Những điều cần biết về ung thư miệng

Ung thư miệng là sự xuất hiện, gia tăng không kiểm soát của các tế bào trong khoang miệng, khiến người bệnh có cảm giác đau nhức, khó chịu. Ung thư miệng, bao gồm ung thư môi, lưỡi , má, sàn miệng , vòm miệng, xoang và họng (cổ họng). Bệnh có thể đe dọa tính mạng nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm.

Các nguyên nhân gây ung thư miệng

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, nam giới phải đối mặt nguy cơ mắc bệnh gấp đôi phụ nữ, và nam giới trên 50 tuổi phải đối mặt với nguy cơ cao nhất. Người ta ước tính rằng hơn 40.000 người ở Hoa Kỳ đã nhận được chẩn đoán mắc căn bệnh này vào năm 2014.

Các yếu tố tăng nguy cơ cho sự phát triển căn bệnh này, bao gồm:

Hút thuốc : Theo các bác sĩ chuyên khoa ung bướu, trong khói thuốc lá có hơn 3000 hóa chất độc hại, một phần sẽ tác động trực tiếp đến các cơ quan hệ hô hấp, một phần được giữ lại khoang miệng gây các bệnh về răng miệng

Tiêu thụ quá nhiều rượu: sử dụng quá nhiều rượu là nguyên nhân thứ hai gây ung thư miệng, chỉ đứng sau thuốc lá. Các chất kích thích trong rượu cũng có thể tác động trực tiếp, làm tổn thương các mô mềm trong khoang miệng dẫn đến ung thư.

Rượu và thuốc là là tác nhân hàng đầu.

Gia đình có tiền sử ung thư: nếu gia đình bạn có tiền sử mắc bệnh ung thư, tỷ lệ mắc ung thư miệng và các nhóm bệnh ung thư khác của bạn cao hơn người bình thường.

Papilloma virus (HPV). Một số chủng HPV là các yếu tố nguy cơ sinh bệnh học cho ung thư biểu mô tế bào đốm chậu ( OCCF )

Nếu bạn có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn nên xây dựng thói quen kiểm tra răng miệng định kỳ. Bên cạnh đó bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường, đặc biệt ở vùng khoang miệng và các hạch bạch huyết xung quanh cổ.

Các triệu chứng của ung thư miệng

Theo các bác sĩ chuyên khoa, các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh bao gồm:

Xuất hiện các vết viêm loét: trong khoang miệng xuất hiện các vết viêm loét kéo dài, gây đau đớn cho người bệnh trong việc nhai nuốt, trò chuyện hàng ngày.

Xuất hiện các vết đốm trắng hoặc đỏ, mềm trong miệng: các đốm trắng, đỏ, mềm xuất hiện bất thưởng trong khoang miệng, lưỡi hoặc vòm họng

Triệu chứng ung thư miệng.

Tê tê, mất cảm giác, hoặc đau ở bất kỳ vùng mặt, miệng hoặc cổ không giải thích được nguyên nhân gây ra

Cảm giác khó cử động miệng: Cảm giác khó nhai hoặc nuốt, nói, hoặc di chuyển hàm hoặc lưỡi

Các bệnh về thanh quản, cổ họng: Khàn giọng, đau họng mãn tính , hoặc thay đổi giọng nói. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể có cảm giác đau nhức, ù tai, chóng mặt, giảm thính lực.

Các triệu chứng cảnh báo sự xuất hiện của khối u trong khoang miệng thường khiến người ta nhầm lẫn với các bệnh nhiệt miệng, hay các bệnh về cổ họng khác. Tuy nhiên nếu các triệu chứng này kéo dài, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tìm hiểu nguyên nhân. Từ đó có hướng điều trị, phòng ngừa kịp thời.

Xét nghiệm chẩn đoán ung thư miệng

Ung thư miệng thường khó chẩn đoán bằng các triệu chứng lâm sàng. Để chẩn đoán chính xác, bên cạnh các triệu chứng thường gặp, các bác sĩ thường yêu cầu bệnh nhân thực hiện thêm một số xét nghiệm sàng lọc.Các xét nghiệm và thủ thuật được sử dụng để chẩn đoán căn bệnh này bao gồm:

Khám sức khoẻ Bác sĩ hoặc nha sĩ sẽ kiểm tra môi và miệng để tìm những bất thường – các vùng da bị kích ứng, như vết loét và các vết loang trắng.

Chẩn đoán ung thư miệng.

Lấy mô để xét nghiệm. Nếu phát hiện dấu hiệu đáng ngờ, bác sĩ hoặc nha sĩ có thể lấy một mẫu tế bào để thử nghiệm trong một thủ thuật được gọi là sinh thiết. Các tế bào bất thường có thể được lấy bằng các kỹ thuật khác nhau, nhưng thường được cắt bỏ bằng dao y khoa, kéo hoặc dụng cụ phẫu thuật khác.Trong phòng thí nghiệm, các tế bào được phân tích để xác định là mô lành tính hay ác tính (ung thư)

Nếu bạn được chẩn đoán ung thư miệng, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm để xác định tính chất và giai đoạn phát triển của khối u.

Nội soi: Trong thủ thuật nội soi, bác sĩ có thể truyền một máy  nội soi qua mũi để kiểm tra cổ họng và thanh quản của bạn. Bác sĩ sẽ tìm ra các dấu hiệu ung thư đã lan ra ngoài miệng hay chưa. 

Chụp CT hoặc PET: Một loạt các xét nghiệm hình ảnh có thể giúp xác định mức độ lây lan của khối u sang các bộ phận hoặc cơ quan khác của cơ thể. Các xét nghiệm hình ảnh có thể bao gồm chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI) và chụp cắt lớp phát xạ positron (PET). 

Sau khi tổng hợp, dựa vào các kết quả xét nghiệm lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra các chẩn đoán, giai đoạn phát triển và phác đồ điều trị cho từng bệnh nhân.

Các giai đoạn phát triển của ung thư miệng

Giai đoạn 0: các tế bào ung thư bắt đầu xuất hiện và nằm ở lớp niêm mạc của miệng hoặc hầu. Các tế bào ung thư chưa ăn sâu vào lớp niêm mạc và lan rộng sang các mô xung quanh.

Giai đoạn I: Đây là giai đoạn sớm nhất của ung thư xâm lấn. Nó có nghĩa là ung thư đã bắt đầu phát triển thông qua các mô lót miệng hoặc miệng hầu và vào các mô sâu hơn bên dưới. Khối u có kích thước nhỏ hơn 2 cm và không lan sang các mô lân cận, hạch bạch huyết hoặc các cơ quan khác.

Giai đoạn II: Khối u Ung thư đang phân chia và phát triển mạnh, có kích thước trên 2cm, nhưng nhỏ hơn 4cm. Nó chưa có dấu hiệu xâm lấn hoặc lây lan sang các hạch bạch huyết lân cận hoặc các cơ quan khác.

Giai đoạn III: Ung thư giai đoạn III được chẩn đoán khi người bệnh có những dấu hiệu khối u ung thư lớn hơn 4cm, nhưng không lan sang bất kỳ hạch bạch huyết hoặc bất kỳ bộ phận khác của cơ thể. Hoặc Khối u có kích thước bất kỳ nhưng đã lan tới một hạch bạch huyết ở cùng một phía của cổ và hạch lymphô không vượt quá 3cm

Giai đoạn IV: Bệnh bắt đầu phát triển mạnh, khó kiểm soát. Nó được chia thành 3 giai đoạn

  • Giai đoạn IVA: ung thư đã phát triển qua các mô quanh môi và miệng. Các hạch bạch huyết trong khu vực có thể hoặc không thể chứa tế bào ung thư.
  • Giai đoạn IVB: khối u có thể phát triển bất kỳ kích thước nào và đã lan rộng đến nhiều hơn một nút bạch huyết ở cùng một phía của cổ như ung thư hoặc ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết ở cả hai bên cổ. Ngoài ra ung thư lan đến bất kỳ nút bạch huyết nào lớn hơn 6cm cũng được chẩn đoán ở giai đoạn IVB.
  • Giai đoạn IVC: ung thư đã lan ra các bộ phận khác của cơ thể như phổi hoặc xương. Hay thường gọi là ung thư giai đoạn cuối

Việc xác định chính xác giai đoạn phát triển của khối u và vùng xâm lấn giúp các bác sĩ xây dựng phác đồ và kết hợp các phương pháp điều trị phù hợp.

Các phương pháp điều trị ung thư miệng

Hiện nay, cũng giống như phương pháp điều trị các nhóm ung thư khác, để điều trị ung thư miệng thường dùng 3 phương pháp chủ yếu là phẫu thuật, xạ trị, hóa trị hoặc kết hợp cả ba phương pháp.

Tuy nhiên để điều trị hiệu quả, các bác sĩ cần xác định chính xác vị trí của khối u trong khoang miệng, từ đó đưa ra cách điều trị phù hợp cho từng trường hợp.

Phẫu thuật: xác định vị trí, kích thước khối u và khoanh vùng cần phẫu thuật cắt bỏ. Các bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ các tế bào ung thư cùng với một ít mô xung quanh hoặc tế bào bình thường để đảm bảo ung thư được loại bỏ hoàn toàn.

Phẫu thuật ung thư miệng.

Xạ trị – nơi mà tia X năng lượng cao được sử dụng để diệt tế bào ung thư. Các bác sĩ sẽ sử dụng tia X, nhằm loại bỏ hoặc thu nhỏ khối u trong khoang miệng người bệnh

Hóa trị liệu – nơi các thuốc mạnh được sử dụng để diệt các tế bào ung thư. Trường hợp các tế bào ung thư bắt đầu lây lan sang hệ bạch huyết, tuyến nước bọt…các bác sĩ có thể chỉ định phương pháp điều trị bằng hóa trị.

Phương pháp phòng ngừa ung thư miệng

Để phòng ngừa ung thư miệng, điều quan trọng là bạn nên đến nha sĩ thường xuyên. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn hút thuốc và uống rượu.

Khi chải răng, hãy chú ý đến bất kỳ sự thay đổi nào trong miệng, và nên đến gặp bác sĩ nếu các vết loét đỏ hoặc trắng chưa lành trong vòng ba tuần.

Một chế độ ăn uống tốt, giàu vitamin A, C và E, cung cấp sự bảo vệ cơ thể chống lại sự phát triển của ung thư miệng. Rất nhiều trái cây và rau cải giúp cơ thể tự bảo vệ mình, nói chung, từ hầu hết các bệnh ung thư. Ngoài ra, bạn nên cắt giảm hút thuốc, uống rượu và sử dụng các chất kích thích khác.

Chế độ dinh dưỡng tốt giúp phòng ngừa ung thư miệng.

Ung thư luôn là mối lo của nhân loại, đặc biệt các nhóm bệnh hiếm gặp và phát triển thầm lặng như ung thư miệng. Tuy nhiên với sự phát triển của y khoa và thói quen chăm sóc sức khỏe hàng ngày, bạn hoàn toàn có thể đẩy lùi căn bệnh nguy hiểm này. Bên cạnh đó trong quá trình điều trị hoặc để ngăn ngừa ung thư bạn nên sử dụng thêm các sản phẩm có tính oxi hóa cao, giúp ngăn ngừa các tế bào ung thư phát triển và tái phát như tảo nâu Nhật Bản. Hiện nay, các tinh chất oxi hóa, ngăn ngừa ung thư trong tảo nâu đã được chiết xuất thành viên uống  Fucoidan Nhật Bản – thuận tiện cho việc sử dụng hàng ngày. 

Fucoidan hỗ trợ điều trị bệnh ung thư miệng, tăng cường sức đề kháng cũng như phòng ngừa tái phát ung thư.

Bạn có thể mua sản phẩm chính hãng trực tiếp qua website https://kingfucoidan.vn/ bằng cách gọi đến số tổng đài miễn cước trong giờ hành chính 18000069  hoặc số ngoài giờ hành chính 02439963961

Nguồn: https://kingfucoidan.vn/ung-thu-mieng

Xem thêm: Suy thận cấp là gì? – Thông tin nên biết để điều trị càng sớm càng tốt

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!