Siêu âm tuyến giáp để làm gì?

Ở tuyến giáp thường có các bệnh lý mà đôi khi triệu chứng không rõ ràng, khiến việc phát hiện và điều trị bệnh chậm trễ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Do đó, kiểm tra sức khỏe định kỳ và tầm soát các bệnh về tuyến giáp là vô cùng cần thiết. Hiện nay, phương pháp chẩn đoán được sử dụng phổ biến là siêu âm tuyến giáp. Vậy phương pháp này có những lợi ích và rủi ro gì, khi nào thì bạn cần đi siêu âm?

Ở tuyến giáp thường có các bệnh lý mà đôi khi triệu chứng không rõ ràng, khiến việc phát hiện và điều trị bệnh chậm trễ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Do đó, kiểm tra sức khỏe định kỳ và tầm soát các bệnh về tuyến giáp là vô cùng cần thiết. Hiện nay, phương pháp chẩn đoán được sử dụng phổ biến là siêu âm tuyến giáp. Vậy phương pháp này có những lợi ích và rủi ro gì, khi nào thì bạn cần đi siêu âm?

Trước hết chúng ta cần biết, tuyến giáp là một trong chín tuyến nội tiết nằm trên cơ thể, có chức năng sản xuất và giải phóng hormone vào máu để điều hòa các quá trình chuyển hóa. Hai hormone chính của tuyến giáp là thyroxine (hormone T4) và tri-iodo-thyronine (hormone T3).

Tuyến giáp nằm ở phía trước cổ, có hình dạng như con bướm, gồm 2 thùy trái và phải được nối với nhau bởi eo tuyến giáp. Thùy phải thường lớn hơn thùy trái.

Siêu âm tuyến giáp là gì?

Siêu âm tuyến giáp là một kỹ thuật siêu âm không xâm lấn, thường dùng trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý liên quan. Đây là phương pháp sử dụng sóng âm thanh có tần số cao thông qua đầu dò để tạo ra hình ảnh chi tiết về đặc điểm, tính chất của tuyến giáp và các cấu trúc lân cận ở vùng cổ. Bởi vì hình ảnh được ghi lại trong thời gian thực, nên ngoài việc thấy cấu trúc và chuyển động của cơ quan thì chúng còn cho thấy máu chảy qua các mạch. Dựa vào đó, có thể phát hiện ra các bất thường hoặc các bệnh lý ở tuyến giáp.

Tất cả các bệnh nhân khi siêu âm tuyến giáp đều được yêu cầu nằm ngửa hoặc đầu nghiêng về hai bên (có thể là trái hoặc phải). Sau đó, bác sĩ bôi một loại gel chuyên biệt lên vùng cổ cần siêu âm. Chức năng của gel là giúp cho đầu dò tiếp xúc một cách an toàn với cơ thể đồng thời loại bỏ tác nhân chặn sóng âm thanh như các túi khí li ti ở giữa đầu dò và da. Đầu dò được đặt lên vùng da ở cổ thông qua lớp gel và bắt đầu di chuyển qua lại trong khu vực cần kiểm tra, nhằm thu được những hình ảnh vùng tuyến giáp.

Khi nào bạn cần làm siêu âm tuyến giáp?

Chức năng của tuyến giáp ít bị ảnh hưởng khi có các tổn thương khu trú gây bệnh, vậy nên các bệnh lý về tuyến giáp thường không thấy triệu chứng rõ ràng. Chính vì điều đó nên đôi khi bệnh lý được phát hiện muộn dẫn tới điều trị khó khăn và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

Để phát hiện sớm những tổn thương và điều trị kịp thời nhằm hạn chế nguy cơ xảy ra các biến chứng thì bệnh nhân nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc chủ động siêu âm tuyến giáp khi cơ thể có các biểu hiện sau:

  • Căng thẳng, run rẩy tay và trạng thái cảm thấy kích thích: đây có thể là dấu hiệu của tăng chức năng tuyến giáp.
  • Rối loạn tri giác và kém tập trung: tăng nồng độ của hormon tuyến giáp (cường giáp) và giảm nồng độ của hormon tuyến giáp (suy giáp) có thể làm ảnh hưởng đến chức năng thần kinh. Trong suy giáp, người bệnh thường cảm thấy buồn và chán nản. Cường giáp có thể dẫn đến kém tập trung.
  • Thay đổi về kinh nguyệt: suy giáp thường đi kèm với tình trạng rong kinh, trong khi đó cường giáp đặc trưng bởi thiếu kinh.
  • Phù, giữ nước trong cơ thể: bệnh suy tuyến giáp thường có biểu hiện này.
  • Tăng nhịp tim: nhịp tim nhanh và hồi hộp có thể là triệu chứng của cường giáp.
  • Đau nhức: đau cơ thường có mối liên quan với các vấn đề về tuyến giáp.
  • Tăng cân: chức năng tuyến giáp kém hơn bình thường dẫn đến quá trình chuyển hóa, trao đổi chất không được thực hiện tốt gây tăng cân.
  • Cholesterol cao: sự gia tăng nồng độ cholesterol trong máu có thể xảy ra ở những người bị suy giáp.
  • Chịu nóng kém: những người có tuyến giáp hoạt động quá mức thường không thể chịu được nhiệt độ cao.
  • Không thể chịu lạnh: tuyến giáp kém hoạt động khiến người bệnh cảm thấy lạnh thường xuyên.

Trước hết chúng ta cần biết, tuyến giáp là một trong chín tuyến nội tiết nằm trên cơ thể, có chức năng sản xuất và giải phóng hormone vào máu để điều hòa các quá trình chuyển hóa. Hai hormone chính của tuyến giáp là thyroxine (hormone T4) và tri-iodo-thyronine (hormone T3).

Tuyến giáp nằm ở phía trước cổ, có hình dạng như con bướm, gồm 2 thùy trái và phải được nối với nhau bởi eo tuyến giáp. Thùy phải thường lớn hơn thùy trái.

Siêu âm tuyến giáp là gì?

Siêu âm tuyến giáp là một kỹ thuật siêu âm không xâm lấn, thường dùng trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý liên quan. Đây là phương pháp sử dụng sóng âm thanh có tần số cao thông qua đầu dò để tạo ra hình ảnh chi tiết về đặc điểm, tính chất của tuyến giáp và các cấu trúc lân cận ở vùng cổ. Bởi vì hình ảnh được ghi lại trong thời gian thực, nên ngoài việc thấy cấu trúc và chuyển động của cơ quan thì chúng còn cho thấy máu chảy qua các mạch. Dựa vào đó, có thể phát hiện ra các bất thường hoặc các bệnh lý ở tuyến giáp.

Tất cả các bệnh nhân khi siêu âm tuyến giáp đều được yêu cầu nằm ngửa hoặc đầu nghiêng về hai bên (có thể là trái hoặc phải). Sau đó, bác sĩ bôi một loại gel chuyên biệt lên vùng cổ cần siêu âm. Chức năng của gel là giúp cho đầu dò tiếp xúc một cách an toàn với cơ thể đồng thời loại bỏ tác nhân chặn sóng âm thanh như các túi khí li ti ở giữa đầu dò và da. Đầu dò được đặt lên vùng da ở cổ thông qua lớp gel và bắt đầu di chuyển qua lại trong khu vực cần kiểm tra, nhằm thu được những hình ảnh vùng tuyến giáp.

Khi nào bạn cần làm siêu âm tuyến giáp?

Chức năng của tuyến giáp ít bị ảnh hưởng khi có các tổn thương khu trú gây bệnh, vậy nên các bệnh lý về tuyến giáp thường không thấy triệu chứng rõ ràng. Chính vì điều đó nên đôi khi bệnh lý được phát hiện muộn dẫn tới điều trị khó khăn và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

Để phát hiện sớm những tổn thương và điều trị kịp thời nhằm hạn chế nguy cơ xảy ra các biến chứng thì bệnh nhân nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc chủ động siêu âm tuyến giáp khi cơ thể có các biểu hiện sau:

  • Căng thẳng, run rẩy tay và trạng thái cảm thấy kích thích: đây có thể là dấu hiệu của tăng chức năng tuyến giáp.
  • Rối loạn tri giác và kém tập trung: tăng nồng độ của hormon tuyến giáp (cường giáp) và giảm nồng độ của hormon tuyến giáp (suy giáp) có thể làm ảnh hưởng đến chức năng thần kinh. Trong suy giáp, người bệnh thường cảm thấy buồn và chán nản. Cường giáp có thể dẫn đến kém tập trung.
  • Thay đổi về kinh nguyệt: suy giáp thường đi kèm với tình trạng rong kinh, trong khi đó cường giáp đặc trưng bởi thiếu kinh.
  • Phù, giữ nước trong cơ thể: bệnh suy tuyến giáp thường có biểu hiện này.
  • Tăng nhịp tim: nhịp tim nhanh và hồi hộp có thể là triệu chứng của cường giáp.
  • Đau nhức: đau cơ thường có mối liên quan với các vấn đề về tuyến giáp.
  • Tăng cân: chức năng tuyến giáp kém hơn bình thường dẫn đến quá trình chuyển hóa, trao đổi chất không được thực hiện tốt gây tăng cân.
  • Cholesterol cao: sự gia tăng nồng độ cholesterol trong máu có thể xảy ra ở những người bị suy giáp.
  • Chịu nóng kém: những người có tuyến giáp hoạt động quá mức thường không thể chịu được nhiệt độ cao.
  • Không thể chịu lạnh: tuyến giáp kém hoạt động khiến người bệnh cảm thấy lạnh thường xuyên.

Bên cạnh đó, các đối tượng có yếu tố nguy cơ mắc bệnh cao cần phải làm siêu âm tuyến giáp để tầm soát định kỳ để có thể phát hiện bệnh và điều trị sớm. Các yếu tố nguy cơ bao gồm:

  • Phụ nữ trên 30 tuổi
  • Người có chế độ ăn uống thiếu i-ốt.
  • Những người bị phơi nhiễm các chất phóng xạ, chất độc hóa học ở mức cao.
  • Người có tiền sử hoặc người thân trong gia đình có tiền sử với một số căn bệnh về tuyến giáp như ung thư biểu mô tuyến giáp,…
  • Nghi ngờ ung thư tuyến giáp như: hạch ở cổ, u ở cổ, khó nuốt, khó thở, có khối u ở trước cổ hoặc tuyến giáp,…
  • Có tiền sử xạ trị đầu hoặc cổ ở trẻ em, thanh thiếu niên.
  • Khàn tiếng, đau họng, giọng nói bị thay đổi, gặp khó khăn trong việc giao tiếp.

Ngoài ra, siêu âm tuyến giáp thường được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp như sau:

  • Cần kiểm tra kích thước tuyến giáp, các tổn thương tại tuyến giáp (tổn thương lan tỏa hay tổn thương khu trú).
  • Phân tích sự xuất hiện của các nhân giáp, xác định xem chúng là nốt lành tính hay phải làm sinh thiết để kiểm tra.
  • Tìm thêm các tổn thương khác ở vùng cổ có liên quan đến tổn thương tại tuyến giáp như hạch.
  • Xác định vị trí khối u vùng cổ: nằm bên trong hay ngoài tuyến giáp.
  • Theo dõi mức độ tiến triển bệnh lý tuyến giáp.
  • Xác định nguyên nhân tại tuyến giáp trong bệnh cường giáp và suy giáp.
  • Nhằm hướng dẫn các thủ thuật như chọc hút tế bào bằng kim nhỏ, chọc hút nang giáp, sinh thiết tuyến giáp
  • Đánh giá một số cấu trúc lân cận của tuyến giáp.
  • Theo dõi các biến chứng sau phẫu thuật vùng cổ: áp xe hóa, phù nề…

Lợi ích và rủi ro khi làm siêu âm tuyến giáp là gì?

Siêu âm tuyến giáp là một phương pháp tương đối nhạy, cho thấy các dấu hiệu bất thường mà thông qua khám lâm sàng không thể phát hiện ra được. Ngoài ra siêu âm tuyến giáp còn có một số lợi ích như: kỹ thuật không sử dụng kim tiêm, không gây đau đớn, phổ biến, dễ áp dụng và ít tốn kém hơn so với phương pháp khác. Siêu âm cho ra hình ảnh an toàn, không có bức xạ ion hóa. So với phương pháp chụp X-quang thì hình ảnh siêu âm có thể quan sát rõ ràng về mô mềm. Cung cấp hình ảnh trong thời gian thực, nên đây là một công cụ tốt để hướng dẫn cho các kỹ thuật xâm lấn như sinh thiết và chọc hút dịch.

Bên cạnh đó, các đối tượng có yếu tố nguy cơ mắc bệnh cao cần phải làm siêu âm tuyến giáp để tầm soát định kỳ để có thể phát hiện bệnh và điều trị sớm. Các yếu tố nguy cơ bao gồm:

  • Phụ nữ trên 30 tuổi
  • Người có chế độ ăn uống thiếu i-ốt.
  • Những người bị phơi nhiễm các chất phóng xạ, chất độc hóa học ở mức cao.
  • Người có tiền sử hoặc người thân trong gia đình có tiền sử với một số căn bệnh về tuyến giáp như ung thư biểu mô tuyến giáp,…
  • Nghi ngờ ung thư tuyến giáp như: hạch ở cổ, u ở cổ, khó nuốt, khó thở, có khối u ở trước cổ hoặc tuyến giáp,…
  • Có tiền sử xạ trị đầu hoặc cổ ở trẻ em, thanh thiếu niên.
  • Khàn tiếng, đau họng, giọng nói bị thay đổi, gặp khó khăn trong việc giao tiếp.

Ngoài ra, siêu âm tuyến giáp thường được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp như sau:

  • Cần kiểm tra kích thước tuyến giáp, các tổn thương tại tuyến giáp (tổn thương lan tỏa hay tổn thương khu trú).
  • Phân tích sự xuất hiện của các nhân giáp, xác định xem chúng là nốt lành tính hay phải làm sinh thiết để kiểm tra.
  • Tìm thêm các tổn thương khác ở vùng cổ có liên quan đến tổn thương tại tuyến giáp như hạch.
  • Xác định vị trí khối u vùng cổ: nằm bên trong hay ngoài tuyến giáp.
  • Theo dõi mức độ tiến triển bệnh lý tuyến giáp.
  • Xác định nguyên nhân tại tuyến giáp trong bệnh cường giáp và suy giáp.
  • Nhằm hướng dẫn các thủ thuật như chọc hút tế bào bằng kim nhỏ, chọc hút nang giáp, sinh thiết tuyến giáp
  • Đánh giá một số cấu trúc lân cận của tuyến giáp.
  • Theo dõi các biến chứng sau phẫu thuật vùng cổ: áp xe hóa, phù nề…

Lợi ích và rủi ro khi làm siêu âm tuyến giáp là gì?

Siêu âm tuyến giáp là một phương pháp tương đối nhạy, cho thấy các dấu hiệu bất thường mà thông qua khám lâm sàng không thể phát hiện ra được. Ngoài ra siêu âm tuyến giáp còn có một số lợi ích như: kỹ thuật không sử dụng kim tiêm, không gây đau đớn, phổ biến, dễ áp dụng và ít tốn kém hơn so với phương pháp khác. Siêu âm cho ra hình ảnh an toàn, không có bức xạ ion hóa. So với phương pháp chụp X-quang thì hình ảnh siêu âm có thể quan sát rõ ràng về mô mềm. Cung cấp hình ảnh trong thời gian thực, nên đây là một công cụ tốt để hướng dẫn cho các kỹ thuật xâm lấn như sinh thiết và chọc hút dịch.

Cho đến nay chưa có bất kỳ báo cáo về biến chứng hoặc rủi ro nào được ghi nhận từ việc siêu âm tuyến giáp. Như vậy phương pháp này tương đối dễ thực hiện và an toàn cho bệnh nhân.

Tuyến giáp là một cơ quan có chức năng quan trọng, nếu tuyến giáp có bệnh lý sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe đặc biệt là nữ giới. Vì thế, siêu âm tuyến giáp là một việc làm cần thiết, mỗi người nên chủ động thực hiện định kỳ để đảm bảo sức khỏe cho chính bản thân và gia đình.

Cho đến nay chưa có bất kỳ báo cáo về biến chứng hoặc rủi ro nào được ghi nhận từ việc siêu âm tuyến giáp. Như vậy phương pháp này tương đối dễ thực hiện và an toàn cho bệnh nhân.

Tuyến giáp là một cơ quan có chức năng quan trọng, nếu tuyến giáp có bệnh lý sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe đặc biệt là nữ giới. Vì thế, siêu âm tuyến giáp là một việc làm cần thiết, mỗi người nên chủ động thực hiện định kỳ để đảm bảo sức khỏe cho chính bản thân và gia đình.

28

7

Xem thêm: Cách sử dụng đông trùng hạ thảo tươi hiệu quả và tốt nhất nên biết

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!