Stress gây đau dạ dày – Lý do khiến bệnh ngày càng tăng
Stress có thể gây ra chứng bệnh đau dạ dày hay còn gọi là viêm loét dạ dày. Nếu người bệnh thường xuyên bị stress, để stress kéo dài, chứng đau dạ dày sẽ càng trở nặng hơn. Hãy cố gắng loại bỏ stress khỏi cuộc sống, kiên trì điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để bệnh đau dạ dày khỏi hẳn.
Stress gây đau dạ dày hay không?
Đau dạ dày là tình trạng dạ dày bị tổn thương do viêm loét, dẫn đến đau nhói, khó chịu. Cách gọi “đau dạ dày” là cách gọi trực tiếp triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày.
Chứng viêm loét dạ dày gây ra những khó chịu cho người bệnh, có thể làm đảo lộn đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Một số biểu hiện của bệnh viêm-đau dạ dày là:
- Đau nhói ở vị trí dạ dày: Tại dạ dày, các vị trí đau thường là tá tràng, hang vị, niêm mạc, bờ cong nhỏ;
- Chướng bụng;
- Khó tiêu sau khi ăn;
- Buồn nôn và hay nôn mửa;
- Ợ chua, ợ hơi.
Một trong những nguyên nhân gây ra đau viêm dạ dày đó là stress. Stress là một khái niệm thường được sử dụng trong xã hội ngày nay. Stress là trạng thái tâm lý lo âu, căng thẳng; hiện tượng tâm lý này không còn xa lạ với con người thời hiện đại. Trước những vất vả, nhiều điều cần phải lo toan, đối phó trong cuộc sống, ngày càng nhiều người bị stress, trầm cảm.
Căng thẳng làm đau dạ dày và sẽ càng làm cho bệnh dạ dày trở nên nặng hơn. Cơ chế gây bệnh là: Khi bị stress, hệ thống thần kinh trung ương sẽ bị kích thích. Từ đó, máu huyết lưu thông ở dạ dày không còn hoạt động tốt.
Khi máu lưu thông kém, các cơn co thắt ở dạ dày cũng sẽ bị ảnh hưởng. Chúng sẽ co thắt mạnh hơn hoặc yếu hơn. Dạ dày sẽ làm việc kém đi khi chủ nhân của nó đang lo âu, căng thẳng.
Stress trong cuộc sống cũng sẽ khiến cho hoạt động tiết axit tiêu hóa ở dạ dày diễn ra bất thường. Tuyến tiết axit ở dạ dày bị nhiễu loạn thông tin, sẽ tăng tiết axit nhiều hơn. Từ đó, dạ dày dễ bị viêm loét, gây đau khó chịu. Bên cạnh đó, stress còn khiến người bệnh ăn uống không ngon miệng, mất vị giác, ngủ không ngon giấc.
Một số nguyên nhân khác gây đau dạ dày
Ngoài nguyên nhân là stress, căn bệnh đau dạ dày có thể xuất phát từ một số nguyên nhân khác như:
- Nhiễm nấm hoặc vi khuẩn từ bên ngoài: Các loại nấm có trong khói bụi xe cộ, khói thuốc lá hoặc vi khuẩn HP khi xâm nhập vào dạ dày có thể khiến dạ dày nhiễm trùng và sinh viêm loét, gây đau dạ dày;
- Chế độ sinh hoạt không lành mạnh: Dùng thuốc lá, dùng rượu bia, tiêu thụ nhiều thức ăn cay nóng hoặc quá nhiều axit, ăn uống không đúng giờ, thói quen nhịn đói, thói quen không ăn sáng,… đều là những nguyên nhân gây tổn hại đến dạ dày, gây viêm đau dạ dày;
- Thuốc kháng sinh: Người bệnh dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài hoặc lạm dụng thuốc kháng sinh, có thể mắc viêm đau dạ dày. Một số loại thuốc khác sinh sẽ khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương, làm rối loạn hoạt động tiết dịch axit ở dạ dày,…
Nếu thường xuyên bị stress thì chứng đau dạ dày ở người bệnh sẽ càng trở nên nặng nề hơn.
Trong trường hợp người bệnh đã bị đau dạ dày do stress nhưng lại còn tiếp xúc với khói thuốc lá, ăn uống không đúng giờ, dùng thuốc kháng sinh sai cách,… thì bệnh đau dạ dày sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Hướng điều trị bệnh viêm đau dạ dày do stress gây ra
Đau dạ dày là căn bệnh không khó để điều trị. Tuy nhiên, người bệnh cần kiên trì điều trị và điều trị đúng cách để bệnh không kéo dài dai dẳng và trở thành bệnh mãn tính.
Sau đây là một số phương pháp điều trị đau dạ dày cho người bị stress và cho những trường hợp khác:
1. Điều trị bằng thuốc Tây
Khi chọn lựa phương pháp chữa đau dạ dày bằng thuốc Tây, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để khám bệnh, xác định tình trạng bệnh và dùng thuốc theo toa bác sĩ kê.
Chứng đau dạ dày, viêm loét dạ dày thường được chỉ định dùng một số loại thuốc kiểm soát tiết axit, thuốc trung hòa axit, thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau,… Một số loại thuốc điều trị đau dạ dày phổ biến hiện nay là: Omeprazol, thuốc chống axit ion, thuốc Amoxicilline,…
Lưu ý, người bệnh cần tuân thủ đúng theo liệu trình uống thuốc mà bác sĩ đề ra, không tự ý dùng thuốc quá liều,…
2. Điều trị bằng thuốc y học cổ truyền
Dùng thuốc y học cổ truyền (tức các bài thuốc Nam đã qua nghiên cứu) là một trong những cách điều trị bệnh đau dạ dày an toàn, hiệu quả, được nhiều người lựa chọn.
Sở dĩ các bài thuốc y học cổ truyền an toàn là vì chúng được chế biến từ hoa mộc, dược liệu trong tự nhiên nên thường lành tính, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên cạnh đó, công thức của bài thuốc này đều đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, sẽ không gây ra tình trạng “tiền mất, tật mang” như những bài thuốc “lang băm”, truyền miệng trong dân gian.
Sau nhiều năm dày công nghiên cứu, đội ngũ bác sĩ tại Trung tâm Thuốc dân tộc đã bào chế thành công bài thuốc Sơ can Bình vị tán. Bài thuốc đặc trị đau dạ dày được nhiều chuyên gia đánh giá cao về hiệu quả và có nhiều ưu điểm vượt trội:
- Cơ chế điều trị bệnh đau dạ dày mới lạ: Bồi bổ tỳ vị, làm ổn định hoạt động của tỳ vị, điều hòa và bồi bổ ngũ tạng. Từ đó, chức năng của dạ dày sẽ hoạt động tốt hơn, viêm loét mau chóng lành lặn, cải thiện tình trạng đau, buồn nôn.
- Các vị thuốc y học cổ truyền thường được dùng để điều trị đau dạ dày là: bắc sài hồ, tam thất, bố chính sâm, bạch thược, kim ngân hoa, cam thảo, quán chúng,…
- 100% nguyên liệu bào chế thuốc được lấy tại vườn dược liệu sạch của Thuốc dân tộc.
- Bài thuốc có thể sử dụng cho mọi đối tượng, kể cả trẻ em trên 12 tuổi và mẹ đang nuôi con bé trên 6 tháng.
- Năm 2018, theo thống kê của Thuốc
dân tộc, có hơn 3000 bệnh nhân chữa đau dạ dày bằng Sơ can Bình vị tán. Trong đó, 96% phần trăm đã chữa trị khỏi hoàn toàn sau 70 ngày dùng thuốc, không có tình trạng tái phát bệnh.
Đồng thời, Thuốc dân tộc là đơn vị đi đầu trong hoạt động khám chữa bệnh bằng YHCT, được nhà nước trao tặng nhiều giải thưởng danh giá. Vì vậy, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm ở phương pháp chữa đau dạ dày tại đây.
Xem thêm: Giải mã bài thuốc “thần kỳ” của Thuốc dân tộc giúp NSND Trần Nhượng chữa khỏi đau dạ dày lâu năm
3. Điều trị tại nhà
Người bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày cũng cần lưu ý đến việc điều trị tại nhà. Trong trường hợp bệnh đau dạ dày ở cấp độ nhẹ, bác sĩ có thể sẽ khuyên người bệnh chăm sóc sức khỏe tại nhà, không cần dùng thuốc.
Trong trường hợp bệnh nhân bị đau dạ dày nặng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kết hợp với chăm sóc tại nhà.
Người bệnh đau dạ dày nên:
- Loại bỏ stress ra khỏi cuộc sống;
- Giữ đầu óc thoải mái, lạc quan;
- Ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. Tăng cường ăn nhiều trái cây tươi, rau củ tươi, thịt nạc,… Tránh ăn thức ăn cay nóng, thức ăn có vị chua, thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,…;
- Ăn uống khoa học: Ăn đúng giờ, không bỏ bữa, đặc biệt là bữa ăn sáng;
- Có thể dùng trà gừng hoặc công thức nước ấm pha mật ong với bột nghệ để giúp sát khuẩn, làm lành vết loét trong dạ dày;
- Hạn chế dùng rượu bia, cà phê, thuốc lá;
- Ngủ đủ giấc hàng ngày, tránh thức khuya.
4. Phẫu thuật
Trong trường hợp dạ dày của bệnh nhân bị viêm loét nặng, viêm loét bán phần hoặc ⅓, có nguy cơ hoại tử, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật điều trị. Bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành cắt bỏ phần dạ dày bị viêm loét hư hỏng, tái tạo một dạ dày mới. Tuy nhiên lúc này dạ dày sẽ có kích thước nhỏ hơn. Người bệnh sau khi phẫu thuật mổ dạ dày cần thận trọng trong việc ăn uống.
Lưu ý, phương pháp phẫu thuật dạ dày chỉ áp dụng cho trường hợp viêm loét dạ dày quá nặng, mọi phương pháp nội khoa đều không thể chữa khỏi.
Biện pháp phòng tránh đau dạ dày
Viêm đau dạ dày là căn bệnh của thời hiện đại, xuất phát từ những áp lực trong cuộc sống, thói quen sinh hoạt không lành mạnh,… Bệnh đau dạ dày ảnh hưởng đến các hoạt động trong cuộc sống thường ngày của bệnh nhân, làm giảm chất lượng cuộc sống.
Chúng ta có thể phòng ngừa bệnh đau dạ dày bằng cách:
- Hạn chế tiêu thụ bia, rượu, hút thuốc lá;
- Tránh lo âu, stress;
- Ăn uống đúng bữa, đúng giờ. Không nhịn đói, bỏ bữa;
- Tránh ăn thức ăn cay nóng, có vị quá chua, thức ăn khô cứng;
- Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh,… để tránh bị vi khuẩn tấn công vào dạ dày, gây viêm nhiễm.
Tóm lại, tình trạng stress kéo dài, căng thẳng lo âu sẽ gây ra chứng đau dạ dày và có thể khiến bệnh ngày càng trở nặng hơn. Để điều trị, trước hết người bệnh càng loại bỏ stress khỏi cuộc sống, cố gắng giữ tinh thần an vui.
Bên cạnh đó, người bệnh đau dạ dày có thể điều trị dứt điểm bằng cách dùng thuốc đông y. Đây là phương pháp vừa hiệu quả, lại vẫn an toàn, không gây tác dụng phụ. Nếu bạn đọc có thắc mắc gì về bài thuốc chữa đau dạ dày của Thuốc dân tộc, hãy liên hệ ngay với các chuyên gia để được giải đáp.
>> Thông tin bổ sung:
- Những ưu điểm người bệnh đau dạ dày chỉ có thể tìm thấy ở Sơ can Bình vị tán
- Đau dạ dày lúc nửa đêm – Nguyên nhân và cách khắc phục
Xem thêm: Xuất tinh ngược dòng
Tin mới nhất
- Nấm chữa ung thư có tốt không và sự thật nấm lim xanh trị ung thư
- Tàn nhang là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
- Ung thư thực quản – Nguyên nhân và cách điều trị
- Các món ăn tốt cho người bị vảy nến nên thử
- Nấm lim xanh mọc ở đâu và hình ảnh cây nấm lim xanh chữa ung thư
- Sự thật về nấm lim xanh chữa bệnh ung thư và tác dụng nấm lim xanh
- Hình ảnh cây nấm lim xanh tự nhiên cách phân biệt nấm lim thật giả
- Trào ngược dạ dày ban đêm – Tác hại và cách điều trị hiệu quả nhất 2020
- Cây xạ đen chữa bệnh gì? Cách nấu, sắc và uống nước xạ đen tốt nhất
- Mua bán nấm lim xanh ở Kon Tum và tác dụng nấm lim rừng trị ung thư
Video
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Bệnh đường huyết: Lưu ý và cách kiểm soát
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Hoạt huyết Phục cốt hoàn “khắc tinh” của bệnh xương khớp
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ 14 Công dụng của quả mơ và cách dùng tốt nhất
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Phương pháp không dùng thuốc giúp bạn trị chứng rối loạn thần kinh tim