Ngủ dậy bị sưng môi: Nguyên nhân, cách khắc phục, phòng ngừa
Ngủ dậy bị sưng môi là dấu hiệu nguy hiểm, nhất là khi vùng môi không xuất hiện các tổn thương trước đó. Tình trạng này có thể khởi phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như dị ứng nổi mề đay, nhiễm trùng, cơ bắp hoặc thần kinh,… Tùy vào nguyên nhân khởi phát và mức độ tổn thương sẽ có hướng điều trị phù hợp.
Ngủ dậy bị sưng môi trên là do đâu?
Ngủ dậy bị sưng môi là tình trạng thường gặp ở nhiều độ tuổi và đối tượng khác nhau. Thực tế cho thấy, tình trạng này có thể khởi phát bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Theo đó, tùy thuộc vào căn nguyên khởi phát và mức độ triệu chứng nặng hay nhẹ và hiện tượng này có thể tự thuyên giảm hoặc cần can thiệp y tế. Số liệu thống kê cho thấy, hiện tượng ngủ dậy bị sưng môi có xu hướng tái lại theo chu kỳ.
Thông thường, bị sưng môi sau khi ngủ dậy có thể là hội chứng Melkersson- Rosenthal. Hội chứng này có thể khởi phát ở người trưởng thành và cả trẻ em, có xu hướng phát triển thành mãn tính. Melkersson- Rosenthal đặc trưng bởi biểu hiện rạn nứt, khô cứng môi, sau đó chuyển sang màu nâu đỏ và khiến người bệnh bị đau đớn, kèm theo sốt.
Theo các chuyên gia đầu ngành, hội chứng này có liên quan mật thiết đến yếu tố di truyền. Hiện nay việc điều trị dứt điểm Melkersson- Rosenthal vẫn đang gặp nhiều khó khăn có cơ chế bệnh sinh khá phức tạp. Tuy nhiên hội chứng thường không gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Ngoài ra, tình trạng sưng môi sau khi ngủ dậy cũng có thể là hệ quả của hiện tượng tích tụ chất lỏng dưới môi hoặc do viêm nhiễm. Tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý tiềm ẩn. Hầu hết các trường hợp khởi phát đều đáp ứng tốt biện pháp chăm sóc và điều trị đúng cách.
Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngủ dậy bị sưng môi:
1. Nhiễm trùng da hoặc viêm da
Hiện tượng bị sưng môi sau khi ngủ dậy có thể gây ra do nổi mụn nhọt, mụn nang ở vùng môi. Mụn nang này có thể khiến vùng da môi bị tổn thương nặng, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và để lại thâm sẹo.
Nhiễm trùng Herpes tại vùng môi đặc trưng bởi dấu hiệu sưng môi sau khi ngủ dậy. Nguyên nhân là virus phát triển trong thời gian ngủ và bùng phát triệu chứng vào sáng ngày hôm sau. Ngoài ra, tình trạng viêm mô tế bào cũng có thể gây khởi phát triệu chứng ở môi trên hoặc môi dưới.
Bị sưng môi sau khi ngủ dậy do nhiễm trùng hay nổi mụn nang đều cần được tiến hành điều trị và thăm khám kịp thời, tránh phát sinh tác dụng phụ không mong muốn.
2. Bị dị ứng
Bị dị ứng hoặc côn trùng đốt là nguyên nhân phổ biến dẫn gây sưng môi sau khi ngủ dậy. Tình trạng này còn có thể đi kèm với những biểu hiện sau:
- Nổi mề đay mẩn ngứa và phát ban da
- Ngứa ngáy ở bên trong miệng và xung quanh môi
- Trong miệng có cảm giác nóng rát
Trong đó, những trường hợp bị dị ứng thuốc gây sưng môi có thể đi kèm với một số triệu chứng như nổi mẩn ngứa và phát ban. Nếu không được kiểm soát kịp thời có thể gây ra dẫn đến khó thở, phù mạch, ho, sốc phản vệ,… Do đó, bạn cần đến bệnh viện để được xử lý kịp thời khi nhận thấy triệu chứng môi sau khi ngủ dậy đi kèm với các biểu hiện bất thường.
3. Một số vấn đề về cơ bắp và thần kinh
Tình trạng ảnh hưởng hệ thần kinh hay cơ mặt khi ngủ có thể gây ra hiện tượng sưng môi khi ngủ dậy và một số biểu hiện tương tự. Ngoài ra, những nghệ sĩ chơi các loại nhạc cụ bằng hơi, điển hình là chơi kèn trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ tổn thương ở môi.
Theo đó, hạn chế chơi các loại nhạc cụ bằng hơi trong thời gian dài nhằm hạn chế áp lực và gây tổn thương môi. Tuy nhiên, nếu sau 24 tiếng đồng hồ, tình trạng này không thuyên giảm, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và xử lý đúng cách.
4. Mề đay vô căn
Mề đay vô căn là một dạng tổn thương phổ biến ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Theo các chuyên gia đầu ngành, cơ chế bệnh sinh của bệnh lý phức tạp hơn so với mề đay thông thường, do đó việc chẩn đoán và điều trị thường gặp khó khăn. Bên cạnh đó, bệnh mề đay có xu hướng tái phát nhiều lần và gây tổn thương nặng nề.
Tình trạng sưng môi sau khi ngủ dậy có thể là biểu hiện của mề đay vô căn. Tình trạng này nếu không được kiểm soát kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như sốc phản vệ, phù mạch, bội nhiễm da,… Thông thường, bác sĩ sẽ kết hợp phương pháp điều trị, chăm sóc và cách ly với tác nhân gây bệnh để kiểm soát bệnh lý hiệu quả.
5. Do chấn thương
Một số chấn thương ở môi trong khi ngủ có thể dẫn đến tình trạng sưng môi trên hoặc môi dướng. Đa số những trường hợp bị chấn thương ở môi đều gây ra vết trầy xước, bầm tím, rách, vết cắn do tác động từ bên ngoài.
Tình trạng sưng môi nếu do chấn thương thường đáp ứng tốt các biện pháp chăm sóc tại nhà, không cần can thiệp y khoa. Tuy nhiên, bạn cần tránh để vùng môi bị sưng, tổn thương bị nhiễm trùng, điều này có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm.
6. Một số vấn đề nha khoa
Tình trạng bị sưng môi sau khi ngủ dậy có thể xảy ra do thực hiện một số thủ thuật nha khoa như niềng răng, thẩm mỹ nha khoa khoa,… Hoặc bị sâu răng, nhiễm trùng nướu, mọc răng khôn,… Với những trường hợp triệu chứng khởi phát do các vấn đề nha khoa, bạn cần đến gặp bác sĩ nha khoa để được thăm khám và áp dụng giải pháp khắc phục phù hợp.
7. Một số nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân phổ biến trên, tình trạng môi bị sưng một cục còn có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý tiềm ẩn, có mức độ nguy hiểm cao và cần được tiến hành thăm khám, điều trị kịp thời. Cụ thể:
- Bệnh u nang môi: U nang môi đặc trưng bởi tình trạng sưng to ở một hoặc hai bên môi và đi kèm với biểu hiện đau nhức, mưng mủ.
- Ung thư môi: Mặc dù không phổ biến nhưng ung thư môi có thể gây khởi phát triệu chứng sưng môi. Bên cạnh đó, bệnh lý còn gây đau nhức ở khoang miệng, có thể sưng môi trên hoặc môi dưới.
- Bị đột quỵ: Trường hợp bị đột quỵ có thể gây bùng phát triệu chứng sưng môi sau khi ngủ dậy và đi kèm với một số biểu hiện như chảy nước dãi, không thể nói chuyện bình thường.
Ngủ dậy bị sưng môi có nguy hiểm không?
Với những trường hợp bị sưng môi sau khi ngủ dậy do nổi mụn nang, chấn thương, ngủ sai tư thế có thể tự phục hồi sau vài giờ đến vài ngày mà không cần can thiệp y tế. Thay vào đó, bạn có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc tại nhà để rút ngắn thời gian phục hồi hiệu quả.
Tuy nhiên, nếu khởi phát triệu chứng do thiếu máu, u nang môi, nhiễm virus, ung thư môi,… Nếu không được tiến hành thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm và đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Vì vậy, bạn không nên chủ quan khi nhận thấy biểu hiện sưng môi sau khi ngủ dậy. Thay vào đó, cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán xác định nguyên nhân và đưa ra hướng điều trị phù hợp với tình trạng bệnh lý.
Phương pháp điều trị sưng môi sau khi ngủ dậy
Căn cứ vào nguyên nhân khởi phát và mức tổn thương sẽ áp dụng các biện pháp chăm sóc và điều trị đúng cách. Với những trường hợp khởi phát ở mức độ nhẹ, bạn có thể cải thiện tại nhà với một số cách chữa an toàn mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, nếu bị sưng môi sau khi ngủ dậy ở mức nặng nề và có nguy cơ cao, bạn cần tuân thủ biện pháp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, thậm chí là phẫu thuật.
1. Biện pháp cải thiện tại nhà
Trường hợp ngủ dậy bị sưng môi ở mức độ nhẹ và không đi kèm với những biểu hiện bất thường. Bạn có thể áp dụng một số biện pháp tại nhà để chăm sóc và kiểm soát triệu chứng. Ưu điểm của biện pháp này là có độ an toàn cao, lành tính, áp dụng cho nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau.
Dưới đây là một số cách giúp khắc phục tình trạng sưng môi sau khi ngủ dậy hiệu quả:
- Chườm mát: Biện pháp này sẽ giúp làm giảm triệu chứng sưng môi, giảm đỏ và làm dịu tổn thương hiệu quả. Bạn có thể dùng khăn mát hoặc túi chườm đá áp lên vùng môi bị sưng trong vài phút để cải thiện. Lưu ý, tránh tình trạng dùng viên đá áp trực tiếp lên môi vì có thể gây bỏng lạnh và khiến tình trạng trở nên nặng nề hơn.
- Sử dụng mật ong: Sau khi vệ sinh vùng da cần điều trị, bạn lấy một lượng mật ong vừa đủ thoa lên và
để khoảng 15 phút rồi rửa lại với nước mát. Một số hoạt chất có trong mật ong có tác dụng giảm sưng, kháng khuẩn hiệu quả, đồng thời hỗ trợ phục hồi vùng da bị tổn thương. - Chườm túi trà đen: Sử dụng túi trà đen hoặc thoa nước trà đen lên vùng môi bị sưng có thể cải thiện từng trạng sưng đau, khó chịu. Lưu ý, dùng túi trà hoặc nước trà đã nguội để tránh gây bỏng, làm tổn thương da. Thực hiện liên tục trong vài ngày để cảm nhận hiệu quả cải thiện.
- Thoa kem dưỡng ẩm môi: Việc thoa kem dưỡng ẩm môi đều đặn sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng nứt môi, khô môi. Hoặc có thể sử dụng kem chống nắng cho môi để ngăn ngừa các tổn thương từ ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, bạn nên ưu tiên lựa chọn những sản phẩm phù hợp với tình trạng da, chứa các thành phần lành tính, an toàn.
2. Sử dụng thuốc Tây điều trị
Nếu tình trạng ngủ dậy sưng ở môi không đáp ứng các biện pháp chăm sóc tại nhà. Đồng thời đi kèm với một số biểu hiện bất thường hoặc tái lại liên tục. Bạn cần đến bệnh viện để được chẩn đoán, thăm khám và điều trị phù hợp. Thông thường, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định một số loại thuốc Tây để kiểm soát triệu chứng.
Dưới đây là một số loại thuốc thường được dùng trong điều trị sưng môi sau khi ngủ dậy:
- Thuốc kháng histamine H1: Các loại thuốc này thường được chỉ định với những trường hợp bị sưng môi sau khi ngủ dậy do dị ứng. Các thành phần hoạt chất trong thuốc giúp làm dịu tình trạng ngứa ngáy, nóng rát, kháng viêm hiệu quả.
- Các loại thuốc chống viêm không chứa Steroid: Thuốc Corticosteroid, Ibuprofen thuộc nhóm chống viêm không chứa Steroid thường được dùng trong những trường hợp ngủ dậy bị sưng môi. Thuốc có tác dụng cải thiện tình trạng sưng viêm, bầm tím ở môi hoặc tụ máu.
- Thuốc kháng virus và vi khuẩn thường được chỉ định trong những trường hợp bị sưng môi sau khi ngủ dậy do nhiễm trùng da.
- Với những trường hợp bị rối loạn cơ mặt hoặc rối loạn thần kinh sẽ được cân nhắc điều trị bằng phương pháp xâm lấn. Đồng thời kết hợp một số loại thuốc có tác dụng giãn cơ để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.
- Trường hợp ngủ dậy bị sưng môi do ung thư có thể tiến hành phẫu thuật trong trường hợp cần thiết.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Ngủ dậy bị sưng môi khởi phát bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Thông thường tình trạng có thể thuyên giảm sau vài giờ hoặc vài ngày mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, trong một số trường triệu chứng tiến triển nặng nề, dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm, bạn cần tiến hành thăm khám và điều trị thời.
Người bị sưng môi sau khi ngủ dậy cần đến gặp bác sĩ để được xử lý kịp thời khi đi kèm với một số biểu hiện sau:
- Vùng da bị tổn thương nổi mụn nước, gây đau nhức dữ dội, cơ mặt bị co giật và gặp khó khăn trong việc ăn uống, giao tiếp.
- Tình trạng sưng môi sau khi ngủ dậy kéo dài hơn 3 ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm sau khi áp dụng các biện pháp cải thiện tại nhà.
- Sưng môi trên hoặc môi dưới đi kèm với một số biểu hiện như sưng lưỡi, khó thở, sưng phế quản, miệng và thở khò khè.
Cách phòng ngừa ngủ dậy sưng môi hiệu quả
Ngủ dậy bị sưng môi là tình trạng thường gặp ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Bên cạnh tuân thủ biện pháp y tế và chăm sóc tại nhà, bạn cần chủ động trong việc phòng ngừa triệu chứng tái phát và tiến triển nặng nề hơn.
Dưới đây là một số cách giúp phòng ngừa sưng môi sau khi ngủ dậy hiệu quả:
- Tránh xa những tác nhân có nguy cơ gây dị ứng, kích ứng như hải sản, đậu phộng, các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp, lông động vật, mạt bụi,…
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin,… Kiêng sử dụng bia rượu, thức ăn cay nóng.
- Ngủ đúng tư thế và chú ý giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột.
- Uống từ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày để giúp bù nước, hỗ trợ quá trình trao đổi chất và đào thải độc tố trong cơ thể hiệu quả.
- Không tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa hoặc dược sĩ.
- Tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa trong điều trị sưng môi sau khi ngủ dậy để đạt được kết quả tốt nhất, đồng thời phòng ngừa tái phát lâu dài.
Ngủ dậy bị sưng môi là hiện tượng khá nguy hiểm nếu không được tiến hành thăm khám và xử lý kịp thời. Trường hợp sưng môi không có dấu hiệu thuyên giảm sau vài ngày hoặc tiến triển nặng nề hơn, bạn cần chủ độn
g đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị đúng cách, tránh phát sinh rủi ro không mong muốn.
Có thể bạn quan tâm:
- Môi bị sưng một cục: Nguyên nhân và cách xử lý an toàn
- Top 10 cách chữa trị dị ứng da mặt tại nhà, đơn giản, nhanh khỏi
- Dị ứng mỹ phẩm: Dấu hiệu và cách điều trị nhanh chóng
- Dị ứng đạm sữa bò: Cách nhận biết và phòng ngừa hiệu quả
Xem thêm: Cách chữa đau khớp gối bằng lá lốt tại nhà đơn giản, hiệu quả nhanh
Tin mới nhất
- Bệnh viêm đại tràng mãn tính là gì? Triệu chứng và bài thuốc chữa từ thảo dược
- Cách phân biệt nấm lim xanh thật giả và giá nấm lim rừng bao nhiêu?
- Đau cách hồi (đau từng cơn)
- Liệt dương vĩnh viễn vì những lý do không thể ngờ
- Bệnh lý tiểu đường và những điều bạn tuyệt đối không được bỏ qua
- Viêm da cơ địa ở người lớn: Nguyên nhân và cách trị
- U xơ tử cung gây rong kinh phải làm sao?
- Mẹ bầu biết gì về những bệnh đi kèm với đái tháo đường thai kỳ
- Ung thư thận
- Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất và chính xác nhất