Hội chứng chân không yên

Hội chứng chân không yên là một bệnh lý thần kinh, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống, đặc biệt là giấc ngủ của người bệnh. Vậy hội chứng chân không yên là gì? Mời bạn tham khảo bài viết sau nhé.

Hội chứng chân không yên là một bệnh lý thần kinh, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống, đặc biệt là giấc ngủ của người bệnh. Vậy hội chứng chân không yên là gì? Mời bạn tham khảo bài viết sau nhé.

Định nghĩa

Hội chứng chân không yên (hội chứng chân bồn chồn hoặc bệnh Willis-Ekbom (RLS/ WED)) là gì?

Hội chứng chân không yên, hay còn gọi là hội chứng chân bồn chồn hoặc bệnh Willis-Ekbom (RLS/ WED), là một bệnh lý thần kinh làm cho người bệnh có những cơn xung động hầu như không kiểm soát được. Hội chứng này làm đôi chân cảm thấy rất khó chịu khi đang ngồi hay nằm xuống. Nó làm cho người bệnh phải đứng lên và di chuyển. Di chuyển giúp giảm bớt cảm giác khó chịu tạm thời. Những cảm giác này cũng có thể xảy ra đối với tay.

Hội chứng chân không yên thường xảy ra vào buổi tối hoặc đêm trong khi bạn đang ngồi hoặc nằm. Nó có thể phá vỡ giấc ngủ, dẫn đến tình trạng buồn ngủ ban ngày và làm cho đi lại khó khăn (buồn chân không ngủ được).

Những ai thường mắc hội chứng chân không yên (hội chứng chân bồn chồn hoặc bệnh Willis-Ekbom (RLS/ WED))?

Khoảng 10% dân số trên thế giới sẽ gặp phải hội chứng này tại một thời điểm nào đó trong đời. Bệnh có thể xảy ra ở cả nam giới và nữ giới, nhưng thường gặp ở nữ hơn và phổ biến ở những người trung niên hoặc lớn tuổi. Hội chứng chân không yên có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, thậm chí cả trẻ nhỏ, và thường nặng hơn khi về già.

Hội chứng chân không yên (hội chứng chân bồn chồn hoặc bệnh Willis-Ekbom (RLS/ WED)) là gì?

Hội chứng chân không yên, hay còn gọi là hội chứng chân bồn chồn hoặc bệnh Willis-Ekbom (RLS/ WED), là một bệnh lý thần kinh làm cho người bệnh có những cơn xung động hầu như không kiểm soát được. Hội chứng này làm đôi chân cảm thấy rất khó chịu khi đang ngồi hay nằm xuống. Nó làm cho người bệnh phải đứng lên và di chuyển. Di chuyển giúp giảm bớt cảm giác khó chịu tạm thời. Những cảm giác này cũng có thể xảy ra đối với tay.

Hội chứng chân không yên thường xảy ra vào buổi tối hoặc đêm trong khi bạn đang ngồi hoặc nằm. Nó có thể phá vỡ giấc ngủ, dẫn đến tình trạng buồn ngủ ban ngày và làm cho đi lại khó khăn (buồn chân không ngủ được).

Những ai thường mắc hội chứng chân không yên (hội chứng chân bồn chồn hoặc bệnh Willis-Ekbom (RLS/ WED))?

Khoảng 10% dân số trên thế giới sẽ gặp phải hội chứng này tại một thời điểm nào đó trong đời. Bệnh có thể xảy ra ở cả nam giới và nữ giới, nhưng thường gặp ở nữ hơn và phổ biến ở những người trung niên hoặc lớn tuổi. Hội chứng chân không yên có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, thậm chí cả trẻ nhỏ, và thường nặng hơn khi về già.

Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng chân không yên (hội chứng chân bồn chồn hoặc bệnh Willis-Ekbom (RLS/ WED)) là gì?

Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng chân không yên (hội chứng chân bồn chồn hoặc bệnh Willis-Ekbom (RLS/ WED)) là gì?

Cảm giác ngứa, bỏng rát hoặc kiến bò sâu bên trong chân làm bạn khó ngủ. Cử động chân có thể giúp giảm đau tạm thời. Thường thì cả hai bên cơ thể đều bị ảnh hưởng. Bởi vì những cảm giác này có thể làm gián đoạn giấc ngủ nên bạn thường sẽ thấy rất mệt mỏi vào ngày hôm sau.

Một số người cũng có cảm giác bồn chồn không yên ở ngón chân, cẳng chân hoặc bàn chân khi họ ngồi xuống.

Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nên gọi bác sĩ nếu bạn nghĩ rằng mình mắc hội chứng chân không yên hoặc nếu các triệu chứng vẫn còn tiếp tục ngay cả khi đã điều trị bằng thuốc.

Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Cảm giác ngứa, bỏng rát hoặc kiến bò sâu bên trong chân làm bạn khó ngủ. Cử động chân có thể giúp giảm đau tạm thời. Thường thì cả hai bên cơ thể đều bị ảnh hưởng. Bởi vì những cảm giác này có thể làm gián đoạn giấc ngủ nên bạn thường sẽ thấy rất mệt mỏi vào ngày hôm sau.

Một số người cũng có cảm giác bồn chồn không yên ở ngón chân, cẳng chân hoặc bàn chân khi họ ngồi xuống.

Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nên gọi bác sĩ nếu bạn nghĩ rằng mình mắc hội chứng chân không yên hoặc nếu các triệu chứng vẫn còn tiếp tục ngay cả khi đã điều trị bằng thuốc.

Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra hội chứng chân không yên (hội chứng chân bồn chồn hoặc bệnh Willis-Ekbom (RLS/ WED)) là gì?

Các nhà khoa học cho rằng hội chứng chân bồn chồn là do sự mất cân bằng của các chất dopamine não, là chất gửi tín hiệu điều khiển chuyển động cơ bắp. Ngoài ra, một số nguyên nhân có thể gây ra hội chứng chân không yên bao gồm:

  • Di truyền: khoảng ½ những người mắc hội chứng chân không yên là có người thân trong gia đình đã từng mắc hội chứng này. Sự khiếm khuyết gen trên các nhiễm sắc thể là nguyên nhân gây ra bệnh này.
  • Những người tuổi trung niên và phụ nữ mang thai dễ mắc phải tình trạng này nhất. Thai kỳ hoặc sự thay đổi hormone có thể tạm thời làm nặng thêm các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh. Một số phụ nữ bị bệnh khi mang thai lần đầu tiên, đặc biệt xảy ra vào tam cá nguyệt thứ ba. Tuy nhiên những triệu chứng thường sẽ biến mất sau sinh.
  • Một số thuốc như thuốc chống trầm cảm có thể gây ra bệnh Willis-Ekbom.

Nguyên nhân gây ra hội chứng chân không yên (hội chứng chân bồn chồn hoặc bệnh Willis-Ekbom (RLS/ WED)) là gì?

Các nhà khoa học cho rằng hội chứng chân bồn chồn là do sự mất cân bằng của các chất dopamine não, là chất gửi tín hiệu điều khiển chuyển động cơ bắp. Ngoài ra, một số nguyên nhân có thể gây ra hội chứng chân không yên bao gồm:

  • Di truyền: khoảng ½ những người mắc hội chứng chân không yên là có người thân trong gia đình đã từng mắc hội chứng này. Sự khiếm khuyết gen trên các nhiễm sắc thể là nguyên nhân gây ra bệnh này.
  • Những người tuổi trung niên và phụ nữ mang thai dễ mắc phải tình trạng này nhất. Thai kỳ hoặc sự thay đổi hormone có thể tạm thời làm nặng thêm các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh. Một số phụ nữ bị bệnh khi mang thai lần đầu tiên, đặc biệt xảy ra vào tam cá nguyệt thứ ba. Tuy nhiên những triệu chứng thường sẽ biến mất sau sinh.
  • Một số thuốc như thuốc chống trầm cảm có thể gây ra bệnh Willis-Ekbom.

Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chân không yên?

Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ hội chứng chân không yên, bao gồm:

  • Di truyền: bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu có người trong gia đình bị hội chứng này.
  • Mang thai: phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Bệnh lý thần kinh ngoại biên: những tổn thương thần kinh này ở bàn tay và bàn chân của bạn đôi lúc do bệnh lý mãn tính gây ra, chẳng hạn như tiểu đường và nghiện rượu.
  • Thiếu sắt: ngay cả khi không bị thiếu máu thì tình trạng thiếu sắt vẫn có thể gây ra hoặc làm nặng thêm hội chứng chân bồn chồn. Nếu bạn có tiền căn xuất huyết dạ dày ruột, bị chảy máu nhiều trong kỳ kinh hoặc hiến máu nhiều lần thì bạn có thể bị thiếu sắt.
  • Suy thận: nếu bạn bị suy thận, bạn cũng có thể bị thiếu sắt, thường là đi kèm với thiếu máu. Khi chức năng thận hoạt động không tốt, lượng sắt dự trữ trong máu sẽ giảm xuống. Cùng với những thay đổi sinh hoá khác trong cơ thể, điều này có thể gây ra hoặc làm nặng thêm hội chứng chân không yên.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chân không yên?

Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ hội chứng chân không yên, bao gồm:

  • Di truyền: bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu có người trong gia đình bị hội chứng này.
  • Mang thai: phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Bệnh lý thần kinh ngoại biên: những tổn thương thần kinh này ở bàn tay và bàn chân của bạn đôi lúc do bệnh lý mãn tính gây ra, chẳng hạn như tiểu đường và nghiện rượu.
  • Thiếu sắt: ngay cả khi không bị thiếu máu thì tình trạng thiếu sắt vẫn có thể gây ra hoặc làm nặng thêm hội chứng chân bồn chồn. Nếu bạn có tiền căn xuất huyết dạ dày ruột, bị chảy máu nhiều trong kỳ kinh hoặc hiến máu nhiều lần thì bạn có thể bị thiếu sắt.
  • Suy thận: nếu bạn bị suy thận, bạn cũng có thể bị thiếu sắt, thường là đi kèm với thiếu máu. Khi chức năng thận hoạt động không tốt, lượng sắt dự trữ trong máu sẽ giảm xuống. Cùng với những thay đổi sinh hoá khác trong cơ thể, điều này có thể gây ra hoặc làm nặng thêm hội chứng chân không yên.

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị hội chứng chân không yên (hội chứng chân bồn chồn hoặc bệnh Willis-Ekbom (RLS/ WED))?

Mục tiêu của việc điều trị bệnh Willis-Ekbom (RLS/ WED) là làm giảm triệu chứng và cho phép bạn có giấc ngủ ngon. Bác sĩ có thể khuyến cáo biện pháp điều trị tại nhà và dùng thuốc. Thường thì phối hợp cả hai phương pháp này cho kết quả khá tốt. Một số thuốc có tác dụng tốt hơn những thuốc còn lại, vì vậy có thể cần phải thử vài lần để tìm được loại thuốc điều trị tốt nhất. Hãy tránh sử dụng caffeine, thuốc lá và rượu.

Nếu các triệu chứng nặng lên và việc điều trị không làm giảm triệu chứng, có thể bạn cần phải đén khám ở chuyên gia điều trị rối loạn giấc ngủ hoặc bác sĩ nội thần kinh – người chuyên điều trị các bệnh lý của hệ thần kinh.

Những phương pháp nào dùng để điều trị hội chứng chân không yên (hội chứng chân bồn chồn hoặc bệnh Willis-Ekbom (RLS/ WED))?

Mục tiêu của việc điều trị bệnh Willis-Ekbom (RLS/ WED) là làm giảm triệu chứng và cho phép bạn có giấc ngủ ngon. Bác sĩ có thể khuyến cáo biện pháp điều trị tại nhà và dùng thuốc. Thường thì phối hợp cả hai phương pháp này cho kết quả khá tốt. Một số thuốc có tác dụng tốt hơn những thuốc còn lại, vì vậy có thể cần phải thử vài lần để tìm được loại thuốc điều trị tốt nhất. Hãy tránh sử dụng caffeine, thuốc lá và rượu.

Nếu các triệu chứng nặng lên và việc điều trị không làm giảm triệu chứng, có thể bạn cần phải đén khám ở chuyên gia điều trị rối loạn giấc ngủ hoặc bác sĩ nội thần kinh – người chuyên điều trị các bệnh lý của hệ thần kinh.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hội chứng chân không yên (hội chứng chân bồn chồn hoặc bệnh Willis-Ekbom (RLS/ WED))?

Bác sĩ thường chẩn đoán bệnh thông qua việc bạn mô tả triệu chứng, khám lâm sàng và khám thần kinh. Bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm máu để loại trừ các nguyên nhân khác, ví dụ như thiếu sắt. Nếu bệnh nặng, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nhập viện để theo dõi về giấc ngủ và các triệu chứng của bạn.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hội chứng chân không yên (hội chứng chân bồn chồn hoặc bệnh Willis-Ekbom (RLS/ WED))?

Bác sĩ thường chẩn đoán bệnh thông qua việc bạn mô tả triệu chứng, khám lâm sàng và khám thần kinh. Bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm máu để loại trừ các nguyên nhân khác, ví dụ như thiếu sắt. Nếu bệnh nặng, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nhập viện để theo dõi về giấc ngủ và các triệu chứng của bạn.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt n
ào giúp bạn hạn chế diễn tiến của hội chứng chân không yên (hội chứng chân bồn chồn hoặc bệnh Willis-Ekbom (RLS/ WED))?

Hội chứng chân bồn chồn có thể được hạn chế nếu bạn áp dụng những thói quen sinh hoạt sau đây:

  • Tập thói quen ngủ tốt và hợp lý: đi ngủ đúng giờ, tại một khoảng thời gian cố định mỗi tối;
  • Tập thể dục đều đặn;
  • Tìm hiểu các kỹ thuật thư giãn, chẳng hạn như dùng thuốc, tập yoga và phản hồi sinh học. Phản hồi sinh học là phương pháp dạy bạn cách kiểm soát những đáp ứng không tỉnh táo;
  • Thử các phương pháp làm giảm tạm thời cảm giác bồn chồn không yên ở chân: đi lại hoặc duỗi chân ra, tắm bồn nước nóng hoặc nước ấm, mát-xa chân hoặc chườm nóng hay chườm lạnh.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Những thói quen sinh hoạt n
ào giúp bạn hạn chế diễn tiến của hội chứng chân không yên (hội chứng chân bồn chồn hoặc bệnh Willis-Ekbom (RLS/ WED))?

Hội chứng chân bồn chồn có thể được hạn chế nếu bạn áp dụng những thói quen sinh hoạt sau đây:

  • Tập thói quen ngủ tốt và hợp lý: đi ngủ đúng giờ, tại một khoảng thời gian cố định mỗi tối;
  • Tập thể dục đều đặn;
  • Tìm hiểu các kỹ thuật thư giãn, chẳng hạn như dùng thuốc, tập yoga và phản hồi sinh học. Phản hồi sinh học là phương pháp dạy bạn cách kiểm soát những đáp ứng không tỉnh táo;
  • Thử các phương pháp làm giảm tạm thời cảm giác bồn chồn không yên ở chân: đi lại hoặc duỗi chân ra, tắm bồn nước nóng hoặc nước ấm, mát-xa chân hoặc chườm nóng hay chườm lạnh.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Xem thêm: Viêm màng não do virus

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!