Đau đầu vùng chẩm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Đau đầu vùng chẩm là gì, bệnh nguy hiểm không? Triệu chứng bệnh ra sao và xảy ra do nguyên nhân gì? Làm thế nào để điều trị cũng như phòng tránh hiệu quả? Những thông tin được đề cập trong bài viết sau đây sẽ giúp người bệnh có câu trả lời chi tiết nhất cho những vấn đề này, hãy cùng theo dõi!

Đau đầu vùng chẩm là gì? Triệu chứng bệnh

Đau đầu vùng chẩm (hay còn gọi là đau đầu Arnold) là tình trạng các dây thần kinh chẩm (hai dây thần kinh bắt đầu từ đốt sống cổ C2 và C3) bị viêm hoặc tổn thương gây ra những cơn đau bắt đầu từ vùng chẩm. Sau đó, cơn đau lan ra phía sau mắt, phía trước và hai bên đầu.

Triệu chứng bệnh khá giống với bệnh đau nửa đầu migraine và những cơn đau đầu khác. Cụ thể như:

  • Đau đầu bị giật mạnh, cảm giác như bị điện giật vùng sau đầu và cổ.
  • Đau nhức nhói ở nền hộp sọ rồi chạy dọc theo phần đầu và lan ra phía sau đầu.
  • Đau nửa đầu hoặc cả hai bên.
  • Đau sau mắt kèm theo biểu hiện nhạy cảm với ánh sáng.
  • Cơn đau nghiêm trọng hơn khi cử động vùng đầu và cổ.
  • Da dầu nhạy cảm, đôi khi chỉ cần chạm nhẹ hoặc chải đầu cũng gây đau.
Khi cử động cổ, cơn đau vùng chẩm nghiêm trọng hơn

Nguyên nhân gây ra đau đầu vùng chẩm

Đau thần kinh chẩm xảy ra do dây thần kinh vùng chẩm chịu áp lực và bị tổn thương. Những nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể kể ra như:

  • Cổ bị sai tư thế trong thời gian dài.
  • Viêm khớp cổ và vai.
  • Phần sau đầu bị va chạm mạnh.
  • Gai đốt sống cổ trên (C1-C2).
  • Biến chứng bệnh tiểu đường và khối u.
  • Thực hiện trị liệu Chiropractic.
  • Nguyên nhân bệnh lý nền như nhiễm trùng, xuất huyết,…

Đau đầu vùng chẩm có nguy hiểm không?

Bệnh đau đầu vùng chẩm khiến người bệnh vô cùng khó chịu bởi những cơn đau đầu mệt mỏi, đau buốt liên tục ở vùng đầu, lan ra răng và đau mắt. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt, chất lượng công việc hàng ngày.

Không chỉ có vậy, những cơn đau đột ngột có thể dẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm, người bệnh rất dễ bị tai nạn do không ứng phó kịp thời. Đau do nhiễm trùng nhánh lớn gây ra tình trạng dây thần kinh sinh ba.

Trường hợp xuất hiện cơn đau đầu vùng chẩm đột ngột cực kỳ nguy hiểm

Mặt khác, tình trạng này còn cảnh báo cơ thể đang mắc phải một số bệnh lý nguy hiểm như nhiễm trùng, gai đốt sống, ung thư,… Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, các biến chứng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Chẩn đoán và điều trị nhức đầu vùng chẩm

Khi nghi ngờ đau đầu vùng chẩm, người bệnh cần nhanh chóng thăm khám để chẩn đoán bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể cho từng trường hợp, nên dùng thuốc hay can thiệp ngoại khoa.

Cách chẩn đoán bệnh

Trước tiên, người bệnh sẽ cung cấp thông tin về triệu chứng lâm sàng đang gặp phải,  tiền sử bệnh và các thương tích đã gặp phải. Tiếp theo, bác sĩ sẽ tiến hành thử phản ứng của dây thần kinh chẩm và một số xét nghiệm sau:

  • Tiêm thuốc có tác dụng phong bế dây thần kinh để theo dõi cơn đau do dây thần kinh chẩm bị tổn thương.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI để phát hiện chèn ép tủy sống, máu tụ, vấn đề về đĩa đệm,… chèn ép lên dây thần kinh.
  • Chụp CT scan giúp bác sĩ nhìn rõ ống sống, để tìm hiểu thành phần và phân tích cấu trúc xung quanh ống sống.

Do triệu chứng bệnh khá giống với những cơn đau đầu khác nên việc chẩn đoán khá phức tạp. Bác sĩ sẽ đánh giá thật kỹ để đưa ra kết luận về tình trạng đau, nguyên nhân và cách điều trị phù hợp nhất.

Xem thêm

Đau đầu khi ngủ dậy là do đâu? Nguyên nhân và các chữa hiệu quả

Phương pháp giảm đau tạm thời

Khi tình trạng đau đầu vùng chẩm ở mức độ nhẹ, chưa cần đến sự can thiệp của thuốc, người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp giảm đau ngay tại nhà. Cụ thể như:

  • Chườm túi nhiệt ở cổ: Khi áp túi chườm vào sau gáy giúp kích thích máu lưu thông đến màng não nhanh hơn, giảm áp lực cho dây thần kinh, từ đó giảm đau và căng cứng ở cổ hiệu quả.
  • Massage cơ cổ: Thường xuyên massage cơ cổ không chỉ giảm nhẹ và ngăn ngừa đau đầu mà còn giúp tinh thần người bệnh thoải mái hơn, có thể ngủ ngon giấc. Cách thực hiện cũng rất đơn giản, người bệnh xoa bóp vùng đầu, cổ lưng và 2 bên vai kết hợp với dùng ngón tay cái dạy nhẹ thái dương.
  • Nghỉ ngơi tại nơi yên tĩnh: Việc nghỉ ngơi thư giãn giúp các cơ quan trong cơ thể, trong đó có dây thần kinh
    vùng chẩm có thể điều hòa hoạt động, giảm thiểu nguy cơ bị tổn thương.
Người bệnh nên massage thư giãn đầu, cổ và vai gáy mỗi ngày

Điều trị bằng thuốc Tây y

Để giảm nhanh những cơn đau đầu vùng chẩm, đau đầu 2 bên thái dương khó chịu, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng một số loại thuốc Tây như:

  • Thuốc giãn cơ theo toa phổ biến gồm Notrixum, Rocuronium, Acrium,…
  • Thuốc chống động kinh cụ thể như Gabapentin, Carbamazepine,…
  • Thuốc chống trầm cảm như Citalopram, Fluvoxamine, Escitalopram (Lexapro),…

Thuốc Tây y chữa đau đầu vùng chẩm được áp dụng phổ biến bởi cho hiệu quả nhanh, sử dụng tiện lợi. Đây đều là những loại thuốc giảm đau đầu phổ biến, có thể dễ dàng tìm mua ở hiệu thuốc nào.

Tuy nhiên, nếu sử dụng sai cách rất dễ gây ra tác dụng phụ, nguy hiểm hơn là tình trạng nhờn thuốc. Do vậy mỗi người bệnh cần ý thức được việc phải tuân thủ nghiêm ngặt chỉ dẫn về liều lượng, thời gian uống để đảm bảo an toàn.

Phương pháp phẫu thuật

Trong trường hợp bệnh diễn biến nghiêm trọng, hoặc sau khi đã uống thuốc nhưng vẫn không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định một trong những phẫu thuật sau:

  • Giải đè ép vi mạch: Bác sĩ xác định các mạch máu chèn ép dây thần kinh và thực hiện tách chúng ra khỏi điểm chèn ép.
  • Phong bế thần kinh và tiêm steroid: Sau khi gây tê tại chỗ, bác sĩ sẽ tiến hành cắt đứt đường dẫn truyền các dây thần kinh gây đau hoặc kích thích đi qua vùng chẩm.
  • Kích thích dây thần kinh chẩm: Đưa xung điện đến dây thần kinh vùng chẩm để ngăn chặn tín hiệu đau truyền đến não.
Phương pháp điều trị kích thích dây thần kinh chẩm cho hiệu quả tốt, an toàn

Sau khi thực hiện phẫu thuật, các cơn đau biến mất nhanh chóng và ít tái phát. Tuy nhiên, rủi ro trong quá trình phẫu thuật có thể khiến các dây thần kinh và cấu trúc xung quanh bị tổn thương vĩnh viễn. Bên cạnh đó, chi phí cho mỗi lần thực hiện khá cao so với những cách điều trị khác.

Đông y chữa đau đầu vùng chẩm

Chữa đau đầu vùng chẩm theo phương pháp Đông y được đánh cao bởi hiệu quả lâu dài, sự an toàn cao. Bởi các bài thuốc đều sử dụng các thảo dược thiên nhiên, các động vào căn nguyên gây bệnh, đồng thời tăng cường sức khỏe, đề kháng cơ thể. Sau khi thăm khám xong, lương y sẽ gia giảm vị thuốc dựa trên tình trạng đau đầu.

Bài thuốc 1

  • Nguyên liệu:Đào nhân (12g), ngưu tất (10g), sinh địa, đương quy, hồng hoa (mỗi vị 9g), xích thược, chỉ xác (mỗi vị 6g), cát cánh, xuyên khung (mỗi vị 4,5g), sài hồ, cam thảo (mỗi vị 3g).
  • Tác dụng: Điều trị tận gốc nguyên nhân gây chứng đau đầu vùng chẩm, giúp hỗ trợ cải thiện chứng chóng mặt, hoa mắt, mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
  • Cách sử dụng: Người bệnh đem những nguyên liệu trên sắc cùng với 1 lít nước, đến khi cạn còn khoảng ⅔ lượng nước thì tắt bếp. Mỗi ngày uống một thang, tránh để sang ngày hôm sau sẽ làm mất hiệu quả của thuốc.

Bài thuốc 2: Định tâm An thần khang

  • Nguyên liệu: Củ bình vôi, Long nhãn, Dạ giao đằng, Lạc tiên, Liên nhục, Viễn chí… là những loại thảo dược này có tính bình, tác dụng tốt vào kinh tâm, giúp dưỡng tâm an thần, trấn an hệ tim mạch.
  • Tác dụng: Giúp điều trị chứng mất ngủ, kích thích thần kinh, giảm hồi hộp, lo lắng, tim đập nhanh, giúp giảm đau đầu hiệu quả.
  • Cách sử dụng: Người bệnh sắc thuốc theo chỉ dẫn của lương y, mỗi thang thuốc uống trong 3 ngày. Một liệu trình điều trị sẽ kéo dài từ 1-2 tháng tùy mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Bài thuốc 3: Nhất Nam Định Tâm Khang

  • Nguyên liệu: Bá tử nhân, Táo nhân, Phù tiểu mạch, Lạc tiên, Bành vôi, Tắng tó, Tầm gửi, Trám đen, Bạch quả, Đẳng sâm, Hoàng kỳ, Đương quy, Bạch truật, Kiện chí, Long nhãn, Phục thần, Sài hồ, Đan sâm, Huyền sâm, Thiên môn, Mạch môn, Thiên ma, Sinh địa…. Những nguyên liệu này được bào chế dưới dạng viên hoàn.
  • Tác dụng: Giúp điều trị mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, đau đầu, dưỡng tâm huyết, an thần, nóng trong người, đau lưng mỏi gối,….
  • Cách sử dụng: Người dùng uống mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối, mỗi lần 15 viên sau bữa ăn 30 phút.

Tuy nhiên, hiệu quả của bài thuốc phát huy khá chậm và còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Người bệnh cần kiên trì uống mỗi ngày, trong vòng ít nhất 2 – 3 tháng mới thấy được hiệu quả rõ rệt. Ngoài ra, các lương y có thể kết hợp điều trị bằng cách xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt để rút ngắn thời gian chữa bệnh.

Cách phòng tránh đau đầu vùng chẩm

Người bệnh
cần xây dựng một lối sống lành mạnh để có thể phòng tránh những cơn đau đầu vùng chẩm hiệu quả. Cụ thể, các việc cần thực hiện bao gồm:

  • Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để giúp máu lưu thông tốt hơn, đầu óc thoải mái.
  • Tập thể dục đều đặn mỗi ngày, vừa phòng tránh đau đầu, vừa tăng cường sức khỏe.
  • Không  thức khuya, sử dụng thiết bị điện tử nhiều.
  • Tránh các tư thế xấu ảnh hưởng đến vùng vai gáy và cổ.
  • Có kế hoạch học tập, làm việc khoa học để tránh tình trạng căng thẳng.
  • Uống đủ nước, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, nhất là các loại rau xanh, trái cây.
  • Hạn chế dùng các chất kích thích hoặc đồ uống có chứa cồn.
  • Kiểm tra sức khỏe thường xuyên để nắm rõ tình trạng của cơ thể.
Tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày giúp phòng tránh đau đầu hiệu quả

Nên đi khám chữa bệnh đau đầu vùng chẩm ở đâu?

Đau đầu vùng chẩm, đau đầu khi ngủ dậy, đau đầu căng cơ nên khám ở đâu tốt nhất, người bệnh không nên bỏ qua các địa chỉ sau:

Bệnh viện 108

Người bệnh có thể thăm khám, điều trị tại khoa Nội Thần kinh của bệnh viện. Đây là địa chỉ làm việc của nhiều bác sĩ đầu ngành, đã ứng dụng nhiều kỹ thuật chuyên khoa hiện đại cùng với sự hỗ trợ của máy móc tiên tiến nên người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm.

  • Địa chỉ: Số 1 đường Trần Hưng Đạo – Hai Bà Trưng – Hà Nội
  • Hotline: 0967751616.

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Không thể không nhắc đến bệnh viện đại học Y Hà Nội bởi đây là địa chỉ nổi tiếng mà gần như ai cũng biết. Người bệnh sẽ được chẩn đoán, điều trị bằng những kỹ thuật chuyên sâu thực hiện bởi các bác sĩ đầu ngành hiện nay.

  • Địa chỉ: Số 1 Phố Tôn Thất Tùng – Đống Đa – Hà Nội
  • Hotline: 1900 6422.

Bệnh viện Bạch Mai 

Chắc chắn không ai không biết bệnh viện Bạch Mai bởi đây là địa chỉ khám chữa bệnh uy tín hàng đầu hiện nay. Người bị đau đầu vùng chẩm có thể đặt lịch khám ở khoa Thần kinh.

  • Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng – Đống Đa – Hà Nội
  • Hotline: 0869 587 728.

Bệnh viện Quân y 103

Khoa Nội Thần kinh của bệnh viện đã điều trị thành công cho rất nhiều người bị đau đầu nói chung và đau đầu vùng chẩm nói riêng. Bệnh viện có đội ngũ bác sĩ giỏi, tận tận, hệ thống trang thiết bị hiện đại nên chất lượng thăm khám, điều trị được đánh giá cao.

  • Địa chỉ: Số 261 Phùng Hưng – Hà Đông – Hà Nội
  • Hotline: 098 388 91 03

Nhất Nam Y Viện

Nhất Nam Y Viện mang không gian kiến trúc đặc trưng của y học cung đình Huế, vừa mang những giá trị về văn hóa, tinh thần, vừa giúp tạo không gian yên tĩnh trong lành để chữa bệnh. Tại đây sở hữu rất nhiều những bài thuốc chữa bệnh nổi tiếng, góp phần giúp hàng nghìn người bệnh thoát khỏi chứng đau đầu vùng chẩm khó chịu.

  • Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Hotline: 024.8585.1102

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc là một địa chỉ khám chữa bệnh đau đầu vùng chẩm bằng phương pháp Đông y với rất nhiều bài thuốc được bào chế từ nguồn nguyên liệu sạch. Mang đến hiệu quả điều trị bệnh phù hợp với thể trạng của từng người bệnh.

  • Địa chỉ: Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
  • Hotline: (024)7109 6699

Đau đầu vùng chẩm tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, sinh hoạt và công việc. Người bệnh tuyệt đối không được chủ quan, hãy thăm khám sớm để chẩn đoán chính xác bệnh, điều trị sớm. Đồng thời, mỗi người cần chủ động phòng ngừa bằng cách thay đổi lối sống khoa học, lành mạnh hơn.

Nguồn: https://nhatnamyvien.com/dau-dau-vung-cham-28753.html

Xem thêm: Viêm đài bể thận

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!