Nuốt nước bọt đau họng là bị gì? Cách khắc phục nhanh chóng
Hiện tượng nuốt nước bọt đau họng thường liên quan đến một số cơ trong ống dẫn thức ăn, cổ họng hoặc các dây thần kinh. Triệu chứng này khởi phát do một số nguyên nhân phổ biến như viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản,…Tuy nhiên, tình trạng nuốt nước bọt đau họng trong một số trường hợp là dấu hiệu của chấn thương, khối u ác tính cần được điều trị kịp thời.
Nuốt nước bọt đau họng là bị gì?
Bị nhiễm trùng và các bệnh lý liên quan có thể khiến ống dẫn thức ăn, cổ họng bị viêm, tắc nghẽn. Từ đó, khởi phát triệu chứng nuốt nước bọt gây đau họng.
Căn cứ vào mức độ nghiêm trọng và các dấu hiệu đi kèm, bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân chính xác gây ra triệu chứng. Dưới đây là một số bệnh lý có liên quan đến hiện tượng nuốt nước bọt đau họng:
1. Bệnh viêm họng
Viêm họng hay nhiễm trùng họng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng nuốt nước bọt bị đau họng. Hầu hết các trường hợp mắc phải bệnh lý này đều không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể, đáp ứng tốt các biện pháp điều trị và chăm sóc.
Ngoài biểu hiện đau họng khi nuốt nước bọt, người bị viêm họng còn phát sinh một số triệu chứng khó chịu như:
- Đau ở vòm miệng
- Sốt
- Bị sưng hạch bạch huyết, có thể kèm theo đau một hoặc hai bên cổ
- Phía trên vòm miệng xuất hiện các đốm đỏ
- Vùng amidan có các mảng bám màu trắng
2. Viêm amidan
Bệnh viêm amidan đặc trưng bởi tình trạng nhiễm trùng ở amidan. Triệu chứng nuốt nước bọt bị đau họng có thể khởi phát và tiến triển nghiêm trọng hơn trong trường hợp bạn bị viêm amidan.
Bệnh lý có khả năng lây nhiễm, bởi nguyên nhân chính gây ra bệnh là do virus xâm nhập. Bên cạnh đó, các triệu chứng viêm amidan cũng có thể bùng phát khi bị nhiễm khuẩn hoặc biến chứng của bệnh viêm họng liên cầu khuẩn.
Bên cạnh biểu hiện đau họng khi nuốt nước bọt, người bị viêm amidan còn gặp một số triệu chứng như:
- Sốt
- Quai hàm hoặc cổ bị mềm
- Miệng có mùi hôi khó chịu
- Sưng amidan
- Trên amidan có xuất hiện đốm trắng hoặc đốm vàng
3. Viêm thực quản
Thực quản hay ống dẫn thức ăn có chức năng chính là dẫn thức ăn và chất lỏng từ miệng đến dạ dày. Khi thực quản bị viêm sẽ gây ra tình trạng đau rát khi nuốt nước bọt hoặc tiếp nhận thức ăn.
Chứng trào ngược dạ dày thực quản là một trong các nguyên nhân phổ biến gây viêm thực quản, vì lúc này lượng axit dạ dày hoạt động quá mức trào ngược lên thực quản, tình trạng này lâu dần sẽ gây viêm, đau.
Trường hợp bị viêm thực quản thông thường có các biểu hiện nhận biết như:
- Nuốt nước bọt đau họng
- Thường xuyên ợ chua, ợ nóng
- Ho
- Đau bụng
- Đau ngực
- Buồn nôn và nôn mửa
- Khàn giọng
4. Viêm nắp thanh quản
Viêm nắp thanh quản là một trong các bệnh lý khởi phát do nhiễm trùng vùng cổ họng và phổ biến ở mọi đối tượng. Các triệu chứng bệnh lý bùng phát dẫn đến tình trạng viêm vùng thượng vị, gây ra các bệnh lý đường ruột và dạ dày.
Khi bị viêm nắp thực quản bên cạnh triệu chứng đau họng khi nuốt nước bọt thì người bệnh còn phải đối mặt với một số biểu hiện sau:
- Sốt cao
- Chảy nước dãi
- Khó nuốt
- Giọng khàn
- Khó thở hoặc thở khò khè
- Đau cổ họng khi ngồi thẳng hoặc nghiêng người về phía trước
5. Bị chấn thương vùng họng
Vùng họng bị chấn thương thường ít phổ biến, tuy nhiên khi bị chấn thương sẽ khiến người bệnh có cảm giác đau rát khi nuốt nước bọt.
Thường xuyên dung nạp các món ăn cay nóng, thức uống chứa gas, cồn có thể ảnh hưởng đến thực quản và vùng cổ họng.
Tình trạng này kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm thực quản. Ngoài ra, một số thực phẩm cứng, có góc cạnh cũng gây ra ma sát cổ họng với thức ăn dẫn đến chấn thương cổ họng.
Dựa vào mức độ tổn thương ở cổ họng cũng như vị trí chấn thương mà người bệnh có thể bị đau một bên họng hoặc sưng họng. Một vài trường hợp nghiêm trọng, khu vực bị tổn thương sẽ tiến triển và lấn sâu phần dưới của cổ họng.
6. Ung thư vòm họng
Tình trạng nuốt nước bọt đau họng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư vòm họng. Đây được xem là bệnh lý nguy hiểm, bệnh là hệ quả của việc hình thành các khối u trong cổ họng, thanh quản hay viêm amidan.
Ung thư vòm họng khởi phát khi các tế bào trong cổ họng có hoạt động bất thường, gây đột biến gen. Tình trạng này sẽ khiến các tế bào bị rối loạn, mất kiểm soát.
Lúc này sẽ tạo thành những khối u ở cổ họng. Các triệu chứng của bệnh lý có xu hướng tiến triển nghiêm trọng trong thời gian ngắn và nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Bệnh u thư vòm họng thường biểu hiện thông qua một số triệu chứng như sau:
- Trong cổ họng xuất hiện khối u
- Nuốt nước bọt đau rát cổ họng
- Sụt cân
- Nghẹt mũi
- Ho có đờm
- Khàn giọng
- Ù tai
- Đau đầu
- Nổi hạch
7. Bị nhiễm trùng nấm men
Hiện tượng nuốt nước bọt đau họng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng nấm men ở miệng, cổ họng hoặc thực quản. Nguyên nhân chính gây ra nhiễm trùng là do nấm candida và một số nấm men khác xâm nhập, sinh sản gây bùng phát các triệu chứng khó chịu như:
- Bị đỏ ở khóe miệng
- Mất vị giác
- Các mảng bám màu trắng xuất hiện ở lưỡi
Ngoài các nguyên nhân phổ biến trên, hiện tượng nuốt nước bọt đau họng có thể do dị tật ( sứt môi, lưỡi to, chứng lưỡi to,…)
Cách khắc phục hiện tượng nuốt nước bọt đau họng
Hầu hết các trường hợp gặp phải tình trạng nuốt nước bọt đau họng thường do các bệnh lý phổ biến, không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể và có thể cải thiện bằng các biện pháp điều trị và chăm sóc. Cụ thể như:
Thường xuyên súc miệng với nước muối sinh lý: Các thành phần có trong nước muối sinh lý có khả năng sát trùng, diệt khuẩn, làm dịu cổ họng, cải thiện tình trạng viêm nhiễm. Do đó, khi nhận thấy biểu hiện đau rát cổ họng khi nuốt nước bọt, bạn dùng một ít nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng súc miệng 3 – 4 lần trong ngày.
Thức uống ấm: Sử dụng các loại đồ uống ấm như nước ấm, trà thảo mộc, canh,…sẽ giúp làm giảm tình trạng đau họng khi nuốt nước bọt. Bạn lưu ý kiêng các thức uống quá nóng vì có thể gây bỏng, khiến các mô tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn.
Tắm nước ấm: Triệu chứng sưng, đau rát, viêm ở cổ họng khi nuốt nước bọt có thể cải thiện sau khi người bệnh tắm với nước ấm.
Kiêng sử dụng thuốc lá, bia rượu và các chất kích thích khác: Bởi đây là những sản phẩm gây kích thích các mô ở cổ họng, thực quản, miệng. Từ đó khiến triệu chứng đau cổ họng khi nuốt nước bọt trở nên nghiêm trọng hơn.
Sử dụng các loại thuốc chống viêm: Đối với các trường hợp có triệu chứng đau họng khi nuốt nước bọt có thể tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ để cải thiện tình trạng đau rát, sưng viêm. Lưu ý chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của dược sĩ, bác sĩ.
Thuốc đặc trị bệnh trào ngược dạ dày: Với trường hợp nuốt nước bọt bị đau họng do chứng trào ngược dạ dày thực quản, lúc này bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định một số loại thuốc như thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng axit, thuốc kháng thụ thể H2 để khắc phục các triệu chứng bệnh, từ đó làm giảm đau họng, sưng viêm.
Thuốc xịt họng: Thuốc có tác dụng làm tê vùng cổ họng, giúp người bệnh nuốt nước bọt không gây đau rát. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu sử dụng quá nhiều, do đó chỉ dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Khi nào nên gặp bác sĩ điều trị?
Đa số các trường hợp bị đau họng do nuốt nước bọt có thể cải thiện bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình trạng này là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm, cần được điều trị kịp thời.
Bạn nên chủ động đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị khi nhận thấy các biểu hiện sau:
- Có nhiều mảng trắng xuất hiện phía sau cổ họng
- Triệu chứng đau rát vùng cổ họng kéo dài hơn một tuần, không có dấu hiệu thuyên giảm sau khi áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà.
- Không xác định được nguyên nhân gây ra hiện tượng đau cổ họng khi nuốt nước bọt.
Ngoài ra, bạn cần được đưa đến bệnh viện nhanh chóng khi có các biểu hiện:
- Cổ họng bị sưng
- Khó thở
- Chảy nước dãi bất thường
- Không thể mở miệng hoặc khó khăn khi mở miệng
Tuy gây khó chịu, khó khăn trong hoạt động ăn uống nhưng hiện tượng nuốt nước bọt đau họng thường không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đây là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm, cần được điều trị kịp thời. Do đó, bạn nên chú ý quan sát biểu hiện triệu chứng để chủ động trong việc thăm khám và chữa trị.
Tin mới nhất
- Viêm xoang bướm – Dấu hiệu, cách điều trị ngừa biến chứng
- Mẹo chữa trào ngược dạ dày bằng nghệ chi tiết nhất
- 5 bí quyết uống cà phê tốt cho sức khỏe
- Hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả với nấm lim xanh rừng tự nhiên
- Dưa chuột cũng có công dụng chữa bệnh gout khá tốt
- Cách phân biệt nấm lim xanh tự nhiên và nấm lim trồng Trung Quốc
- Viêm âm đạo do nấm gây ra: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
- 5 Cách chữa viêm đại tràng bằng nha đam hiệu quả tại nhà, an toàn
- Stress gây đau dạ dày – Lý do khiến bệnh ngày càng tăng
- Bị ra máu khi mang thai tháng đầu có thực sự nguy hiểm