Đau dạ dày có mấy cấp độ, triệu chứng biểu hiện ra sao không phải là thông tin mà ai cũng biết. Trong bài chia sẻ này, chúng tôi sẽ cung cấp thêm cho bạn nhiều thông tin nhận biết các mức độ của bệnh đau bao tử, từ đó tìm ra phương pháp khắc phục sao cho hợp lý nhất.
Đau dạ dày có mấy cấp độ? Triệu chứng nhận biết
Bệnh đau dạ dày là tình trạng tổn thương của cơ quan tiêu hóa. Khi mắc bệnh sẽ có cảm giác đau tại vùng thượng vị, ợ chua, đầy hơi và khó tiêu. Những biểu hiện này chính là triệu chứng giai đoạn đầu của bệnh. Thông thường rất khó phát hiện bệnh đau dạ dày qua giai đoạn đầu và phải đợi đến giai đoạn nặng hơn.
Bệnh đau dạ dày có 3 cấp độ hay còn mức độ khác nhau đó là: Viêm dạ dày, loét dạ dày và đau dạ dày cấp. Triệu chứng ban đầu khó để nhận biết, về sau khi phát hiện qua biểu hiện rõ ràng thì bệnh đã chuyển biến nặng.
Muốn tìm được cách điều trị phù hợp, dứt điểm trước hết bạn cần nắm rõ đau dạ dày có mấy cấp độ, biểu hiện của từng cấp độ như thế nào. Thông tin cụ thể hơn như sau:
Cấp độ 1: Viêm dạ dày
Cấp độ nhẹ nhất của bệnh đau bao tử đó chính là viêm dạ dày, tên khoa học là gastritis. Đây là tình trạng cơ quan bị viêm và sưng. Thường bệnh diễn ra bất ngờ hoặc có thể kéo dài trong 1 thời gian và chuyển biến thành loét dạ dày, ung thư dạ dày.
Viêm dạ dày không quá nguy hiểm, nếu chăm sóc đúng cách thì bệnh sẽ chuyển biến theo hướng tốt. Tuy nhiên bạn cũng không nên chủ quan bởi nếu tình trạng viêm tái phát nhiều lần chứng tỏ bệnh càng nặng và cần đến cơ sở y tế ngay.
Triệu chứng của viêm dạ dày thường thấy là:
- Đau vùng thượng vị (vùng bụng trên) là cảm giác đau nhói, đau từng cơn theo vùng từ rốn lên xương sườn. Cơn đau có thể xuất hiện sau khi ăn, khi đói hoặc khi về đêm, nguyên nhân là do dạ dày tiết ra lượng axit lớn tác động vào vị trí viêm.
- Có cảm giác đầy bụng sau khi ăn xong, khó chịu kể cả khi đã ăn xong từ lâu. Khi làm việc hoặc hoạt động thể chất triệu chứng sẽ hết tuy nhiên trong lần ăn kế tiếp bạn sẽ có cảm giác chán ăn, tình trạng kéo dài sẽ khiến triệu chứng thêm nặng hơn.
- Chứng chán ăn kéo dài, cơ thể không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất dẫn đến mệt mỏi, giảm sức đề kháng và mắc bệnh.
- Có cảm giác buồn nôn, nôn do axit dịch vị tiết ra quá nhiều, dẫn đến hiện tượng đau dạ dày và buồn nôn. Nếu trào ngược kéo dài sẽ khiến lớp niêm mạc bị tổn thương, bệnh sẽ nặng hơn.
Cấp độ 2 – Loét dạ dày
Loét dạ dày (stomach ulcers) chỉ xảy ra khi vết thương bị viêm kéo dài và tái phát nhiều lần do không chữa trị. Vết loét càng nặng thì sẽ ăn sâu vào niêm mạc dạ dày gây ra nhiều biến chứng nặng nề.
Triệu chứng của loét dạ dày ngoài biểu hiện đầu như trên thì còn có thêm những dấu hiệu như sau:
- Xuất hiện nhiều cơn đau thường xuyên, dai dẳng do hoạt động dạ dày không ổn định, lượng axit tiết ra quá nhiều.
- Có cảm giác buồn nôn hoặc nôn do có sự trào ngược dạ dày, dịch vị tiết ra quá nhiều khiến khả năng co bóp của dạ dày bị hạn chế.
- Sụt cân bất thường là một trong những dấu hiệu của loét dạ dày do hệ tiêu hóa hoạt động không ổn định, cơ thể hấp thu dưỡng chất kém dẫn đến mệt mỏi, sức đề kháng kém dễ mắc nhiều căn bệnh hơn.
- Đại tiện ra máu do vết loét làm tổn thương nặng vào lớp niêm mạc dạ dày.
Cấp độ 3 – Đau dạ dày cấp
Đau dạ dày cấp là biểu hiện nặng của bệnh đau dạ dày, báo hiệu tình trạng bệnh lý đã nghiêm trọng. Các triệu chứng của bệnh như trên diễn ra rõ ràng, thường xuyên xảy ra. Đa phần các bệnh nhân bị bệnh đau bao tử khi đi khám đều đã chuyển sang giai đoạn 3 làm ảnh hưởng đến việc điều trị.
Triệu chứng của đau dạ dày cấp đó là ợ chua, ợ hơi, đau thượng vị, nôn với tần suất liên tục. Nguy cơ xuất huyết dạ dày ngày càng cao có thể dẫn đến ung thư dạ dày.
Giai đoạn ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là giai đoạn bệnh lý chuyển biến nặng sau khi trải qua 3 cấp độ trên nhưng không được điều trị hoặc chữa trị không có hiệu quả. Các vị trí tổn thương trong cơ quan ngày một nhiều hơn, mô mới hình thành để thay thế bị mất kiểm soát khiến tế bào ung thư có điều kiện thuận lợi để phát triển.
Ung thư dạ dày có hai loại đó là lành tính và ác tính. Đối với ung thư lành tính, có thể dễ dàng cắt bỏ khối u, chăm sóc đặc biệt bệnh nhân sẽ dần khỏe lại. Nhưng u ác tính thì rất khó điều trị bởi tế bào ung thư lây lan nhanh, không thể kiểm soát.
Cách khắc phục cơn đau hiệu quả, an toàn
Đau dạ dày là bệnh có thể chữa được khi được phát hiện sớm và chăm sóc cẩn thận. Ngay khi có triệu chứng người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để khám, nghe bác sĩ tư vấn và tìm ra phương pháp chữa trị phù hợp.
Cách khắc phục đau dạ dày sẽ làm giảm nhẹ các triệu chứng và kiểm soát mức độ tổn thương bên trong. Nếu bệnh ở giai đoạn khởi phát, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về các phương pháp điều trị tại nhà bằng mẹo dân gian, nếu bệnh nặng hơn thì cần đến cơ sở y tế áp dụng các phác đồ chữa bệnh phù hợp.
Cách khắc phục nhanh cơn đau dạ dày tại nhà
Cơn đau dạ dày có thể xảy ra ở mọi lúc, mọi nơi gây ra ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Để tránh làm ảnh hưởng để cuộc sống, bạn có thể áp dụng nhanh những cách khắc phục cơn đau dạ dày tại nhà như sau:
Biện pháp chườm nóng giảm đau dạ dày
Chườm nóng có thể áp dụng cho các cơn đau bụng và giảm triệu chứng đau dạ dày hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua. Nhiệt độ cao sẽ giúp máu được lưu thông nhanh, giãn các cơ, cải thiện máu đến bụng giúp cơn đau thuyên giảm.
Có hai cách sử dụng nhiệt nóng để giảm đau dạ dày như sau:
- Dùng nước nóng: Cho nước vào túi giữ nhiệt hoặc chai thủy tinh để lăn qua lăn lại vị trí đau.
- Dùng muối hạt đem rang trên chảo nóng sau đó cho vào một cái khăn sạch để chườm lên vị trí đau. Chườm đến khi nguội thì cho muối lên chảo rang lại để chườm tiếp khi cơn đau đã giảm.
Massage để giảm cơn đau bụng tại nhà
Biện pháp massage có tác dụng kích thích máu lưu thông từ đó làm giảm các triệu chứng của đau dạ dày. Xoa bóp có tác dụng trong một thời gian ngắn nên bạn cần phải kết hợp thêm các biện pháp khác như dùng thuốc, đi khám bác sĩ để điều trị bệnh nhanh khỏi hơn.
Biện pháp xoa bóp để làm giảm cơn đau dạ dày tại nhà được thực hiện như sau:
- Sử dụng 2 bàn tay để chồng lên nhau rồi tiến hành xoa bụng theo chiều kim đồng hồ.
- Dùng một lực vừa phải để ấn lên bụng, chú ý khi xoa bóp cần phải kên trì và chậm rãi.
- Sử dụng ngón tay cái để ấn nhẹ lên vùng bị đau, tiếp tục thực hiện nếu cảm thấy dễ chịu thì thực hiện liên tục đến khi cơn đau đã giảm.
Khi xoa bóp bạn nên nằm ngửa, không nằm sấp. Có thể sử dụng thêm dầu gió để tăng tính hiệu quả, giảm đau tốt hơn.
Mẹo chữa dân gian trị đau dạ dày
Mẹo chữa bệnh dân gian là phương pháp sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên để chữa trị nên đảm bảo an toàn, có hiệu quả và dễ thực hiện. Tuy nhiên cách chữa này chỉ có tác dụng khi bệnh đang trong giai đoạn nhẹ và cần kết hợp chăm sóc đặc biệt.
Một số mẹo chữa bệnh đau dạ dày tại nhà mà bạn có thể áp dụng như:
Sử dụng mật ong để chữa lành bệnh đau dạ dày
Mật ong có chứa nhiều dưỡng chất có lợi như chống viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn và cung cấp thêm vitamin cần thiết cho cơ thể. Khi dạ dày đang trong tình trạng bị viêm, loét mức độ nhẹ bạn có thể sử dụng để làm giảm các triệu chứng.
Chỉ cần dùng vài thìa mật ong nguyên chất pha với nước ấm để uống cảm giác khó chịu sẽ hết nhanh. Nếu áp dụng thường xuyên vào mỗi buổi sáng trước khi ăn 30 phút sẽ kiểm soát được lượng dịch vị tiết ra, tránh tác động đến vị trí bị tổn thương.
Dùng nghệ để làm giảm triệu chứng đau dạ dày
Nghệ từ lâu đã được biết đến là dược liệu tự nhiên có công dụng tố trong việc điều trị bệnh dạ dày. Các loại thuốc trên thị trường chữa bệnh liên quan về dạ dày hiện nay có nhiều loại sử dụng chất curcumin có trong nghệ.
Mẹo dân gian dùng nghệ chữa bệnh dạ dày thực hiện rất đơn giản theo các bước như sau để bạn áp dụng ngay tại nhà:
- Làm sạch nghệ sau đó giã nhuyễn, ngâm trong nước ấm khoảng 5 phút để tinh chất thoát ra.
- Cho thêm 2 thìa mật ong nguyên chất vào khuấy đều và dùng thường xuyên từ 1 đến 2 lần trong ngày, bệnh lý sẽ được cải thiện.
Sử dụng thuốc Tây y
Dùng thuốc Tây để khắc phục các triệu chứng của bệnh đau dạ dày là cách làm phổ biến của nhiều người. Công dụng của thuốc là giảm nhanh các triệu chứng, hỗ trợ điều trị và cải thiện tình trạng bệnh lý theo hướng tích cực hơn.
Trước khi dùng thuốc Tây để chữa bệnh bạn nên chủ động đến cơ sở để được kiểm tra, chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý từ đó biết cách dùng thuốc sao cho hợp lý.
Nếu điều trị bệnh đau dạ dày do bất kể do nguyên nhân nào đó gây ra, bạn có thể dùng các loại thuốc như:
- Thuốc kháng sinh như nhóm cephalosporin.
- Nhóm thuốc giúp trung hòa dịch vị dạ dày.
- Nhóm thuốc giảm tiết dịch vị dạ dày.
Nếu điều trị bệnh theo triệu chứng ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, đau thượng vị, buồn nôn và nôn thì sẽ kết hợp nhiều loại thuốc để tăng hiệu quả chữa trị. Tuy nhiên do thuốc Tây có hiệu quả nhanh nhưng mang đến tác dụng phụ vì vậy trước khi dùng bạn hãy tham khảo kỹ lưỡng ý kiến của bác sĩ.
Các loại thuốc Đông y
Sử dụng thuốc Đông y chữa bệnh dạ dày cũng là một trong những cách làm được nhiều người thực hiện. Do được dùng từ nguyên liệu thiên nhiên nên độ an toàn của bài thuốc rất tốt cho việc điều trị bệnh và sức khỏe của dạ dày.
Một số bài thuốc chữa bệnh đau dạ dày Đông y mà bạn có thể tham khảo để áp dụng như:
Bài thuốc thạch bì chi tử gồm các nguyên liệu bối mẫu, trạch tả, trần bì, thạch bì, thược dược và chi tử. Cho nguyên liệu vào ấm sắc lên đến khi đặc rồi chia 5 lần để uống trong ngày là được.
Bài thuốc hương phụ bình lang với các nguyên liệu: Hương phụ, cam thảo, binh lang, lai phục tử, tam tiên, hoắc hương, trần bì và phật thủ. Cho vị thuốc vào ấm sắc, thu nước cốt rồi chia đều uống 3 lần trong ngày.
Thuốc Đông y khác với thuốc Tây ở đặc điểm chúng không cho tác dụng điều trị nhanh. Vì vậy bạn cần sử dụng trong thời gian dài mới có hiệu quả. Tương tự thuốc tân dược người bệnh cần hỏi ý kiến thầy thuốc trước khi dùng để đánh giá xem bài thuốc có phù hợp với thể trạng và mức độ của bệnh không
Cách phòng bệnh đau dạ dày tái phát
Thông tin về đau dạ dày có mấy cấp độ và cách chữa trị ra sao người bệnh và gia đình cần nắm rõ. Bên cạnh đó hãy chủ động nắm bắt cách phòng tránh bệnh để bảo vệ sức khỏe, đề phòng nguy cơ tái phát:
- Luôn thực hiện vệ sinh và đảm bảo an toàn thực phẩm, tránh dùng các loại thực phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, có chứa hóa chất hay chất kích thích.
- Chế độ ăn nên cung cấp nhiều dưỡng chất cần cho cơ thể, tránh ăn quá no sẽ dẫn đến đầy bụng, khó chịu, ảnh hưởng đến dạ dày.
- Khi ăn nhớ nhai kỹ, ăn từ từ để điều hòa hoạt động dạ dày.
- Hạn chế ăn đồ cay nóng để tránh nguy cơ bị viêm loét dạ dày, khiến bệnh trở nên nặng hơn.
- Tránh để tinh thần bị căng thẳng, luôn giữ tinh thần một cách thoải mái, vui vẻ.
Đau dạ dày có mấy cấp độ và các triệu chứng ra sao chúng tôi đã chia sẻ, hi vọng bạn nắm vững các thông tin để hỗ trợ quá trình chữa trị bệnh đạt kết quả tốt. Chúc các bạn luôn khỏe!
Xem thêm: 10 thuốc trị ho khan tốt nhất hiện nay – Giá bán, cách dùng