Tiền tăng huyết áp có phải là tình trạng báo động?

Tiền tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu (số trên) trong máy đo huyết áp nằm từ 120 mmHg-139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương (số dưới) nằm từ 80 mmHg-89 mmHg.

Tiền tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu (số trên) trong máy đo huyết áp nằm từ 120 mmHg-139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương (số dưới) nằm từ 80 mmHg-89 mmHg.

Tiền tăng huyết áp là một dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp trong tương lai. Huyết áp cao làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ, bệnh mạch vành, suy tim và suy thận. Dù hiện nay vẫn chưa có cách chữa trị cho bệnh tăng huyết áp, nhưng có điều trị bằng chế độ ăn uống, thói quen lối sống và dùng thuốc.

Ai có nguy cơ bị tiền tăng huyết áp?

Chúng ta đều biết rằng bắt đầu từ 115/75 mmHg, cứ hễ tâm thu tăng 20 số hoặc tâm trương tăng 10 số thì nguy cơ bị đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim của người ở độ tuổi từ 40-70 tăng gấp đôi. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có khoảng 17,5 triệu người tử vong do các bệnh liên quan đến tim mạch và số bệnh nhân tim mạch ngày càng nhiều hơn.

Trong khi đó, theo dự báo của Hội tim mạch Việt Nam, đến năm 2017, Việt Nam sẽ có 1/5 dân số mắc bệnh tim mạch và tăng huyết áp. Đặc biệt, trong những năm gần đây, bệnh lý tăng huyết áp đang được trẻ hóa với rất nhiều đối tượng trong độ tuổi lao động. Tại Việt Nam, tỷ lệ tăng huyết áp ở những người từ 25 tuổi trở lên chiếm 25,1%.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người thờ ơ, chủ quan và thiếu quan tâm đến sức khoẻ tim mạch của mình. Theo thống kê của Hội tim mạch, nếu tại thời điểm 1980, tỉ lệ mắc bệnh tim mạch ở tuổi 50 trở lên chỉ ở mức 11%, thì đến năm 2009, tỷ lệ này lên đến 25% và độ tuổi mắc từ 22 tuổi trở lên.

Những người bị tiền tăng huyết áp có nguy cơ cao hơn mắc các bệnh lý tim mạch khác. Những yếu tố nguy cơ như cholesterol cao, béo phì và tiểu đường, được tìm thấy ở những người mắc tiền tăng huyết áp nhiều hơn ở những người có huyết áp bình thường.

Tiền tăng huyết áp có phải là một kết quả của lão hóa?

Nhiều người nghĩ rằng tăng huyết áp là do sự lão hóa, nhưng các chuyên gia khẳng định điều ngược lại.

Tiền tăng huyết áp là một dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp trong tương lai. Huyết áp cao làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ, bệnh mạch vành, suy tim và suy thận. Dù hiện nay vẫn chưa có cách chữa trị cho bệnh tăng huyết áp, nhưng có điều trị bằng chế độ ăn uống, thói quen lối sống và dùng thuốc.

Ai có nguy cơ bị tiền tăng huyết áp?

Chúng ta đều biết rằng bắt đầu từ 115/75 mmHg, cứ hễ tâm thu tăng 20 số hoặc tâm trương tăng 10 số thì nguy cơ bị đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim của người ở độ tuổi từ 40-70 tăng gấp đôi. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có khoảng 17,5 triệu người tử vong do các bệnh liên quan đến tim mạch và số bệnh nhân tim mạch ngày càng nhiều hơn.

Trong khi đó, theo dự báo của Hội tim mạch Việt Nam, đến năm 2017, Việt Nam sẽ có 1/5 dân số mắc bệnh tim mạch và tăng huyết áp. Đặc biệt, trong những năm gần đây, bệnh lý tăng huyết áp đang được trẻ hóa với rất nhiều đối tượng trong độ tuổi lao động. Tại Việt Nam, tỷ lệ tăng huyết áp ở những người từ 25 tuổi trở lên chiếm 25,1%.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người thờ ơ, chủ quan và thiếu quan tâm đến sức khoẻ tim mạch của mình. Theo thống kê của Hội tim mạch, nếu tại thời điểm 1980, tỉ lệ mắc bệnh tim mạch ở tuổi 50 trở lên chỉ ở mức 11%, thì đến năm 2009, tỷ lệ này lên đến 25% và độ tuổi mắc từ 22 tuổi trở lên.

Những người bị tiền tăng huyết áp có nguy cơ cao hơn mắc các bệnh lý tim mạch khác. Những yếu tố nguy cơ như cholesterol cao, béo phì và tiểu đường, được tìm thấy ở những người mắc tiền tăng huyết áp nhiều hơn ở những người có huyết áp bình thường.

Tiền tăng huyết áp có phải là một kết quả của lão hóa?

Nhiều người nghĩ rằng tăng huyết áp là do sự lão hóa, nhưng các chuyên gia khẳng định điều ngược lại.

Một số bộ phận trên thế giới có ít khả năng tăng huyết áp kể cả khi già đi. Một số người Mexico, Nam Thái Bình Dương, và các nhóm người khác trên thế giới ăn rất ít muối. Các nhóm này rất ít khi tăng huyết áp khi tuổi cao.

Có cách điều trị cho tiền tăng huyết áp không?

Tiền tăng huyết áp là một dấu hiệu cảnh báo bạn đang có nguy cơ bị tăng huyết áp. Tùy thuộc huyết áp và các rủi ro mắc bệnh tim, bạn có thể chỉ cần điều chỉnh lối sống sinh hoạt hằng ngày. Dưới đây là một số cách giúp bạn kiểm soát tiền tăng huyết áp:

Giảm cân nếu bạn đang thừa cân

Thừa cân làm tăng nguy cơ tăng huyết áp. Tuy nhiên, giảm cân có thể làm giảm tăng huyết áp. Nghiên cứu cho thấy rằng giảm cân có thể ngăn ngừa tăng huyết áp đến 20% ở những người thừa cân và tiền tăng huyết áp.

Chú ý chế độ ăn uống và tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục giúp bạn giảm cân, đồng thời giúp giảm huyết áp.

Bên cạnh đó, đừng quên ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc, cá và sữa ít chất béo. Nghiên cứu cho thấy tăng huyết áp có thể hạ và ngăn ngừa bằng chế độ ăn DASH. Chế độ ăn uống này thường ít natri nhưng giàu kali, magiê, canxi, protein, và chất xơ.

Giảm bớt khẩu phần muối/natri

Một chế độ ăn nhiều natri (muối) có thể làm tăng huyết áp. Một chế độ ăn ít natri giúp giảm hoặc ngăn chặn tăng huyết áp. Hãy đặt mục tiêu dùng ít hơn 2.300 mg natri mỗi ngày (khoảng 1 thìa cà phê muối ăn).

Ăn các loại thực phẩm ít chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và cholesterol

Chế độ ăn giàu chất béo bão hòa (thịt và chất béo sữa), chất béo chuyển hóa (một số bơ thực vật, các món ăn vặt, và bánh ngọt) và cholesterol (thịt nội tạng, sữa có nhiều chất béo, lòng đỏ trứng) có thể gây béo phì, bệnh tim, và ung thư.

Một số bộ phận trên thế giới có ít khả năng tăng huyết áp kể cả khi già đi. Một số người Mexico, Nam Thái Bình Dương, và các nhóm người khác trên thế giới ăn rất ít muối. Các nhóm này rất ít khi tăng huyết áp khi tuổi cao.

Có cách điều trị cho tiền tăng huyết áp không?

Tiền tăng huyết áp là một dấu hiệu cảnh báo bạn đang có nguy cơ bị tăng huyết áp. Tùy thuộc huyết áp và các rủi ro mắc bệnh tim, bạn có thể chỉ cần điều chỉnh lối sống sinh hoạt hằng ngày. Dưới đây là một số cách giúp bạn kiểm soát tiền tăng huyết áp:

Giảm cân nếu bạn đang thừa cân

Thừa cân làm tăng nguy cơ tăng huyết áp. Tuy nhiên, giảm cân có thể làm giảm tăng huyết áp. Nghiên cứu cho thấy rằng giảm cân có thể ngăn ngừa tăng huyết áp đến 20% ở những người thừa cân và tiền tăng huyết áp.

Chú ý chế độ ăn uống và tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục giúp bạn giảm cân, đồng thời giúp giảm huyết áp.

Bên cạnh đó, đừng quên ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc, cá và sữa ít chất béo. Nghiên cứu cho thấy tăng huyết áp có thể hạ và ngăn ngừa bằng chế độ ăn DASH. Chế độ ăn uống này thường ít natri nhưng giàu kali, magiê, canxi, protein, và chất xơ.

Giảm bớt khẩu phần muối/natri

Một chế độ ăn nhiều natri (muối) có thể làm tăng huyết áp. Một chế độ ăn ít natri giúp giảm hoặc ngăn chặn tăng huyết áp. Hãy đặt mục tiêu dùng ít hơn 2.300 mg natri mỗi ngày (khoảng 1 thìa cà phê muối ăn).

Ăn các loại thực phẩm ít chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và cholesterol

Chế độ ăn giàu chất béo bão hòa (thịt và chất béo sữa), chất béo chuyển hóa (một số bơ thực vật, các món ăn vặt, và bánh ngọt) và cholesterol (thịt nội tạng, sữa có nhiều chất béo, lòng đỏ trứng) có thể gây béo phì, bệnh tim, và ung thư.

Ăn nhiều thực vật hoặc ăn chay

Thêm các thực phẩm giàu protein đậu nành vào chế độ ăn uống. Tăng khẩu phần trái cây và rau quả bằng cách thêm vào bữa ăn. Bạn có thể thêm một phần trái cây vào giờ ăn trưa. Sau đó, thêm một phần rau trong bữa ăn.

Uống rượu bia có điều độ

Uống rượu quá nhiều có thể làm tăng huyết áp. Không uống quá hai ly một ngày đối với nam giới, và một ly một ngày đối với phụ nữ.

Kiểm tra huyết áp thường xuyên

Bạn nên thường xuyên theo dõi chỉ số huyết áp của mình và báo ngay cho bác sĩ nếu chỉ số huyết áp của bạn cao hơn bình thường.

Bạn có thể theo dõi huyết áp khi đi khám bác sĩ hoặc đo tại nhà. Nếu không, bạn có thể dùng máy đo huyết áp tại tiệm thuốc địa phương, tiệm tạp hóa hoặc hoặc trạm cứu hỏa. Nói chuyện với bác sĩ về huyết áp của bạn và lấy lời khuyên về chế độ ăn uống, tập luyện giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp.

Ăn nhiều thực vật hoặc ăn chay

Thêm các thực phẩm giàu protein đậu nành vào chế độ ăn uống. Tăng khẩu phần trái cây và rau quả bằng cách thêm vào bữa ăn. Bạn có thể thêm một phần trái cây vào giờ ăn trưa. Sau đó, thêm một phần rau trong bữa ăn.

Uống rượu bia có điều độ

Uống rượu quá nhiều có thể làm tăng huyết áp. Không uống quá hai ly một ngày đối với nam giới, và một ly một ngày đối với phụ nữ.

Kiểm tra huyết áp thường xuyên

Bạn nên thường xuyên theo dõi chỉ số huyết áp của mình và báo ngay cho bác sĩ nếu chỉ số huyết áp của bạn cao hơn bình thường.

Bạn có thể theo dõi huyết áp khi đi khám bác sĩ hoặc đo tại nhà. Nếu không, bạn có thể dùng máy đo huyết áp tại tiệm thuốc địa phương, tiệm tạp hóa hoặc hoặc trạm cứu hỏa. Nói chuyện với bác sĩ về huyết áp của bạn và lấy lời khuyên về chế độ ăn uống, tập luyện giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp.

Xem thêm: Công dụng và cách chế biến quả bầu

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!