Bệnh đau vai gáy là gì? Triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa
Bệnh đau vai gáy là chứng bệnh bất cứ ai cũng có thể mắc. Bệnh lý này không chỉ khiến bệnh nhân chịu nhiều đau nhức mà còn làm cơ thể ngày càng suy nhược. Vậy người bệnh bị đau nhức vai gáy do đâu? Làm thế nào để chữa trị bệnh một cách an toàn hiệu quả? Mời các bạn cùng tìm hiểu những thông tin về bệnh dưới đây.
Đau vai gáy là bệnh gì?
Đau vai gáy là triệu chứng rối loạn thần kinh cơ, hiện tượng này xảy ra do cơ bị co cứng cục bộ và đột ngột. Hoặc phần xương khớp ở đốt sống của người bệnh bị tổn thương. Người bệnh từ đó xuất hiện các triệu chứng nhức, đau mỏi hoặc tê bì vùng vai gáy và cổ.
Chứng đau vai gáy ngày nay đã trở thành bệnh lý phổ biến liên quan đến cột sống. Người bệnh có thể bị đau vai gáy do lối sinh hoạt hoặc do những bệnh xương khớp khác. Thông thường, chứng đau vai gáy xuất hiện chủ yếu ở người thuộc độ tuổi trung niên trở ra.
Ngoài ra, một số đối tượng khác cũng khá dễ mắc chứng đau mỏi vai gáy như:
- Người làm nghề lái xe, công nhân khuân vác nặng, thợ may hay người ngồi làm việc văn phòng.
- Người có các dị tật bẩm sinh ở cổ.
- Người từng mắc các chứng bệnh liên quan đến cột sống, đĩa đệm hoặc người mắc bệnh ung thư, lao.
- Bên cạnh đó, cũng có một số trường hợp đau vai gáy ở tuổi dậy thì. Người bệnh cần sớm điều trị để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nguyên nhân đau vai gáy
Khi chia sẻ về chứng bệnh đau mỏi vai gáy, rất nhiều nguyên nhân được đưa ra bởi các bệnh nhân đang mắc chứng bệnh này. Những nguyên nhân gây bệnh có thể chia thành 2 nhóm gồm nguyên nhân cơ học và bệnh lý.
Nguyên nhân cơ học
- Tính chất công việc: Những người làm việc ngồi một chỗ trong thời gian dài như: Nhân viên văn phòng, công nhân may mặc. Hoặc người giữ một tư thế làm việc quá lâu làm các cơ ở vai và cổ bị chèn ép. Khí huyết trong cơ thể khó lưu thông dẫn tới đau nhức vai gáy.
- Người bệnh từng gặp chấn thương: Nếu bạn từng có các chấn thương trong quá trình làm việc, sinh hoạt. Các chấn thương xảy ra tại vùng vai, đầu, gáy rất có thể gây ảnh hưởng tới dây chằng và cột sống. Từ đó, phần vai gáy của người bệnh bị đau nhức hoặc nặng hơn là viêm nhiễm.
- Tập luyện quá sức: Rèn luyện thể thao quá sức cũng gây ảnh hưởng xấu tới xương và cơ. Người bệnh khi đi bơi, tập tạ hay chơi bóng bàn với cường độ vượt mức chịu đựng của cơ thể sẽ gây ra tác dụ
ng ngược. Đặc biệt khi các bạn tập luyện sai kỹ thuật, việc đau vai gáy là trường hợp khó tránh khỏi. - Nằm sai tư thế: Khi chúng ta nằm hoặc ngồi sai tư thế sẽ làm chèn ép lên các mạch máu, máu khó lưu thông dẫn tới cơ thể đau nhức. Vì vậy, khi ngủ, bạn nên gối cao đầu ở mức vừa phải và không ngồi ngủ gục đầu trên bàn.
- Cơ thể bị nhiễm lạnh: Chứng đau nhức vai gáy do nhiễm lạnh thường xảy ra khi thời tiết chuyển giao giữa 2 mùa. Nếu bị nhiễm phong hàn, khí huyết chúng ta sẽ ngưng trệ và làm ảnh hưởng đến thần kinh. Cảm giác đau ở vai gáy từ đó xuất hiện.
Nguyên nhân bệnh lý
Có không ít chứng bệnh có thể gây ra hiện tượng vai gáy đau mỏi. Vậy đau nhức vai gáy là biểu hiện của bệnh gì? Người bệnh cần chú ý một số căn bệnh dưới đây:
- Bệnh vôi hóa cột sống: Là một chứng bệnh có khả năng hình thành các gai xương khá cao. Bệnh chèn ép các dây thần kinh và làm người bệnh bị đau mỏi tại vùng vai gáy.
- Viêm bao khớp vai: Khi mắc chứng bệnh này, bệnh nhân thường bị đau vai gáy khi ngủ buổi đêm hoặc thời tiết trở lạnh. Người bệnh càng đau hơn khi nằm tư thế nghiêng. Ngay cả khi bạn chải đầu, với tay lên cao, bạn cũng sẽ thấy đau nhức.
- Thoái hóa đốt sống cổ: Khi đốt sống cổ bị thoái hóa, các gai xương phát triển và trực tiếp chèn lên các dây thần kinh ở phần vai gáy. Người bệnh ngày càng có triệu chứng đau dữ dội hơn.
- Chức năng thần kinh bị biến đổi: Người bệnh xuất hiện đau vùng gáy vai khi các dây thần kinh tại đây bị kéo giãn. Cơ thể người bệnh suy giảm sức khỏe và luôn trong trạng thái mệt mỏi.
Có thể thấy rằng, có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đau vai gáy. Người bệnh từ các nguyên nhân này có thể đưa ra các biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả. Chúng ta có thể hạn chế tối đa khả năng xảy ra chứng đau nhức vai gáy hay các bệnh lý liên quan đến xương khớp khác.
Bệnh đau mỏi vai gáy có nguy hiểm hay không?
Bàn về bệnh đau vai gáy, không ít người đưa ra thắc mắc liệu chứng bệnh có gây nguy hiểm gì cho bệnh nhân hay không?
Chứng đau vai gáy có các biểu hiện bệnh rất dễ nhận biết, nhưng khá nhiều bệnh nhân vẫn chủ quan xem nhẹ mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các chuyên gia cho biết, vai gáy khi bị đau mỏi kéo dài có thể gây ảnh hưởng xấu tới người bệnh. Bệnh nhân bị ảnh hưởng cả sức khỏe, tinh thần cũng như khả năng lao động hàng ngày.
Người bị chứng đau vai gáy trong thời gian dài có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm như: Thần kinh thực vật bị rối loạn, rối loạn tiền đình, rối loạn cảm giác tứ chi hoặc rễ thần kinh bị đau.
Ngoài ra, với những người bị đau nhức vai gáy do thói quen sinh hoạt hoặc làm việc quá sức, các triệu chứng về lâu dài gây ảnh hưởng tinh thần. Người bệnh bị suy giảm chất lượng cuộc sống và công việc một cách nhanh chóng.
Với những bệnh nhân đau mỏi vai gáy do các bệnh lý liên quan đến xương khớp. Người bệnh có thể bị thiếu máu não, teo cơ, bại liệt hoặc biến dạng khớp nếu bệnh không được chữa trị kịp thời. Đây đều là các biến chứng rất nặng nề mà người bệnh có thể mắc phải.
Vì vậy, khi người bệnh phát hiện các triệu chứng đau nhức ở vai gáy, bệnh nhân cần sớm có biện pháp điều trị để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Các triệu chứng của bệnh đau vai gáy
Các biểu hiện đau của bệnh vai gáy tương đối đa dạng. Người bệnh tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cũng như mức độ bệnh mà có biểu hiện nặng nhẹ khác nhau.
Bệnh đau vai gáy cũng giống như nhiều chứng bệnh khác, bệnh càng trở nặng theo thời gian nếu không được chữa trị. Mức độ đau mỏi của bệnh nhân cũng chịu sự tác động của cơ học.
Những dấu hiệu cho thấy người bệnh mắc chứng đau vai gáy gồm:
- Người bệnh bắt đầu xuất hiện các cơn đau nhẹ tại vùng vai, gáy và cổ, cơn đau tăng dần sau một thời gian.
- Bệnh nhân có thể bị đau ở mức âm ỉ hoặc có thời điểm đau dữ dội, đau nhói như bị điện giật. Tình trạng này làm ảnh hưởng đến hoạt động vận động và khả năng lao động của bệnh nhân.
- Cơn đau thường xuất hiện nhất vào lúc người bệnh mới ngủ dậy. Hoặc sau khi bệnh nhân khuân vác nặng, ngồi nguyên một tư thế quá lâu.
- Người bệnh bị đau từ vùng cổ kéo tới mang tai và thái dương. Cơn đau tiếp đó lan tới phần bả vai, cánh tay và có thể đau cả bàn tay. Ở những trường hợp đau nặng, người bệnh bị tê bì vai, tay, các cơ cũng co cứng. Người bệnh vận động nhẹ cũng có cảm giác đau nhức.
- Ở bệnh nhân bị đau nhức do yếu tố cơ học, cơn đau sẽ giảm rõ rệt khi người bệnh được nghỉ ngơi, thư giãn.
- Trong một số trường hợp, bệnh nhân đau vai gáy có thể bị hoa mắt, chóng mặt, ù tai.
Cách chẩn đoán bệnh chính xác nhất
Khi người bệnh bị đau nhức hơn 1 tuần, cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm. Người bệnh đồng thời bị sốt cao hoặc đau nhức dù không vận động. Bệnh nhân cần đến các bệnh viện, cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Vai gáy có thể bị đau mỏi do rất nhiều yếu tố tác động. Vì vậy, các bác sĩ cần thực hiện các kiểm tra lâm sàng và cận lâm sàng để xác chẩn đoán chính xác.
Phương pháp chẩn đoán như sau:
- Chụp X-quang: Phương pháp này áp dụng cho các bệnh nhân từng gặp phải chấn thương ở vai gáy. Bệnh nhân có biểu hiện đau nhức khi chạm vào cổ và vai hoặc có dấu hiệu đau liên quan tới phổi, tim.
- Chụp CT: Khi bệnh nhân đã chụp X-quang nhưng không có kết quả rõ ràng, các bác sĩ sẽ tiến hành thêm bước chụp CT.
- Xét nghiệm máu và điện tâm đồ: Đây là phương pháp chẩn đoán dành cho bệnh nhân bị cao huyết áp, tiểu đường hoặc có chứng đau tức ngực.
Thông qua các chẩn đoán, bác sĩ sẽ xác định chính xác tình trạng tổn thương ở người bệnh cũng như đưa ra liệu trình chữa trị hiệu quả nhất.
Bị đau vai gáy phải làm sao? Cách điều trị
Bởi đau vai gáy gây ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động và cuộc sống sinh hoạt bình thường của bệnh nhân. Vậy nên người bệnh cần sớm chữa trị và điều trị bệnh đúng cách để hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực.
Chúng ta có thể đẩy lùi chứng đau mỏi vai gáy thông qua các bài thuốc dân gian, Đông y hoặc Tây y.
Tây y điều trị đau vai gáy
Tây y là một trong những phương pháp chữa bệnh đau nhức vai gáy phổ biến. Tây y sử dụng các phương thức điều trị đẩy lùi cơn đau thông qua khá nhiều loại thuốc khác nhau.
Phương thuốc người bệnh có thể sử dụng
Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc đặc trị căn bệnh đau vai gáy như:
- Nhóm thuốc chống viêm, giảm đau: Các loại thuốc thuộc nhóm NSAIDs hoặc Paracetamol là loại thuốc được sử dụng chủ yếu trong việc chữa trị bệnh về vai gáy. Tùy thuộc vào mức độ cơn đau nặng hay nhẹ, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng thuốc bôi, xịt tương ứng. Ở bệnh nhân có triệu chứng đau nặng, bệnh nhân sẽ dùng thuốc dạng tiêm hoặc uống.
- Thuốc giảm đau dây thần kinh: Khi bệnh nhân sử dụng kháng sinh giảm đau nhưng kết quả chưa đủ tốt, bác sĩ có thể kê thêm thuốc giảm đau thần kinh. Thuốc giúp bệnh nhân cải thiện cơn đau và các triệu chứng khác do dây thần kinh bị chèn ép. Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc Pregabalin hoặc Gabapentin. Đây là 2 loại thuốc cũng được sử dụng chủ yếu cho người mắc các chứng đau thần kinh liên sườn, đau thần kinh tọa.
- Thuốc có tác dụng giãn cơ: Loại thuốc thường được sử dụng nhất gồm: Tolperisone và Eperisone. Loại thuốc này giúp bệnh nhân giảm hiệu quả các cơn đau co thắt nặng hoặc đau do cơ bị co cứng.
- Vitamin nhóm B: Người bị đau 1 bên vai gáy có thể sử dụng thêm các vitamin thuộc nhóm B do các bác sĩ kê liều lượng như: Vitamin B1, B12 và B6. Vitamin B giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi, hỗ trợ giảm hiện tượng cơ cứng cơ. Các tế bào thần kinh bị tổn thương cũng có thể tái tạo.
Người bệnh cần chú ý thêm, khi sử dụng những loại thuốc điều trị trên, bạn có thể gặp tác dụng phụ. Thuốc Tây y khi sử dụng trong thời gian dài có thể xảy ra các hệ quả liên quan đến dạ dày hoặc gan. Ở một số bệnh nhân bị tác dụng phụ nặng, có thể làm suy gan hoặc thủng dạ dày.
Bệnh nhân trong quá trình sử dụng thuốc cũng cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Người bệnh không tự ý thêm hoặc giảm thuốc, thay đổi đơn thuốc làm kết quả điều trị không có hiệu quả cao.
Phẫu thuật
Thông thường, các triệu chứng đau mỏi vai gáy có thể giảm sau khi sử dụng thuốc điều trị. Tuy vậy, có một số trường hợp bệnh nhân gặp phải các bệnh lý gây đau mỏi vai đã chuyển sang giai đoạn mãn tính.
Người bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm bệnh và đau nhức tái phát liên tục. Lúc này, các bác sĩ sẽ chỉ định
bệnh nhân đau vai gáy thực hiện phẫu thuật.
Phương pháp phẫu thuật vai gáy sẽ tác động và triệu tiêu các yếu tố làm ảnh hưởng tới cột sống, cơ bắp, dây thần kinh và mạch máu của bệnh nhân. Bệnh nhân qua đó có thể nhanh chóng đẩy lùi cơn đau nhức. Khả năng lao động và vận động cũng được phục hồi hiệu quả.
Đông y chữa bệnh đau mỏi vai gáy
Theo quan niệm của Đông y, bệnh đau mỏi vai gáy là trạng thái kiên tý. Người bệnh bị tấu lý sơ hở dẫn tới phong, hàn và thấp xâm nhập cơ thể. Các kinh lạc của người bệnh bị thương, khí huyết ứ trệ dẫn tới đau nhức vai gáy, cơ thể thường xuyên bị mệt mỏi.
Trong Đông y, các bài thuốc chữa bệnh lựa chọn toàn bộ nguồn thảo dược thiên nhiên, đảm bảo an toàn với sức khỏe bệnh nhân.
Thuốc Đông y ngoài việc làm giảm triệu chứng lâm sàng, thuốc trực tiếp đi vào tác động sâu tới căn nguyên gây bệnh. Bài thuốc tập trung giúp bệnh nhân đả thông kinh lạc, khu phong và tán hàn. Chứng đau nhức của người bệnh có thể đẩy lùi và sức khỏe cũng được cải thiện rõ rệt.
Dưới đây là các bài thuốc Đông y bệnh nhân có thể sử dụng:
Bài thuốc 1:
Nguyên liệu thuốc: Cam thảo, mộc hương, độc hoạt 10 gam mỗi loại, tần giao, cành dây, quế chi 6 gam mỗi loại.
Cách sắc thuốc:
- Bệnh nhân mỗi ngày sắc 1 thang thuốc với 1 lít nước lọc.
- Phần thuốc khi sôi cạn còn 1 bát con, người bệnh chắt ra để uống 3 bữa trong ngày. Thuốc nên uống khi còn ấm để có thể phát huy hết dược tính.
Bài thuốc 2
Nguyên liệu thuốc: Chích thảo, hoàng kỳ, ma hoàng 14 gam mỗi loại, quy xuyên, sinh khương, bạch chỉ 8 gam mỗi loại.
Cách sắc thuốc:
- Các bạn mang những vị thuốc trên đem sắc cùng 800 – 1000ml nước. Thuốc khi đã chuyển màu đậm và cạn còn khoảng 300ml, chúng ta ngừng sắc và chắt lấy nước để uống.
- Người bệnh chia thuốc thành 3 – 4 bữa để uống trong ngày. Thuốc nên duy trì cho đến khi bệnh đau vai gáy được đẩy lùi hoàn toàn.
Bài thuốc 3
Nguyên liệu thuốc: Diếp cá, kim ngân hoa, rễ xấu 10 gam mỗi loại, sài đất, huyền sâm tỳ giải, diêm thảo 8 gam mỗi loại.
Cách sắc thuốc:
- Với mỗi lần sắc thuốc, các bạn dùng 1,2 lít nước để sắc thuốc trong ấm hoặc nồi sắc.
- Lượng thuốc thu về còn khoảng ¼ lượng nước ban đầu. Bệnh nhân uống thuốc vào các buổi sáng, trưa và tối sau mỗi bữa ăn.
Cách chữa chứng vai gáy đau mỏi trong dân gian
Bên cạnh các bài thuốc điều trị từ Tây y, Đông y, bệnh nhân có thể kết hợp các cách điều trị từ dân gian. Phương pháp này phù hợp với bệnh nhân bị đau vai gáy ở mức nhẹ. Bệnh nhân mới khởi phát bệnh có thể áp dụng các cách điều trị này tại nhà.
Tuy vậy, ở mỗi trường hợp, người bệnh sẽ đạt được các kết quả khác nhau. Có bệnh nhân chuyển biến tốt, nhưng có bệnh nhân không có dấu hiệu cải thiện. Vì vậy, người bệnh cần cân nhắc để lựa chọn hướng chữa trị phù hợp.
Một số mẹo chữa được khá nhiều bệnh nhân lựa chọn gồm:
Ngải cứu chườm nóng: Ngải cứu được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc dân gian và y học cổ truyền. Ngải cứu giúp điều trị đau bụng kinh, cảm cúm, đau nhức xương khớp và cả viêm họng. Đặc biệt, người bị mỏi vai gáy hay đau cột sống có thể sử dụng lá ngải để làm bệnh thuyên giảm hiệu quả.
- Chúng ta chuẩn bị 1 nắm nhỏ lá ngải cứu rửa sạch và ngâm nước muối loãng.
- Bạn sao vàng lá ngải cùng 4 – 5 thìa muối trắng, sau đó bọc lại bằng khăn sạch và chườm trực tiếp lên vùng vai gáy của bệnh nhân.
- Mỗi lần, người bệnh chườm ngải nóng tối thiểu 15 phút. Khi lá ngải nguội, bạn có thể sao lại và đắp thêm 2 – 3 lần.
Lá lốt: Lá lốt có thể sử dụng để đắp bên ngoài, hoặc làm thuốc uống để giảm đau xương khớp, tăng cường khả năng vận động cho vai và cổ. Bệnh nhân sử dụng lá lốt còn giúp tán khí hàn trong kinh lạc, thúc đẩy lưu thông khí huyết. Cách sử dụng lá lốt cũng khá đơn giản như sau.
- Lá lốt bạn mang rửa sạch, phơi khô và nấu với nước lọc để uống hàng ngày.
- Hoặc bệnh nhân có thể sử dụng lá lốt bằng cách kết hợp với cỏ xước và bưởi bung. Nấu các nguyên liệu cho đến khi nước ngả màu vàng, người bệnh chắt nước uống như bình thường.
Trà gừng: Gừng được đánh giá là vị thuốc tuyệt vời trong dân gian mà người bệnh không thể bỏ qua. Không chỉ giúp bệnh nhân cải thiện bệnh đau vai gáy. Gừng còn là vị thuốc quen thuộc cho người bị viêm họng, viêm amidan hay nhiều bệnh xương khớp khác.
- Người bệnh sử dụng 1 củ gừng tươi đã cạo vỏ và rửa sạch. Chúng ta thái gừng thành các lát mỏng và pha với nước sôi khoảng 20 phút.
- Khi uống, bệnh nhân có thể thêm 1 – 2 thìa mật ong để tăng vị giác, trà uống tốt nhất vào buổi sáng.
Trong thời gian áp dụng các bài thuốc dân gian này, nếu người bệnh không thấy bệnh có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh nhân cần dừng sử dụng và đến các bệnh viện để được bác sĩ tư vấn liệu trình chữa trị có tác dụng rõ rệt hơn.
Phương pháp chăm sóc cho người bệnh tại nhà
Ngoài 3 phương pháp điều trị bệnh mà chúng tôi vừa chia sẻ, bệnh nhân có thể áp dụng thêm một số cách hỗ trợ điều trị tại nhà như sau:
- Chườm ấm: Bệnh nhân sử dụng khăn ấm để đắp lên vùng vai gáy bị đau. Cách làm này giúp người bệnh giảm đau nhức, tăng cường tuần hoàn máu và thư giãn các cơ. Bệnh nhân cũng có thể ngâm mình với nước ấm cũng sẽ đạt hiệu quả tương tự.
- Tập luyện các bài tập vai gáy: Bạn có thể kéo giãn cơ vai gáy bằng cách cuộn bả vai. Hoặc xoay đầu qua 2 bên từ trái qua phải, ngẩng đầu lên xuống để các cơ ở cổ được thư giãn. Hãy cố gắng uốn cong và kéo giãn cổ để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Phòng ngừa bệnh bằng biện pháp gì?
Như các bạn đã thấy, chứng đau mỏi vai gáy gây ra nhiều bất tiện cho cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, chúng ta cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa để hạn chế nguy cơ mắc bệnh như sau:
- Chúng ta tránh ngồi làm việc trong 1 tư thế quá lâu, không tắm nước lạnh vào tối muộn và tránh kê gối quá cao khi đi ngủ. Khi làm việc, các bạn nên dành một chút thời gian để đứng dậy đi lại vận động nhẹ nhàng. Vùng cổ và các cơ bắp sẽ được thư giãn, giảm căng thẳng áp lực.
- Nếu phải ngồi làm việc trước máy tính liên tục, chúng ta có thể tập luyện một số bài tập cho phần cổ để tăng độ dẻo dai. Các dây thần kinh từ đó được giảm sức ép và máu sẽ tuần hoàn tốt hơn.
- Người bệnh không nên tập quá cường độ các môn thể thao phải xoay cổ nhiều như cầu lông, tennis,… Đồng thời, bạn có thể tập yoga hoặc bơi lội để giúp cột sống thêm dẻo dai.
- Các bạn cần có chế độ ăn uống thích hợp, bổ sung đầy đủ dưỡng chất để hạn chế các bệnh lý liên quan đến xương khớp. Sinh hoạt lành mạnh, nghỉ ngơi hợp lý cũng là cách chúng ta hạn chế nguy cơ mắc bệnh hiệu quả.
Như vậy, chúng tôi đã chia sẻ với các bạn những thông tin chi tiết nhất về bệnh đau vai gáy. Để bệnh không có những chuyển biến xấu, bệnh nhân cần sớm chữa trị và tuân thủ nghiêm túc theo phác đồ từ các bác sĩ chuyên môn.
Xem thêm: Bị đau họng không ho không sốt là bệnh gì, có nguy hiểm?
Tin mới nhất
- Lộn bàng quang
- Mẹ bầu biết gì về những bệnh đi kèm với đái tháo đường thai kỳ
- Chứng đau cổ do nguyên nhân nào gây ra? Nên làm gì để điều trị?
- Dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu & điều trị
- Viêm da thần kinh là bệnh gì? Triệu chứng thường gặp và cách điều trị hiệu quả
- Chăm sóc sau mổ sỏi mật – Ăn uống, sinh hoạt…
- Sử dụng nấm lim xanh như thế nào đúng cách uống nấm lim rừng
- Làm sao để biết bạn đang mắc một căn bệnh tâm lý?
- “Thống phong Dưỡng cốt thang” – Bài thuốc Đông y đặc trị bệnh Gút an toàn, hiệu quả
- Cách chữa thoái hóa khớp gối bằng lá lốt theo dân gian