Tê tay uống thuốc gì cho tốt? – Lời khuyên từ chuyên gia
Tê tay uống thuốc gì là băn khoăn của mọi người kể cả người đang mắc bệnh lý hay không mắc bệnh do có những ảnh hưởng nghiêm trọng. Để điều trị tê tay chân hiệu quả, người bệnh có thể sử dụng thuốc Tây y hoặc Đông y để điều trị. Cùng tìm hiểu công dụng của các loại thuốc chữa tê bì tay chân trong bài viết dưới đây.
Tê tay là hội chứng khá phổ biến liên quan đến bệnh thần kinh. Có rất nhiều nguyên nhân gây tê bì chân tay do ảnh hưởng của bệnh lý và những yếu tố cơ địa khiến chèn ép lên dây thần kinh và mạch máu gây ra hiện tượng tê, ảnh hưởng đến tuần hoàn máu nuôi dưỡng các cơ.
Các thói quen như nằm nghiêng một bên, nằm gục trên bàn, ít vận động hoặc ngồi lâu tại một tư thế chính là nguyên nhân xuất hiện hiện tượng tê tay. Ngoài ra một chế độ ăn không hợp lý, không thường xuyên bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết như canxi, khoáng chất và các vitamin như vitamin B1, vitamin B6, vitamin B12,…
Người bị tê tay uống thuốc gì hiệu quả?
Cách hiệu quả nhất để điều trị tê tay đó chính là sử dụng thuốc. Người bệnh có thể sử dụng thuốc Tây y theo chỉ định của bác sĩ hoặc tận dụng những nguyên liệu thuốc nam từ tự nhiên phối kết hợp bài thuốc hiệu quả. Vậy mắc bệnh tê tay uống thuốc gì để đẩy lùi bệnh hiệu quả?
Uống thuốc Tây chữa tê tay
Dưới đây là một số loại thuốc thường được đưa vào đơn thuốc điều trị tê tay, tê chân của bác sĩ chuyên khoa:
Tê bì chân tay uống thuốc gì? Thuốc giảm đau nhức Paracetamol
Paracetamol là loại thuốc quen thuộc với những người mắc bệnh xương khớp nói chung và tê bì tay chân nói riêng. Người bệnh chỉ cần sử dụng đúng liều theo chỉ định của bác sĩ sẽ đẩy lùi các cơn đau nhanh chóng.
Đây là loại thuốc có đặc tính giảm đau nhanh mà không làm tổn thương đến hệ tiêu hóa và tim mạch. Paracetamol được sử dụng rộng rãi, mọi đối tượng đều có thể sử dụng từ trẻ em, phụ nữ đến người cao tuổi.
Cách dùng: Sử dụng sau bữa ăn với liều từ 1 – 2 viên (325 – 650mg), mỗi lần uống cách nhau 4 – 6 tiếng.
Công dụng:
- Giảm đau nhức, hạ sốt, trị cảm lạnh
- Giảm triệu chứng tê bì tay chân
Tác dụng phụ:
- Có hiện tượng nổi mề đay, khó thở, sốt nhẹ
- Buồn nôn, dạ dày quặn thắt
- Sưng tấy ở mặt, môi.
Thuốc chống viêm không steroid Diclofenac
Thuốc chống viêm Diclofenac có tác dụng tượng tự như Paracetamol giúp giảm đau, giảm tê cứng và ngăn chặn tình trạng sưng viêm tái phát. Do có một số tác dụng phụ nên người bệnh khi sử dụng thuốc nên tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.
Công dụng:
- Giảm đau, chống viêm, phù hợp với các trường hợp co cứng cơ, bong gân
- Giảm tê nhức tay, chân, giảm đau nửa đầu, hạ sốt
Cách dùng: Sử dụng với liều từ 1 – 4 gram/ngày
Tác dụng phụ: Do tác dụng của thuốc với từng cơ thể là mạnh hay nhẹ, người bệnh sẽ gặp một số tác dụng phụ sau.
- Viêm loét dạ dày
- Rối loạn chuyển hóa máu, thiếu máu
Chống chỉ định: Những đối tượng sau không nên sử dụng Diclofenac.
- Mẫn cảm với thành phần của thuốc
- Bệnh
lý nền về dạ dày, suy gan - Phụ nữ đang ở thai kỳ đầu và cuối
- Có bệnh lý về tim mạch
Người bệnh tê tay uống thuốc gì? – Thuốc giãn cơ Myonal và Mydocalm
Myonal, Mydocalm là hai loại thuốc giãn cơ điển hình được nhiều bác sĩ chỉ định sử dụng với người tê bì chân tay.
Công dụng:
- Cải thiện triệu chứng với các bệnh lý liên quan đến khớp cổ, khớp vai, thắt lưng và hội chứng về tay chân.
- Giảm liệt cứng do tủy, di chứng sau chấn thương, bệnh lý mạch máu não, thoái hóa chèn ép rễ thần kinh gây tê tay.
Liều dùng: Sử dụng 3 viên/ngày, uống vào sáng, trưa, tối
Tác dụng phụ:
- Có cảm giác mệt mỏi, nhức đầu
- Sốc phản vệ khi dùng thuốc
Chống chỉ định:
- Mẫn cảm với thành phần Eperison hydroclorid trong thuốc
- Bệnh nhân có rối loạn chức năng về gan, thận
Tê tay, tê chân uống thuốc gì? – Nhóm thuốc vitamin B (B1, B6, B12)
Vitamin B1, B6, B12 hay còn gọi là nhóm Neurobion là chất cần thiết cho tế bào thần kinh. Khi kết hợp ba loại vitamin nhóm B lại sẽ tăng cường hiệu quả khi điều trị, thúc đẩy quá trình phục hồi các tổn thương ở sợi thần kinh, phục hồi chức năng cơ.
Công dụng:
- Đẩy lùi rối loạn thần kinh ngoại vi như viêm đa dây thần kinh, đau thần kinh tọa, tê vai, cánh tay, đau thần kinh liên sườn, tê bì đầu ngón tay.
- Giảm đau tận sâu trong dây thần kinh
Liều dùng: Sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, uống từ 1 – 3 viên/ngày
Tác dụng phụ:
- Có hiện tượng đi không vững, loạng chạng
- Gây hội chứng lệ thuộc thuốc nếu phụ nữ có thai sử dụng
Chống chỉ định: Người dị ứng với thành phần của thuốc
Ngoài những loại thuốc trên, người mắc bệnh tê tay có thể sử dụng thêm một số nhóm thuốc khác như:
- Thuốc lưu thông khí huyết Hydrocortisol, Novacain: Đây là hai loại thuốc có tác dụng điều trị hiệu quả các bệnh liên quan đễn xương khớp, rối loạn máu, rối loạn tuần hoàn và hệ thống miễn dịch. Những người có các vấn đề về hô hấp, dị ứng, ung thư và các bệnh liên quan đến da và mắt. Trong thuốc có chứa corticosteroid là chất giúp điều hòa huyết áp và giảm hiện tượng tê nhức hiệu quả
- Thuốc bôi ngoài da Voltaren, Emugel: là loại thuốc sử dụng ngoài da giúp điều trị tê nhức, đau, viêm sưng khớp xương. Thuốc điều trị hiệu quả với các tổn thương ở gân, khớp và dây chằng, các chấn thương bên ngoài. Các triệu chứng viêm khớp ở những vị trí gần với da như khớp ngón tay, ngón chân, khớp gối hoặc các hội chứng liên quan đến viêm ở vai, bàn tay, bàn chân, viêm bao hoạt dịch,…
Bài thuốc Đông y chữa tê tay
Tê tay uống thuốc gì hết? Theo Đông y, bệnh tê tay bình thường hay tê tay khi ngủ chủ yếu là do cơ thể suy nhược, khi gặp phải thấp, phong, hàn gây ức chế sinh ra. Do đó người bệnh chỉ cần áp dụng 3 bài thuốc Đông Y dưới đây có thể đẩy lùi triệu chứng an toàn mà không gây ra những tác dụng phụ.
Bài thuốc 1:
- Đẳng sâm: 16 gram
- Bạch truật: 12 gram
- Táo: 12 gram
- Hoài sơn: 12 gram
- Bạch thược: 10 gram
- Bạch chỉ: 10 gram
- Mạch môn: 10 gram
- Quy đầu: 10 gram
- Thần khúc: 10 gram
- Sài hồ: 10 gram
- Bạch linh: 10 gram
- Cát cánh: 9 gram
- Phòng phong: 8 gram
- Biển đậu: 8 gram
- Cam thảo: 6 gram
- Can khương: 4 gram
- Quế chi: 4 gram
Bài thuốc 2:
- Thục địa: 20 gram
- Kê huyết đằng: 16 gram
- Táo nhân: 16 gram
- Bạch thược: 16 gram
- Mộc qua: 12 gram
- Ngưu tất: 12 gram
- Tục đoạn: 12 gram
- Quy đầu: 12 gram
- Kỷ tử: 12 gram
- Tang ký sinh: 12 gram
- Mạch môn: 10 gram
- Xuyên khung: 8 gram
- Trích thảo: 6 gram
Bài thuốc 3:
- Rễ cây xấu hổ: 12 gram
- Sơn thục: 12 gram
- Quýt gai: 12 gram
- Dây đau xương: 12 gram
- Khúc khắc: 12 gram
- Tục đoạn: 12 gram
- Vương tôn: 12 gram
- Kê huyết đằng: 12 gram
Cách thực hiện: Đem tất cả các nguyên liệu vào nồi sắc cùng 3 bát nước, sắc đến khi lượng nước còn ⅔ thì tắt bếp. Sắc uống hàng ngày, mỗi ngày 1 thang.
Tê tay uống thuốc gì? – 5 bài thuốc nam điều trị hiệu quả
Các cây thuốc nam được lưu truyền trong dân gian tương đối lành tính. Người bệnh hoàn toàn có thể tận dụng các nguyên liệu tự nhiên như lá lốt, ngải cứu, gừng, muối để hỗ trợ điều trị bệnh tê tay, tê chân theo cách thực hiện dưới đây:
Sử dụng cây lá lốt chữa tê tay
Lá lốt thường được sử dụng làm gia vị cho các món ăn hàng ngày. Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng, lá lốt còn là một cây thuốc nam chữa hiệu quả các bệnh liên quan đến xương khớp và tê nhức.
Theo y học cổ truyền, trong lá lốt có vị cay, tính ấm có khả năng quy vào các kinh mạch tỳ, vị để giúp giảm đau, trừ phong thấp, giảm tê bì chân tay do lạnh. Ngoài ra, hoạt chất ancaloit trong lá lốt còn giúp kháng viêm, giảm căng thẳng của hệ thần kinh trung ương.
Chuẩn bị: 15 – 20 lá lốt tươi hoặc 5 – 10 gram lá lốt khô.
Cách thực hiện:
- Lá lốt rửa sạch, với lá lốt khô có thể ngâm cho lá lốt nở ra.
- Cho lá lốt vào ấm sắc cùng với 2 bát nước
- Đun sôi nước lá lốt với lửa nhỏ đến khi lượng nước trong ấm sắc còn ½ thì tắt bếp
- Lọc lấy nước và sử dụng khi còn ấm
- Người bệnh sắc uống trong ngày sau khi ăn và nên thực hiện theo đúng liệu trình ít nhất 10 ngày để thấy được hiệu quả điều trị.
Ngoài bài thuốc uống, người bệnh có thể sử dụng lá lốt để ngâm chân giúp lưu thông tuần hoàn máu rất tốt, giảm tê bì tay chân và giúp người bệnh ngủ ngon hơn.
Tê nhức chân tay nên uống thuốc gì? Sử dụng ngải cứu trắng
Ngải cứu là vị thuốc nam dễ kiếm, dễ sử dụng và cho hiệu quả điều trị không ngờ.
Chuẩn bị:
- Ngải cứu: 30 gram
- Cỏ xước: 30 gram
- Lá lốt: 30 gram
Cách thực hiện:
- Đem các nguyên liệu rửa sạch sau đó sắc dùng 3 bát nước
- Đun với lửa nhỏ đến khi lượng nước trong ấm chỉ còn lại khoảng 2 bát nước thì tắt bếp
- Lọc lấy phần nước và sử dụng trực tiếp trong ngày
Bên cạnh bài thuốc uống từ lá lốt, dân gian còn truyền tay nhau bài thuốc đắp từ ngải cứu và muối hột mỗi khi bị tê tay chân. Do trong ngài cứu có tính ấm kết hợp cùng nhiệt ấm từ muối khiến các động mạnh giãn nở, máu lưu thông dễ dàng hơn, từ đó làm các cơn tê bì tay chân thuyên giảm.
Bị tê tay chân uống thuốc gì? Bột quế
Tinh chất trong bột quế chủ yếu là mangan, kali, và các vitamin nhóm B nên được nhiều người bệnh sử dụng vì công dụng hiệu quả và tính tiện dụng của chúng.
Cách thực hiện: Lấy 1 thìa cà phê bột quế hòa trong 1 cốc nước ấm. Uống trực tiếp bột quế hàng ngày, mỗi ngày một cốc.
Cây xấu hổ
Cây xấu hay cây trinh nữ là loại dược liệu có vị ngọt, tính hàn có công dụng giảm đau, kháng viêm, điều trị đau nhức xương khớp, tê bì chân tay và giúp người bệnh an thần, mang đến giấc ngủ ngon hơn.
Người bệnh có thể lựa chọn 1 trong 3 cách dưới đây để điều trị cho bệnh tê tay:
Cách 1:
- Chuẩn bị 20 – 30 gram cây xấu hổ đem đi tẩm rượu
- Đem dược liệu vào ấm sắc cùng 400ml nước sạch
- Đun với lượng nhiệt vừa đủ đến khi ấm cạn còn khoảng 100ml thì tắt bếp
- Gạt bỏ phần xác dược liệu lấy phần nước, chia làm 2 lần uống, sử dụng trong ngày
Cách 2:
- Chuẩn bị: 20 gram rễ cây xấu hổ, 20 gram rễ bưởi bung, 10 gram rễ cây cam thảo dây, 10 gram đinh lăng, 20 gram cúc tần
- Đem tất cả các nguyên liệu cho vào ấm sắc sắc lấy nước uống, sử dụng 2 lần/ngày, mỗi ngày 1 thang sẽ có hiệu quả đáng kể trong điều trị bệnh
Cách 3: Đem rễ đinh lăng hoặc các vị của bài thuốc trên ngâm cùng rượu, ủ trong vòng 1 tháng có thể đem ra sử dụng. Mỗi ngày người bệnh lấy ra 1 chén rượu nhỏ uống sẽ có công dụng giảm tê bì đáng kể.
Sử dụng hạt đu đủ
Hạt đu đủ là vị thuốc có công dụng hiệu quả chữa tê tay, tê chân. Nếu sử dụng hạt đu đủ trực tiếp sẽ không tốt cho sức khỏe mà người bệnh cần chế biến kỹ lưỡng thì phát phát huy hiệu quả của nó.
Chuẩn bị: 1 quả đu đủ vừa, 30 gram mễ nhân sống
Cách thực hiện:
- Đu đủ gọt vỏ, tách ra lấy phần hạt bên trong
- Hạt đu đủ rửa sạch, sát bỏ màng trắng bên ngoài sau đó để ráo nước
- Cho tất cả các nguyên liệu trên đun cùng với 1 bát nước và một thìa đường trắng
- Đun đến khi hạt mễ nhân chín, lọc lấy phần nước và sử dụng
- Uống trong ngày tránh để đến ngày hôm sau, bảo quản trong tủ lạnh nếu không dùng.
Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng gừng tươi để điều trị. Gừng vừa là một gia vị trong món ăn hàng ngày vừa là một loại thuốc nam hiệu quả trong chữa bệnh xương khớp, chứng tê bì tay, chân, viêm khớp,…
Trong gừng có chứa hoạt chất shogaol, gingerol và zingiberene giúp co giãn mạch máu, đẩy máu tuần hoàn đến tay và chân để giảm cảm giác tê nhức. Người bệnh có thể sử dụng gừng để đắp lên vị trí tê sẽ có tác dụng rõ rệt trong vài giờ.
Những lưu ý khi sử dụng thuốc chữa tê tay
Tê tay, tê chân không phải là hiện tượng nguy hiểm đến tính mạng nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống người bệnh. Dù sử dụng thuốc Đông y hay Tây y trong điều trị người bệnh cũng nên tìm hiểu trước và kết hợp những phương pháp khác để thuốc phát huy hiệu quả tối đa.
Dưới đây là những lời khuyên đặc biệt dành cho người bệnh tê nhức chân tay:
- Với thuốc Tây y do tác dụng làm giảm các triệu chứng chứ không trị tận gốc nên người bệnh cần sử dụng đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ, tránh sử dụng quá liều hoặc tự ý tăng liều dẫn đến hiện tượng lạm dụng thuốc.
- Nếu cơ thể có dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc Tây y, Đông y cần tham khảo ý kiến trước khi sử dụng.
- Thuốc Đông y cho hiệu quả lâu hơn nên người bệnh cần kiên trì sử dụng trong một thời gian dài
- Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh nên tăng cường vận động cơ thể, tránh ngồi lâu một chỗ. Với người làm việc văn phòng hay các công việc phải ngồi nhiều, không vận động cần dành ra 30 – 60 phút hàng ngày để tập luyện, chia nhỏ thời gian hoặc kết hợp với hoạt động hàng ngày.
- Tham gia các bộ môn thể thao nhẹ nhàng như bơ
i lội, yoga, dưỡng sinh,… - Luôn giữ tâm lý thoải mái tránh căng thẳng dẫn đến chèn ép lên rễ thần kinh.
- Kiểm soát tốt cân nặng cơ thể
- Có chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung thực phẩm giàu omega 3, canxi, magie và các vitamin tốt cho sức khỏe xương khớp
- Người bệnh tê bì chân, tay nên thường xuyên thăm khám bác sĩ.
Trên đây là những thông tin hữu ích để trả lời cho câu hỏi “tê tay uống thuốc gì?”. Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo cho người bệnh. Điều quan trọng là ngay khi xuất hiện các triệu chứng tê bất thường, bệnh nhân nên khám và điều trị sớm, tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra.
Xem thêm: Thoái hóa đốt sống cổ uống thuốc gì tốt nhất? – Gợi ý 14 loại thuốc hiệu quả
Tin mới nhất
- Thanh lọc cơ thể bằng nước muối có hoàn toàn tốt cho sức khỏe?
- Ăn tỏi có tác dụng gì cho nam giới?
- Phương pháp vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
- Viên uống trắng da NuBest White có tốt không? Giá bao nhiêu?
- Viêm xoang cấp tính: Dấu hiệu nhận biết và cách chữa dứt điểm
- Sốt
- Giá của nấm lim xanh rừng và cách phân biệt nấm lim rừng thật đúng
- Tiền tăng huyết áp có phải là tình trạng báo động?
- Top 4 Điều Cần Biết Về Nấm Linh Chi Sừng Hươu Hàn Quốc, Nhật Bản, Sapa
- Cây Bạc Hà: Bài thuốc chữa bách bệnh trong dân gian
Video
- TIN TỨC UNG THƯ Trà Atiso chữa mất ngủ có thực sự hiệu quả?
- TIN TỨC UNG THƯ Tại sao bị đau dạ dày trong đêm? Cách trị dứt điểm
- TIN TỨC UNG THƯ Trái cây cho người tiểu đường: Chọn sao cho đúng đây?
- TIN TỨC UNG THƯ Đông trùng hạ thảo dạng viên – Công dụng, cách dùng và top 5 sản phẩm tốt nhất hiện nay