Nổi mẩn ngứa vào ban đêm có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Bạn mất ngủ vì nổi mẩn ngứa vào ban đêm. Bạn đang lo lắng không biết liệu đây là dấu hiệu của bệnh gì, có nguy hiểm không, làm sao để điều trị. Hãy theo dõi bài viết này để tìm câu trả lời cho mình.

Nguyên nhân gây nổi mẩn ngứa vào ban đêm

Nổi mẩn ngứa vào ban đêm thường hình thành do sự thay đổi trong nhịp độ sinh học của cơ thể, sự thay đổi nhiệt độ hoặc do các chất kích thích trong môi trường.

Nổi mẩn ngứa vào ban đêm khiến người bệnh khó chịu, mất ngủ

Khi bị nổi mẩn ngứa vì những tác nhân trên, tình trạng ngứa có thể được xoa dịu thông qua hành động gãi, xoa và sẽ dần biến mất sau một vài giờ. Dù không quá nguy hiểm, nhưng nổi mề đay mẩn ngứa vào ban đêm gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh.

Cảm giác ngứa ngáy, châm chích, nóng rát ở vùng bị nổi mẩn khiến người bệnh mất ngủ, ngủ không sâu giấc. Chất lượng giấc ngủ kém hay thiếu ngủ kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi, uể oải, căng thẳng. Từ đó gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng hơn tới sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống.

Trước tiên, chúng ta cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh để tìm được hướng điều trị mẩn ngứa về đêm hiệu quả nhất.

Rối loạn hormone

Theo nhịp độ sinh học bình thường của cơ thể, nồng độ hormone sẽ có sự thay đổi trong ngày. Ban đêm, nồng độ Cytokine gây phản ứng viêm tăng, nồng độ Corticosteroid giúp giảm viêm giảm. Sự mất cân bằng các hormone này có thể là nguyên nhân gây nổi mẩn ngứa.

Với phụ nữ mang thai, phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh, sự thay đổi nồng độ hormone diễn ra càng mạnh mẽ và phức tạp hơn. Đây cũng là nhóm đối tượng thường bị nổi mẩn ngứa vào ban đêm do rối loạn hormone.

Căng thẳng tâm lý

Khi tâm lý căng thẳng thường có biểu hiện đau đầu, thở dốc, tim đập nhanh, đổ mồ hôi nhiều…đồng thời  kích thích các dây thần kinh dưới da gây nổi mẩn ngứa.

Thiếu máu

Khi cơ thể bước vào trạng thái nằm, nghỉ ngơi, tốc độ lưu thông máu tới các cơ quan chậm lại, yếu đi. Thiếu máu hoặc suy giảm nồng độ huyết sắc trong hồng cầu có thể gây ra cảm giác mệt mỏi, chóng mặt, da nhợt nhạt, nổi mẩn ngứa ở tay chân.

Thiếu nước

Nếu ban ngày, lượng nước tích trữ trong cơ thể không đủ. Ban đêm, cơ thể thiếu nước, sẽ dẫn đến khô da, gây nổi mẩn ngứa toàn thân. Nổi mẩn ngứa do thiếu nước đặc biệt dễ gặp vào mùa đông. Độ ẩm trong không khí thấp cùng gió lạnh càng dễ lấy đi độ ẩm trên da.

Dị ứng thời tiết

Khi đêm xuống, nhiệt độ môi trường giảm. Người có cơ địa nhạy cảm với sự thay đổi của nhiệt độ, nếu không được giữ ấm tốt, sẽ bị nổi mẩn ngứa về đêm. Càng gãi, càng cảm thấy ngứa.

Nổi mẩn ngứa do côn trùng

Đêm tối là thời điểm hoạt động mạnh của nhiều loài côn trùng khác nhau. Hầu hết các loài côn trùng đều chứa chất độc để tự vệ. Sâu, bướm có chứa độc ở phấn, lông; kiến, ruồi, muỗi, bọ nhảy… có chứa độc trong nước bọt. Nếu không may tiếp xúc hoặc bị các loài côn trùng này cắn, bạn sẽ bị nổi mẩn ngứa.

Bị côn trùng cắn có thể gây mẩn ngứa

Do ký sinh trùng, nấm mốc, vi khuẩn

Khu vực giường, chiếu là nơi có nhiều góc khuất, khe rãnh tạo điều kiện cho các loại côn trùng nhỏ, ký sinh trùng trú ngụ. Chăn, màn, chiếu, gối dùng trong thời gian dài, dính mồ hôi, bụi bẩn là khu vực “vàng” cho nấm mốc, vi khuẩn sinh sôi, phát triển.

Khi đi ngủ, các loại ký sinh trùng, vi nấm, vi khuẩn có thể ký sinh lên cơ thể người, gây nổi mẩn ngứa.

Viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng là phản ứng viêm, có thể thuộc dạng cấp hoặc mãn tính. Bệnh xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng như mỹ phẩm dùng trước khi đi ngủ, bụi bẩn trong chăn màn, thực phẩm, lông thú, chất tẩy rửa… Biểu hiện bệnh ngoài da thông qua tình trạng sưng đỏ, ngứa rát.

Viêm da dị ứng có thể phân thành nhiều dạng

  • Viêm da tiếp xúc: Da nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy khi có sự tiếp xúc với các yếu tố kích ứng.
  • Bệnh chàm: Thường xảy ra ở trẻ em, đặc trưng là các mụn nước gây ngứa xuất hiện trên da, thường ở tay và chân.
  • Viêm da dị ứng thời tiết: Bệnh xảy ra do thời tiết thay đổi đột ngột, cơ thể không thích ứng kịp. Trên da xuất hiện ban đỏ, gây ngứa ngáy, khó chịu.

Bệnh lý gây rối loạn thần kinh

Nổi mẩn đỏ vào ban đêm có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gồm:

  • Tiểu đường: Khi lượng đường trong máu cao, cấu trúc mạch máu và hoạt động trao đổi chất bị ảnh hưởng. Một số người gặp phải tình trạng da khô sần, nổi mẩn ngứa.
  • Suy giảm chức năng gan, thận: Khi chức năng gan thận suy giảm, hoạt động đào thải độc tố yếu đi. Độc tố tích tụ bên trong cơ thể, trong các mô da, gây phù nề, mẩn ngứa.
  • Rối loạn chức năng tuyến giáp: Khi bị mất cân bằng tuyến giáp, da bị khô, phù nề, cơ thể chịu lạnh kém, nổi mẩn ngứa ngáy.

Các bệnh lý trên thường gây nổi mẩn ngứa ở lòng bàn tay, lòng bàn chân đầu tiên. Sau đó, mẩn ngứa lan ra các bộ phận khác. Các bệnh lý gây rối loạn thần kinh đều rất nguy hiểm, cần điều trị sớm nhất có thể.

Nổi mẩn ngứa vào ban đêm có thể là dấu hiệu của ung thư

Dấu hiệu ban đầu của ung thư da thường biểu hiện qua các thay đổi khác lạ trên da.

  • Giai đoạn 1: Thay đổi sắc tố da, xuất hiện các nốt ruồi với màu sắc, hình dạng, kích thước đa dạng
  • Giai đoạn 2: Nổi các mẩn đỏ trên da, thường ngứa râm ran vào ban đêm.
  • Giai đoạn 3: Xuất hiện các vết loét da không có dấu hiệu lành lại.

Ung thư da rất hiếm gặp. Tuy nhiên, đây là căn bệnh về da nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong. Bạn cần quan sát các biểu hiện bất thường để phát hiện và điều trị bệnh sớm.

Nổi mẩn ngứa vào ban đêm cũng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư hạch Hodgkin, ung thư máu. Có khoảng 30% các trường hợp ung thư hạch gây ra tình trạng ngứa trên da vào buổi tối, do sự tích tụ axit dưới da.

Nổi mẩn ngứa vào ban đêm có nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu tình trạng nổi mẩn ngứa da vào ban đêm hình thành do sự thay đổi nhịp sinh hoạt, do nhiệt độ hay do côn trùng đốt có thể tự cải thiện và khỏi chỉ sau vài giờ mà không cần điều trị.

Khi nổi mẩn ngứa vào ban đêm kèm theo các triệu chứng bất thường, bạn cần gặp bác sĩ ngay

Tuy nhiên, nổi mẩn ngứa vào ban đêm cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm khác về gan, thận, tuyến giáp, thậm chí là ung thư. Vậy khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

  • Tình trạng nổi mẩn ngứa kéo dài trên 2 tuần, gây mất ngủ kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng công việc và cuộc sống.
  • Ngoài mẩn ngứa, da có biểu hiện sưng tấy, nhiễm trùng
  • Đii kèm triệu chứng sốt cao hoặc sốt nhẹ nhiều ngày
  • Tình trạng mẩn ngứa không có dấu hiệu thuyên giảm, diện tích ngứa lan rộng
  • Ngứa dữ dội không thể kiểm soát
  • Nổi mẩn ngứa kèm cảm giác khó thở
  • Sưng phù tại môi, lưỡi, cổ họng

Bạn cần đi khám để biết chính xác nguyên nhân gây nổi mẩn ngứa vào ban đêm là gì. Nếu nổi mẩn ngứa do các tác nhân gây dị ứng, bạn sẽ được tiến hành các test kiểm tra. Nếu nổi mẩn do bệnh lý, bạn sẽ được tiến hành các xét nghiệm máu, nước tiểu cần thiết.

Cách điều trị nổi mẩn ngứa về đêm

Trị nổi mẩn ngứa vào ban đêm bằng thuốc Tây

Phụ thuộc vào tình trạng bệnh và nguyên nhân gây nổi mẩn ngứa, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc uống hoặc thuốc bôi thích hợp. Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị tình trạng mẩn ngứa như:

  • Thuốc uống kháng histamin, thuốc chẹn H1 dùng cho trường hợp nổi mẩn ngứa do dị ứng
  • Thuốc bôi chứa corticoid dùng chống viêm
  • Thuốc kháng sinh giúp chống viêm, chống nhiễm khuẩn
  • Thuốc melatonin hỗ trợ ngủ ngon hơn
  • Các loại thuốc bổ gan, vitamin giúp tăng sức đề kháng

Các loại thuốc Tây có tác dụng nhanh, có thể nhìn thấy hiệu quả giảm mẩn ngứa chỉ sau một vài lần dùng thuốc. Tuy nhiên, thuốc Tây, đặc biệt là kháng sinh có hại cho dạ dày, gan. Thuốc bôi chứa Corticoid có hại cho da.

Bệnh nhân bị nổi mẩn ngứa vào ban đêm không được tự ý dùng thuốc, cần thăm khám, tuân thủ chỉ định của bác sĩ.

Điều trị nổi mẩn ngứa vào ban đêm bằng thuốc Đông y

Khắc phục được nhược điểm của thuốc Tây y, các bài thuốc Đông y không có tác dụng phụ. Dùng Đông y chữa nổi mẩn ngứa vào ban đêm đặc biệt thích hợp với nhóm đối tượng nhạy cảm như phụ nữ có thai, trẻ em, phụ nữ tiền mãn kinh, người có sức khỏe…

Thảo dược vừa giúp điều trị các triệu chứng mẩn ngứa: tiêu viêm, giảm sưng tấy, giảm ngứa mà còn loại bỏ bệnh từ gốc. Các dược liệu giúp giải độc cho cơ thể, an thần, bồi bổ ngũ tạng, thúc đẩy lưu thông khí huyết, tăng sức đề kháng.

Các loại thảo dược thường được sử dụng trong các bài thuốc Đông y trị mẩn ngứa như:

  • Kim ngân cành
  • Diệp hạ châu
  • Bồ công anh
  • Sài đất
  • Hạ khô thảo

Thuốc Đông y không cho thấy hiệu quả ngay như thuốc Tây y. Vì vậy, người bệnh cần kiên trì sử dụng, thực hiện đúng theo những chỉ dẫn của thầy thuốc để việc điều trị mẩn ngứa đạt hiệu quả tối ưu.

Mề đay Đỗ Minh giúp đặc trị nổi mề đay mẩn ngứa dứt điểm không tái phát

Mề đay Đỗ Minh là bài thuốc kết hợp cùng lúc 3 chế phẩm nhỏ gồm 1 bài thuốc đặc trị mề đay và 2 bài thuốc bổ trợ gồm bổ gan dưỡng huyết, bổ thận giải độc. Trên nguyên tắc trị bệnh của Đông y bài thuốc mang đến tác dụng trị bệnh tận gốc đồng thời bồi bổ tạng phủ.

Bài thuốc Mề đay giúp loại bỏ bệnh tận gốc

Cụ thể, bài thuốc mang đến tác dụng:

  • Loại bỏ căn nguyên gây bệnh từ bên trong, giúp cân hằng âm dương, lương huyết, trị đứt điểm các triệu chứng bệnh.
  • Bổ thận, gan, cùng các cơ quan tạng phủ khác, giải độc, mát gan, chống viêm sưng, phục hồi làn da bị tổn thương
  • Tác dụng dưỡng tâm, an thần, nhuận sắc, tăng cường khả năng kháng lại tác nhân gây bệnh từ bên trong và bên ngoài.

Hiện bài thuốc được lương y Đỗ Minh Tuấn – GĐ chuyên môn nhà thuốc, truyền nhân đời thứ 5 kế thừa. Dựa trên công thức bí truyền của dòng họ cùng với những thay đổi về thành phần, cách điều chế bài thuốc đã hoàn chỉnh hơn, phù hợp với mọi cơ địa bao gồm cả trẻ nhỏ hay phụ nữ mang bầu, đang cho con bú.

Ưu điểm trị bệnh có 1-0-2 của Đỗ Minh Đường

So với nhiều bài thuốc trị nổi mề đay khác, Mề đay Đỗ Minh sở hữu những ưu điểm nổi bật như:

  • Dược liệu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng: Đa số được lấy từ 3 vườn trồng của chính nhà thuốc Đỗ Minh Đường tại Hòa Bình, Hưng Yên, Gia Lâm (Hà Nội). Các vườn trồng đều đã được kiểm chứng chất lượng, đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế (GACP-WHO).
  • An toàn, lành tính với người sử dụng: Nhà thuốc Đỗ Minh Đường cam kết trong quá trình ươm trồng thảo dược, sơ chế, bào chế đều theo quy chuẩn, không dùng hóa chất, không trộn tân dược, đảm bảo an toàn, không gây hại cho cơ thể.
  • Thuốc dạng cao cô sẵn tiện lợi: Ngoài thuốc thang sắc, người bệnh có thể dùng thuốc dạng cao đã được nhà thuốc cô sẵn theo yêu cầu. Thuốc được đựng trong lọ thủy tinh nhỏ gọn dễ mang theo đến văn phòng hay khi đi du lịch, công tác. Chưa kể cao thuốc thơm mùi dược liệu, dễ tan trong nước, dễ uống.
  • Tỷ lệ bệnh nhân khỏi bệnh cao: Thống kê tại nhà thuốc cho thấy trên 95% bệnh nhân đã đạt được kết quả, thành công dứt điểm bệnh sau vài tháng kiên trì dùng thuốc. Đặc biệt tỉ lệ tái phát bệnh thấp. Diễn viên Nguyệt Hằng cũng là một trong số những bệnh nhân đã điều trị dứt điểm căn bệnh này nhờ Mề đay Đỗ Minh.

CHI TIẾT: Hành trình và kết quả điều trị bệnh mề đay của diễn viên Nguyệt Hằng

Hoạt động hiệu quả, nhà thuốc Đỗ Minh Đường những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu gần đây nhất là giải thưởng “Top 20 thương hiệu nổi tiếng năm 2020“.

Nổi mẩn ngứa vào ban đêm gây ra những ảnh hưởng nặng nề đến tinh thần, sức khỏe của người bệnh. Chính vì vậy hãy liên hệ đến nhà thuốc Đỗ Minh Đường để được tư vấn, điều trị dứt điểm.

Thông tin liên hệ nhà thuốc: 

  • Hotline: 024 6253 6649 – 0963 302 349 (Hà Nội); 028 3899 1677 – 0938 449 768 (Hồ Chí Minh) để được tư vấn MIỄN PHÍ.
  • Fanpage: https://www.facebook.com/nhathuocdominhduong
  • Website: https://medaydominh.com/ hoặc http://dominhduong.com/ hoặc http://dominhduong.org/

Áp dụng các biện pháp tạm thời giúp giảm ngứa khi nổi mẩn

Khi bị mẩn ngứa về đêm xuất phát từ nhóm các nguyên nhân không gây nhiều nguy hiểm. Mẩn ngứa có thể tự thuyên giảm sau vài ngày mà không cần điều trị. Bạn có thể áp dụng các biện pháp sau giúp giảm cảm giác khó chịu do mẩn ngứa gây ra, đồng thời thúc đẩy bệnh mau lành:

  • Tắm nước ấm 

Bạn có thể đun một số loại lá thuốc nam như trầu không, lá trà xanh, lá khế, lá tía tô… Pha cùng nước lạnh để thu được nước ấm khoảng 32-36 độ C.

Tắm nước ấm giúp cải thiện tình trạng mẩn ngứa về đêm

Các loại lá trên đều có chứa thành phần kháng viêm, chống oxy hóa, thúc đẩy phục hồi mô bị tổn thương. Nước ấm có tác dụng làm giãn lỗ chân lông, thúc đẩy tuần hoàn máu, đào thải độc tố.

  • Chườm lạnh

Nếu cảm giác ngứa ngáy, bỏng rát quá dữ dội, bạn có thể dùng khăn sạch, bọc nước đá rồi chườm lên vùng da nổi mẩn. Chườm lạnh giúp làm dịu kích ứng da.

  • Uống trà thảo dược

Trà gừng mật ong, trà xanh, rau má, râu ngô là những loại thức uống lợi tiểu, kháng viêm, giúp thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố. Uống trà thảo dược giúp an thần, ngủ ngon giấc hơn,  thúc đẩy tình trạng mẩn ngứa do độc tố tích tụ nhanh khỏi.

Các biện pháp trên sẽ giúp kiềm chế phần nào khó chịu do nổi mẩn ngứa vào ban đêm gây ra. Tuy nhiên, chúng chỉ có tác dụng tạm thời, giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực chứ không thể trị tận gốc bệnh.

Lưu ý trong ăn uống, sinh hoạt giúp tránh nổi mẩn ngứa về đêm

Tránh căng thẳng, u uất

Nếu tâm lý không thoải mái, tâm bệnh sẽ biểu hiện thành các triệu chứng về thể chất. Con người không thể tùy tiện thể hiện cảm xúc
tiêu cực. Tuy nhiên, bạn cũng không nên giữ chúng trong lòng quá lâu.

Bạn có thể tâm sự, chia sẻ với người thân, người bạn để tìm kiếm sự đồng cảm, an ủi. Bạn cũng có thể viết vào nhật ký tất cả suy nghĩ của mình. Hãy nghe nhạc, đọc truyện, xem phim, tập thiền để thư giãn.

Bôi kem dưỡng ẩm

Khô da là một trong những nguyên nhân gây nổi mẩn ngứa. Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm có nguồn gốc từ thực vật vừa bảo vệ tế bào da vừa giúp phục hồi da bị thương tổn.

Bôi kem dưỡng ẩm giúp bảo vệ da, phòng nguy cơ nổi mẩn đỏ vào ban đêm

Vệ sinh sạch sẽ khu vực phòng ngủ

Phòng ngủ cần được quét dọn, lau chùi, vệ sinh thường xuyên để tránh các loài côn trùng ẩn nấp. Chăn, màn, ga, gối cần được giặt, phơi khô định kỳ hàng tuần tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi nấm sinh sôi.

Vệ sinh cơ thể sạch sẽ

Hãy đảm bảo cơ thể đã được vệ sinh sạch sẽ trước khi đi ngủ. Mồ hôi, bụi bẩn làm bít tắc lỗ chân lông sẽ khiến bạn dễ bị mẩn ngứa hơn.

Duy trì chế độ ăn uống khoa học

Chú ý uống đủ lượng nước mỗi ngày dù bạn không có cảm giác khát.

Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, chất xơ giúp thúc đẩy tiêu hóa, tăng sức đề kháng.

Hạn chế các nhóm thực phẩm chiên rán, dầu mỡ, cay nóng.

Mặc đồ ngủ rộng rãi, thoáng mát

Lựa chọn những loại trang phục làm từ chất liệu thấm hút mồ hôi, thoáng mát giúp máu lưu thông tốt hơn. Nếu cảm thấy phù hợp, bạn có thể áp dụng phương pháp ngủ nude vào những ngày thời tiết nắng nóng.

Đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm trong phòng

Nhiệt độ phòng từ 28 độ C, độ ẩm 60% là tốt nhất cho cơ thể. Đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm thích hợp khi đi ngủ giúp cơ thể khỏe mạnh, giảm nguy cơ nổi mẩn ngứa về đêm.

Mẩn ngứa vào ban đêm thực sự là kẻ thù của giấc ngủ ngon. Hy vọng những thông tin hữu ích trong bài viết sẽ giúp bạn sớm tìm ra hướng điều trị hiệu quả với những nốt mẩn ngứa đáng ghét này.

THÔNG TIN HỮU ÍCH DÀNH TẶNG BẠN ĐỌC

  • Cách trị mề đay mãn tính tốt nhất và hướng dẫn sử dụng bạn cần biết
  • Cách dùng lá khế chữa mề đay mẩn ngứa an toàn, tiết kiệm

Xem thêm: Huyết trắng có màu đỏ – Lý do chị em cần khám ngay!

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!