Bị nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa là bệnh gì? Cách điều trị thế nào?

Nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa có thể liên quan đến nhiều bệnh lý da liễu như dị ứng, viêm da tiếp xúc, viêm nang lông,… hoặc một số bệnh lý nguy hiểm khác trong cơ thể. Vì vậy, người bệnh cần tìm hiểu rõ các nguyên nhân, dấu hiệu của bệnh để có cách điều trị phù hợp.

Nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa là triệu chứng của bệnh gì?

Da nổi mề đay, mẩn đỏ thường là phản ứng dị ứng với một số loại thực phẩm, hóa chất hoặc do các bệnh lý bên trong cơ thể. Theo bác sĩ Lê Phương – Giám đốc Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam: “Phần lớn các trường hợp nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa đều không quá nguy hiểm và có thể tự khỏi sau vài giờ hoặc vài ngày. Tuy nhiên, người bệnh tuyệt đối không chủ quan với tính trạng này, vì có thể đây là triệu chứng của một bệnh lý về da hoặc bên trong cơ thể“. Nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa có thể là triệu chứng của một số bệnh lý như: 

1. Nổi mề đay, phát ban do thời tiết nắng nóng

Nổi mề đay, phát ban là bệnh lý da liễu dễ bùng phát khi thời tiết nóng bức. Bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ và một số trường hợp người lớn có thể mắc phải. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là các vùng da nổi mẩn đỏ, hồng hoặc trắng, bên trong chứa dịch nước và không gây ngứa ngáy trên da ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

2. Viêm da tiếp xúc kích ứng

Nổi mẩn đỏ ở lưng nhưng không ngứa có thể là biểu hiện của bệnh viêm da cơ địa

Viêm da tiếp xúc là bệnh da liễu phổ biến, xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với chất kích thích hoặc chất gây dị ứng (sản phẩm làm sạch, hóa chất công nghiệp, mỹ phẩm,…). Triệu chứng điển hình của bệnh là tình trạng phát ban, nổi mụn nước, mẩn đỏ nhưng không ngứa da. Bề mặt da khô ráp, bong tróc vảy trắng. Những trường hợp nặng hơn có thể xuất hiện mụn mủ, mụn nước chứa dịch và thường xuyên ngứa ngáy.

3. Sốt phát ban

Sốt phát ban là bệnh lý phổ biến ở trẻ nhỏ, do lây nhiễm virus human herpes 6 hoặc 7. Đặc trưng của bệnh bao gồm nổi các nốt đỏ nhưng không ngứa khắp cơ thể. Ngoài ra, trẻ mắc bệnh có thể kèm theo các triệu chứng: đau bụng, đi ngoài tiêu chảy, đau họng,…

4. Rôm sảy do thời tiết nóng bức

Rôm sảy là tình trạng kích ứng da thường gặp ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân chính là do thời tiết nắng nóng, đổ nhiều mồ hôi. Triệu chứng điển hình là các nốt mẩn đỏ li ti, mọc tập trung hoặc rải rác trên da. Các nốt này thường xuất hiện ở những vùng da tiết mồ hôi nhiều như lưng, ngực, nách, cổ,…

5. Bệnh zona

Bệnh zona có triệu chứng đặc trưng là các nốt ban đỏ trên da gây nóng rát nhưng không ngứa. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể và dễ dàng lây nhiễm sang vùng da khác. 

Trường hợp nặng bệnh có thể gây ra tình trạng: nhiễm trùng da, viêm phổi, liệt cơ mặt, ảnh hưởng hệ thần kinh,… rất nguy hiểm. Người bệnh nên thăm khám chuyên khoa sớm để điều trị bệnh.

6. U máu

U máu là khối u nhỏ lành tính, thường xuất hiện dưới da mặt, da đầu, da lưng hoặc ngực. Triệu chứng đặc trưng của u máu gồm các nốt mẩn đỏ nhưng không ngứa ngáy và khu trú tại một vùng da nhất định. 

Bệnh không quá nguy hiểm nhưng trong trường hợp nặng, khối u máu bị chảy máu hoặc chèn ép lên lớp biểu bì da, các cơ quan khác thì cần được can thiệp điều trị sớm.

7. Ung thư da

Các đốm đỏ, nốt ruồi xuất hiện bất thường trên da

Triệu chứng đầu tiên của bệnh là xuất hiện các nốt hoặc đốm đỏ, mảng vảy không gây ngứa trên bề mặt da. Các nốt này thường không tự biến mất và xuất hiện một số dấu hiệu đi kèm như u nhỏ màu đỏ tươi hoặc tím, nốt ruồi bất thường trên da, xuất hiện vùng da bị loét.

Nguyên nhân gây ung thư da có thể do yếu tố di truyền, da tiếp xúc với các tia phóng xạ, hóa chất gây ung thư trong thời gian dài. Ngoài ra, bệnh có thể phát triển từ một số tình trạng như Bowen, dày sừng quang hóa, viêm da mãn tính,…

Ung thư da là dạng tổn thương da ở mức độ nặng có thể gây ra tử vong. Do vậy, cần chủ động đi khám bác sĩ ngay khi phát hiện những triệu chứng bất thường trên da.

8. Bệnh hăm da

Hăm da là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng người trưởng thành cũng có thể mắc phải nếu cơ thể bị dị ứng, nhiễm khuẩn hoặc không được vệ sinh đúng cách. Bệnh thường xảy ra ở vùng da tiết nhiều mồ hôi như lưng, bụng, bên dưới ngực, nách hoặc kẽ chân.

Một số triệu chứng của bệnh như:

  • Xuất hiện mảng da màu đỏ không ngứa hoặc ngứa nhẹ
  • Nốt mụn nhỏ li ti, màu đỏ nổi trên bề mặt da
  • Xuất hiện các đốm da khô

Hầu hết các triệu chứng hăm da đều biến mất sau vài ngày nhưng trong trường hợp nghiêm trọng có thể hình thành các vết loét, nứt nẻ chảy máu gây nhiễm trùng da.

LIÊN HỆ CHUYÊN GIA NHẬN TƯ VẤN NGAY LẬP TỨC

 

Bị nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa cần làm gì?

Nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa do nhiều nguyên nhân khác nhau và trong nhiều trường hợp bệnh có thể tự cải thiện mà không cần điều trị. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên chủ quan vì rất có thể đây là biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm trong cơ thể. 

Vì vậy, để điều mẩn đỏ hiệu quả người bệnh cần thăm khám, thực hiện các chẩn đoán chuyên môn để xác định chính xác bệnh lý mình đang gặp phải. Tùy vào nguyên nhân và tình trạng bệnh bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị khác nhau. Dưới đây là các phương pháp điều trị nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa hiện nay:

1. Sử dụng thuốc Tây y chữa mẩn đỏ ở lưng không ngứa

Một số nhóm thuốc Tây y thường được sử dụng để điều trị mẩn đỏ như:

  • Thuốc kháng Histamine như Loratadin, Cetirizine, Loratadine, Diphenhydramine, thuốc bôi Phenergan,…: làm giảm triệu chứng do dị ứng, nổi mề đay, viêm da dị ứng,…
  • Thuốc Corticosteroid như Dexamethason, Prednisolon, thuốc bôi Eumovate,…: có tác dụng điều trị trường hợp nổi mẩn đỏ nặng, mãn tính. Mặc dù thuốc corticosteroid điều trị bệnh nhanh chóng, hiệu quả nhưng nếu dùng không đúng cách sẽ gây ra biến chứng nghiêm trọng.
  • Thuốc Omalizumab: điều trị tình trạng mẩn đỏ trong trường hợp cơ thể người bệnh không đáp ứng thuốc kháng histamine hoặc corticosteroid.
  • Thuốc bổ sung, cải thiện tình trạng sưng viêm, đỏ da: Clindamycine 1%
  • Kem bôi ngoài da: có tác dụng làm dịu da và cung cấp độ ẩm cho da
Thuốc bôi điều trị nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa

Lưu ý: Các loại thuốc trên đều có tác dụng phụ đi kèm nên người bệnh phải dùng đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ. 

XEM THÊM: Tuyệt chiêu DỨT HẲN mề đay không kháng sinh của chàng hướng dẫn viên

2. Mẹo dân gian điều trị nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa tại nhà

Trong trường hợp bị nổi mẩn đỏ mề đay ở lưng do dị ứng thông thường, không gây ngứa ngáy người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp điều trị dân gian như:

  • Chườm đá lạnh: Dùng túi chườm chuyên dụng hoặc khăn vải bọc đá viên lại, rồi áp lên vùng da tổn thương khoảng 15-20 giây. Lặp lại hành động trong khoảng 10-15 phút.
  • Tắm với bột yến mạch: Cho một vài thìa bột yến mạch vào bồn tắm rồi ngâm vùng da tổn thương trong nước khoảng 15 phút, tắm sạch lại với nước.
  • Uống nước lá cây đinh lăng: Phơi khô lá đinh lăng, nấu 80g đinh lăng với 500ml nước đến khi cạn còn một nửa. Chắt nước cốt chia ra để dùng 2 lần/ngày

3. Điều trị nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa bằng thuốc Đông y

Trong Đông y, nguyên nhân sâu xa dẫn đến nổi ban đỏ, mề đay là do cơ thể nhiễm phong hàn kết hợp với huyết nhiệt và một số tác nhân không thích hợp (đồ ăn, nước uống, môi trường không khí….) khiến phủ tạng suy yếu dẫn đến khả năng thải độc bị ảnh hưởng, sức đề kháng và hệ miễn dịch bị suy yếu.

Bài thuốc Đông y chú ý tác động vào căn nguyên bên trong cơ thể và chú ý bồi bổ tăng sức đề kháng cho hệ miễn dịch cơ thể. Các vị thuốc được nghiên cứu, phối kết hợp để hỗ trợ chức năng thải độc của gan thận tốt hơn, loại bỏ dư lượng độc còn trong cơ thể đồng thời tăng cường hệ miễn dịch và khả năng đề kháng với bệnh. Tuy nhiên, điều trị bằng đông y người bệnh cần lưu ý, tác dụng của thuốc tương đối chậm do đó cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài.

Bài thuốc Đông y chú ý điều trị căn nguyên bên trong và tăng sức đề kháng của cơ thể

Điều trị mề đay TẬN GỐC, KHÔNG LO TÁI PHÁT

với bài thuốc Tiêu ban hoàn bì thang kết hợp Y học hiện đại

Theo Thầy thuốc ưu tú – Bác sĩ Lê Phương – Giám đốc chuyên môn Tổ hợp Y tế Cổ truyền Biện chứng Quân dân 102: “Hiện tượng nổi mẩn đỏ ngứa sinh ra là do cơ thể bị suy giảm sức đề kháng, huyết nhiệt, chức năng các tạng gan, thận suy giảm dẫn tới uất tích độc tố, bùng phát thành mề đay khi gặp tác nhân thuận lợi như thời tiết, rượu, bia, tà khí,… Do đó, để xử lý dứt điểm tình trạng này, người bệnh cần điều trị mề đay từ nguyên nhân gốc rễ, tăng cường sức đề kháng, ôn dưỡng tạng phủ, có như vậy cơ thể mới vững vàng trước các kích thích từ bên ngoài.”

Người bệnh có thể tham khảo phương pháp trị mề đay triệt để, kết hợp giữa bài thuốc Nam Tiêu ban hoàn bì thang và các thành tựu chẩn đoán trong Y học hiện đại của Tổ hợp Y tế Cổ truyền Biện chứng Quân dân 102. Nhờ tận dụng, phát huy tốt các thế mạnh của 2 nền y học Đông – Tây Y, phương pháp từng được nhiều chuyên gia đánh giá cao. Điển hình như Thầy thuốc Lê Hữu Tuấn – Nguyên Phó giám đốc chuyên môn Bệnh viện Y học cổ truyền TW:

Thầy thuốc Lê Hữu Tuấn đánh giá phương pháp Đông Y có biện chứng trị mề đay

Kênh VTV2 – Chất lượng cuộc sống cũng từng đưa tin, giới thiệu phương pháp tới đông đảo người dân trên cả nước.

Sở dĩ phương pháp nhận được nhiều lời khen ngợi, đánh giá tích cực như vậy là nhờ kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố sau:

Bài thuốc Nam được nghiên cứu chuyên sâu, có khả năng trị bệnh tận gốc

Tại Quân dân 102, người bệnh sẽ được điều trị chính bằng bài thuốc Tiêu ban hoàn bì thang. Đây được xem là KHẮC TINH của chứng mề đay, mẩn ngứa nhờ hoạt động theo cơ chế BỔ CHÍNH – KHU TÀ, loại bỏ bệnh từ gốc tới ngọn.
Để làm được điều này, đội ngũ chuyên gia đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu các bài thuốc y học cổ truyền trong điều trị mề đay, mẩn ngứa” và đúc rút ra 27 loại nam dược quý, kết hợp chúng theo TỶ LỆ VÀNG và hoàn thiện bài thuốc.

Tiêu ban hoàn bì thang điều trị mề đay tận gốc theo cơ chế bổ chính – khu tà

Trong đó:

  • Bài thuốc sử dụng một số thảo dược có tính thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm sưng, đẩy lùi tà khí, độc tố ra khỏi cơ thể. Từ đó, các triệu chứng nổi mề đay, mẩn ngứa cũng giảm dần và biến mất.
  • Bài thuốc cũng có các thành phần dưỡng huyết, ôn bổ gan, thận, phục hồi chức năng các tạng, nâng cao chính khí, vệ khí, tăng cường sức đề kháng và giảm nguy cơ nổi mề đay, mẩn ngứa trở lại.

Khi đó, mề đay sẽ được loại bỏ triệt để, giúp người bệnh đạt được trạng thái sức khỏe tốt nhất và phòng tránh nguy cơ tái mắc hiệu quả.

XEM THÊM: [THỰC HƯ] Bài thuốc Tiêu Ban Hoàn Bì Thang chữa mề đay có hiệu quả không?

Phác đồ điều trị riêng biệt, tối ưu hiệu quả với mỗi người bệnh

Một điểm đặc biệt khi trị mề đay tại Quân dân 102, đó là liệu trình điều trị mề đay với Tiêu ban hoàn bì thang sẽ được xây dựng riêng cho mỗi cá nhân. Tùy theo tình trạng sức khỏe, nguyên nhân và mức độ bệnh, các bác sĩ sẽ điều chỉnh thời gian dùng thuốc, thành phần thuốc sao cho phù hợp dựa trên 2 giai đoạn chính:

Phác đồ xử lý mề đay toàn diện gồm 2 giai đoạn, xử lý mề đay tận gốc

Điều này giúp bài thuốc phát huy hiệu quả cao, nhanh chóng nhất do được điều chỉnh chính xác với thể trạng của mỗi người bệnh, khắc phục nhược điểm tác dụng chậm của các bài thuốc Đông Y truyền thống.

Triển khai hình thức khám bệnh Đông – Tây Y kết hợp, nâng cao tính chính xác, hiệu quả

Nhằm hỗ trợ các bác sĩ xây dựng liệu trình chuẩn xác nhất, Quân dân 102 đã ứng dụng kết hợp cả 2 hình thức khám Đông – Tây Y, bao gồm bắt mạch, soi da, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu,… Điều này giúp bác sĩ nắm được cụ thể tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh lý nền, nguyên nhân và cấp độ bệnh và đưa ra chẩn đoán đúng nhất, mang lại hiệu quả tối ưu cho người bệnh.

XEM THÊM: Hành trình hái quả ngọt sau 3 năm bị mề đay đeo bám nhờ phương pháp Đông – Tây Y kết hợp

Quy trình khám bệnh kết hợp Đông – Tây Y

100% thành phần là thảo dược tự nhiên: SẠCH, LÀNH TÍNH, KHÔNG GÂY TÁC DỤNG PHỤ

Bởi chất lượng thảo dược ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả và sự an toàn trong điều trị nên Quân dân 102 rất chú trọng việc đầu tư, phát triển các vườn dược liệu sạch. Đồng thời, đơn vị này cũng ứng dụng hàng loạt công nghệ hiện đại vào trồng, bào chế và bảo quản thuốc.

Nhờ vậy, bài thuốc không bị mất đi dược chất, không bị xâm nhập bởi vi khuẩn, tạp chất, có độ SẠCH và LÀNH TÍNH tối đa, an toàn với người sử dụng.

Quá trình kiểm nghiệm dược tính, độc tính cấp diễn bán trường diễn của bài thuốc đã cho thấy Tiêu ban hoàn bì thang thích hợp dùng cho mọi đối tượng, bao gồm trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh,…

Vườn dược liệu sạch theo tiêu chuẩn GACP – WHO của Quân dân 102

Thực tế cho thấy, trong 10 năm qua, Tiêu ban hoàn bì thang đã giúp hơn 30.000 người bệnh điều trị mề đay thành công mà không gặp bất cứ tác dụng phụ nào. Rất nhiều người bệnh đã đánh giá cao hiệu quả của bài thuốc trên các tạp chí, mạng xã hội:

Phương pháp chữa mề đay với Tiêu ban hoàn bì thang được đánh giá cao
Người bệnh review hiệu quả chữa mề đay tại Quân dân 102

Nếu bạn đang bị mề đay “làm phiền”, hãy liên hệ ngay Tổ hợp Y tế Cổ truyền Biện chứng Quân dân 102 và nhận tư vấn:

  • Hà Nội: Số 7 ngách 8/11 Lê Quang Đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hồ Chí Minh: Số 179, đường Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM.
  • Hotline: 0888.598.102 (HN) – 0888.698.102 (HCM)
  • Website: benhvienquandan102.org
  • Fanpage: https://www.facebook.com/benhvienquandan102/

CHẤM DỨT MỀ ĐAY NGAY HÔM NAY – LIÊN HỆ CHUYÊN GIA TƯ VẤN

Lưu ý trong chăm sóc và phòng tránh nổi mẩn đỏ không ngứa ở lưng

Một số lưu ý để chăm sóc và phòng tránh tình trạng nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa:

  • Vệ sinh da thường xuyên, đúng cách, nên sử dụng các sản phẩm dầu gội, sữa tắm dịu nhẹ hoặc tắm nước lá thảo dược.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể với thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin,… Không nên sử dụng các chất kích thích, thực phẩm dễ gây kích ứng như đồ cay nóng, hải sản, rượu bia,…
  • Rèn luyện thể dục thể thao: Tập luyện tối thiểu 30 phút mỗi ngày sẽ giúp bạn tăng sức đề kháng, loại bỏ mầm bệnh.
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể: người trưởng thành cần bổ sung 2-3 lít nước/ngày. Nên uống thêm các loại nước ép rau củ, nước trái cây hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả hơn.
  • Bảo vệ da khỏi tác động xấu của môi trường: Hạn chế tiếp xúc môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi. Sử dụng kem chống nắng, các vật dụng che chắn da khỏi ánh nắng mặt trời.

Nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa là tình trạng rất thường gặp. Đây có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý ngoài da như viêm da tiếp xúc, mề đay, hăm da,… nhưng cũng có thể là triệu chứng nhiều bệnh lý nguy hiểm trong cơ thể như giãn mao mạch máu, khối u máu, ung thư da,… Vì vậy, khi thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng trên, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và phương pháp điều trị đúng cách.

Thông tin hữu ích: 

  • Nổi mẩn đỏ ngứa ở chân là dấu hiệu của bệnh gì? Điều trị như thế nào?
  • 5 Cách chữa mề đay bằng lá hẹ tài nhà cực an toàn, hiệu quả

Xem thêm: Viêm cổ tử cung

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!