Đau dạ dày: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị hiệu quả
Đau dạ dày là một trong những bệnh lý về đường tiêu hóa thường gặp do nhiều nguyên nhân gây nên. Các triệu chứng bệnh lý nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày mà còn gây ra các biến chứng nặng nề. Các phương pháp điều trị đau dạ dày hiện nay như sử dụng thuốc Tây, các mẹo cải thiện tại nhà, thuốc Đông y và kết hợp chăm sóc đúng cách.
Đau dạ dày là bệnh gì?
Dạ dày hay bao tử là bộ phận tiêu hóa, có vị trí nằm giữa tá tràng và thực quản, đây được xem là một trong bộ phận quan trọng nhất của cơ thể con người. Dạ dày có nhiệm vụ chứa đựng và tiêu hóa lượng thức ăn được cơ thể dung nạp. Đau dạ dày khởi phát khi cơ quan này bị tổn thương (do những tác nhân bên ngoài hoặc vi khuẩn tấn công). Bên cạnh những cơn đau, bệnh lý còn kèm theo các biểu hiện như ợ chua, ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn,…
Tình trạng đau dạ dày sẽ khiến bộ phận không thể hoàn thành chức năng vốn có. Từ đó dẫn đến ảnh hưởng đến khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng. Bệnh lý nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tổng thể, sinh hoạt hàng ngày và tăng nguy cơ phát sinh những biến chứng nặng nề.
Đau bao tử có thể khởi phát ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau, trong đó nhóm người trưởng thành thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những đối tượng còn lại bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc xác định các biểu hiện sớm và có các biện pháp can thiệp đúng cách sẽ giúp kiểm soát bệnh lý nhanh chóng, phòng ngừa phát sinh biến chứng nguy hiểm.
Vị trí đau dạ dày
Thực tế, triệu chứng đau dạ dày không xuất hiện ở vị trí cố định. Thay vào đó, tùy thuộc vào vị trí bị tổn thương ở niêm mạc dạ dày sẽ khởi phát cơn đau ở vị trí khác nhau. Cụ thể:
- Đau vùng thượng vị: Vùng thượng vị được xác định nằm dưới xương ức và trên rốn. Bệnh lý thường gây đau rát dữ dội tại vùng thượng vị, cơn đau có thể kéo dài âm ỉ. Với những trường hợp tiến triển nặng nề, cơn đau có xu hướng lan rộng ra sau lưng và trước ngực.
- Đau bụng giữa: Vùng bụng giữa được xác định nằm ở xung quanh rốn. Đây là vị trí chứa nhiều cơ quan nội tạng, do đó đau bụng giữa có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý, bao gồm bệnh đau bao tử. Thông thường, cơn đau vùng bụng giữa sẽ quặn thắt và âm ỉ, sau đó có thể lan rộng đến vùng bụng phải.
- Đau vùng bụng dưới bên trái: Cơn đau bao tử cũng có thể xuất hiện ở vùng bụng dưới bên trái, nhất là khi bụng ở trạng thái đói. Tình trạng này có thể khắc phục sau khi ăn no nhưng người bệnh có thể đối mặt với những triệu chứng như đầy hơi, nóng bụng, khó tiêu,…
Nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày
Đau dạ dày là một trong những bệnh lý tiêu hóa phổ biến ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Các triệu chứng bệnh lý khởi phát bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố tác động khác nhau. Việc xác định cụ thể căn nguyên gây bệnh sẽ giúp người bệnh dễ dàng hơn trong việc điều trị cũng như phòng ngừa tái phát.
Dưới đây là các nguyên nhân và yếu tố gây ra bệnh lý:
- Nhiễm vi khuẩn Hp: Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh đau dạ dày. Đây được xem là chủng vi khuẩn nguy hiểm, có thể làm tăng nguy cơ mắc những bệnh lý liên quan đến tiêu hóa, trong đó có đau dạ dày. Số liệu thống kê cho thấy, có đến 80% trường hợp mắc bệnh đau dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori)
- Chế độ ăn uống không lành mạnh: Đây được xem là một trong những tác nhân trực tiếp gây khởi bệnh đau dạ dày. Những thói quen xấu trong ăn uống như ăn không đúng giờ, thường xuyên bỏ bữa, ăn quá nhanh, dung nạp nhiều món ăn chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng, lạm dụng bia rượu, thuốc lá,… Có thể tác động trực tiếp đến dạ dày, khiến bộ phận này hoạt động quá mức dẫn đến tổn thương.
- Yếu tố tâm lý: Thực tế, những người bị căng thẳng thần kinh thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày hơn so với người bình thường. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là khi căng thẳng, áp lực, dịch vị dạ dày có xu hướng tiết ra nhiều hơn. Khi đó, môi trường trong dạ dày sẽ mất cân bằng, lớp niêm mạc có thể bị bào mòn dẫn đến viêm loét, đau rát.
- Lạm dụng thuốc điều trị: Một số loại thuốc tân dược có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn nếu sử dụng trong thời gian dài. Trong đó, dạ dày được xem là cơ quan chịu tác động nhiều nhất. Việ
c sử dụng thuốc kháng sinh liều cao, thuốc chống viêm chứa steroid,… có thể dẫn đến đau dạ dày, viêm loét hay thậm chí là xuất huyết dạ dày. - Do bệnh lý: Những bệnh lý nên cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau dạ dày. Một số bệnh lý gây ảnh hưởng đến chức năng của dạ dày, dẫn đến tình trạng đau viêm như hội chứng ruột kích thích, viêm ruột, bệnh lý về tuyến giáp,…
- Một số nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân thường gặp trên, bệnh đau dạ dày cũng có thể khởi phát do ngộ độc thực phẩm, không dung nạp gluten, ảnh hưởng do quá trình xạ trị, thiếu máu ác tính, thường xuyên thức đêm, chấn thương dạ dày,..
Các dấu hiệu nhận biết bệnh lý
Các triệu chứng lâm sàng của bệnh đau bao tử thường dễ nhận biết. Cụ thể khi vùng niêm mạc dạ dày bị tổn thương sẽ xuất hiện tình trạng viêm và đi kèm với những biểu hiện đặc trưng của bệnh. Tại các giai đoạn tiến triển khác nhau, các triệu chứng bệnh lý cũng sẽ thể hiện ở mức độ khác nhau.
Dưới đây là những triệu chứng nhận biết bệnh đau dạ dày:
- Đau vùng thượng vị: Bệnh đau dạ dày đặc trưng bởi tình trạng đau vùng thượng vị. Những cơn đau có xu hướng tiến triển dữ dội hoặc âm ỉ tại vùng dưới ngực và trên rốn. Trong trường hợp ăn no, triệu chứng có thể lan rộng ra sau lưng.
- Chướng bụng, đầy hơi: Tình trạng đau dạ dày có thể ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa thức ăn. Khi đó, người bệnh thường xuyên đối mặt với những biểu hiện như chướng bụng, đầy hơi, đặc biệt là sau khi ăn.
- Ợ chua, ợ hơi: Đau dạ dày sẽ khiến môi trường pH trong bao tử mất cân bằng. Điều này có thể gây ra hiện tượng ợ hơi, ợ chua trào ngược thực quản.
- Buồn nôn và nôn mửa: Khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương sẽ gây kích thích, khiến người bệnh có cảm giác buồn nôn, nôn mửa khó chịu. Triệu chứng nếu không được kiểm soát kịp thời có thể tiến triển và gây ra các biến chứng như polyp thực quản, viêm thực quản,…
- Chán ăn: Cơn đau dạ dày kéo dài âm ỉ hay dữ dội ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng hoạt động của cơ quan này. Cụ thể, sau mỗi lần ăn, người bệnh cảm giác khó tiêu, ợ chua, nóng bụng, đau rát thượng vị, buồn nôn,… Lâu dần sẽ ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống và gây suy nhược cơ thể.
- Xuất huyết tiêu hóa: Tình trạng này thường xuất hiện ở những trường hợp bị đau dạ dày ở mức độ nghiêm trọng. Xuất huyết tiêu hóa đặc trưng bởi các biểu hiện đại tiện phân lẫn máu, nôn ra máu tươi,… Khi nhận thấy các dấu hiệu này, người bệnh cần được cấp cứu nhanh chóng tránh đe dọa đến tính mạng.
Trong trường hợp đau dạ dày cấp tính, những cơn đau thường bùng phát đột ngột ở mức độ nặng nề. Lúc này, người bệnh cần đến bệnh viện nhanh chóng để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ra các biến chứng nặng nề.
Bệnh đau dạ dày nguy hiểm không?
Các triệu chứng bệnh đau dạ dày sẽ được kiểm soát tốt nếu được chẩn đoán, điều trị sớm và chăm sóc đúng cách. Ngược lại, những trường hợp chủ quan không điều trị, sinh hoạt không lành mạnh khiến tổn thương niêm mạc dạ dày tổn thương nặng nề. Điều này không chỉ gây đau rát, ảnh hưởng đến việc ăn uống, sinh hoạt, hiệu suất học tập – làm việc mà còn có thể gây ra những biến chứng bệnh đau dạ dày nặng nề. Cụ thể:
- Trào ngược dạ dày
- Viêm loét dạ dày tá tràng
- Hẹp môn vị
- Thủng dạ dày
- Xuất huyết dạ dày
- Ung thư dạ dày
Số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh đau dạ dày ở Việt Nam khá cao. Cụ thể, chiếm đến 7% trên tổng dân số cả nước. Trong khi đó, có khoảng 31% số ca mắc bệnh đau dạ dày xuất hiện vết loét và 9% ca biến chứng sang ung thư dạ dày. Mỗi năm, tỷ lệ người mắc bệnh đau dạ dày trong nước có xu hướng tăng lên với tốc độ 0.2%.
Chẩn đoán đau dạ dày
Trong trường hợp nhận thấy các biểu hiện bất thường ở dạ dày hoặc nghi ngờ mắc bệnh đau bao tử. Lúc này bạn cần đến bệnh viện để được tiến hành chẩn đoán và xác định tình trạng bệnh lý. Căn cứ vào kết quả thăm khám, bác sĩ chuyên khoa sẽ áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp nhằm kiểm soát bệnh lý nhanh chóng, ngăn ngừa tổn thương niêm mạc lan rộng gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Lúc này, bác sĩ chuyên khoa sẽ chẩn đoán các biểu hiện lâm sàng, khai thác tiền sử bệnh lý cũng như chế độ sinh hoạt, ăn uống hàng ngày. Sau đó, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm như nội soi dạ dày, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, xét nghiệm phân,… Cụ thể:
- Xét nghiệm máu: Mục đích để xác định trong máu của người bệnh có sự hiện diện của xoắn khuẩn Hp không. Trong trường hợp kết quả dương tính cho thấy cơ thể có sự tiếp xúc với vi khuẩn này tại thời điểm nhất định nhưng chưa thể xác định tình trạng nhiễm trùng đã xuất hiện chưa. Bên cạnh đó, thông qua xét nghiệm, bác sĩ còn xác định được bạn có bị viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày hay không.
- Kiểm tra hơi thở: Đây được xem là một trong những chẩn đoán quan trọng để xác định sự hiện diện của vi khuẩn Hp tại thời điểm khám hay không.
- Xét nghiệm phân: Xoắn khuẩn Hp sẽ được kiểm tra thông qua mẫu phân. Trong trường hợp dương tính với vi khuẩn này thì có thể nhận định đây là một trong những nguyên nhân gây đau dạ dày. Ngoài ra, kết quả xét nghiệm này còn giúp bác sĩ chuyên khoa phát hiện tình trạng viêm dạ dày hoặc xuất huyết dạ dày.
- Nội soi tiêu hóa trên: Kỹ thuật chẩn đoán này được tiến hành nhằm tìm ra những biểu hiện bất thường ở đường tiêu hóa. Lúc này, bác sĩ sẽ dùng ống nội soi có gắn camera siêu nhỏ đưa từ miệng qua thực quản đến dạ dày và chạm ở đầu ruột non. Từ hình ảnh chụp được sẽ giúp bác sĩ nhận định chính xác mức độ tổn thương ở vùng niêm mạc và những bất thường khác.
Các phương pháp điều trị bệnh đau dạ dày
Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị bệnh đau dạ dày giúp kiểm soát các triệu chứng đau rát vùng thượng vị, ợ chua, ợ nóng, buồn nôn, nôn mửa hiệu quả. Thông thường nhưng biểu hiện bệnh lý sẽ được khắc phục nhanh chóng bởi các loại thuốc Tây theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Bên cạnh đó, những mẹo chữa dân gian, bấm huyệt sẽ hỗ trợ cải thiện cơn đau tạm thời ở mức độ nhẹ.
Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh đau dạ dày phổ biến:
1. Sử dụng thuốc Tây điều trị
Việc sử dụng thuốc Tây được xem là một trong những phương điều trị đau dạ dày mang lại hiệu quả nhanh chóng và được áp dụng phổ biến. Những thành phần hoạt chất trong thuốc có tác dụng kiểm soát các cơn đau vùng thượng vị, nôn mửa, ợ nóng, ợ hơi hiệu quả nhanh. Phương pháp này thường được áp dụng với những trường hợp bị đau dạ dày cấp tính.
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc trong thời gian dài có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Để đảm bảo an toàn cũng như kết quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần tuân thủ chỉ định bác sĩ chuyên khoa về liều lượng và tần suất dùng thuốc.
Dưới đây là một số loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị đau dạ dày:
- Nhóm thuốc kháng acid dạ dày: Các thành phần hoạt chất trong thuốc có tác dụng giảm tiết dịch acid trong dạ dày. Từ đó cải thiện các triệu chứng ợ chua, ợ nóng, đau vùng thượng vị nhanh chóng. Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định như Omeprazole, Lansoprazole,…
- Thuốc chống co thắt, giảm đau: Thuốc thường được bác sĩ chỉ định với những trường hợp đau dạ dày ở mức độ nặng. Một số loại thuốc chống co thắt, giảm đau thường được sử dụng như Acetaminophen, Ibuprofen, Aspirin, Antacid, Drotaverin,…
- Thuốc kháng histamin H2: Với những trường hợp không đáp ứng nhóm thuốc kháng acid dạ dày, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc kháng histamin H2. Để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả điều trị, người bệnh cần tuân thủ liều dụng và tần suất sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Thuốc điều trị vi khuẩn Hp: Trong trường hợp bị đau dạ dày dương tính với vi khuẩn Hp. Bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị riêng biệt. Một số loại thuốc kháng sinh thường được chỉ định như Clarithromycin, Amoxicillin, Metronidazole,…
- Một số loại thuốc khác: Căn cứ vào biểu hiện của bệnh lý mà bác sĩ chuyên khoa có thể kê đơn bổ sung một số loại thuốc điều trị khác như: Thuốc chống đầy hơi, thuốc chống buồn nôn, thuốc tiêu chảy, nhuận tràng, thuốc ức chế bơm proton,…
2. Áp dụng các bài thuốc dân gian cải thiện bệnh lý
Bên cạnh tuân thủ biện pháp y tế theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bị đau dạ dày có thể áp dụng một số mẹo chữa dân gian để cải thiện các triệu chứng bệnh, đồng thời ngăn ngừa tái phát hiệu quả.
Ưu điểm của biện pháp này là tận dụng các thảo dược tự nhiên có độ an toàn cao, lành tính, gần như không gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng và có thể áp dụng nhiều đối tượng. Tuy nhiên, việc áp dụng các bài thuốc dân gian chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh lý ở mức độ nhẹ, mới khởi phát.
Dưới đây là một số mẹo chữa đau dạ dày đơn giản và hiệu quả:
Tinh bột nghệ chữa đau dạ dày
Với hàm lượng curcumin dồi dào có trong tinh bột nghệ không chỉ giúp cải thiện tình trạng đau dạ dày mà còn hỗ trợ tiêu trừ vi khuẩn Hp và lành lành vết thương ở niêm mạc. Bạn cũng có thể kết hợp tinh bột nghệ và mật ong nguyên chất giúp tăng hiệu quả điều trị.
- Chuẩn bị 10 gam tinh bột nghệ và một ít mật ong nguyên chất
- Cho tất cả vào 100ml nước ấm khuấy đều và uống ngay khi còn ấm
- Áp dụng đều đặn mỗi ngày 2 – 3 lần trước khi ăn khoảng 30 phút
Cải thiện đau dạ dày với chuối xanh
Theo ghi chép Y học cổ truyền, chuối xanh có vị chát, tính mát, tác dụng bổ tỳ, nhuận tràng và lợi tiện nên hỗ trợ cải thiện tình trạng khó tiêu, ợ hơi, ợ nóng do bệnh lý gây ra hiệu quả. Bên cạnh đó, trong chuối xanh còn chứa nhiều khoáng chất, vitamin và chất xơ sẽ giúp tăng dịch nhầy bảo vệ niêm mạc trong dạ dày, hạn chế tổn thương và hỗ trợ lành lành nhưng vết loét.
- Chuẩn bị chuối xanh, rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng rồi thái lát mỏng rồi mang đi phơi khô
- Tán dược liệu thành bột mịn và trộn đều với một ít mật ong
nguyên chất và ăn trực tiếp - Mỗi ngày thực hiện 2 lần đến khi các triệu chứng bệnh lý thuyên giảm
Uống trà hoa cúc cải thiện bệnh lý
Hoa cúc được biết đến với công dụng kháng viêm, giảm đau, tăng cường sức đề kháng. Người bị đau dạ dày có thể dùng trà hoa cúc mỗi ngày giúp làm dịu các triệu chứng do bệnh lý gây ra, đồng thời hỗ trợ giãn cơ hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và giúp an thần hiệu quả.
- Chuẩn bị một ít hoa cúc khô, mang đi rửa sạch và hãm với 250ml nước sôi
- Đậy kín nắp để khoảng 10 phút thì uống trực tiếp
- Áp dụng đều đặn mỗi ngày sẽ làm dịu các triệu chứng bệnh đau dạ dày hiệu quả
3. Bấm huyệt chữa bệnh đau dạ dày
Bấm huyệt chữa bệnh đau dạ dày là một trong những phương pháp an toàn, được áp dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả tích cực. Theo Đông y, các bộ phận trên cơ thể người được kết nối với nhau bằng những huyệt vị và kinh mạch. Việc tác động đến các huyệt vị sẽ giúp cải thiện các triệu chứng do bệnh lý gây ra.
Dưới đây là một số huyệt vị giúp cải thiện các triệu chứng bệnh đau dạ dày:
- Huyệt tam cúc: Huyệt vị được xác định ở phía ngoài và dưới đầu gối. Theo đó, vị trí từ huyệt tam cúc đến huyệt độc tỵ khoảng cách 1 bàn tay. Người bệnh dùng ngón tay cái ấn mạnh vào huyệt tam cúc sao cho cảm giác đau lan đến bàn chân thì dừng lại. Mỗi ngày áp dụng 2 lần, mỗi lần 3 phút sẽ giúp cải thiện triệu chứng bệnh lý.
- Huyệt trung quản: Huyệt trung quản có vị trí phía trên bụng, cụ thể là trung điểm từ mỏ ác đến rốn. Dùng tay véo huyệt vị sau khi đã được xác định. Mỗi ngày thực hiện đều đặn 2 lần sẽ cảm nhận bệnh đau dạ dày thuyên giảm.
- Huyệt nội quan: Huyệt vị nằm ở cổ tay, cách lằn chỉ cổ tay 2 thốn. Để cải thiện tình trạng đau dạ dày, bạn dùng ngón tay cái ấn mạnh vào huyệt nội quan và giữ khoảng 1 phút rồi thả ra. Mỗi ngày áp dụng đều đặn từ 3 – 5 lần. Việc tác động đến huyệt vị này sẽ giúp an thần, dưỡng khí, điều hòa dây thần kinh thực vật.
Bấm huyệt chữa đau dạ dày chỉ có tác dụng cải thiện các triệu chứng bệnh lý ở mức độ nhẹ và tạm thời. Để khắc phục bệnh lý nhanh chóng, người bệnh cần đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị đúng cách.
Các biện pháp kiểm soát và phòng ngừa đau dạ dày
Đau bao tử là một trong những bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa và có xu hướng tái phát nhiều lần khi gặp điều trị thuận lợi. Do đó, bên cạnh tuân thủ các phương pháp điều trị, người bệnh nên chủ động trong việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa tái phát lâu dài. Cụ thể:
- Sau khi ăn 30 phút không vận động mạnh hoặc hoạt động trí óc. Bởi đây là thời gian não bộ tập trung tiêu hóa thức ăn trong dạ dày. Do đó, việc thực hiện những hoạt động khác có thể ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày và gây đau vùng thượng vị.
- Tránh căng thẳng thần kinh, áp lực trong thời gian dài. Để kiểm soát các triệu chứng bệnh lý hiệu quả, người bệnh nên cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, giữ tâm trạng thoải mái.
- Chú ý giữ ấm vùng bụng, nhất là khi trời lạnh. Bởi khi vùng bụng bị lạnh sẽ ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của dạ dày, từ đó bùng phát những cơn đau thượng vị khó chịu.
- Kiêng sử dụng bia rượu, chất kích thích, những thực phẩm cay nóng, chứa nhiều gia vị
- Loại bỏ thói quen ăn khuya trước khi ngủ
- Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh và uống nhiều nước là một trong những biện pháp phòng ngừa bệnh đau dạ dày hiệu quả. Theo đó bạn nên ăn đúng giờ, đủ bữa và bổ sung các nhóm thực phẩm lành mạnh.
- Người bị đau dạ dày nên tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ giúp giảm áp lực lên dạ dày, hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra hiệu quả.
Tổn thương do bệnh đau dạ dày gây ra nếu không được tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu bệnh lý, bạn cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và kiểm soát nhanh chóng.
Có thể bạn quan tâm:
- TOP 9+ thuốc chữa đau dạ dày hiệu quả nhất không nên bỏ qua
- Đau dạ dày nên ăn gì và kiêng ăn gì? – Lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa
- Thuốc dạ dày chữ Y (Yumangel): Công dụng, Liều dùng, Giá bán
- Mẹ bầu uống thuốc dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Xem thêm: Huyết trắng màu nâu: Nguyên nhân và thông tin cần biết
Tin mới nhất
- Viêm họng hạt là gì? Cách chữa dứt điểm tại nhà
- Cách phân biệt nấm lim xanh thật giả và giá nấm lim rừng bao nhiêu?
- TOP 16 cách chữa đau dạ dày tại nhà an toàn, hiệu quả cao
- Bệnh viện Phổi Hà Nội
- Insulin dạng hít – Những điều bạn cần biết về phương pháp điều trị này
- Viêm họng cấp tính và cách điều trị dứt điểm tránh tái phát từ thảo dược
- 12 lợi ích của thực phẩm lên men có thể bạn chưa biết
- Những câu chuyện chiến thắng u bướu tiếp thêm động lực cho bệnh nhân – Phần 2
- Mách bạn cách chế biến thực phẩm an toàn
- Dùng An Cung Rùa Vàng tốt nhất cho những người bệnh nào?