Những loại trái cây gây nóng, gây mụn nên hạn chế trong mùa hè
Trái cây rất tốt cho cơ thể, tuy nhiên, vào mùa hè này, bạn cần hạn chế ăn những loại trái cây sau đây, bởi chúng gây nóng và gây mụn cho cơ thể.
Bị bỏng: Chớ chọc thủng mụn nước
Đánh bay sẹo mụn trong 7 ngày với 9 loại tinh dầu
Lý do của tình trạng mọc mụn ở độ tuổi 40?
Da nhăn nheo, mụn trứng cá đầy mặt hãy xem lại chế độ ăn uống ngay
Nên làm gì sau khi nặn mụn để tránh sẹo, thâm
Qủa vú sữa
Vú sữa ngon, ngọt, nhiều nước, dễ ăn, là loại quả thông dụng ở miền Nam hơn miền Bắc. Thế nhưng, loại quả này khi thời tiết nóng nực, oi bức không nên ăn nhiều vì vú sữa tính nóng. Khi ăn vú sữa bạn nên bỏ phần vỏ, vì nếu ăn “phạm” sẽ bị táo bón do có chứa nhiều nhựa chát
Chôm chôm
Loại trái cây này cũng được liệt vào danh sách trái cây có tính nóng và thông thường chúng thịnh hành ở phía Nam. Những loại trái cây này sẽ “tiếp lửa” cho cơ thể bạn và khi dùng nó chắc chắn không tránh khỏi mụn nhọt. Tuy nhiên, ăn vài quả và ăn không thường xuyên chắc chắn cũng không đến mức nguy hại cho sức khỏe.
Sầu Riêng
Hàm luợng protein, glucid, lipid, các chất khoáng và giá trị năng lượng của sầu riêng đều cao hơn rất nhiều so với các loại trái cây khác. Cơm của sầu riêng có tác dụng kích thích, tăng cường khả năng sinh dục, lọc máu và trừ được giun sán. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều sầu riêng (trên 150g cơm trái/ngày) vì sẽ bị “nóng”, gây bứt rứt trong người, dễ sinh mụn nhọt. Không nên ăn sầu riêng khi uống bia rượu vì dễ sinh nhiệt.
Qủa nhãn
Đây là loại quả cùng họ với trái vải. Quả nhãn thơm ngon, vị ngọt thanh, tuy nhiên nếu ăn nhiều (cả kg) thì dễ bị nổi mụn, mẩn ngứa. Đặc biệt với những phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn nhãn vì khi ăn nhiều, cơ thể sẽ nóng, gây xáo trộn sự phát triển bình thường của thai nhi dẫn tới chảy máu, đau bụng…
Quả vải
Vải thiều có hàm lượng đường cao, có thể gây nóng trong người, nhiệt miệng, dị ứng, đau họng nếu ăn quá nhiều.
Để hạn chế nóng trong cơ thể khi ăn vải, nên uống một chút nước muối hoặc trà thảo dược trước khi ăn, sẽ giải nhiệt. Không nên ăn quá 10 quả trong một lần ăn.
Ăn vải khi đói sẽ khiến lượng đường trong cơ thể đột ngột dư thừa, dễ dẫn đến hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu.
Quả đào
Đào không có vị ngọt gắt nên thường không bị xếp vào nhóm thực phẩm tính nóng. Ngoài ra, trong đào còn chứa hàm lượng sắt rất phong phú, còn có protein, đường, kẽm, pectin… có lợi cho người thiếu máu và phòng tránh táo bón. Nhưng ăn đào quá nhiều, đặc biệt trong mùa hè có thể sẽ gây ra bệnh tiêu chảy và một số bệnh đường ruột cấp tính khác
Qủa mít
Mít là loại trái cây có hàm lượng đường cao, không thích hợp cho những người cơ địa bị mụn nhọt, rôm sảy. Đặc biệt, trong những ngày nắng nóng, hàm lượng đường cao trong quả chín sẽ làm tăng lượng đường trong máu, tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển, nhất là tụ cầu – nguyên nhân gây mụn nhọt. Những người bị gan nhiễm mỡ, tiểu đường càng không nên ăn.
Người bình thường ăn mít cần bổ sung nước và rau xanh để bù lại.
Qủa xoài
Theo Đông y, xoài không phải có tính nóng như mọi người vẫn nói, mà có tính bình. Tuy nhiên, xoài chín ngọt có hàm lượng đường cao, ăn sẽ làm lượng đường huyết tăng, thúc đẩy vi khuẩn trên da phát triển nên dễ gây các bệnh về da như mụn nhọt, nhất là với người bị tiểu đường. Trẻ em ăn nhiều cũng bị nổi mụn, rôm sảy…
Quả ổi
Loại trái cây này cực nhiều vitamin C, dễ ăn, rất gần gũi với người dân Việt Nam. Loại quả này là một trong những món khoái khẩu của nhiều người, thậm chí lúc “nghén”, không ít phụ nữ nghiền ổi. Ổi cũng có thể ăn được bất kể lúc xanh, ương ương hay chín. Mặc dù vậy, quả ổi cũng là khắc tinh đối với sức khỏe nhiều người đặc biệt là với những người hay táo bón, nên tránh.
Quả na
Na mùi rất thơm, vị ngọt lịm, được nhiều người ưa thích vì dễ ăn. Tuy nhiên, quả na được coi là một trong số các loại quả gây nóng nhất cho cơ thể và chỉ cần ăn vài quả là có thể đã làm nổi mụn cho một số người vốn sẵn tính nóng trong người. Thậm chí, nhiều người khi ăn na xong sẽ bị táo bón, mọc mụn trên mặt.
Quả táo
Nước táo có thể chống tiêu chảy, và chống táo bón nếu uống khi đói. Nếu uống sau bữa ăn, nước táo ép rất tốt cho đường tiêu hóa. Tuy nhiên, táo chứa nhiều đường và kali, nên nếu ăn quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng xấu cho tim, thận. Những người mắc các bệnh như tim mạch vành, nhồi máu cơ tim, các bệnh liên quan đến thận, bệnh tiểu đường không nên thường xuyên ăn táo.
Quả lê
Loại trái cây này Việt Nam hầu như không có mà toàn nhập khẩu từ nước ngoài về, đặc biệt là của Trung Quốc. Trái lê có tác dụng chữa chứng ho, nhiệt, viêm họng. Những người thường xuyên lạnh bụng, những người bị tiểu đường không nên ăn.
Hạt dẻ
Hạt dẻ chứa nhiều chất bột, protein và nhiều loại vitamin có lợi cho gan và thận, điều chỉnh chức năng của dạ dày. Các chuyên gia khuyên những người mắc bệnh về thận nên thường xuyên ăn hạt dẻ. Tuy nhiên, hạt dẻ rất khó tiêu hóa nên không nên ăn quá nhiều trong một lần.
Quả lựu
Là loại trái cây nhiệt đới chứa nhiều đường, chất khoáng và vitamin. Lựu có tác dụng hiệu quả trong việc chữa trị chứng viêm họng, tiêu chảy, sa trực tràng. Các chuyên gia nói rằng lựu sẽ không tốt cho răng vì vậy không nên ăn quá nhiều. Đặc biệt những người thể chất yếu cũng không nên ăn lựu.
Quả hồng
Trái hồng chứa nhiều vitamin A, vitamin C, có tác dụng giảm huyết áp, nhuận phổi. Nhưng vì hồng có rất nhiều nhựa nên không tốt cho dạ dày, khi kết hợp với axit dạ dày gây tức thượng vị, khó tiêu. Những người bị chứng táo bón, bụng đói không nên ăn hồng. Đặc biệt, sau khi ăn cua tuyệt đối không nên ăn hồng bởi hai thứ này kết hợp sẽ tạo sỏi trong dạ dày.
Cách ăn hoa quả để không bị nổi mụn:
– Với người khỏe mạnh nên ăn hoa quả vào giữa bữa ăn.
– Nên ăn với mức từ 500 – 800 gam/ngày hoa quả, trong đó số quả ngọt không nên chiếm quá 50%.
– Người bị bệnh tiểu đường, người béo phì không nên ăn quá nhiều hoa quả ngọt, nhất là sau bữa ăn chính.
– Nên tăng lượng nước uống lên khoảng 2 – 2,5 lít mỗi ngày. Với tỉ lệ này, lượng đường trong máu sẽ được trung hòa và giảm thiểu tình trạng nóng trong người.
– Cùng với ăn các hoa quả dễ sinh nhiệt, cần tăng ăn rau xanh, mỗi ngày có thể uống thêm các thức uống mát như: bột sắn, nước rau má… để giải nhiệt cho cơ thể.
Quỳnh Hoa
Theo Tạp chí Sống khỏe
Xem thêm: Tại sao chúng ta phải cung cấp đầy đủ vitamin E cho cơ thể?
Tin mới nhất
- Thiếu máu do thiếu vitamin B12 và folat
- Thực đơn dành cho người tiểu đường type 1: Nên ăn gì và kiêng ăn gì?
- Bệnh tổ đỉa ở tay là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
- Cách phát hiện sớm và phòng ngừa bệnh xơ gan
- Xuất huyết dạ dày: top 3 nguyên nhân và cách phòng ngừa
- Bảo nam Ích can thang ĐẶC TRỊ viêm gan B – CHẤM DỨT triệu chứng, LOẠI BỎ gốc căn nguyên
- Vật lý trị liệu bằng điện sinh học – Thông tin cần biết
- Tìm hiểu xạ trị ung thư vòm họng
- Công Dụng Đông Trùng Hạ Thảo Trong Điều Trị Bệnh Gan, Thận, Phổi
- 15 công dụng của sả có thể khiến bạn bất ngờ
Video
- TIN TỨC UNG THƯ Viêm da – Nguyên nhân, triệu chứng, phân loại và cách điều trị hiệu quả
- TIN TỨC UNG THƯ Viêm âm đạo sau sinh và những điều mà bạn cần phải biết
- PHÒNG CHỐNG UNG THƯ Khám bệnh gout ở đâu? Bệnh viện gout nào tốt?
- TIN TỨC UNG THƯ TÌM HIỂU Ung thư dạ dày có hỗ trợ chữa trị được không sống được bao lâu