Bệnh lý não gan là gì, chẩn đoán và điều trị bệnh não gan

Bệnh lý não gan là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe. Bệnh lý này có tác động lên hệ thần kinh, làm thay đổi nhận thức và hành vi của con người. Nếu không điều trị kịp thời, người bệnh có thể rơi vào tình trạng hôn mê và tử vong.

Bệnh lý não gan là gì, có nguy hiểm không?

Bệnh lý não gan (hôn mê gan) là tình trạng rối loạn ý thức hành vi và hôn mê do chức năng gan bị suy yếu, không thể đào thải độc tố ra ngoài cơ thể. Bệnh gây ra những thay đổi về hành vi, nhận thức, trạng thái tinh thần do suy giảm chức năng gan.

Bệnh lý não gan là một biến chứng nguy hiểm của xơ gan

Bệnh não gan là biến chứng nguy hiểm của xơ gan, tiên lượng rất nặng, tỷ lệ tử vong cao nhất là với tình trạng hôn mê gan nội sinh. Theo thống kê có khoảng 58% bệnh nhân tử vong sau 1 năm và 77% bệnh nhân tử vong sau 3 năm khi xuất hiện bệnh não gan. Riêng với tình trạng hôn mê gan ngoại sinh, nếu được điều trị kịp thời, sau 48-72h người bệnh có thể ra khỏi hôn mê.

Nguyên nhân gây ra bệnh lý não gan

Có 2 nhóm nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh lý não gan là nguyên nhân nội sinh và nguyên nhân ngoại sinh. Cụ thể như:

Nguyên nhân ngoại sinh

Một số nguyên nhân ngoại sinh dẫn đến bệnh lý não gan như:

  • Người bệnh nạp quá nhiều protein và đạm vào cơ thể trong thời gian dài.
  • Người bệnh bị xuất huyết tiêu hóa nặng
  • Do người bệnh sử dụng lợi tiểu làm mất nước và hạ kali trong máu
  • Do người bệnh sử dụng các loại thuốc độc cho gan: Tetracycline, thuốc kháng lao, thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc hạ huyết áp, thuốc kháng viêm không steroid
  • Do bệnh nhân bị ngộ độc rượu
  • Bệnh nhân bị xơ gan sau khi phẫu thuật
  • Do người bệnh bị nhiễm trùng gan, mật, thận, phổi, ruột.
  • Do người bệnh chọc dò báng bụng nhiều lần, làm giảm lượng máu tuần hoàn qua gan.

Nguyên nhân nội sinh

Bên cạnh đó, bệnh lý não gan cũng có thể xuất phát từ những nguyên nhân nội sinh như:

  • Người bệnh bị các tình trạng như viêm gan tối cấp, viêm gan nhiễm độc, ung thư gan hoặc xơ gan giai đoạn cuối gây ra những tổn thương nghiêm trọng ở gan.
  • Người bệnh bị nhiễm virus viêm gan siêu vi, viêm gan tự miễn hoặc hội chứng Reye khiến tế bào gan bị phá hủy.
  • Bệnh nhân bị xơ gan có sử dụng thuốc an thần hoặc thuốc giảm đau.
  • Bệnh nhân bị suy gan quá nặng, máu không được các tế bào gan chuyên hóa từ mạch cửa đến gan, lâu dần trở thành các chất độc gây rối loạn chuyển hóa ở mô não.
Chế độ ăn uống rất quan trọng đối với bệnh nhân mắc các bệnh về gan

Triệu chứng bệnh ở từng giai đoạn

Bệnh lý não gan được chia thành nhiều giai đoạn, ở mỗi giai đoạn người bệnh lại có những triệu chứng điển bình, cụ thể như sau:

Giai đoạn 0:

  • Người bệnh không có thay đổi nhiều về hành vi và tính cách.
  • Câu trả lời của bệnh nhân vẫn rõ
    ràng tuy nhiên phải ứng lại khá chậm
  • Suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung.
  • Các triệu chứng còn rất nhẹ nên nhiều người thường bỏ qua, cần phải khám kỹ mới phát hiện được.

Giai đoạn 1:

  • Người bệnh mất ý thức không đáng kể.
  • Khoảng thời gian tập trung ngắn lại
  • Phép tính cộng trừ bị ảnh hưởng
  • Ngủ nhiều hoặc bị mất ngủ, thời gian ngủ bị đảo lộn.
  • Người bệnh trong trạng thái thơ thẩn, trầm cảm
  • Người bệnh bị loạn ngữ tư thế.

Giai đoạn 2:

  • Người bệnh thờ ơ, mất định hướng
  • Rối loạn giấc ngủ, rối loạn hành vi
  • Có những hành vi không thích hợp
  • Nói lắp, loạn giữ tư thế rõ ràng hơn giai đoạn 1.

Giai đoạn 3:

  • Người bệnh bị mất định hướng hoàn toàn
  • Tinh thần rối loạn, thường bị ảo giác, sợ hãi
  • Xuất hiện những hành vi kỳ cục.
  • Luôn trong trạng thái thơ thẩn như người mất hồn
  • Bệnh nhân có thể bị hôn mê nhưng vẫn đánh thức được
  • Chân tay run hoặc với tay như bắt chuồn chuồn.

Giai đoạn 4:

  • Toàn bộ não của người bệnh bị ảnh hưởng
  • Bệnh nhân bị hôn mê, mất hoàn toàn ý thức, không thể thức dậy kể cả khi bị kích thích.

Đối tượng có nguy cơ bị bệnh

Những đối tượng sau đây có nguy cơ mắc bệnh lý não gan cao hơn người bình thường:

  • Người bị mất nước, mất cân bằng điện giải
  • Người ăn quá nhiều chất đạm, protein
  • Người bị xuất huyết tiêu hóa
  • Người bị nhiễm trùng gan
  • Người bị các bệnh lý tại thận
  • Người bị hạ oxy máu
  • Người thường xuyên sử dụng thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương
  • Người bị xơ gan có tỷ lệ bị bệnh não gan cao hơn người bình thường 50%

Xem thêm

Cập nhật phương pháp chẩn đoán và điều trị sỏi mật mới nhất

Xét nghiệm, chẩn đoán bệnh lý não gan

Bệnh lý não gan là một dạng biến chứng thần kinh nghiêm trọng của xơ gan, làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, thậm chí là đe dọa tính mạng của người bệnh nếu không xử lý kịp.

Bệnh lý này nếu được phát hiện sớm sẽ giúp người bệnh có tiên lượng tốt hơn. Dưới đây là các xét nghiệm chẩn đoán bệnh lý não gan mà người bệnh cần thực hiện:

Các xét nghiệm được thực hiện

  • Xét nghiệm sinh hóa gan: ALT, AST, Phosphattase kiềm, Bilirubine, Albumin,
  • Chẩn đoán hình ảnh: Chụp CT, MRI não
  • Điện não đồ EEG, điện thế cao, đối xứng, sóng chậm delta.
  • Xét nghiệm đường huyết
  • Xét nghiệm điện giải, Creatinine huyết, độc chất thuốc, nồng độ rượu trong máu, khí máu động mạch, NH3
  • Cấy máu, xét nghiệm nước tiểu, đờm
  • Xét nghiệm dịch cổ trướng
  • Xét nghiệm dịch não tủy glutamine, acid glutamic tăng
  • Xét nghiệm siêu vi gan (viêm gan B, C)
Người bệnh sẽ được thực hiện nhiều các xét nghiệm khác nhau để biết chính xác tình hình sức khỏe của mình

Chẩn đoán xác định

Chẩn đoán xác định sẽ dựa vào các triệu chứng của người bệnh như:

  • Chân tay run rẩy
  • Thực hiện các hành vi xã hội không đầy đủ
  • Có các triệu chứng thần kinh như tăng trương lực cơ, tăng phản xạ, động kinh,…
  • Bị rối loạn giấc ngủ
  • Hơi thở có mùi gan.

Chẩn đoán phân biệt

Một số chẩn đoán phân biệt như:

  • Tổn thương nội sọ do chấn thương, xuất huyết não, đột quỵ, u não, nhiễm trùng (áp xe não, viêm màng não).
  • Người bệnh bị động kinh, tâm thần, trầm cảm.
  • Người bệnh bị mắc các bệnh chuyển hóa như: Thiếu oxy mô, hạ đường huyết, hôn mê tăng đường huyết, rối loạn điện giải, tăng NH3 không có bệnh gan, hội chứng Reye.
  • Người bệnh bị rối loạn nội tiết suy tuyến giáp.
  • Người bệnh bị ngộ độc rượu, ngộ độc thuốc benzodiazepine barbituric, thuốc trầm cảm, salicylate.

Phương pháp điều trị bệnh lý não gan hữu hiệu

Bệnh lý não gan cần được điều trị sớm và tích cực để tránh làm ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Dưới đây là phác đồ điều trị bệnh lý não gan được các bác sĩ nội khoa Việt Nam thực hiện, bạn có thể tham khảo:

Mục tiêu điều trị

Các phương pháp điều trị bệnh não gan chủ yếu nhằm mục đích giảm thiểu việc hấp thụ và sản xuất ammoniac. Điều này được thực hiện bằng cách làm giảm lượng kali trong máu, sử dụng lactulose và kháng sinh đường ruột để ngăn chặn vi khuẩn sản sinh ammoniac.

Mục tiêu điều trị của bệnh lý não gan được xác định lần lượt qua các vấn đề sau:

Chăm sóc hỗ trợ người bệnh

  • Cần chăm sóc đầy đủ cho người bệnh bởi tình trạng tinh thần, mất định hướng của người bệnh có thể thay đổi nhanh chóng.
  • Phòng bệnh giai đoạn đầu cần các biện pháp đặc biệt, nhất là vấn đề về tâm lý và chế độ nghỉ ngơi của người bệnh.
  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Khi bệnh phát triển đến giai đoạn nặng cần đặt nội khí quản.

Phát hiện và loại bỏ những yếu tố thúc đẩy

  • Xuất huyết tiêu hóa
  • Nhiễm trùng
  • Rối loạn nước điện giải, suy thận
  • Benzodiazepin, thuốc ngủ
  • Táo bón
  • Chế độ ăn nhiều đạm
  • Rố
    i loạn chức năng gan cấp, suy gian bùng phát, huyết khối tĩnh mạch, BNG sau phẫu thuật cửa chủ
  • Bệnh não gan tự phát

Giảm hấp thu nito ở ruột

  • Sử dụng Lactulose để làm sạch ruột.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh.
Sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh lý não gan

Đánh giá nhu cầu điều trị trị dài ngày

Bệnh nhân bị xơ gan dễ có nguy cơ hôn mê gan, cần xem xét 3 yếu tố như sau:

  • Kiểm soát các yếu tố thúc đẩy bệnh phát triển nặng như chế độ ăn uống, dinh dưỡng, các loại thuốc điều trị.
  • Khả năng tái phát cao: Có thể ở bệnh nhân không có yếu tố thúc đẩy, chức năng gan kém như trẻ em, phụ nữ mang thai, người bị nhiễm viêm gan B, C, phẫu thuật cửa chủ.
  • Ghép gan trong trường hợp bệnh nhân bị biến chứng nặng.

Chọn lựa điều trị

Đối với bệnh nhân bị hôn mê gan, các bác sĩ sẽ căn cứ vào tình hình bệnh và thể trạng của từng người để đưa ra được phác đồ điều trị thích hợp.

Chế độ điều trị

  • Nên hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa đạm nhưng cần tránh ăn kiêng đạm kéo dài.
  • Chế độ dinh dưỡng duy trì đạt mức năng lượng 30-35 kcal/kg.
  • Lượng protein tối đa: 1.5g/kg/ngày. Bổ sung thêm probiotic.
  • Cần hạn chế protein trong giai đoạn cấp, sau đó tăng cân.
  • Hàm lượng đạm thích hợp sẽ tác động tích cực tới việc điều trị bệnh.
  • Vì tỷ lệ dị hóa ở bệnh nhân xơ gan tăng lên.
  • Nên sử dụng nguồn protein từ rau qủa, sữa, giúp axit hóa đại tràng.
  • Cung cấp thêm hàm lượng kẽm cho cơ thể. Kẽm acetate 200mg uống 2 lần/ngày.
  • Nên sử dụng đạm thực vật thay thế đạm động vật.
  • Sử dụng thêm BCAA (Valine, Leucine, isoleucine,…) cho những bệnh nhân không dung nạp protein.

Giảm nito ở ruột

1. Làm sạch ruột:

  • Là phương pháp điều trị chuẩn, có tác dụng giúp làm giảm chất độc ở ruột. Giúp làm giảm NH3 trong lòng ruột và trong máu. Giảm vi khuẩn đại tràng
  • Sử dụng thuốc lactulose. Thụt tháo rửa ruột bằng manitol 1g/kg, 5 l và MgSO4

2. Dùng đường đôi không hấp thu:

  • Phương pháp này có tác dụng giúp vi khuẩn phân hủy lactulose thành acid acetic, acid lactic. Đại tràng được acid hóa. NH3 khuếch tán vào lòng ruột. Giảm NH3 ở tĩnh mạch cửa, giảm NH3 máu, giảm ure
  • Tác dụng phụ của thuốc: Gây tiêu chảy
  • Đối với trường hợp BNG cấp tính: Lactitol bơm qua sonde 45ml/giờ đến khi phân mềm, mỗi ngày dùng 2-3 lần, tương đương 15-45 ml trong vòng 8-12 giờ. Thụt 300ml và 1 lít nước/giờ
  • Đối với trường hợp BNG mạn tính: Không cần dùng mỗi giờ.

3. Sử dụng kháng sinh:

  • Thuốc kháng sinh là giải pháp thay thế lactulose.
  • Neomycin không hấp thu, 75% bệnh nhân được cải thiện giảm ammoniac do vi trùng ở đại tràng, giảm pH đại tràng.
  • Thuốc khác: Metronidazole, aminopenicillin, vancomycin, paravancomycin
  • Neomycin uống ngày 2-4g, chia là 4 lần, mỗi tuần sử dụng 1-2 lần. Không nên sử dụng thuốc này quá 1 tháng bởi nó gây hại cho thận và suy giảm thính giác, có thể kết hợp với lactulose trong trường hợp bệnh nặng.
  • Metronidazole: Liều lượng bắt đầu là 250mg, uống mỗi ngày 2 lần. Thuốc này gây hại cho thần kinh ở bệnh nhân bị xơ gan.
  • Rifamicine: Liều lượng bắt đầu là 400mg, uống mỗi ngày 3 lần dung nạp tốt.

4. Thuốc ngưng kết ammoniac:

  • Ornithine aspartate (Hepa – Merz) giúp cung cấp chất nền cho chu trình ure tổng hợp glutamine.
  • Liều lượng: Ngày đầu truyền 8 ống, 500mg/5ml. Sau đó dùng mỗi ngày 2 ống, sử dụng liên tục trong vòng 3-4 tuần.

5. Thuốc tác dụng trên sự dẫn truyền thần kinh

  • Fumazenilm bromocriptin có tác dụng điều trị chọn lọc
  • Tác dụng trực tiếp lên não, gây ức chế thần kinh, gắn kết với thụ thể GABA.
  • Flumazenil giúp cải thiện tâm thần, có thể dùng cho bệnh nhân nghi ngờ dùng benzodiazepine
  • Bromocriptin 30mg, uống 2 lần/ngày, dùng trong trường hợp không đáp ứng điều trị khác.

Phân loại điều trị theo yếu tố đặc hiệu

Có 2 phương pháp điều trị là điều trị đặc hiệu và điều trị không đặc hiệu:

Điều trị không đặc hiệu

  • Giúp ngăn ngừa các yếu tố thúc đẩy.
  • Cần theo dõi người bệnh các vấn đề về tim mạch, hô hấp, chuyển hóa như hạ đường huyết, rối loạn điện giải.
  • Nhiễm trùng, xuất huyết tiêu hóa
  • Tăng áp lực nội soi: Manitol 1g/kg, Thipental 250 – 500mg t/m mỗi 15 phút.
  • Thuốc an thần, lợi tiểu.

Điều trị đặc hiệu

Mục đích để loại trừ, trung hòa các yếu tố gây bệnh:

1. Giả thuyết ammoniac

  • Tăng ammoniac là yếu tố chính làm rối loạn chức năng não. Để làm giảm tổng hợp ammoniac, người bệnh sẽ được làm sạch ruột vì 50% ammoniac sinh ra ở ruột do vi trùng.
  • Thụt tháo 1-3 lít + 20% lactulose.
  • Giảm cung cấp protein: Nhịn ăn ngày đầu, sau đó cung cấp <40g protein, tăng dần trong 3-5 ngày.
  • Ức chế tổng hợp ammoniac bằng các loại thuốc: Neomycin, paromomycin, metronidazole.
  • Ngưng kết ammoniac bằng các loại thuốc: Ornithine alpha ketogletarole, ornithine aspartate, benzoata, phenyl acetate.

2. Giả thuyết truyền dẫn thần kinh giả

  • Acid amin phân nhánh (BCAA): Truyền BCAA để cải thiện BNG. BCAA chỉ định điều trị cho các trường hợp: BNG tiềm ẩn và BNG giai đoạn 1, 2.
  • L-dopa, Bromocriptine: Tác dụng trên một số bệnh nhân dung nạp kém protein.
Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh mà đưa ra phương án điều trị khác nhau

Tóm tắt điều trị

1. Bệnh não gan cấp tính

Nguyên tắc chung:

  • Hôn mê sâu: Đặt nội khí quản, sonde dạ dày
  • Hạn chế thuốc an thần
  • Điều trị yếu tố thúc đẩy

Biện pháp đặc hiệu:

  • Dinh dưỡng: Người bệnh cần nhịn ăn từ 24 – 48 giờ đầu để truyền glucose. Sau đó bổ sung lượng đạm 0.5g/kg/ngày, tăng dần 1-1.5g/kg/ngày.
  • Lactulose: Giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh lý não gan. Tuy nhiên loại thuốc này không nên sử dụng lâu dài bởi bản chất kém dung nạp dẫn đến nhiều tác dụng phụ cho cơ thể như: Đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy,…
  • Flumazenil: Sử dụng cho bệnh nhân dùng benzodiazepine.

2. Bệnh não gan mãn tính

Để điều trị bệnh não gan mãn tính, người bệnh cần:

  • Loại trừ các yếu tố nguy cơ gây bệnh
  • Dinh dưỡng: Bổ sung đạm thực vật, bơ sữa, không dung nạp protein.
  • Sử dụng thuốc Lactulose
  • Sử dụng thuốc kháng sinh đường uống
  • Ghép gan khi các phương pháp điều trị trên không có hiệu quả.

Phòng ngừa bệnh lý não gan

Để phòng ngừa bệnh lý não gan, người bệnh cần thực hiện nghiêm chỉnh các biển pháp phòng bệnh như sau:

  • Người bệnh nên thường xuyên đi thăm khám sức khỏe định kỳ. Khi phát hiện có những dấu hiệu bất thường trong cơ thể, bạn cần lập tức đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
  • Trước khi sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về uống, hoặc kết hợp các loại thuốc Đông – Tây y với nhau mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Người bệnh cần tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, thuốc lợi tiểu, thuốc an thần,…
  • Hạn chế ăn những loại thực phẩm chứa quá nhiều protein và đạm. Thay vào đó bạn nên bổ sung nhiều chất xơ và vitamin từ rau củ quả.
  • Nên đi chích ngừa vaccine viêm gan, vaccine cúm để hạn chế bị nhiễm bệnh.

Bệnh lý não gan là một biến chứng nguy hiểm của xơ gan. Căn bệnh này gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và tính mạng của người bệnh nếu không được xử lý kịp thời. Tuy nhiên nếu bệnh được phát hiện sớm và loại bỏ được các yếu tố nguy cơ thì sức khỏe của người bệnh sẽ có khả năng được cải thiện.

Xem thêm: Bệnh tiểu đường tuýp 2 và những điều bạn phải biết

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!