Chế độ ăn cho bà bầu trong tam cá nguyệt đầu tiên
Chế độ ăn cho bà bầu trong tam cá nguyệt đầu tiên đóng vai trò rất quan trọng. Việc thực hiện chế độ ăn uống cân bằng, bổ dưỡng giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ bầu và bé cưng.
Chế độ ăn cho bà bầu trong tam cá nguyệt đầu tiên đóng vai trò rất quan trọng. Việc thực hiện chế độ ăn uống cân bằng, bổ dưỡng giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ bầu và bé cưng.
Trong 3 tháng đầu mang thai, rất nhiều mẹ bầu cảm thấy lo lắng về việc nên ăn gì và không nên ăn gì. Bên cạnh đó, tình trạng ốm nghén dẫn đến nôn ói, không có cảm giác thèm ăn khiến không ít mẹ bầu bỏ bữa, thay thế bằng những món ăn thiếu lành mạnh và dưỡng chất thiết yếu.
Trong bài viết này, Hello Bacsi sẽ cung cấp cho bạn những thực phẩm nên ăn và nên tránh trong chế độ ăn cho bà bầu để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Dưỡng chất thiết yếu cần có trong chế độ ăn cho bà bầu 3 tháng đầu
Ba tháng đầu tiên của thai kỳ là giai đoạn rất quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn sau. Trong tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ bầu nên được cung cấp đủ các dưỡng chất thiết yếu sau:
Axit folic
Axit folic hay còn gọi là folate, là loại vitamin thiết yếu mà mẹ bầu cần bổ sung trong những tuần đầu tiên mang thai. Loại dưỡng chất này có công dụng hỗ trợ cho sự phát triển bình thường của ống thần kinh, giảm nguy cơ sinh non
Sắt
Trong suốt thai kỳ, nhu cầu tạo máu của mẹ bầu sẽ tăng lên nhằm đáp ứng cho sự phát triển của thai nhi. Nếu không có được đủ lượng sắt cần thiết, mẹ bầu sẽ thường xuyên mệt mỏi, chóng mặt và nghiêm trọng hơn là thiếu máu thai kỳ.
Canxi
Canxi là một loại khoáng chất có vai trò quan trọng trong cơ thể, là thành phần cơ bản cấu tạo nên xương và răng. Sự kết hợp giữa canxi với phốt pho giúp xương và răng chắc khỏe. Ngoài ra, canxi còn góp phần vào các hoạt động của tim, hoạt động của thần kinh cơ, chuyển hóa của tế bào và quá trình đông máu.
Choline
Choline rất cần thiết cho quá trình hình thành và phát triển não bộ, dây thần kinh tim mạch của thai nhi, giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh, nứt đốt sống. Ngoài ra, dưỡng chất này còn giúp giảm nguy cơ sinh non, căng thẳng, mệt mỏi, chứng hay quên sau khi sinh cho mẹ bầu.
Vitamin B12
Vitamin B12 không chỉ rất cần thiết cho hoạt động của não, hệ thần kinh mà còn có chức năng giúp quá trình trao đổi chất diễn ra suôn sẻ. Ngoài ra, loại vitamin này còn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các vật liệu di truyền có trong DNA, RNA của trứng và tinh trùng.
Tình trạng thiếu vitamin B12 có thể tác động xấu đến khả năng sinh sản của cả hai giới. Không những vậy, tình trạng này còn có thể dẫn đến nhiều căn bệnh như suy nhược, giảm trí nhớ, vô sinh, thiếu máu…
Axit béo omega-3
Dưỡng chất này có tác dụng tăng lưu lượng máu đến tử cung và cân bằng nội tiết tố. Không những vậy, axit béo omega-3 còn rất tốt cho sự phát triển não bộ của thai nhi.
Ngoài ra, nếu bà bầu thường xuyên bổ sung omega-3 trong thời gian mang thai thì có thể giảm nguy cơ mắc các biến chứng thai kỳ như đái tháo đường, tiền sản giật, sinh non…
Thực phẩm nên có trong chế độ ăn cho bà bầu 3 tháng đầu
Trong chế độ ăn cho bà bầu mang thai 3 tháng đầu nên bao gồm những thực phẩm sau:
Nhóm thực phẩm giàu axit folic
Bông cải xanh, măng tây, khoai tây, trứng, đậu, các loại rau ăn lá màu xanh đậm, cam, quả bơ… là những thực phẩm giàu axit folic mà bạn nên thêm vào chế độ ăn cho bà bầu mang thai 3 tháng đầu.
Trong 3 tháng đầu mang thai, rất nhiều mẹ bầu cảm thấy lo lắng về việc nên ăn gì và không nên ăn gì. Bên cạnh đó, tình trạng ốm nghén dẫn đến nôn ói, không có cảm giác thèm ăn khiến không ít mẹ bầu bỏ bữa, thay thế bằng những món ăn thiếu lành mạnh và dưỡng chất thiết yếu.
Trong bài viết này, Hello Bacsi sẽ cung cấp cho bạn những thực phẩm nên ăn và nên tránh trong chế độ ăn cho bà bầu để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Dưỡng chất thiết yếu cần có trong chế độ ăn cho bà bầu 3 tháng đầu
Ba tháng đầu tiên của thai kỳ là giai đoạn rất quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn sau. Trong tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ bầu nên được cung cấp đủ các dưỡng chất thiết yếu sau:
Axit folic
Axit folic hay còn gọi là folate, là loại vitamin thiết yếu mà mẹ bầu cần bổ sung trong những tuần đầu tiên mang thai. Loại dưỡng chất này có công dụng hỗ trợ cho sự phát triển bình thường của ống thần kinh, giảm nguy cơ sinh non
Sắt
Trong suốt thai kỳ, nhu cầu tạo máu của mẹ bầu sẽ tăng lên nhằm đáp ứng cho sự phát triển của thai nhi. Nếu không có được đủ lượng sắt cần thiết, mẹ bầu sẽ thường xuyên mệt mỏi, chóng mặt và nghiêm trọng hơn là thiếu máu thai kỳ.
Canxi
Canxi là một loại khoáng chất có vai trò quan trọng trong cơ thể, là thành phần cơ bản cấu tạo nên xương và răng. Sự kết hợp giữa canxi với phốt pho giúp xương và răng chắc khỏe. Ngoài ra, canxi còn góp phần vào các hoạt động của tim, hoạt động của thần kinh cơ, chuyển hóa của tế bào và quá trình đông máu.
Choline
Choline rất cần thiết cho quá trình hình thành và phát triển não bộ, dây thần kinh tim mạch của thai nhi, giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh, nứt đốt sống. Ngoài ra, dưỡng chất này còn giúp giảm nguy cơ sinh non, căng thẳng, mệt mỏi, chứng hay quên sau khi sinh cho mẹ bầu.
Vitamin B12
Vitamin B12 không chỉ rất cần thiết cho hoạt động của não, hệ thần kinh mà còn có chức năng giúp quá trình trao đổi chất diễn ra suôn sẻ. Ngoài ra, loại vitamin này còn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các vật liệu di truyền có trong DNA, RNA của trứng và tinh trùng.
Tình trạng thiếu vitamin B12 có thể tác động xấu đến khả năng sinh sản của cả hai giới. Không những vậy, tình trạng này còn có thể dẫn đến nhiều căn bệnh như suy nhược, giảm trí nhớ, vô sinh, thiếu máu…
Axit béo omega-3
Dưỡng chất này có tác dụng tăng lưu lượng máu đến tử cung và cân bằng nội tiết tố. Không những vậy, axit béo omega-3 còn rất tốt cho sự phát triển não bộ của thai nhi.
Ngoài ra, nếu bà bầu thường xuyên bổ sung omega-3 trong thời gian mang thai thì có thể giảm nguy cơ mắc các biến chứng thai kỳ như đái tháo đường, tiền sản giật, sinh non…
Thực phẩm nên có trong chế độ ăn cho bà bầu 3 tháng đầu
Trong chế độ ăn cho bà bầu mang thai 3 tháng đầu nên bao gồm những thực phẩm sau:
Nhóm thực phẩm giàu axit folic
Bông cải xanh, măng tây, khoai tây, trứng, đậu, các loại rau ăn lá màu xanh đậm, cam, quả bơ… là những thực phẩm giàu axit folic mà bạn nên thêm vào chế độ ăn cho bà bầu mang thai 3 tháng đầu.
Nhóm thực phẩm giàu canxi
Sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai đóng vai trò như nguồn cung dồi dào canxi, tốt cho phụ nữ mang thai. Ngoài ra, khoáng chất này giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển xương của thai nhi, răng, hệ cơ, dây thần kinh của thai nhi. Do vậy, bạn hãy thêm các món ăn trên vào thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu nhé.
Nhóm thực phẩm giàu choline
Thịt đỏ và trứng là nguồn cung choline cho cơ thể. Lượng choline cần cho cơ thể phụ nữ mang thai cao hơn so với người bình thường. Mỗi ngày, phụ nữ mang thai cần 450 mg choline và phụ nữ cho con bú cần 550 mg.
Nhóm thực phẩm giàu protein và sắt
Thịt, thịt gia cầm, hải sản, các loại đậu và rau ăn lá màu xanh, bột yến mạch, bưởi… là nguồn cung dồi dào protein và sắt. Bạn nên thêm những thực phẩm này vào chế độ ăn khi mang thai để phòng thiếu máu thiếu sắt. Vậy nên, thực đơn cho bà bầu không nên thiếu đi sự hiện diện của các thực phẩm kết trên.
Nhóm thực phẩm cung cấp vitamin B6
Mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung vitamin B6 từ các loại thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, bơ đậu phộng, cá hồi, trứng, chuối, các loại hạt như hạnh nhân, hạt óc chó… Việc bổ sung thực phẩm có vitamin B6 vào chế độ ăn cho bà bầu giảm buồn nôn, nâng cao tâm trạng khi mang thai.
Nhóm thực phẩm giàu vitamin B12
Thịt, nội tạng, thịt gia cầm, hải sản, trứng, sữa, bánh mì và ngũ cốc… là nguồn cung vitamin B12 tốt cho cơ thể. Loại vitamin này có vai trò quan trọng trong việc tạo máu, hệ thống thần kinh trung ương.
Nhóm thực phẩm giàu carbohydrate
Cơm, khoai, bún, phở, khoai tây, khoai lang… rất giàu carb giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, mẹ bầu nên ưu tiên tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt để nhận được nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe.
Thực phẩm giàu chất xơ
Không chỉ cung cấp các vitamin thiết yếu, chất chống oxy hóa mà trái cây, rau quả… còn là nguồn cung dồi dào chất xơ. Chất xơ giúp phòng ngừa cũng như điều trị chứng táo bón hiệu quả.
Ngoài ra, chế độ ăn cho bà bầu với đầy đủ chất xơ còn giúp ngăn ngừa bệnh tim, đái tháo đường, ngừa ung thư, củng cố sức mạnh hệ tiêu hóa…
Nhóm thực phẩm cung cấp chất béo
Các loại dầu (dầu hướng dương, dầu ô liu, đậu phộng, mè…), gan cá, dầu gan cá cùng với các loại thịt, sữa, sữa chua, phô mai… là nguồn cung dồi dào chất béo. Đây là dưỡng chất quan trọng góp phần vào sự phát triển của cơ thể mẹ bầu và thai nhi.
Thực phẩm giàu iốt
Trong chế độ ăn cho bà bầu 3 tháng đầu không thể thiếu iốt. Iốt đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của hệ thần kinh và chức năng não của thai nhi.
Khoáng chất này có mặt trong rong biển, tôm, cá (cá hồi, cá tuyết), phô mai, sữa chua, khoai tây, đậu lăng…
Những thực phẩm nên tránh đưa vào chế độ ăn cho bà bầu
Khi mang thai tháng đầu, mẹ bầu nên tránh một số loại thực phẩm sau vì chúng có thể gây hại cho thai nhi và sức khỏe mẹ bầu:
Nhóm thực phẩm giàu canxi
Sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai đóng vai trò như nguồn cung dồi dào canxi, tốt cho phụ nữ mang thai. Ngoài ra, khoáng chất này giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển xương của thai nhi, răng, hệ cơ, dây thần kinh của thai nhi. Do vậy, bạn hãy thêm các món ăn trên vào thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu nhé.
Nhóm thực phẩm giàu choline
Thịt đỏ và trứng là nguồn cung choline cho cơ thể. Lượng choline cần cho cơ thể phụ nữ mang thai cao hơn so với người bình thường. Mỗi ngày, phụ nữ mang thai cần 450 mg choline và phụ nữ cho con bú cần 550 mg.
Nhóm thực phẩm giàu protein và sắt
Thịt, thịt gia cầm, hải sản, các loại đậu và rau ăn lá màu xanh, bột yến mạch, bưởi… là nguồn cung dồi dào protein và sắt. Bạn nên thêm những thực phẩm này vào chế độ ăn khi mang thai để phòng thiếu máu thiếu sắt. Vậy nên, thực đơn cho bà bầu không nên thiếu đi sự hiện diện của các thực phẩm kết trên.
Nhóm thực phẩm cung cấp vitamin B6
Mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung vitamin B6 từ các loại thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, bơ đậu phộng, cá hồi, trứng, chuối, các loại hạt như hạnh nhân, hạt óc chó… Việc bổ sung thực phẩm có vitamin B6 vào chế độ ăn cho bà bầu giảm buồn nôn, nâng cao tâm trạng khi mang thai.
Nhóm thực phẩm giàu vitamin B12
Thịt, nội tạng, thịt gia cầm, hải sản, trứng, sữa, bánh mì và ngũ cốc… là nguồn cung vitamin B12 tốt cho cơ thể. Loại vitamin này có vai trò quan trọng trong việc tạo máu, hệ thống thần kinh trung ương.
Nhóm thực phẩm giàu carbohydrate
Cơm, khoai, bún, phở, khoai tây, khoai lang… rất giàu carb giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, mẹ bầu nên ưu tiên tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt để nhận được nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe.
Thực phẩm giàu chất xơ
Không chỉ cung cấp các vitamin thiết yếu, chất chống oxy hóa mà trái cây, rau quả… còn là nguồn cung dồi dào chất xơ. Chất xơ giúp phòng ngừa cũng như điều trị chứng táo bón hiệu quả.
Ngoài ra, chế độ ăn cho bà bầu với đầy đủ chất xơ còn giúp ngăn ngừa bệnh tim, đái tháo đường, ngừa ung thư, củng cố sức mạnh hệ tiêu hóa…
Nhóm thực phẩm cung cấp chất béo
Các loại dầu (dầu hướng dương, dầu ô liu, đậu phộng, mè…), gan cá, dầu gan cá cùng với các loại thịt, sữa, sữa chua, phô mai… là nguồn cung dồi dào chất béo. Đây là dưỡng chất quan trọng góp phần vào sự phát triển của cơ thể mẹ bầu và thai nhi.
Thực phẩm giàu iốt
Trong chế độ ăn cho bà bầu 3 tháng đầu không thể thiếu iốt. Iốt đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của hệ thần kinh và chức năng não của thai nhi.
Khoáng chất này có mặt trong rong biển, tôm, cá (cá hồi, cá tuyết), phô mai, sữa chua, khoai tây, đậu lăng…
Những thực phẩm nên tránh đưa vào chế độ ăn cho bà bầu
Khi mang thai tháng đầu, mẹ bầu nên tránh một số loại thực phẩm sau vì chúng có thể gây hại cho thai nhi và sức khỏe mẹ bầu:
Thực phẩm tươi sống, động vật có vỏ
Những thực phẩm này thường có thể bị nhiễm khuẩn gây hại như salmonella, listeria, thủy ngân… làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.
Sữa chưa tiệt trùng
Sữa chưa tiệt trùng thường có chứa listeria dễ gây ngộ độc thực phẩm. Do đó, mẹ bầu chỉ nên sử dụng sữa đã qua tiệt trùng.
Các thực phẩm gây sảy thai
Dứa, rau răm, cua biển, lô hội, đu đủ xanh… là những thực phẩm làm tăng nguy cơ sảy thai mà mẹ bầu nên tránh.
Thực phẩm và thức uống có chứa caffeine
Caffeine không chỉ có thể gây ảnh hưởng đến nhịp tim của thai nhi mà còn gây tăng huyết áp và nhịp tim của mẹ bầu. Ngoài ra, mẹ bầu tiêu thụ caffeine khi mang thai thường có xu hướng đi tiểu nhiều hơn, dễ dẫn đến mất nước.
Đồ uống có cồn
Mẹ bầu tiêu thụ đồ uống có cồn sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực cho thai nhi đang phát triển và có thể gia tăng nguy cơ mắc một số dị tật bẩm sinh. Do đó, trong suốt thai kỳ, bạn tuyệt đối không nên uống rượu và các thức uống có cồn khác.
Bổ sung khuyến nghị cho 3 tháng đầu mang thai
Công việc tất bật, nhịp sống luôn bận rộn khiến không ít mẹ bầu khó có thể thực hiện được chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất một cách thường xuyên. Bên cạnh đó, trong tam cá nguyệt thứ nhất này, không ít mẹ bầu lại bị chứng ốm nghén dẫn đến nôn ói, ăn mất ngon, mệt mỏi. Điều làm gia tăng nguy cơ thiếu chất khi mang thai, đặc biệt là các dưỡng chất cần thiết cho quá trình tạo máu.
Do đó, mẹ bầu nên cân nhắc việc sử dụng viên uống bổ sung chứa cả 3 khoáng chất sắt – axit folic – vitamin B12 để giảm thiểu nguy cơ thiếu máu khi mang thai. Thêm vào đó, các chuyên gia cũng nhận định rằng việc tăng cường bổ sung axit folic cho cơ thể bằng đường uống đem đến hiệu quả cao hơn so với việc chỉ nhận loại khoáng chất này từ thực phẩm thông thường.
Do vậy, mẹ bầu có thể tham khảo viên uống bổ sung sắt nhờ vào các ưu điểm như sau:
- Bổ sung đầy đủ các thành phần tạo máu
- Giúp điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ có thai, trẻ em, thanh thiếu niên
- Ngăn ngừa thiếu sắt và axit folic khi mang thai bởi mẹ bầu là đối tượng cần nhiều sắt để tăng thể tích máu đáp ứng cho sự phát triển của bào thai
- Tiện dụng.
Thực phẩm tươi sống, động vật có vỏ
Những thực phẩm này thường có thể bị nhiễm khuẩn gây hại như salmonella, listeria, thủy ngân… làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.
Sữa chưa tiệt trùng
Sữa chưa tiệt trùng thường có chứa listeria dễ gây ngộ độc thực phẩm. Do đó, mẹ bầu chỉ nên sử dụng sữa đã qua tiệt trùng.
Các thực phẩm gây sảy thai
Dứa, rau răm, cua biển, lô hội, đu đủ xanh… là những thực phẩm làm tăng nguy cơ sảy thai mà mẹ bầu nên tránh.
Thực phẩm và thức uống có chứa caffeine
Caffeine không chỉ có thể gây ảnh hưởng đến nhịp tim của thai nhi mà còn gây tăng huyết áp và nhịp tim của mẹ bầu. Ngoài ra, mẹ bầu tiêu thụ caffeine khi mang thai thường có xu hướng đi tiểu nhiều hơn, dễ dẫn đến mất nước.
Đồ uống có cồn
Mẹ bầu tiêu thụ đồ uống có cồn sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực cho thai nhi đang phát triển và có thể gia tăng nguy cơ mắc một số dị tật bẩm sinh. Do đó, trong suốt thai kỳ, bạn tuyệt đối không nên uống rượu và các thức uống có cồn khác.
Bổ sung khuyến nghị cho 3 tháng đầu mang thai
Công việc tất bật, nhịp sống luôn bận rộn khiến không ít mẹ bầu khó có thể thực hiện được chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất một cách thường xuyên. Bên cạnh đó, trong tam cá nguyệt thứ nhất này, không ít mẹ bầu lại bị chứng ốm nghén dẫn đến nôn ói, ăn mất ngon, mệt mỏi. Điều làm gia tăng nguy cơ thiếu chất khi mang thai, đặc biệt là các dưỡng chất cần thiết cho quá trình tạo máu.
Do đó, mẹ bầu nên cân nhắc việc sử dụng viên uống bổ sung chứa cả 3 khoáng chất sắt – axit folic – vitamin B12 để giảm thiểu nguy cơ thiếu máu khi mang thai. Thêm vào đó, các chuyên gia cũng nhận định rằng việc tăng cường bổ sung axit folic cho cơ thể bằng đường uống đem đến hiệu quả cao hơn so với việc chỉ nhận loại khoáng chất này từ thực phẩm thông thường.
Do vậy, mẹ bầu có thể tham khảo viên uống bổ sung sắt nhờ vào các ưu điểm như sau:
- Bổ sung đầy đủ các thành phần tạo máu
- Giúp điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ có thai, trẻ em, thanh thiếu niên
- Ngăn ngừa thiếu sắt và axit folic khi mang thai bởi mẹ bầu là đối tượng cần nhiều sắt để tăng thể tích máu đáp ứng cho sự phát triển của bào thai
- Tiện dụng.
Công cụ tính ngày dự sinh
28 ngày
Xem thêm: Mắc thoái hóa khớp nên ăn gì, kiêng gì để cải thiện bệnh tốt nhất
Tin mới nhất
- U bao thần kinh ngoại vi ác tính
- Top những thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu
- Buồng trứng đa nang có chữa được không?
- Cách chữa yếu sinh lý bằng tỏi giúp lấy lại bản lĩnh đàn ông
- Nong và nạo tử cung
- 12 cách chữa viêm nhiễm phụ khoa tại nhà nhanh khỏi
- Bổ sung lợi khuẩn tăng sức đề kháng cho cơ thể
- Công dụng lá xạ đen chữa bệnh gì? Cách sử dụng lá xạ đen tốt nhất
- Chữa viêm lộ tuyến bằng cách nào hiệu quả nhất dành cho mọi cơ địa?
- 6 sai lầm về mụn
Video
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Phác đồ điều trị xuất huyết tiêu hóa mới nhất theo Bộ Y Tế
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Bệnh tiểu đường ăn cơm nếp được không? Những lưu ý khi sử dụng
- BỆNH LÝ LIÊN QUAN 14 Cách chữa đau họng cho bà bầu bằng tự nhiện an toàn tại nhà
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Công dụng của vỏ bưởi: Không chỉ dùng để ngửi