Tràn dịch màng phổi
Bệnh tràn dịch màng phổi là một tình trạng phổ biến nhưng nguy hiểm do nhiều nguyên nhân gây ra. Vậy dịch tràn màng phổi là gì? Bệnh có nguy hiểm không? Tất cả sẽ được giải quyết qua bài viết sau đây.
Bệnh tràn dịch màng phổi là một tình trạng phổ biến nhưng nguy hiểm do nhiều nguyên nhân gây ra. Vậy dịch tràn màng phổi là gì? Bệnh có nguy hiểm không? Tất cả sẽ được giải quyết qua bài viết sau đây.
Tìm hiểu chung
Bệnh tràn dịch màng phổi là gì?
Tràn dịch màng phổi là tích tụ dịch dư thừa ở giữa các màng phổi. Bình thường, vẫn luôn có một lượng dịch ở giữa màng phổi và phổi để giúp bôi trơn khi phổi nở ra trong lúc bạn hít thở. Tuy nhiên, một số tình trạng sức khỏe có thể khiến lượng dịch tích tụ quá nhiều và gây nguy hiểm đến tính mạng.
Các dạng thường gặp
Dịch tràn màng phổi gồm có hai loại chính là:
- Dịch thấm: Loại dịch màng phổi này tương tự như dịch có trong khoang màng phổi, được hình thành từ dịch rò rỉ qua màng phổi bình thường. Loại tràn dịch này hiếm khi cần được dẫn lưu trừ khi có quá nhiều dịch tích tụ. Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng này là suy tim sung huyết.
- Dịch tiết: Các dịch tiết có thể hình thành từ dịch dư thừa, protein, máu, tế bào viêm và do vi khuẩn đi qua các mạch máu tổn thương và xâm nhập vào màng phổi. Đối với tình trạng này, bạn sẽ cần phải dẫn lưu dịch tùy thuộc vào kích thước và tình trạng viêm. Nguyên nhân gây bệnh là do viêm phổi và ung thư phổi.
Bệnh tràn dịch màng phổi là gì?
Tràn dịch màng phổi là tích tụ dịch dư thừa ở giữa các màng phổi. Bình thường, vẫn luôn có một lượng dịch ở giữa màng phổi và phổi để giúp bôi trơn khi phổi nở ra trong lúc bạn hít thở. Tuy nhiên, một số tình trạng sức khỏe có thể khiến lượng dịch tích tụ quá nhiều và gây nguy hiểm đến tính mạng.
Các dạng thường gặp
Dịch tràn màng phổi gồm có hai loại chính là:
- Dịch thấm: Loại dịch màng phổi này tương tự như dịch có trong khoang màng phổi, được hình thành từ dịch rò rỉ qua màng phổi bình thường. Loại tràn dịch này hiếm khi cần được dẫn lưu trừ khi có quá nhiều dịch tích tụ. Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng này là suy tim sung huyết.
- Dịch tiết: Các dịch tiết có thể hình thành từ dịch dư thừa, protein, máu, tế bào viêm và do vi khuẩn đi qua các mạch máu tổn thương và xâm nhập vào màng phổi. Đối với tình trạng này, bạn sẽ cần phải dẫn lưu dịch tùy thuộc vào kích thước và tình trạng viêm. Nguyên nhân gây bệnh là do viêm phổi và ung thư phổi.
Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết
Triệu chứng tràn dịch màng phổi là gì?
Thực tế, một số người sẽ không có dấu hiệu tràn dịch màng phổi. Họ chỉ phát hiện bệnh khi chụp X-quang ngực hoặc khám sức khỏe cho một tình trạng khác.
Một số khác có thể có các triệu chứng tràn dịch màng phổi sau:
- Đau ngực
- Ho khan
- Sốt
- Khó thở khi nằm
- Thở nông
- Khó hít thở sâu
- Nấc cụt dai dẳng
- Khó khăn khi vận động
Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn có các dấu hiệu trên.
Triệu chứng tràn dịch màng phổi là gì?
Thực tế, một số người sẽ không có dấu hiệu tràn dịch màng phổi. Họ chỉ phát hiện bệnh khi chụp X-quang ngực hoặc khám sức khỏe cho một tình trạng khác.
Một số khác có thể có các triệu chứng tràn dịch màng phổi sau:
- Đau ngực
- Ho khan
- Sốt
- Khó thở khi nằm
- Thở nông
- Khó hít thở sâu
- Nấc cụt dai dẳng
- Khó khăn khi vận động
Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn có các dấu hiệu trên.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi là gì?
Tùy thuộc vào nguyên nhân, dịch dư thừa có thể thiếu protein (dịch thấm) hoặc nhiều protein (dịch tiết). Điều này sẽ giúp bác sĩ xác định nguyên nhân tràn dịch màng phổi.
Các nguyên nhân phổ biến gây dịch tràn màng phổi dạng dịch thấm như:
Nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi là gì?
Tùy thuộc vào nguyên nhân, dịch dư thừa có thể thiếu protein (dịch thấm) hoặc nhiều protein (dịch tiết). Điều này sẽ giúp bác sĩ xác định nguyên nhân tràn dịch màng phổi.
Các nguyên nhân phổ biến gây dịch tràn màng phổi dạng dịch thấm như:
- Suy tim
- Thuyên tắc phổi
- Xơ gan
- Từng phẫu thuật tim
Dịch tràn màng phổi dạng dịch tiết (dịch giàu protein) thường gặp nhất do:
- Viêm phổi
- Ung thư
- Thuyên tắc phổi
- Bệnh thận
- Bệnh viêm
Các nguyên nhân khác ít phổ biến hơn bao gồm:
- Bệnh lao
- Bệnh tự miễn
- Chảy máu (do chấn thương ngực)
- Chylothorax do chấn thương (rò rỉ chyle)
- Nhiễm trùng ngực và bụng (hiếm gặp)
- Tiếp xúc với amiăng
- Hội chứng Meig (do khối u buồng trứng lành tính)
- Hội chứng quá kích buồng trứng
Một số loại thuốc, phẫu thuật vùng bụng và xạ trị cũng có thể gây tràn dịch. Bệnh có thể xảy ra với một số loại ung thư bao gồm ung thư phổi, ung thư vú và ung thư hạch bạch huyết. Trong một số trường hợp, dịch có thể là ác tính (ung thư), hoặc có thể là kết quả trực tiếp của hóa trị.
- Suy tim
- Thuyên tắc phổi
- Xơ gan
- Từng phẫu thuật tim
Dịch tràn màng phổi dạng dịch tiết (dịch giàu protein) thường gặp nhất do:
- Viêm phổi
- Ung thư
- Thuyên tắc phổi
- Bệnh thận
- Bệnh viêm
Các nguyên nhân khác ít phổ biến hơn bao gồm:
- Bệnh lao
- Bệnh tự miễn
- Chảy máu (do chấn thương ngực)
- Chylothorax do chấn thương (rò rỉ chyle)
- Nhiễm trùng ngực và bụng (hiếm gặp)
- Tiếp xúc với amiăng
- Hội chứng Meig (do khối u buồng trứng lành tính)
- Hội chứng quá kích buồng trứng
Một số loại thuốc, phẫu thuật vùng bụng và xạ trị cũng có thể gây tràn dịch. Bệnh có thể xảy ra với một số loại ung thư bao gồm ung thư phổi, ung thư vú và ung thư hạch bạch huyết. Trong một số trường hợp, dịch có thể là ác tính (ung thư), hoặc có thể là kết quả trực tiếp của hóa trị.
Chẩn đoán
Các phương pháp giúp chẩn đoán bệnh tràn dịch màng phổi là gì?
Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu kiểm tra sức khỏe và hỏi bạn về các triệu chứng. Thông thường, chụp CT ngực và X-quang ngực sẽ giúp bác sĩ quyết định có điều trị tràn dịch màng phổi hay không.
Bác sĩ cũng có thể muốn thực hiện các xét nghiệm về dịch bằng cách dùng kim đưa vào giữa các xương sườn để hút dịch. Các xét nghiệm này sẽ giúp tìm:
- Sự nhiễm trùng
- Các tế bào ung thư
- Mức độ protein
Ngoài ra, các xét nghiệm máu có thể được thực hiện bao gồm:
- Công thức máu toàn bộ (CBC), để kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng hoặc thiếu máu
- Xét nghiệm máu chức năng gan và thận
Nếu cần, bac sĩ cũng sẽ yêu cầu các xét nghiệm sau:
- Siêu âm tim để phát hiện suy tim
- Siêu âm bụng và gan
- Xét nghiệm protein nước tiểu
- Sinh thiết phổi để tìm ung thư
- Nội soi phế quản
Các phương pháp giúp chẩn đoán bệnh tràn dịch màng phổi là gì?
Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu kiểm tra sức khỏe và hỏi bạn về các triệu chứng. Thông thường, chụp CT ngực và X-quang ngực sẽ giúp bác sĩ quyết định có điều trị tràn dịch màng phổi hay không.
Bác sĩ cũng có thể muốn thực hiện các xét nghiệm về dịch bằng cách dùng kim đưa vào giữa các xương sườn để hút dịch. Các xét nghiệm này sẽ giúp tìm:
- Sự nhiễm trùng
- Các tế bào ung thư
- Mức độ protein
Ngoài ra, các xét nghiệm máu có thể được thực hiện bao gồm:
- Công thức máu toàn bộ (CBC), để kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng hoặc thiếu máu
- Xét nghiệm máu chức năng gan và thận
Nếu cần, bac sĩ cũng sẽ yêu cầu các xét nghiệm sau:
- Siêu âm tim để phát hiện suy tim
- Siêu âm bụng và gan
- Xét nghiệm protein nước tiểu
- Sinh thiết phổi để tìm ung thư
- Nội soi phế quản
Điều trị
Bệnh tràn dịch màng phổi có chữa được không?
Nguyên nhân cơ bản và mức độ nghiêm trọng của bệnh sẽ quyết định cách điều trị tràn dịch màng phổi. Trong đó, những giải pháp thường gặp có thể kể đến như sau:
Dẫn lưu dịch
Ở phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng kim hoặc một ống nhỏ để dẫn lưu dịch ra khỏi khoang ngực.
Bạn sẽ được gây tê cục bộ trước đó nhằm giúp quá trình điều trị diễn ra dễ dàng hơn. Sau khi thuốc tê hết tác dụng, bạn có thể cảm thấy hơi đau hoặc khó chịu tại vết mổ. Thông thường, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để giúp giảm đau.
Bạn có thể dẫn lưu dịch nhiều lần nếu dịch tích tụ trở lại.
Phương pháp Pleurodesis
Pleurodesis là phương pháp điều trị tạo ra tình trạng viêm nhẹ giữa phổi và màng phổi với mục đích làm cho hai lớp màng phổi dính lại với nhau, từ đó ngăn cản sự tích tụ dịch giữa chúng trong tương lai.
Phẫu thuật
Trong những trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ sẽ phẫu thuật đưa một ống nhỏ vào khoang ngực để giúp chuyển hướng dịch chảy từ ngực vào bụng, nơi nó có thể được cơ thể loại bỏ dễ dàng hơn. Đây có thể là một lựa chọn cho những người không đáp ứng với các cách điều trị khác.
Ngoài ra, đôi khi phẫu thuật cắt bỏ một phần của màng phổi cũng sẽ được tiến hành nếu cần thiết.
Bệnh tràn dịch màng phổi có chữa được không?
Nguyên nhân cơ bản và mức độ nghiêm trọng của bệnh sẽ quyết định cách điều trị tràn dịch màng phổi. Trong đó, những giải pháp thường gặp có thể kể đến như sau:
Dẫn lưu dịch
Ở phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng kim hoặc một ống nhỏ để dẫn lưu dịch ra khỏi khoang ngực.
Bạn sẽ được gây tê cục bộ trước đó nhằm giúp quá trình điều trị diễn ra dễ dàng hơn. Sau khi thuốc tê hết tác dụng, bạn có thể cảm thấy hơi đau hoặc khó chịu tại vết mổ. Thông thường, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để giúp giảm đau.
Bạn có thể dẫn lưu dịch nhiều lần nếu dịch tích tụ trở lại.
Phương pháp Pleurodesis
Pleurodesis là phương pháp điều trị tạo ra tình trạng viêm nhẹ giữa phổi và màng phổi với mục đích làm cho hai lớp màng phổi dính lại với nhau, từ đó ngăn cản sự tích tụ dịch giữa chúng trong tương lai.
Phẫu thuật
Trong những trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ sẽ phẫu thuật đưa một ống nhỏ vào khoang ngực để giúp chuyển hướng dịch chảy từ ngực vào bụng, nơi nó có thể được cơ thể loại bỏ dễ dàng hơn. Đây có thể là một lựa chọn cho những người không đáp ứng với các cách điều trị khác.
Ngoài ra, đôi khi phẫu thuật cắt bỏ một phần của màng phổi cũng sẽ được tiến hành nếu cần thiết.
Biến chứng
Bệnh tràn dịch màng phổi có nguy hiểm không?
Thông thường, thuốc và các biện pháp chăm sóc hỗ trợ khác sẽ giúp kiểm soát các rủi ro khi điều trị bệnh. Hầu hết mọi người hồi phục trong vòng vài ngày hoặc vài tuần. Các biến chứng nhỏ từ những phương pháp điều trị xâm lấn có thể bao gồm đau nhẹ và khó chịu, thường sẽ biến mất theo thời gian. Một số trường hợp có thể có những biến chứng nghiêm trọng hơn, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, nguyên nhân và phương pháp điều trị được áp dụng.
Các biến chứng nghiêm trọng có thể bao gồm:
- Phù phổi hoặc dịch trong phổi, có thể do dẫn lưu dịch quá nhanh trong khi thực hiện chọc dò màng phổi
- Xẹp phổi một phần
- Nhiễm trùng hoặc chảy máu
- Tổn thương phổi
- Sẹo màng phổi
Những biến chứng này rất hiếm khi xảy ra. Thực tế, bác sĩ sẽ giúp xác định lựa chọn điều trị hiệu quả nhất và thảo luận về những lợi ích và rủi ro của từng quy trình.
Dịch tràn màng phổi có thể nghiêm trọng và đe dọa tính mạng. Hầu hết trường hợp cần điều trị tại bệnh viện và một số người sẽ cần phẫu thuật. Thời gian để phục hồi sau khi điều trị bệnh phụ thuộc vào nguyên nhân, kích thước và mức độ nghiêm trọng cũng như sức khỏe tổng thể của người bệnh.
Đa số người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi và yếu trong tuần đầu tiên sau khi xuất viện. Thông thường, vết mổ lành lại trong vòng 2-4 tuần. Bạn sẽ cần được chăm sóc và theo dõi liên tục sau khi về nhà.
Bệnh tràn dịch màng phổi có nguy hiểm không?
Thông thường, thuốc và các biện pháp chăm sóc hỗ trợ khác sẽ giúp kiểm soát các rủi ro khi điều trị bệnh. Hầu hết mọi người hồi phục trong vòng vài ngày hoặc vài tuần. Các biến chứng nhỏ từ những phương pháp điều trị xâm lấn có thể bao gồm đau nhẹ và khó chịu, thường sẽ biến mất theo thời gian. Một số trường hợp có thể có những biến chứng nghiêm trọng hơn, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, nguyên nhân và phương pháp điều trị được áp dụng.
Các biến chứng nghiêm trọng có thể bao gồm:
- Phù phổi hoặc dịch trong phổi, có thể do dẫn lưu dịch quá nhanh trong khi thực hiện chọc dò màng phổi
- Xẹp phổi một phần
- Nhiễm trùng hoặc chảy máu
- Tổn thương phổi
- Sẹo màng phổi
Những biến chứng này rất hiếm khi xảy ra. Thực tế, bác sĩ sẽ giúp xác định lựa chọn điều trị hiệu quả nhất và thảo luận về những lợi ích và rủi ro của từng quy trình.
Dịch tràn màng phổi có thể nghiêm trọng và đe dọa tính mạng. Hầu hết trường hợp cần điều trị tại bệnh viện và một số người sẽ cần phẫu thuật. Thời gian để phục hồi sau khi điều trị bệnh phụ thuộc vào nguyên nhân, kích thước và mức độ nghiêm trọng cũng như sức khỏe tổng thể của người bệnh.
Đa số người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi và yếu trong tuần đầu tiên sau khi xuất viện. Thông thường, vết mổ lành lại trong vòng 2-4 tuần. Bạn sẽ cần được chăm sóc và theo dõi liên tục sau khi về nhà.
Xem thêm: 4 lí do quan hệ tình dục qua đường hậu môn trở nên nguy hiểm nếu không làm đúng cách
Tin mới nhất
- Bạn biết gì về ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ?
- Bệnh đau vai gáy là gì? Triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa
- Tiểu rắt đau bụng dưới cảnh báo bệnh gì? Cách điều trị bệnh
- Bệnh ung thư vú có di truyền không?
- Bao quy đầu dài (thừa) có sao không? Cách khắc phục
- Liệt dương ở tuổi dậy thì, thanh niên: Nguyên nhân, ảnh hưởng và cách điều trị
- 2 nhóm thuốc tây điều trị rối loạn cương dương phổ biến
- Top 4 Điều Cơ Bản Cần Biết Về Nấm Linh Chi Đỏ Việt Nam
- Chụp CT
- Trẻ bị viêm họng hạt có mủ nguy hiểm không? Cách điều trị bệnh?
Video
- TIN TỨC UNG THƯ Bệnh xơ cứng bì là gì? Nguyên nhân, hình ảnh nhận biết & điều trị
- TIN TỨC UNG THƯ 5 Cách cải thiện chất lượng giấc ngủ tuyệt vời cho người lớn tuổi
- TIN TỨC UNG THƯ Có nên chữa đau dạ dày bằng Đông Y? Hé lộ bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang xóa bỏ đau dạ dày chỉ sau 45 ngày
- TIN TỨC UNG THƯ Ung thư vú di căn xương sống được bao lâu?