Tàn nhang ở trẻ em: Nguyên nhân và hướng xử lý an toàn

Tàn nhang ở trẻ em xuất hiện với nhiều đốm da sẫm màu trên hai gò má khiến trẻ trông xấu xí và già dặn hơn so với bạn bè đồng trang lứa. Làm thế nào để giải quyết vấn đề này? Mời các bậc phụ huynh cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Tàn nhang ở trẻ em là gì?

Tàn nhang ở trẻ em là một dạng rối loạn sắc tố da với biểu hiện đặc trưng là các đốm nhỏ màu nâu từ nhạt đến đậm, mọc thành cụm ở mặt, cổ, lưng và tay. Tình trạng này có thể xuất hiện từ lúc bé lên 2 – 3 tuổi đến khi dậy thì. Bé gái thường bị tàn nhang nhiều hơn bé trai. 

Theo các chuyên gia, đây là bệnh lý da liễu thường gặp, không lây, lành tính và có thể chữa được. Trong một số rất ít trường hợp, tàn nhang có thể phát triển thành ung thư. Tuy không gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể nhưng bệnh này đẩy nhanh quá trình lão hóa da đồng thời khiến trẻ tự ti về làn da của mình. Do đó, khi phát hiện con em bị tàn nhang, cha mẹ nên chủ động điều trị cho trẻ.

Tàn nhang ở trẻ em là một dạng rối loạn sắc tố da với biểu hiện đặc trưng là các đốm nhỏ màu nâu từ nhạt đến đậm, mọc thành cụm ở mặt, cổ, lưng và tay.

Nguyên nhân gây tàn nhang ở trẻ em

Theo các nghiên cứu, làn da của trẻ em và người lớn có nhiều đặc điểm khác biệt. Hầu hết trẻ em đều rất hiếu động. Dưới hàng loạt tác động từ môi trường xung quanh, làn da của bé dễ xuất hiện tàn nhang hơn. Dưới đây là 3 nguyên nhân phổ biến nhất mà các bậc phụ huynh cần lưu ý:

1. Di truyền

Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra tàn nhang ở trẻ em. Nếu cha mẹ hoặc các thành viên trong gia đình bị tàn nhang thì nguy cơ trẻ mắc chứng bệnh này khá cao. Quá trình loại bỏ triệt để tàn nhang do di truyền khá khó khăn, tốn kém và mất thời gian. Vì vậy, nếu có con em mắc phải triệu chứng này, bạn nên tích cực điều trị cho bé từ sớm.

2. Thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời

Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến làn da của trẻ. Nếu không được che chắn cẩn thận mỗi khi ra ngoài, bé sẽ dễ bị tàn nhang. Dưới tác động của tia tử ngoại, các tế bào Melanocytes tăng cường sản sinh Melanin, hình thành các đốm nâu trên bề mặt da. 

Hơn nữa, khi tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng gay gắt, số lượng đốm tàn nhang tăng lên đáng kể. Chúng có xu hướng đậm hơn vào mùa hè và nhạt hơn vào mùa đông. Số liệu thống kê cho biết trẻ có làn da càng trắng càng dễ mắc tàn nhang.

3. Thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống kém lành mạnh

Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học (thức khuya, ngủ không đủ giấc, sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều…) và chế độ ăn uống không hợp lý chính là thủ phạm dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết tố, làm tăng sắc tố Melanin, từ đó khiến da đen sạm hoặc bị tàn nang.

Dấu hiệu tàn nhang ở trẻ em

Phụ huynh có thể dễ dàng nhận biết tàn nhang ở trẻ bằng mắt thường thông qua những biểu hiện sau:

  • Da bé xuất hiện một số đốm màu nâu sẫm hoặc nâu nhạt. Trong một số trường hợp hiếm gặp, trẻ có đốm tàn nhang màu đỏ sẫm hoặc vàng sẫm.
  • Kích thước mỗi đốm tàn nhang thường dao động trong khoảng từ một đến vài mm.
  • Tàn nhang thường xuất hiện nhiều hơn ở các vùng da hở có tần suất tiếp xúc với ánh nắng cao như vai, cổ, tay, lưng và mặt (đặc biệt là khu vực gò má).
  • Khi tiếp xúc với ánh nắng, màu sắc của tàn nhang thường trở nên đậm hơn.
  • Đốm tàn nhang có thể mọc tập trung hoặc rải rác, không tuân theo quy tắc cụ thể nào về vị trí và số lượng.
Tàn nhang thường xuất hiện nhiều hơn ở các vùng da hở có tần suất tiếp xúc với ánh nắng cao như vai, cổ, tay, lưng và mặt (đặc biệt là khu vực gò má).

Cách xử lý tàn nhang ở trẻ em

Quá trình đẩy lùi tàn nhang ở trẻ em tuy không quá khó khăn nhưng đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và sự kiên trì của cha mẹ. Dưới đây là 2 phương pháp điều trị thích hợp nhất với làn da mỏng manh, nhạy cảm của bé mà bạn nên tham khảo:

1. Sử dụng kem bôi

Những bé bị tàn nhang ít và mờ có thể được điều trị bằng một số loại thuốc/kem bôi thông dụng như:

  • Thuốc bôi Tretinoin có khả năng ức chế quá trình sản sinh Keratin, đồng thời tái tạo các mô liên kết, giúp tế bào vảy bong ra, ngăn cản sự tích tụ bã nhờn và thúc đẩy tế bào biểu bì.
  • Thuốc bôi chứa thành phần Hydroquinone: Hoạt chất này cản trở enzyme Tyrosine tổng hợp sắc tố Melanin, nhờ đó các đốm nâu trên da dần dần mờ đi.
  • Kem bôi chứa AHA (axit Alpha Hydroxy) với tác dụng dưỡng ẩm, loại bỏ tế bào chết, làm mờ đốm nâu. Ngoài ra, các thành phần khác trong kem còn giúp dưỡng trắng, duy trì sự mịn màng và chống lão hóa.
  • Các loại kem hoặc thuốc bôi giàu vitamin C (axit Ascorbic): Đây là hoạt chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có tác dụng kích thích sản sinh Collagen và ức chế quá trình tổng hợp Melanin.

Để tìm được loại kem/thuốc bôi phù hợp nhất với cơ địa và tình trạng tàn nhang của bé, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám da liễu và tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc Tây để tự điều trị tại nhà.

2. Điều trị tại nhà với thảo dược tự nhiên

Trong quá trình xử lý tàn nhang cho bé, để đảm bảo an toàn, cha mẹ có thể áp dụng các mẹo dân gian từ 7 nguyên liệu tự nhiên quen thuộc dưới đây:

Nghệ

Hàm lượng vitamin A, E và Curcumin dồi dào trong bột nghệ tươi có khả năng tái tạo da, làm mờ sẹo. Loại dược liệu an toàn, lành tính này có thể điều trị hiệu quả các đốm tàn nhang ở trẻ em (kể cả những tường hợp da nhạy cảm nhất) và không ra bất kỳ kích ứng nào.

Nghệ có thể điều trị hiệu quả các đốm tàn nhang ở trẻ em (kể cả những tường hợp da nhạy cảm nhất) và không ra bất kỳ kích ứng nào.

Cách thực hiện:

  • Trộn đều nước lọc và bột nghệ tươi theo tỷ lệ thích hợp để tạo thành hỗn hợp sền sệt
  • Bôi hỗn hợp trực tiếp lên vùng da bị tàn nhang của bé
  • Để yên 15 – 20 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm

Mật ong

Với hàm lượng chất chống oxy hóa và chất dưỡng ẩm tự nhiên cao, mật ong có khả năng làm mềm mịn da, đánh bật Melanin (nguyên nhân gây ra hiện tượng đen sạm, nám và tàn nhang) rất hiệu quả và nhanh chóng.

Cách 1: Bôi mật ong nguyên chất trực tiếp lên đốm tàn nhang của con

Cách 2:

  • Hòa 1 muỗng cà phê mật ong nguyên chất với một lượng nhỏ dung dịch vitamin E
  • Bôi hỗn hợp lên vùng da bị tàn nhang của trẻ trong vòng 20 phút rồi rửa sạch

Rau má

Hoạt chất Saponin trong rau má có khả năng kích thích sản sinh Collagen và phục hồi tổn thương từ sâu bên trong, giúp làn da thêm trắng sáng, mịn màng, ngăn ngừa quá trình lão hóa. Bên cạnh đó, vitamin C và Triterpenoids có tác dụng chống oxy hóa, đẩy mạnh lưu thông máu, thúc đẩy sự tái tạo làn da cũng như đẩy lùi sắc tố Melanin hiệu quả gấp 2 lần bình thường.

Hoạt chất Saponin trong rau má có khả năng kích thích sản sinh Collagen và phục hồi tổn thương từ sâu bên trong, giúp làn da thêm trắng sáng, mịn màng, ngăn ngừa quá trình lão hóa.

Cách 1:

  • Chuẩn bị 100g rau má
  • Rửa sạch, xay nhuyễn rau má
  • Thêm vài hạt muối vào bã rau má rồi đắp lên mặt trẻ 
  • Giữ yên trong 15 – 20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch

Cách 2:

  • Cho 1 lít nước sôi để nguội vào máy xay sinh tố
  • Thêm 300g rau má (đã rửa sạch) vào xay nhuyễn rồi lấy nước, bỏ bã
  • Có thể cho đậu phộng rang vào xay chung để sinh tố có vị thơm bùi béo ngậy
  • Thêm một chút đường và sữa tươi vào hỗn hợp, khuấy đều rồi cho con thưởng thức

Cà chua

Không chỉ chứa vitamin A, B6, C, Canxi, Magie, Sắt, Niken… cà chua còn sở hữu thành phần Lycopene. Đây là chất chống oxy hóa có khả năng đẩy lùi các gốc tự do, ngăn cản quá trình tổng hợp Melanin, bảo vệ làn da trước tác hại của ánh sáng mặt trời đồng thời làm sáng da nhanh chóng.

Cách 1: Cho trẻ uống nước ép hoặc ăn sống cà chua mỗi ngày

Cách 2:

  • Chuẩn bị 1 – 2 trái cà chua
  • Rửa sạch bằng nước muối pha loãng
  • Xay nhuyễn cà chua bằng máy xay sinh tố
  • Bôi nước cà chua trực tiếp lên các đốm tàn nhang trên làn da trẻ trong vòng 20 phút
  • Rửa sạch chỗ bôi rồi lau lại bằng khăn mềm
  • Thực hiện 3 lần/tuần

Dưa leo

Dưa leo giúp giữ ẩm, thanh lọc làn da, se khít lỗ chân lông, tẩy tế bào chết, cải thiện tình trạng thâm sạm, nám, tàn nhang cực kỳ hiệu quả. 

Dưa leo giúp giữ ẩm, thanh lọc làn da, se khít lỗ chân lông, tẩy tế bào chết, cải thiện tình trạng thâm sạm, nám, tàn nhang cực kỳ hiệu quả.

Cách 1: Rửa sạch 1 trái dưa leo non, cắt lát mỏng (để nguyên vỏ) rồi đắp lên mặt con khoảng 15 phút, sau đó rửa mặt bằng nước sạch

Cách 2:

  • Chuẩn bị 1 trái dưa leo và 1 hũ sữa chua không đường
  • Rửa sạch dưa leo, cắt lát mỏng rồi ép lấy nước cốt
  • Trộn nước cốt dưa leo với 2 muỗng cà phê sữa chua không đường 
  • Rửa mặt trẻ thật sạch rồi bôi hỗn hợp lên các đốm tàn nhang, có thể kết hợp với động tác massage nhẹ nhàng để hỗn hợp thấm sâu hơn vào làn da trẻ
  • Cho bé thư giãn trong vòng 20 phút rồi rửa mặt sạch sẽ

Nha đam

Các thành phần vitamin (A, B, C, E…) và khoáng chất (Natri, Kẽm…) trong nha đam vừa kích thích hình thành Collagen trong tế bào da vừa làm mờ các đốm tàn nhang vô cùng hiệu nghiệm. Ngoài ra, loại thảo dược này còn giúp làm dịu làn da, khiến da trở nên căng mịn, sáng bóng và hồng hào.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch và gọt vỏ 1 nhánh nha đam
  • Rửa sạch lớp nhớt của nha đam rồi cắt thành từng khúc
  • Cho nha đam vào máy xay để xay nhuyễn
  • Bôi nước cốt nha đam lên mặt trẻ 
  • Giữ yên trong 15 phút, sau đó rửa mặt con bằng nước sạch
  • Thực hiện 2 lần/tuần

Khoai tây

Với hàm lượng chất xơ, vitamin C và khoáng chất (Sắt, Kali, Photpho…) dồi dào, khoai tây có khả năng cấp ẩm cho da, loại bỏ Melanin, tạo thành lớp màng bảo vệ làn da khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường, đồng thời giúp da thêm láng mịn và sáng bóng.

Khoai tây có khả năng cấp ẩm cho da, loại bỏ Melanin, tạo thành lớp màng bảo vệ làn da khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường, đồng thời giúp da thêm láng mịn và sáng bóng.

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị 1 củ khoai tây
  • Rửa sạch, hấp chín, để nguội và nghiền nhuyễn
  • Bọc khoai tây đã nghiền trong một lớp khăn mỏng rồi đắp lên mặt con
  • Để nguyên trong vòng 15 phút, sau đó rửa lại với nước sạch
  • Thực hiện 2 – 3 lần/tuần

Biện pháp chăm sóc da cho trẻ bị tàn nhang

Để điều trị tàn nhang, người lớn có thể dùng thuốc hoặc sử dụng tia laser. Tuy nhiên, phụ huynh không nên áp dụng các phương pháp này đối với trẻ em dưới 18 tuổi bởi khi trưởng thành, nội tiết tố trong cơ thể bé dần dần thay đổi. Các phương pháp đó sẽ nhanh chóng mất đi tác dụng, trở nên vô ích. Bên cạnh đó, phụ huynh cần lưu ý vài vấn đề sau:

  • Không nên cho trẻ dùng kem hoặc mỹ phẩm quá sớm vì lúc này, làn da bé vẫn còn mỏng manh, nhạy cảm. Thành phần hóa học trong các sản phẩm làm đẹp có thể gây ra kích ứng, phản ứng phụ, bào mòn da bé. Cách xử lý tàn nhang ở trẻ em tốt nhất là áp dụng các mẹo dân gian tại nhà từ những loại thảo dược thiên nhiên
  • Không tự ý sử dụng thuốc bôi da hay mỹ phẩm chưa rõ nguồn gốc cho trẻ
  • Trao đổi với bác sĩ nếu có người nhà mắc bệnh tàn nhang
  • Hạn chế để trẻ tiếp xúc với ánh nắng từ 9 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Khi đưa bé ra ngoài, bạn nên che chắn cho bé cẩn thận với khẩu trang, áo khoác, kính mát, bao tay, vớ…
  • Cung cấp đủ nước, đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân đối với nhóm thực phẩm giàu vitamin A, C, E, xây dựng thói quen ngủ đúng giờ, đủ giấc và khuyến khích bé luyện tập thể thao nhằm tăng cường sức đề kháng, từ đó đẩy lùi tàn nhang

Tàn nhang ở trẻ em là bệnh lý phổ biến và lành tính, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Các triệu chứng sẽ từ từ biến mất khi trẻ bước vào giai đoạn trưởng thành. Vì vậy, phụ huynh không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, bạn nên tích cực xử lý tàn nhang cho con em bằng cách áp dụng các mẹo dân gian tại nhà, đồng thời tuân thủ một số vấn đề cần lưu ý mà bài viết đã đề cập.

Nguồn: https://ihs.org.vn/tan-nhang-o-tre-em-31770.html

Xem thêm: 6 thay đổi của vòng một khi bạn bước sang tuổi 40

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!