp hoàn hảo của hơn 30 loại dược liệu quý. Các thành phần như: Trần bì, bán hạ, bạch linh, kha tử,… được gia giảm theo tỷ lệ vàng đã nghiên cứu kỹ lưỡng, phát huy hết dược tính của thảo dược, tạo nên tác động sâu.

Tất cả thành phần dược liệu trong Ích phế Chỉ khái thang đều là 100% thảo dược tự nhiên sạch, được khai thác trực tiếp tại các vùng chuyên canh dược liệu của Trung tâm Thuốc dân tộc theo tiêu chuẩn GACP – WHO. Các thành phần dược liệu sau khi khai thác được sơ chế và bảo quản nghiêm ngặt, không chứa chất bảo quản nên an toàn tuyệt đối.

Với thành phần được nghiên cứu kỹ lưỡng, không chứa tá dược, Ích phế Chỉ khái thang rất lành tính, không gây tác dụng phụ. Bài thuốc có thể sử dụng cho nhiều đối tượng kể cả trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và trong thời gian cho con bú.

Bài thuốc chữa ho hoàn toàn từ thảo dược

Ích phế Chỉ khái thang – nghiên cứu và phát triển bởi đơn vị uy tín hàng đầu

Khác với nhiều bài thuốc Đông y chữa ho hiện nay, Ích phế Chỉ khái thang được nghiên cứu bài bản và kỹ lưỡng bởi Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Đây là đơn vị uy tín hàng đầu trong nghiên cứu và ứng dụng thảo dược trong điều trị bệnh. Với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành YHCT:

  • Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Nguyên Trưởng khoa Nội – Bệnh viện YHCT TƯ
  • Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh – Bệnh viện YHCT TƯ
  • Thầy thuốc ưu tú Lê Hữu Tuấn – Nguyên Phó giám đốc Trung tâm Công nghệ cao – Bệnh viện YHCT TƯ…

Không chỉ có đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi chuyên môn, Trung tâm Thuốc dân tộc còn sở hữu hơn 100 bài thuốc cổ phương bí truyền. Đặc biệt, Trung tâm xây dựng hệ thống vườn dược liệu sạch hàng chục ha ở nhiều địa phương như Hà Giang, Tam Đảo, Hòa Bình,…

Bị ho nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi? Ho nhiều phải làm sao?

Bác sĩ Tuyết Lan cho biết chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả điều trị ho. Muốn chữa ho nhanh, hạn chế tái phát, người bệnh cần hết sức cẩn thận và cân nhắc trong chế độ dinh dưỡng.

  • Bị ho nên ăn: Thực phẩm giàu vitamin A, kẽm, chất sắt (thịt bò, lợn), thực phẩm giàu vitamin C (cam, chanh, bưởi, ổi,…), thức ăn mềm, giàu dinh dưỡng, dấm táo, bạc hà, tỏi,….
  • Bị ho nên kiêng ăn: Các thực phẩm tanh (tôm, cua, cá) có thể gây kích ứng và khiến ho nhiều hơn, đồ ăn lạnh, thực phẩm cay nóng, đồ ăn nhanh, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ,…. gây kích ứng và làm cho tình trạng ho tồi tệ hơn.

Ngoài cân bằng chế độ dinh dưỡng, người bị ho nên chú ý giữ ấm cơ thể, nhất là khi thời tiết trở lạnh, không nên tắm nước quá lạnh hoặc tắm khuya dễ khiến cơ thể bị cảm lạnh.

Để được tư vấn kỹ hơn về giải pháp chữa ho tối ưu nhất, giúp giảm ho nhanh, hiệu quả toàn diện, bền vững, người bệnh có thể liên hệ trực tiếp tới Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc.

Bạn có thể tìm hiểu thêm

  • 7 cách trị ho có đờm từ các bài thuốc dân gian rẻ tiền hiệu quả
  • 10 cách chữa ho khan nhanh nhất, hết ngứa cổ, rát họng
  • Siro trị ho cho bé – Các loại hiệu quả nhất cho ho đờm, ho khan…

Xem thêm: Vì sao bạn không nên uống nước ép trái cây đóng chai?

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!