Vú bị sưng đau có phải là ung thư vú?

Đột nhiên, một ngày nọ, bạn gặp cơn đau nhói ở vú, cảm thấy vú bị sưng đau kèm chút khó chịu, hẳn bạn bắt đầu lo lắng rằng cơn đau này có nghiêm trọng không, đây có phải là dấu hiệu của ung thư vú hay không?

Đột nhiên, một ngày nọ, bạn gặp cơn đau nhói ở vú, cảm thấy vú bị sưng đau kèm chút khó chịu, hẳn bạn bắt đầu lo lắng rằng cơn đau này có nghiêm trọng không, đây có phải là dấu hiệu của ung thư vú hay không?

Một khối u ở vú thường đi kèm với cảm giác vú bị sưng đau là tình trạng mà phụ nữ và cả đàn ông nên lưu ý. Hãy đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị sớm. Do ung thư vú giai đoạn đầu không có triệu chứng rõ ràng nên việc phát hiện kịp thời có thể mở ra một cơ hội điều trị mới cho người bị ung thư vú.

Nguyên nhân khiến vú bị sưng đau

Chúng ta thường liên tưởng cơn đau đến một điều gì đó không ổn trong cơ thể. Vì thế, khi phụ nữ cảm thấy khó chịu, gặp tình trạng vú bị sưng đau, họ thường giả định về trường hợp tồi tệ nhất là bị ung thư vú. Tuy nhiên, vú bị sưng đau hiếm khi là triệu chứng đáng chú ý đầu tiên của bệnh ung thư vú, vì một số yếu tố khác có thể gây nên cơn đau.

Một số nguyên nhân khiến vú bị sưng đau có thể kể đến như:

  • Sự biến động của các kích thích tố do kinh nguyệt gây ra
  • Tác dụng phụ của một số thuốc tránh thai hoặc một số phương pháp điều trị vô sinh
  • Mặc áo ngực không vừa vặn
  • U nang vú
  • Ngực lớn, có thể đi kèm với cơn đau ở cổ, vai hay lưng
  • Căng thẳng.

Các khối u ở vú

Một khối u ở vú kèm theo tình trạng vú bị sưng đau không phải lúc nào cũng liên quan đến bệnh ung thư. Theo Mayo Clinic, hơn 90% tất cả các khối u ở phụ nữ trong độ tuổi từ đầu 20 đến đầu 50 đều không phải là ung thư (thường là khối u lành tính). Các nguyên nhân thường gặp của khối u lành tính bao gồm:

  • Nhiễm trùng vú
  • Bệnh xơ nang tuyến vú
  • U sợi tuyến vú (khối u không phải là ung thư)
  • Hoại tử mỡ. Đôi khi khối hoại tử mỡ không thể phân biệt được với khối u ung thư mà không qua sinh thiết. Các xét nghiệm ung thư vú sẽ được giải thích sâu hơn trong những phần tiếp theo.

Các dấu hiệu của bệnh ung thư vú

Một khối u ở vú thường đi kèm với cảm giác vú bị sưng đau là tình trạng mà phụ nữ và cả đàn ông nên lưu ý. Hãy đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị sớm. Do ung thư vú giai đoạn đầu không có triệu chứng rõ ràng nên việc phát hiện kịp thời có thể mở ra một cơ hội điều trị mới cho người bị ung thư vú.

Nguyên nhân khiến vú bị sưng đau

Chúng ta thường liên tưởng cơn đau đến một điều gì đó không ổn trong cơ thể. Vì thế, khi phụ nữ cảm thấy khó chịu, gặp tình trạng vú bị sưng đau, họ thường giả định về trường hợp tồi tệ nhất là bị ung thư vú. Tuy nhiên, vú bị sưng đau hiếm khi là triệu chứng đáng chú ý đầu tiên của bệnh ung thư vú, vì một số yếu tố khác có thể gây nên cơn đau.

Một số nguyên nhân khiến vú bị sưng đau có thể kể đến như:

  • Sự biến động của các kích thích tố do kinh nguyệt gây ra
  • Tác dụng phụ của một số thuốc tránh thai hoặc một số phương pháp điều trị vô sinh
  • Mặc áo ngực không vừa vặn
  • U nang vú
  • Ngực lớn, có thể đi kèm với cơn đau ở cổ, vai hay lưng
  • Căng thẳng.

Các khối u ở vú

Một khối u ở vú kèm theo tình trạng vú bị sưng đau không phải lúc nào cũng liên quan đến bệnh ung thư. Theo Mayo Clinic, hơn 90% tất cả các khối u ở phụ nữ trong độ tuổi từ đầu 20 đến đầu 50 đều không phải là ung thư (thường là khối u lành tính). Các nguyên nhân thường gặp của khối u lành tính bao gồm:

  • Nhiễm trùng vú
  • Bệnh xơ nang tuyến vú
  • U sợi tuyến vú (khối u không phải là ung thư)
  • Hoại tử mỡ. Đôi khi khối hoại tử mỡ không thể phân biệt được với khối u ung thư mà không qua sinh thiết. Các xét nghiệm ung thư vú sẽ được giải thích sâu hơn trong những phần tiếp theo.

Các dấu hiệu của bệnh ung thư vú

Ung thư vú có đau không? Một khối u ác tính ở vú thường là triệu chứng gắn liền với bệnh ung thư vú. Ngoài ra, ung thư vú dạng viêm thường khiến vú bị sưng đau mà ta có thể lầm lẫn với những bệnh lý lành tính khác. Các triệu chứng khác của bệnh ung thư vú gồm có:

  • Tiết dịch núm vú hay sự tụt vào của núm vú
  • Phì đại một bên vú
  • Nếp lõm trên bề mặt vú
  • Da sần vỏ cam
  • Sút cân không rõ nguyên nhân
  • Hạch phì đại ở nách

Nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng nào trên đây, bạn hãy nên đến bác sĩ khám càng sớm càng tốt.

Vú bị sưng đau nên làm những xét nghiệm gì?

Khi bạn trao đổi với bác sĩ về tình trạng vú bị sưng đau hay lo ngại về sự xuất hiện của một khối u tại đây, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn tiến hành các xét nghiệm thông thường sau:

  • Chụp nhũ ảnh: Chụp X-quang tuyến vú giúp phân biệt giữa khối u lành tính và khối u ác tính, và phát hiện những tổn thương ác tính ở vú không sờ thấy được.
  • Siêu âm: Sử dụng các sóng siêu âm để tạo ra hình ảnh về mô tuyến vú và mô u.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Sử dụng kết hợp cùng các xét nghiệm khác, chụp MRI chuyên biệt vú giúp kiểm tra các mô vú.
  • Sinh thiết: Lấy một số mẫu mô vú để xét nghiệm và xác định xem khối u là lành tính hay ác tính.

Các loại ung thư vú

Dựa vào mức độ xâm lấn của khối u, bệnh ung thư vú được chia làm 2 loại:

  • Không xâm lấn (tại chỗ): Ung thư không xâm lấn ra mô xung quanh (giai đoạn 0).
  • Xâm lấn (xâm nhập): Các tế bào ung thư đã lan rộng đến các mô xung quanh (giai đoạn 1–4).

Dựa vào các mô bị ảnh hưởng, bác sĩ sẽ xác định các loại ung thư vú như sau:

  • Ung thư biểu mô ống dẫn sữa: Ung thư tạo thành trong nội mạc các ống dẫn sữa (phổ biến nhất).
  • Ung thư biểu mô tiểu thùy: Ung thư ở các tiểu thùy vú (nơi sản sinh ra sữa).
  • Sarcoma: Ung thư mô liên kết của vú (hiếm gặp).

Các phương pháp điều trị ung thư vú

Ung thư vú có đau không? Một khối u ác tính ở vú thường là triệu chứng gắn liền với bệnh ung thư vú. Ngoài ra, ung thư vú dạng viêm thường khiến vú bị sưng đau mà ta có thể lầm lẫn với những bệnh lý lành tính khác. Các triệu chứng khác của bệnh ung thư vú gồm có:

  • Tiết dịch núm vú hay sự tụt vào của núm vú
  • Phì đại một bên vú
  • Nếp lõm trên bề mặt vú
  • Da sần vỏ cam
  • Sút cân không rõ nguyên nhân
  • Hạch phì đại ở nách

Nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng nào trên đây, bạn hãy nên đến bác sĩ khám càng sớm càng tốt.

Vú bị sưng đau nên làm những xét nghiệm gì?

Khi bạn trao đổi với bác sĩ về tình trạng vú bị sưng đau hay lo ngại về sự xuất hiện của một khối u tại đây, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn tiến hành các xét nghiệm thông thường sau:

  • Chụp nhũ ảnh: Chụp X-quang tuyến vú giúp phân biệt giữa khối u lành tính và khối u ác tính, và phát hiện những tổn thương ác tính ở vú không sờ thấy được.
  • Siêu âm: Sử dụng các sóng siêu âm để tạo ra hình ảnh về mô tuyến vú và mô u.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Sử dụng kết hợp cùng các xét nghiệm khác, chụp MRI chuyên biệt vú giúp kiểm tra các mô vú.
  • Sinh thiết: Lấy một số mẫu mô vú để xét nghiệm và xác định xem khối u là lành tính hay ác tính.

Các loại ung thư vú

Dựa vào mức độ xâm lấn của khối u, bệnh ung thư vú được chia làm 2 loại:

  • Không xâm lấn (tại chỗ): Ung thư không xâm lấn ra mô xung quanh (giai đoạn 0).
  • Xâm lấn (xâm nhập): Các tế bào ung thư đã lan rộng đến các mô xung quanh (giai đoạn 1–4).

Dựa vào các mô bị ảnh hưởng, bác sĩ sẽ xác định các loại ung thư vú như sau:

  • Ung thư biểu mô ống dẫn sữa: Ung thư tạo thành trong nội mạc các ống dẫn sữa (phổ biến nhất).
  • Ung thư biểu mô tiểu thùy: Ung thư ở các tiểu thùy vú (nơi sản sinh ra sữa).
  • Sarcoma: Ung thư mô liên kết của vú (hiếm gặp).

Các phương pháp điều trị ung thư vú

Tùy thuộc vào loại và giai đoạn ung thư vú, các phương pháp điều trị sẽ khác nhau. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng như chuyên gia thường sử dụng một vài phương pháp điều trị phổ biến để chữa ung thư vú như sau:

  • Cắt bỏ khối u ở vú: Phẫu thuật bảo tồn vú nhằm loại bỏ khối u nhưng vẫn giữ lại vú.
  • Cắt bỏ tuyến vú: Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ mô vú bao gồm khối u và các mô tuyến vú.
  • Hóa trị: Phương pháp điều trị phổ biến nhất, hóa trị sử dụng các loại thuốc chống ung thư để can thiệp vào khả năng tái tạo tế bào.
  • Xạ trị: Tiến hành xạ trị một phần hoặc toàn bộ tuyến vú, hạch nách để tiêu diệt các tế bào ung thư.

Tóm lại, khi gặp tình trạng vú bị sưng đau kèm theo xuất hiện khối u thì bạn không được chủ quan, nên chủ động đi thăm khám sớm, làm các xét nghiệm cần thiết và tìm phương pháp điều trị thích hợp càng sớm càng tốt.

Tùy thuộc vào loại và giai đoạn ung thư vú, các phương pháp điều trị sẽ khác nhau. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng như chuyên gia thường sử dụng một vài phương pháp điều trị phổ biến để chữa ung thư vú như sau:

  • Cắt bỏ khối u ở vú: Phẫu thuật bảo tồn vú nhằm loại bỏ khối u nhưng vẫn giữ lại vú.
  • Cắt bỏ tuyến vú: Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ mô vú bao gồm khối u và các mô tuyến vú.
  • Hóa trị: Phương pháp điều trị phổ biến nhất, hóa trị sử dụng các loại thuốc chống ung thư để can thiệp vào khả năng tái tạo tế bào.
  • Xạ trị: Tiến hành xạ trị một phần hoặc toàn bộ tuyến vú, hạch nách để tiêu diệt các tế bào ung thư.

Tóm lại, khi gặp tình trạng vú bị sưng đau kèm theo xuất hiện khối u thì bạn không được chủ quan, nên chủ động đi thăm khám sớm, làm các xét nghiệm cần thiết và tìm phương pháp điều trị thích hợp càng sớm càng tốt.

Xem thêm: Danh Sách Các Thực Phẩm Kỵ Nhau

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!