Tăng tiểu cầu

Tiểu cầu là các tế bào máu trong huyết tương, chịu trách nhiệm cầm máu bằng cách dính chặt vào nhau để hình thành cục máu đông. Thông thường, số lượng tế bào máu này dao động từ 150.000 – 450.000 trong mỗi microlit máu. Nếu con số này vượt quá 450.000, bạn sẽ được chẩn đoán mắc bệnh tăng tiểu cầu (tiểu cầu cao hoặc đa tiểu cầu).

Tiểu cầu là các tế bào máu trong huyết tương, chịu trách nhiệm cầm máu bằng cách dính chặt vào nhau để hình thành cục máu đông. Thông thường, số lượng tế bào máu này dao động từ 150.000 – 450.000 trong mỗi microlit máu. Nếu con số này vượt quá 450.000, bạn sẽ được chẩn đoán mắc bệnh tăng tiểu cầu (tiểu cầu cao hoặc đa tiểu cầu).

Số lượng tiểu cầu tăng đến một mức nhất định sẽ kéo theo nhiều hệ lụy phát sinh, bao gồm đột quỵ, đau tim hoặc có huyết khối trong mạch máu. Tìm hiểu về căn bệnh này có thể giúp bạn chủ động hơn trong việc điều trị cũng như ngăn ngừa biến chứng.

 

Số lượng tiểu cầu tăng đến một mức nhất định sẽ kéo theo nhiều hệ lụy phát sinh, bao gồm đột quỵ, đau tim hoặc có huyết khối trong mạch máu. Tìm hiểu về căn bệnh này có thể giúp bạn chủ động hơn trong việc điều trị cũng như ngăn ngừa biến chứng.

 

Tìm hiểu chung

Tiểu cầu tăng (tiểu cầu cao) là bệnh gì?

Số lượng tiểu cầu trong máu quá cao được gọi là tăng tiểu cầu, tiểu cầu cao hoặc đa tiểu cầu. Tình trạng này có hai dạng chính gồm:

  • Tăng tiểu cầu nguyên phát: liên quan đến rối loạn tủy xương, khiến số lượng tiểu cầu sinh ra quá nhiều.
  • Tăng tiểu cầu thứ phát: có thể xảy ra do một số vấn đề sức khỏe như:
    • Thiếu máu do thiếu sắt
    • Ung thư
    • Viêm hoặc nhiễm trùng
    • Phẫu thuật, đặc biệt là cắt lách

Tiểu cầu tăng (tiểu cầu cao) là bệnh gì?

Số lượng tiểu cầu trong máu quá cao được gọi là tăng tiểu cầu, tiểu cầu cao hoặc đa tiểu cầu. Tình trạng này có hai dạng chính gồm:

  • Tăng tiểu cầu nguyên phát: liên quan đến rối loạn tủy xương, khiến số lượng tiểu cầu sinh ra quá nhiều.
  • Tăng tiểu cầu thứ phát: có thể xảy ra do một số vấn đề sức khỏe như:
    • Thiếu máu do thiếu sắt
    • Ung thư
    • Viêm hoặc nhiễm trùng
    • Phẫu thuật, đặc biệt là cắt lách

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết

Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh tăng tiểu cầu là gì?

Tiểu cầu cao hiếm khi gây ra các triệu chứng đặc trưng rõ rệt. Các biểu hiện thường gặp ở người bệnh bao gồm:

  • Nhức đầu
  • Chóng mặt hoặc choáng váng
  • Đau ngực
  • Yếu
  • Ngất
  • Thay đổi thị lực
  • Tê hoặc ngứa ran bàn tay và bàn chân

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh tăng tiểu cầu là gì?

Tiểu cầu cao hiếm khi gây ra các triệu chứng đặc trưng rõ rệt. Các biểu hiện thường gặp ở người bệnh bao gồm:

  • Nhức đầu
  • Chóng mặt hoặc choáng váng
  • Đau ngực
  • Yếu
  • Ngất
  • Thay đổi thị lực
  • Tê hoặc ngứa ran bàn tay và bàn chân

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây tăng tiểu cầu?

Với trường hợp tăng tiểu cầu nguyên phát liên quan đến rối loạn tủy xương, nguyên nhân đứng sau vẫn còn là ẩn số. Mặc dù các chuyên gia đã phát hiện một số gene bị đột biến trong máu hoặc tủy xương của người bệnh nhưng tình trạng này không được xếp vào bệnh có yếu tố di truyền.

Ngược lại, trong trường hợp tăng tiểu cầu thứ phát, nguyên nhân khiến số lượng tiểu cầu quá cao có thể đến từ những vấn đề sau:

  • Xuất huyết cấp tính và mất máu
  • Phản ứng dị ứng
  • Ung thư
  • Suy thận mạn hoặc rối loạn thận khác
  • Tập thể dục
  • Đau tim
  • Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành
  • Nhiễm trùng, bao gồm bệnh lao
  • Thiếu sắt
  • Thiếu vitamin
  • Cắt lách
  • Thiếu máu tán huyết – một loại thiếu máu mà cơ thể phá hủy các tế bào hồng cầu nhanh hơn so với việc sản xuất ra chúng, thường do một số bệnh về máu hoặc rối loạn tự miễn dịch
  • Viêm như viêm khớp dạng thấp, bệnh celiac, rối loạn mô liên kết hoặc bệnh viêm đường ruột
  • Các phẫu thuật lớn
  • Viêm tụy
  • Chấn thương
  • Bỏng
  • Tập thể dục

Bên cạnh đó, tác dụng phụ của một số thuốc điều trị dưới đây cũng sẽ góp phần dẫn đến tình trạng đa tiểu cầu:

Nguyên nhân nào gây tăng tiểu cầu?

Với trường hợp tăng tiểu cầu nguyên phát liên quan đến rối loạn tủy xương, nguyên nhân đứng sau vẫn còn là ẩn số. Mặc dù các chuyên gia đã phát hiện một số gene bị đột biến trong máu hoặc tủy xương của người bệnh nhưng tình trạng này không được xếp vào bệnh có yếu tố di truyền.

Ngược lại, trong trường hợp tăng tiểu cầu thứ phát, nguyên nhân khiến số lượng tiểu cầu quá cao có thể đến từ những vấn đề sau:

  • Xuất huyết cấp tính và mất máu
  • Phản ứng dị ứng
  • Ung thư
  • Suy thận mạn hoặc rối loạn thận khác
  • Tập thể dục
  • Đau tim
  • Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành
  • Nhiễm trùng, bao gồm bệnh lao
  • Thiếu sắt
  • Thiếu vitamin
  • Cắt lách
  • Thiếu máu tán huyết – một loại thiếu máu mà cơ thể phá hủy các tế bào hồng cầu nhanh hơn so với việc sản xuất ra chúng, thường do một số bệnh về máu hoặc rối loạn tự miễn dịch
  • Viêm như viêm khớp dạng thấp, bệnh celiac, rối loạn mô liên kết hoặc bệnh viêm đường ruột
  • Các phẫu thuật lớn
  • Viêm tụy
  • Chấn thương
  • Bỏng
  • Tập thể dục

Bên cạnh đó, tác dụng phụ của một số thuốc điều trị dưới đây cũng sẽ góp phần dẫn đến tình trạng đa tiểu cầu:

  • Epinephrine (AUVI-Q, EpiPen, những biệt dược khác)
  • Tretinoin (Retin-A, Renova, những biệt dược khác)
  • Vincristine Sulfate (Marqibo Kit)
  • Heparin sodium
  • Epinephrine (AUVI-Q, EpiPen, những biệt dược khác)
  • Tretinoin (Retin-A, Renova, những biệt dược khác)
  • Vincristine Sulfate (Marqibo Kit)
  • Heparin sodium

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tiểu cầu cao?

Tìm kiếm các tình trạng cơ bản (như thiếu máu do thiếu sắt, ung thư hoặc nhiễm trùng) có thể giúp bác sĩ chẩn đoán tăng tiểu cầu. Nếu không xác định được nguyên nhân thứ phát, bệnh nhân được coi là bị tăng tiểu cầu nguyên phát.

Một xét nghiệm máu để tìm gene JAK2 có thể chẩn đoán đa tiểu cầu. Tuy nhiên, chỉ khoảng 50% trường hợp người bệnh có loại gene này. Ngoài ra, một số dạng đột biến gene khác cũng có thể được tiến hành nhưng tỷ lệ chẩn đoán không cao.

Mặt khác, đôi khi bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh làm thêm sinh thiết tủy xương.

Những phương pháp nào dùng để điều trị tăng tiểu cầu?

Điều trị tăng tiểu cầu phản ứng dựa vào các nguyên nhân cơ bản. Nếu nguyên nhân là một phẫu thuật gần đây hoặc một chấn thương gây ra mất máu đáng kể, số lượng tiểu cầu tăng cao có thể không kéo dài. Nếu nguyên nhân là nhiễm trùng mãn tính hoặc các bệnh viêm nhiễm, số lượng tiểu cầu có thể cao cho đến khi tình trạng này được kiểm soát. Trong hầu hết các trường hợp, số lượng tiểu cầu sẽ trở lại bình thường sau khi nguyên nhân cơ bản được giải quyết.

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tiểu cầu cao?

Tìm kiếm các tình trạng cơ bản (như thiếu máu do thiếu sắt, ung thư hoặc nhiễm trùng) có thể giúp bác sĩ chẩn đoán tăng tiểu cầu. Nếu không xác định được nguyên nhân thứ phát, bệnh nhân được coi là bị tăng tiểu cầu nguyên phát.

Một xét nghiệm máu để tìm gene JAK2 có thể chẩn đoán đa tiểu cầu. Tuy nhiên, chỉ khoảng 50% trường hợp người bệnh có loại gene này. Ngoài ra, một số dạng đột biến gene khác cũng có thể được tiến hành nhưng tỷ lệ chẩn đoán không cao.

Mặt khác, đôi khi bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh làm thêm sinh thiết tủy xương.

Những phương pháp nào dùng để điều trị tăng tiểu cầu?

Điều trị tăng tiểu cầu phản ứng dựa vào các nguyên nhân cơ bản. Nếu nguyên nhân là một phẫu thuật gần đây hoặc một chấn thương gây ra mất máu đáng kể, số lượng tiểu cầu tăng cao có thể không kéo dài. Nếu nguyên nhân là nhiễm trùng mãn tính hoặc các bệnh viêm nhiễm, số lượng tiểu cầu có thể cao cho đến khi tình trạng này được kiểm soát. Trong hầu hết các trường hợp, số lượng tiểu cầu sẽ trở lại bình thường sau khi nguyên nhân cơ bản được giải quyết.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn kiểm soát tình trạng đa tiểu cầu?

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với tình trạng tiểu cầu tăng quá cao:

  • Ăn các thực phẩm lành mạnh. Chọn một chế độ ăn đa dạng giàu ngũ cốc, rau và trái cây và ít chất béo bão hòa. Cố gắng tránh chất béo chuyển hóa. Tìm hiểu về việc kiểm soát khẩu phần ăn để duy trì trọng lượng bình thường.
  • Tăng hoạt động thể chất. Hãy dành ít nhất 30 phút hoạt động thể chất vừa phải mỗi ngày, như đi bộ nhanh hàng ngày, đi xe đạp hoặc bơi vài vòng.
  • Đạt được hoặc duy trì trọng lượng bình thường. Thừa cân hoặc béo phì làm tăng áp lực tĩnh mạch ở xương chậu và chân. Đây là một yếu tố nguy cơ đối với các tình trạng như huyết áp cao.
  • Bỏ thuốc lá. Nếu bạn hút thuốc, hãy thực hiện các bước để cố gắng ngừng hút thuốc.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn kiểm soát tình trạng đa tiểu cầu?

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với tình trạng tiểu cầu tăng quá cao:

  • Ăn các thực phẩm lành mạnh. Chọn một chế độ ăn đa dạng giàu ngũ cốc, rau và trái cây và ít chất béo bão hòa. Cố gắng tránh chất béo chuyển hóa. Tìm hiểu về việc kiểm soát khẩu phần ăn để duy trì trọng lượng bình thường.
  • Tăng hoạt động thể chất. Hãy dành ít nhất 30 phút hoạt động thể chất vừa phải mỗi ngày, như đi bộ nhanh hàng ngày, đi xe đạp hoặc bơi vài vòng.
  • Đạt được hoặc duy trì trọng lượng bình thường. Thừa cân hoặc béo phì làm tăng áp lực tĩnh mạch ở xương chậu và chân. Đây là một yếu tố nguy cơ đối với các tình trạng như huyết áp cao.
  • Bỏ thuốc lá. Nếu bạn hút thuốc, hãy thực hiện các bước để cố gắng ngừng hút thuốc.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Xem thêm: Điều trị Ung thư dạ dày như thế nào?

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!