Viêm niêm mạc dạ dày kiêng ăn gì để kiểm soát bệnh?
Viêm niêm mạc dạ dày nên kiêng ăn gì? Các thực phẩm được chuyên gia khuyến cáo người bệnh không nên sử dụng như đồ muối chua, đóng hộp, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ,…để việc kiểm soát bệnh đạt kết quả tốt hơn. Bên cạnh đó, người bệnh cần lựa chọn bổ sung những thực phẩm phù hợp giúp tình trạng viêm nhiễm sớm cải thiện.
Viêm niêm mạc dạ dày nên kiêng ăn gì?
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày như nhiễm vi khuẩn Hp, uống thuốc Tây không đúng hướng dẫn, lạm dụng đồ uống chứa cồn, stress kéo dài,…Khi đó, lớp niêm mạc dạ dày bị viêm nhiễm, bào mòn hình thành các vết loét. Người bệnh gặp phải các triệu chứng khó chịu như đau âm ỉ thượng vị, nóng rát, đầy bụng khó tiêu, buồn nôn,…
Để điều trị tình trạng viêm niêm mạc dạ dày hiệu quả, ngoài tuân thủ phác đồ của bác sĩ, người bệnh cần kết hợp với biện pháp chăm sóc tốt cơ thể. Theo đó, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi tổn thương, viêm loét tại lớp niêm mạc dạ dày. Không chỉ bổ sung thực phẩm có lợi, người bệnh lúc này cần tránh một số thực phẩm nguy cơ khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
Vậy, viêm niêm mạc dạ dày nên kiêng ăn gì? Dưới đây là nhóm thực phẩm người bị bệnh dạ dày nói chung, viêm niêm mạc dạ dày nói riêng cần tránh:
1. Tránh ăn hoa quả, thực phẩm chua
Người bệnh được khuyến khích bổ sung vào khẩu phần các loại ăn trái cây để nâng cao đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên, để tránh ảnh hưởng đến tình trạng viêm nhiễm đang xảy ra tại lớp niêm mạc dạ dày, người bệnh nên hạn chế ăn những loại quả quá chua như chanh, quýt, bưởi, xoài, cóc,…
Hàm lượng vitamin C lớn trong những loại quả này có thể khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn, dịch vị tiết ra ồ ạt dẫn đến loét, khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, bệnh nhân lúc này cũng cần tránh ăn những loại thực phẩm được muối chua như dưa muối, củ cải muối,…để tránh biến chứng ảnh hưởng sức khỏe.
Lượng muối lớn trong những thực phẩm được lên men, muối chua có khả năng kích thích khu vực vết loét. Đồng thời, chúng có thể làm dạ dày tiết nhiều axit, kết hợp với lượng axit sẵn có của thực phẩm khiến tình trạng bào mòn diễn ra nhanh chóng hơn. Người bệnh có thể gặp phải biến chứng nếu không kiểm soát và kiêng ăn nhóm thực phẩm này.
2. Viêm niêm mạc dạ dày nên kiêng ăn gì? Kiêng đồ ăn cay nóng
Đồ ăn cay nóng luôn được xếp vào danh sách nhóm thực phẩm mà người bệnh dạ dày cần kiêng ăn. Bởi chúng có thể khiến dạ dày đang tổn thương của bạn càng trở nên kích ứng và nhạy cảm hơn. Đặc biệt là khi tiếp xúc với vị trí viêm loét, thức ăn cay nóng khiến dạ dày bị nóng rát, đau tức khó chịu.
Chính vì thế, nếu niêm mạc dạ dày đang bị viêm nhiễm, bạn nên thay đổi thói quen ăn uống. Tránh ăn những món ăn quá cay nóng, giảm tần suất sử dụng các gia vị có vị cay như ớt, tiêu, mù tạt,…để tránh tình trạng dạ dày tiết nhiều dịch vị gây viêm nhiễm, tổn thương nghiêm trọng hơn.
3. Không dùng thức ăn, nước uống chứa chất kích thích
Cồn, cafein, chất kích thích gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị viêm niêm mạc dạ dày. Người bệnh nếu không kiêng ăn thức ăn, uống nước có chứa những chất kích thích sẽ gây hại cho niêm mạc, làm gián đoạn hoặc thay đổi kết quả điều trị. Một số trường hợp không kiêng cữ, lạm dụng trong thời gian dài có thể làm phá hủy niêm mạc, tác động đến hoạt động của gan, thận.
Do đó, lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng, người đang bị viêm niêm mạc dạ dày nên tránh ăn hoặc uống những thức ăn, đồ uống chứa cồn, ga, caffeine hoặc các thành phần có thể làm kích thích tình trạng tổn thương. Thay vào đó, người bệnh có thể uống nước ép một số loại hoa quả, rau củ để cung cấp dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể.
4. Tránh đồ ăn dầu mỡ khi bị viêm niêm mạc dạ dày
Thức ăn nhiều dầu mỡ không phải là sự lựa chọn tốt đối với cơ thể. Không chỉ riêng người bệnh, người khỏe mạnh cũng nên hạn chế những món ăn này để bảo vệ sức khỏe. Riêng trường hợp bệnh nhân viêm niêm mạc dạ dày gây loét, sưng đỏ cần kiêng ăn những thức ăn này để tránh bệnh biến chứng nguy hiểm.
Các chuyên gia khuyến khích người bệnh nên tự chế biến món ăn tại nhà để kiểm soát lượng gia vị, dầu mỡ sử dụng. Đồng thời, thay dầu động vật sang các loại dầu từ thiên nhiên sẽ tốt hơn cho quá trình điều trị bệnh dạ dày. Bên cạnh đó, tránh ăn nội tạng động vật để giảm thiểu các rủi ro ảnh hưởng sức khỏe.
5. Viêm niêm mạc dạ dày nên kiêng ăn gì? Kiêng ăn đồ tươi sống
Những món ăn tái, sống hấp dẫn nhưng có nguy cơ chứa thủy ngân, vi khuẩn Hp, các chất độc có thể tăng nguy cơ dị ứng cho cơ thể. Đặc biệt, người đang bị bệnh dạ dày, rối loạn tiêu hóa không nên ăn những món tươi sống, tái. Thay vào đó, người bệnh cần nấu chín, đun sôi để diệt vi khuẩn còn bám lại trên thực phẩm.
6. Kiêng đồ đóng hộp, thức ăn nhanh
Người bị viêm niêm mạc dạ dày nên kiêng ăn gì? Không nên ăn thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp. Hầu hết các loại trái cây, thực phẩm được chế biến sẵn, đóng hộp đều chứa nhiều chất phụ gia, nhất là chất bảo quản. Chúng là nguyên nhân khiến dạ dày của bạn chịu nhiều áp lực, ảnh hưởng hoạt động tiêu hóa.
Do đó, khi được chẩn đoán gặp vấn đề dạ dày, người bệnh cần kiêng ăn những nhóm thực phẩm kể trên. Thực hiện tốt trong và sau điều trị bệnh dạ dày giúp bạn phòng tránh được nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe, bạn đọc nên đặc biệt lưu ý.
Nên ăn gì khi bị viêm niêm mạc dạ dày?
Không chỉ có thắc mắc: “Viêm niêm mạc dạ dày nên kiêng ăn gì để kiểm soát bệnh?”, việc chọn thực phẩm nào phù hợp cũng được nhiều người quan tâm. Theo đó, bệnh nhân nên ăn những thực phẩm sau đây để giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả nhanh, an toàn nhất:
- Ăn nghệ: Nghệ chứa hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào giúp kháng khuẩn, chống viêm nhiễm cho người bệnh dạ dày. Trong quá trình điều trị bệnh, bạn có thể bổ sung nghệ làm nguyên liệu chế biến món ăn hoặc uống tinh bột nghệ cùng mật ong vào buổi sáng. Dưỡng chất trong củ nghệ giúp tổn thương mau chóng hồi phục an toàn, hiệu quả.
- Bổ sung táo: Người bị viêm dạ dày được khuyến khích ăn táo thường xuyên. Đây là một trong những loại trái cây bổ dưỡng, chứa nhiều chất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, táo chứa nhiều chất xơ, pectin tốt cho hệ tiêu hóa, giảm tình trạng khó chịu do viêm nhiễm gây ra. Người bệnh có thể ăn táo hoặc ép lấy nước uống.
- Ăn quả bơ: Bơ chứa nhiều chất xơ, kali,…mang lại hiệu quả giảm đau bụng, đầy hơi, kích thích nhu động ruột hoạt động nhịp nhàng. Người viêm dạ dày nên ăn gì? Người bệnh có thể ăn bơ thường xuyên.
- Bổ sung trứng, sữa: Hai thực phẩm giúp tạo độ che phủ cho niêm mạc dạ dày, là một trong những nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể, tốt cho hệ tiêu hóa.
- Bí đỏ: Loại quả này chứa nhiều muối khoáng, vitamin, axit hữu cơ,…Do đó, khi gặp vấn đề về dạ dày người bệnh có thể bổ sung bí đỏ vào thực đơn dinh dưỡng. Nấu chín nhừ với cháo cung cấp dinh dưỡng vừa hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
- Tỏi, hành: Chứa chất kháng viêm, diệt khuẩn giúp cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa. Tỏi được xem là “thuốc kháng sinh” tự nhiên, trường hợp viêm niêm mạc do nhiễm vi khuẩn Hp nên thêm tỏi vào món ăn hàng ngày.
- Thức ăn mềm: Niêm mạc dạ dày đang bị tổn thương, do đó người bệnh nên lựa chọn thức ăn ở dạng mềm để tiêu hóa tốt hơn.
- Sữa chua: Bổ sung men vi sinh cho đường ruột, cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa, giảm tình trạng đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn.
- Rau xanh: Chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất. Người bệnh nên bổ sung bắp cải, súp lơ,…vào bữa cơm hàng ngày giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
Trên đây là gợi ý những thực phẩm người bị viêm niêm mạc dạ dày nên bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng. Bên cạnh đó còn rất nhiều thực phẩm phù hợp khác, người bệnh có thể tham khảo chuyên gia dinh dưỡng để lựa chọn thực phẩm tốt cho tình trạng bệnh lý. Đồng thời, cân bằng dinh dưỡng để đảm bảo cơ thể được nạp đủ chất, thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương nhanh, hiệu quả.
Lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm niêm mạc dạ dày
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Trường hợp mắc bệnh dạ dày, viêm niêm mạc cần đặc biệt thận trọng vấn đề này. Bởi, nếu ăn phải thực phẩm không phù hợp có thể làm kích thích các triệu chứng đau dạ dày nghiêm trọng.
Người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau đây để đảm bảo cơ thể có điều kiện phục hồi tổn thương niêm mạc dạ dày tốt nhất:
- Lựa chọn nguồn thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn, không nhiễm phân thuốc độc hại. Sơ chế sạch sẽ trước khi chế biến, nên ngâm nước muối pha loãng rau củ quả trước khi nấu.
- Ưu tiên nấu các món mềm, dễ nhai và dễ tiêu hóa. Tránh ăn những thực phẩm cứng ảnh hưởng đến tổn thương tại niêm mạc, gây áp lực cho hệ tiêu hóa.
- Ăn chậm nhai kỹ, tránh bỏ bữa, chia nhỏ bữa ăn trong ngày giúp tiêu hóa tốt hơn, giảm tình trạng chướng bụng, khó tiêu,…
- Ăn chín uống sôi, tránh ăn những thực phẩm tươi sống khi dạ dày đang viêm nhiễm.
- Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thay đổi liều dùng hoặc ngừng sử dụng đột ngột khi chưa được yêu cầu. Điều này có thể khiến tình trạng tổn thương niêm mạc tái phát, biến chứng nguy hiểm.
- Xây dựng thói quen sống lành mạnh, ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng, áp lực ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Tập thể dục, thể thao nâng cao sức khỏe và đề kháng.
- Thăm khám định kỳ để theo dõi mức độ phục hồi niêm mạc dạ dày.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc: “Viêm niêm mạc dạ dày kiêng ăn gì để kiểm soát bệnh?”. Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong điều trị bệnh dạ dày. Do đó, bạn đọc nên lưu ý những thực phẩm nên kiêng ăn trong thời gian này. Đồng thời, cân bằng dinh dưỡng, bổ sung thực phẩm tốt cho sức khỏe một cách khoa học để sớm cải thiện tình trạng viêm niêm mạc dạ dày.
Có thể bạn quan tâm:
- Ăn gì để diệt vi khuẩn HP? Các món ăn hỗ trợ điều trị HP tốt nhất
- 16 Cách chữa đau dạ dày tại nhà nhanh nhất, giảm đau cấp tốc
- 9+ Loại sữa dành cho người đau dạ dày được khuyên dùng
- 9 loại thuốc đau dạ dày dạng sữa tốt nhất được dùng phổ biến
Xem thêm: Chia sẻ của bệnh nhân chữa viêm họng hạt tại Bệnh viện Tai mũi họng Quân Dân 102
Tin mới nhất
- 10 cách chữa thoái hóa cột sống bằng dân gian tại nhà loại bỏ cơn đau nhức không cần thuốc
- Nứt đốt sống
- Trà Nấm Linh Chi Bí Quyết Thanh Nhiệt Giải Độc Cơ Thể
- 7 cách trị sổ mũi tại nhà đơn giản và hiệu quả, bạn đã thử chưa?
- Bệnh sùi mào gà có chữa được không?
- Polyp xoang hàm là gì? Có nguy hiểm không?
- Thông liên nhĩ
- Omega 3: bổ sung đúng để có 12 lợi ích thần kỳ
- Top Điều Cần Biết Về Đông Trùng Hạ Thảo Tây Tạng
- Cách Điêu Trị Tiểu Đường Thai Kỳ
Video
- Thị trường mua bán nấm lim xanh Giá nấm lim xanh Tiên Phước với địa chỉ bán nấm lim tại Hồ Chí Minh
- TIN TỨC UNG THƯ Mua bán sỉ và lẻ tinh bột nghệ vàng làm đẹp giá 750.000VNĐ/kg
- TIN TỨC UNG THƯ Ngò rí và 30 công dụng tuyệt vời cho sức khỏe
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Viêm đa xoang là gì? Triệu chứng và phương pháp điều trị