Phải làm gì khi bị tiểu buốt ra máu ở nữ? Phương pháp khắc phục tốt nhất

Tiểu buốt ra máu ở nữ báo hiệu cơ thể bạn đã gặp phải vấn đề rắc rối về sức khỏe. Bệnh do các nguyên nhân chủ quan và khách quan gây nên. Để chữa được bệnh tận gốc cần kết hợp điều trị bằng thuốc cùng việc thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày.

Hiện tượng tiểu buốt ra máu là gì?

Tiểu buốt ra máu ở nữ là triệu chứng khi đi tiểu có cảm giác đau rát ở phần niệu đạo (ống dẫn tiểu). Cơn đau này có thể xuất phát từ bên trong như bàng quang, đáy chậu. Tiểu buốt ra máu còn kèm hiện tượng nước tiểu có màu khác lạ khi chứa hồng cầu trong nước tiểu.

Có 2 dạng tiểu ra máu thường thấy:

  • Tiểu ra máu vi thể: Mắt thường không thể quan sát được lượng hồng cầu trong nước tiểu vì màu sắc không khác nhiều so với bình thường. Khi này cần làm các xét nghiệm để có kết quả chính xác.
  • Tiểu ra máu đại thể: Là khi lượng máu lẫn trong nước tiểu nhiều làm nước tiểu đổi màu thành hồng, đỏ,…
Tiểu ra máu có thể nhìn thấy bằng mắt thường hoặc phải xét nghiệm

Các nguyên nhân gây tiểu buốt ra máu ở nữ giới

Bệnh được chia thành hai nguyên nhân chính:

Tiểu buốt và ra máu ở nữ do sinh lý

Các nguyên nhân này thường chỉ xuất hiện trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó sẽ tự hết.

  • Sử dụng các loại thuốc tránh thai gây ra tác dụng phụ khiến cho vùng âm đạo có sự thay đổi.
  • Khi gần hết kỳ kinh nhưng trong tử cung vẫn còn đọng lại lại một lượng máu nhỏ nên bị lẫn cùng nước tiểu.
  • Nóng trong: Khi chị em ăn quá nhiều đồ cay nóng, chất kích thích nhưng lại uống ít nước và ăn ít rau xanh sẽ khiến cơ thể bị nóng.
  • Do sử dụng thuốc: Các loại thuốc kháng sinh, giảm đau, chống đông máu,…cũng gây ra những tác dụng phụ và thay đổi cho cơ thể trong giai đoạn đang sử dụng. Khi ngưng sử dụng thuốc thì triệu chứng này ở nữ sẽ hết.
  • Do quan hệ tình dục thô bạo, sai tư thế
Thuốc tránh thai cũng là một trong số các nguyên nhân.

Nguyên nhân bệnh lý

Tiểu buốt ra máu cũng là một trong những dấu hiệu bệnh lý mà bạn cần lưu tâm. Một số bệnh khá nguy hiểm cần được phát hiện sớm để điều trị.

  • Viêm nhiễm âm đạo: Vùng âm đạo của phụ nữ khá ẩm ướt vì vậy nếu không vệ sinh sạch sẽ và đúng cách sẽ rất dễ bị viêm nhiễm. Các bệnh phụ khoa thường gặp như: Viêm lộ tuyến, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung,… gây ra tiểu buốt ở nữ giới. Bên cạnh tiểu buốt ra máu đau bụng dưới ở nữ thì người bệnh còn thấy khí hư ra nhiều, mùi hôi, màu khác lạ.
  • Viêm bàng quang: Chứng tiểu rắt, tiểu buốt ra máu ở nữ cũng là dấu hiệu của viêm bàng quang do khuẩn E.coli gây ra.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Tiểu ra máu ở nữ thường do nhiễm trùng đường tiết niệu. Người bệnh luôn có cảm giác buồn tiểu và thường kèm theo cảm giác đau buốt. Bệnh do các vi khuẩn tấn công vào đường tiết niệu và gây tổn thương các niêm mạc ở niệu đạo, cầu thận. Biểu hiện đặc trưng là tiểu buốt ra máu ở nữ.
  • Viêm thận, viêm bể thận: Thận đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ bài tiết với chức năng lọc máu, lọc chất thải đưa ra niệu quản để bàng quang bài tiết ra khỏi cơ thể. Nếu thận bị tấn công do các loại vi khuẩn sẽ khiến chúng không thể thực hiện tốt chức năng của mình. Điều này dẫn đến suy thận, ảnh hưởng đến sức khỏe. Các dấu hiệu thường thấy của bệnh là: Tiểu buốt ra máu ở nữ, đau bụng dưới, đau thắt lưng, cơ thể mệt mỏi,…
  • Tiểu buốt ra máu ở nữ do các khối u: Bạn cũng cần cẩn thận với hiện tượng tiểu buốt ra máu ở nữ vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang xuất hiện các khối u. Các khối u khi xuất hiện thường không có các triệu chứng rõ ràng. Chỉ đến khi các khối u to và ảnh hưởng đến các chức năng trong cơ thể thì người bệnh mới phát hiện ra. Tuy nhiên cũng có một số dấu hiệu để phát hiện sớm như: Cơ thể mệt mỏi, tiểu buốt ra máu đau bụng dưới ở nữ, sút cân,… Thời gian đầu phát bệnh, nước tiểu không có dấu hiệu lẫn máu rõ ràng. Chỉ đến khi các khối u đã di căn ra nhiều nơi thì xuất hiện tiểu ra máu đại thể.
Nguyên nhân do các bệnh viêm nhiễm phụ khoa

Tiểu buốt ra máu có gây nguy hiểm không?

Tiểu buốt ra máu ở nữ do nhiều nguyên nhân bệnh lý khác nhau, trong đó có một số bệnh khá nguy hiểm. Nếu không phát hiện sớm và điều trị thì bệnh sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống.

  • Tiểu buốt ra máu ở nữ có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản như gây vô sinh, hiếm muộn do các bệnh lý ở tử cung, buồng trứng,…
  • Gây suy thận.
  • Làm xáo trộn cuộc sống hàng ngày khi tiểu buốt ra máu ở nữ gây đau đớn, mệt mỏi.
  • Trường hợp tiểu buốt ra máu nặng sẽ khiến chị em xanh xao, chóng mặt do thiếu máu.
  • Ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt vợ chồng.
  • Các biến chứng gây ra bệnh ung thư: Ung thư bàng quang, ung thư cổ tử cung,…có thể gây chết người.

Các cách điều trị tiểu buốt và ra máu ở nữ

Tiểu buốt ra máu có thể điều trị bằng nhiều phương pháp. Tùy thuộc và nguyên nhân và tình trạng bệnh của mình mà người bệnh có thể lựa chọn cách điều trị phù hợp.

Điều trị bằng Tây y

Thuốc Tây điều trị tiểu buốt ra máu ở nữ giới là phương pháp phổ biến nhất hiện nay. Tây y giúp điều trị nhanh và dứt điểm các triệu chứng của bệnh.

Điều trị bệnh bằng thuốc Tây

Tiểu ra máu do sỏi

Bác sĩ có thể chỉ định thuốc giúp cầm máu, giảm đau.

  •  Thuốc giảm đau: No – spa ( Sử dụng bằng cách uống hoặc tiêm).
  • Thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc Quinolon (Ofloxacin, ciprofloxacin,…).
  • Nhóm Cephalosporin: Cefoperazone, ceftizoxime,…
  • Thuốc cầm máu: Tranexamic acid (Sử dụng bằng hai đường: Tiêm hoặc uống).

Do tổn thương niệu đạo hoặc thận

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol, diclofenac, meteospasmyl,…
  • Thuốc giúp cơ thể cầm máu: Tranexamic acid (Uống hoặc tiêm).
  • Thuốc kháng sinh: Nhóm Quinolon hay nhóm cephalosporin (Sử dụng theo đường tiêm hoặc uống).

Do nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Khi bị nhiễm khuẩn chủ yếu dùng các loại thuốc kháng sinh.

  • Thế hệ mới của nhóm cephalosporin
  • Thuốc giảm đau paracetamol

Do polyp bàng quang, thoát vị niệu quản, các khối u

Ban đầu điều trị bằng các loại thuốc cầm máu. Sau đó phải phẫu thuật loại bỏ khối u mới mang lại hiệu quả.

Nguyên nhân do lao thận hoặc lao đường tiết niệu

Chủ yếu là dùng thuốc điều trị lao kết hợp với thuốc chống lao: Rifamycin, Pyrazinamide, Rimifon, Streptomycin, Ethambutol,… Nếu trường hợp đái ra máu trầm trọng có thể phải truyền máu và dùng thêm tranexamic acid.

Ung thư tuyến liệt, ung thư thận

Trước khi chọn thuốc cần xác định nguyên nhân gây bệnh là thứ phát hay nguyên phát.

  • Thuốc cầm máu: Tranexamic acid ( Tiêm hoặc uống)
  • Thuốc ức chế tuyến yên: Goserelin
  • Thuốc Flutamid : Chống androgen

Tiểu buốt ra máu ở nữ do nhiều nguyên nhân khác nhau nên người bệnh không nên tự ý mua thuốc kháng sinh về điều trị. Lạm dụng thuốc sẽ gây ra tình trạng kháng thuốc và nguy hiểm cho sức khỏe. Đồng thời làm cho bệnh tình trở nên nghiêm trọng, khó điều trị.

Một số loại thuốc có tác dụng phụ nên cần theo dõi khi sử dụng. Tuy nhiên nếu sử dụng thuốc không thấy bệnh thuyên giảm, người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ để phẫu thuật hoặc xạ trị.

Điều trị bằng can thiệp ngoại khoa

Đối với một số trường hợp ngoài uống thuốc thì bác sĩ sẽ chỉ định những can thiệp ngoại khoa để chữa bệnh dứt điểm. Từng bệnh lý sẽ có phương án phù hợp. Với các bệnh như: Viêm tuyến tiền liệt, viêm bàng quang, niệu đạo,…ngoài uống thuốc sẽ sử dụng hệ thống trị liệu quang CRS, phương pháp oxygen, máy siêu sóng ngắn,…để loại bỏ vi khuẩn và tái tạo tế bào bị thương tổn.

Phương pháp DHA, vật lý trị liệu ( sóng ngắn, hồng ngoại) dùng cho bệnh lậu kết hợp thuốc tiêm hoặc uống. Cách làm này giúp tiêu diệt vi khuẩn, ít gây đau đớn, chi phí hợp lý.

Điều trị bằng Đông y

Tiểu buốt đau bụng dưới ở nữ cũng có thể chữa bằng Đông y. Tuy nhiên các bài thuốc này thường không có tác dụng ngay mà cần thời gian phục hồi dần dần.

Bài thuốc 1:

  • Nguyên liệu: Rễ cỏ tranh, rau mã đề, râu ngô, đỗ đen, sả mỗi thứ một ít, liều lượng bằng nhau.
  • Cách thực hiện: Các nguyên liệu sắc cùng nước. Uống 3 lần/ ngày.

Bài thuốc 2:

  • Nguyên liệu: Rau bồ cóc , rau má, mã đề, râu ngô, trương tư tử, rễ cỏ tranh, cát lồi, mỗi loại một nắm.
  • Cách thực hiện: Các nguyên liệu sắc cùng nước uống ngày 2 – 3 lần/ngày.

Bài thuốc 3:

  • Nguyên liệu: Mắt trâu, kim ngân hoa.
  • Cách thực hiện: Mỗi ngày dùng một nắm nhỏ hỗn hợp nguyên liệu. Sắc cùng nước uống hàng ngày.

Bài thuốc 4:

  • Nguyên liệu: Cây seo gà : 25g, nước vo gạo lần 2 khoảng nửa lít.
  • Cách thực hiện: Cho cây seo gà vào sắc cùng nước vo gạo đến khi nước cô lại còn 200ml. Uống liên tục trong 20 ngày, mỗi ngày 2 lần.

Chữa bệnh bằng mẹo dân gian

Khi còn chưa có các loại thuốc như hiện nay. Người xưa thường sử dụng các nguyên liệu thực phẩm gần gũi trong cuộc sống hàng ngày để điều trị bệnh.

Xem thêm

Top 15 cách trị tiểu buốt tại nhà nhanh nhất mà khá hiệu quả

Mồng tơi có thể điều trị bệnh rất tốt

Bột sắn dây

Sắn dây có tính mát giúp thanh nhiệt, nhiều dinh dưỡng. Bột sắn dây có tác dụng trị tiểu đường, thông tiết niệu và giúp trị chứng tiểu buốt ra máu ở nữ giới.

Cách thực hiện: Củ sắn dây thái mỏng rồi mang phơi khô. Sau đó nghiền thành bột mịn. Mỗi lần uống 10g bột sắn liên tục trong 10 ngày.

Bí xanh

Bí xanh là loại thực phẩm bổ dưỡng và khá quen thuộc với mọi nhà có tác dụng giảm tiểu buốt ra máu ở nữ giới.

Cách thực hiện: Gọt vỏ bí, rửa sạch và cắt nhỏ. Sau đó xay rồi lọc lấy nước uống. Nếu không quen uống sống thì bạn có thể luộc chín và ăn liên tục trong 10 ngày.

Rau mồng tơi

Rau mồng tơi được ví như một vị thuốc trong dân gian. Rau có tính mát, vị chua ngọt, lành tính nên có thể giúp nhuận tràng. Cha ông ta thường dùng rau mồng tơi để chữa tiểu rắt, tiểu buốt.

Cách thực hiện: Nhặt lấy cọng và lá rau mồng tơi đem rửa sạch rồi đun cùng nước để uống hàng ngày.

Da vàng mề gà

Mề gà có vị ngọt, tính bình nên được dùng để trị tiểu rắt, tiểu buốt,… rất tốt.

Cách thực hiện: Lấy 20 cái da vàng mề gà rửa sạch để ráo nước. Rang cháy cạnh rồi giã nhỏ. Cho vào lọ để dùng dần. Uống mỗi ngày với nước sôi để nguội hoặc nước khoáng.

Các cách ngăn ngừa tiểu buốt ra máu ở nữ

Ngoài việc điều trị bằng thuốc thì chúng ta cần xây dựng các thói quen tốt để giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu buốt ra máu đau bụng dưới ở nữ nhanh khỏi. Cụ thể:

  • Uống nhiều nước, tối thiểu là 1,5 lít giúp cơ thể được cung cấp đủ nước để hạn chế tích tụ sỏi.
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây như: Rau cải, súp lơ, cam quýt, táo,… để bổ sung vitamin và chất xơ.
  • Bổ sung lợi khuẩn bằng các loại sữa chua, phô mai.
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe: Cay nóng, nhiều dầu mỡ. Các loại đồ uống chứa chất kích thích như: Bia rượu, thuốc lá, café,…
  • Luôn vệ sinh vùng kín sạch sẽ, không thụt rửa quá sâu để tránh gây viêm nhiễm. Luôn lau theo chiều từ trước ra sau mỗi khi đi vệ sinh. Không nên lạm dụng các dung dịch vệ sinh gây kích ứng.
  • Luôn vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục.
  • Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy bằng cách dùng các biện pháp tránh thai.
  • Hạn chế ngâm mình quá lâu trong bồn tắm với nhiều xà phòng.
  • Đi khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện ra các bệnh lý.
Ăn sữa chua, phô mai giúp cơ thể khỏe mạnh

Mỗi phương pháp chữa bệnh tiểu buốt ra máu ở nữ sẽ có những ưu, nhược điểm riêng. Vì vậy bạn cần tham khảo thêm sự tư vấn của bác sĩ để có pháp đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của mình.

Nguồn: https://nhatnamyvien.com/tieu-buot-ra-mau-o-nu-20313.html

Xem thêm: Bệnh viêm khớp liên cầu khuẩn: Nguyên nhân và cách điều trị

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!