Thoát vị đĩa đệm cổ: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị nhanh chóng

Thoát vị đĩa đệm cổ – bệnh lý xương khớp với các biểu hiện đặc trưng tại vùng cổ, vai gáy và chi trên. Nếu tình trạng này không được xử lý kịp thời có thể để lại nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Chủ động tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng của tình trạng này sẽ giúp người bệnh có cách điều trị phù hợp. Mọi thông tin về bệnh sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.

ĐỪNG BỎ LỠ: NSƯT Trần Đức và BÍ QUYẾT chăm sóc sức khỏe xương khớp ở tuổi 70

Thoát vị đĩa đệm cổ – bệnh lý xương khớp nguy hiểm

Thoát vị đĩa đệm cổ là bệnh gì? Các cấp độ bệnh

Về giải phẫu, cột sống được cấu tạo từ các đốt sống, ở giữa các đốt sống này là các đĩa đệm. Đĩa đệm có tác dụng như bộ phận giảm xóc và giảm sự ma sát trong quá trình vận động, di chuyển.

Thoát vị đĩa đệm cổ là tình trạng tổn thương đĩa đệm tại các đốt sống cổ, gây ra các triệu chứng đau nhức đặc trưng ở người bệnh. Khi đó, lượng nhân nhầy thoát ra ngoài, chèn ép lên dây thần kinh đốt sống cổ, gây đau nhức, mỏi vùng vai gáy.

Bệnh lý xương khớp này có thể gặp ở mọi đối tượng không phân biệt giới tính nhưng phổ biến nhất ở lứa tuổi 30-50. Đặc biệt, nhóm đối tượng sau luôn có nhiều nguy cơ mắc bệnh này:

  • Người cao tuổi mắc thoát vị đĩa đệm cổ do quá trình lão hóa tự nhiên
  • Người từng bị chấn thương ở cổ, tổn thương đến cột sống
  • Người có tính chất công việc nặng nhọc, thường xuyên phải khuân vác nặng
  • Người làm việc văn phòng, thường xuyên ngồi máy tính, ít vận động
  • Người có dị tật bẩm sinh tại cột sống
  • Người ít tập luyện thể thao, ít vận động, ăn uống thiếu dinh dưỡng

Thoát vị đĩa đệm cổ được chia thành nhiều cấp độ, dựa vào đó bác sĩ có thể tư vấn cách điều trị phù hợp nhất. Mức độ triệu chứng cũng nặng dần theo từng cấp độ, cụ thể có thể chia bệnh lý này thành 4 mức như sau:

  • Cấp độ 1: Các biểu hiện còn nhẹ, chưa rõ ràng nên người bệnh thường chủ quan ở cấp độ này. Khớp cổ cứng, mỏi, khó di chuyển, nhói đau mỗi khi cúi xuống là những biểu hiện đặc trưng. Nếu không điều trị đúng cách, lâu ngày cơn đau sẽ lan rộng xuống vai gáy và gây nhức mỏi nhiều hơn.
  • Cấp độ 2: Cơn đau bắt đầu xuất hiện nhiều hơn, thành từng cơn nhưng chưa rõ ràng. Người bệnh gặp khó khăn trong cử động ở cổ và vai gáy, rất dễ bị vẹo cổ.
  • Cấp độ 3: Ở mức độ này, người bệnh bị đau nhức nhiều và thường xuyên hơn, có khuynh hướng lan rộng xuống hai bả vai. Đồng thời, cấp độ này cũng biểu hiện rõ ràng hơn với triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, nấc cụt, giảm sự tập trung khi hoạt động,…
  • Cấp độ 4: Đây còn được gọi là cấp độ mãn tính với các triệu chứng kéo dài dai dẳng và tần suất thường xuyên hơn. Khả năng vận động vùng cổ bị hạn chế rõ ràng thậm chí có thể ảnh hưởng đến cả cột sống. Ở giai đoạn này, người bệnh thường chỉ có thể áp dụng các biện pháp bảo tồn và duy trì, khó có thể chữa trị dứt điểm

Nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm cổ

Chưa có nguyên nhân cụ thể nào được xác định liên quan đến bệnh thoát vị đĩa đệm cổ. Các chuyên gia y tế cho rằng, bệnh lý xương khớp này chủ yếu liên quan đến thói quen sinh hoạt cũng như các yếu tố chủ quan, khách quan khác từ phí người bệnh. 

Theo Thầy thuốc ưu tú, BSCKII Lê Phương (Giám đốc chuyên môn Tổ hợp y tế cổ truyền biện chứng Quân Dân 102) một số nguyên nhân chủ yếu gây bệnh như sau:

  • Thói quen sinh hoạt không tốt: Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh lý xương khớp thường liên quan đến thói quen xấu trong sinh hoạt. Ngồi sai tư thế, lười vận động, ngồi máy tính trong thời gian kéo dài,… đều là những hành động dễ dẫn đến thoát vị đĩa đệm cổ nói riêng và các bệnh lý khác về cột sống nói chung.
Ngồi máy tính nhiều cũng là nguyên nhân gây bệnh
  • Ảnh hưởng của tuổi tác: Tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc các bệnh lý xương khớp càng tăng. Do khi bước vào tuổi trung niên (trên 40 tuổi), xương khớp của mỗi người bắt đầu có dấu hiệu lão hóa. Khi đó, xương khớp dễ bị tổn thương và hồi phục cũng khó hơn người trẻ tuổi.
  • Do di truyền: Nhiều nhận định cho rằng, thoát vị đĩa đệm có liên quan đến yếu tố di truyền. Nguyên nhân này có thể liên quan đến biến đổi gen, gây rối loạn miễn dịch và gây bệnh xương khớp. Trong gia đình nếu có người thân mắc các bệnh thoát vị đĩa đệm thì tỷ lệ mắc của người đó sẽ cao hơn.
  • Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo: Ăn uống thiếu chất, đặc biệt nhóm vi chất cần thiết cho xương như canxi khiến nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm cao hơn. Nguyên nhân này chính là nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh lý xương khớp này đang có nguy cơ trẻ hóa, gặp nhiều ở người trẻ với chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học.
  • Do chấn thương: Đây được coi là nhóm nguyên nhân khách quan, không lường trước được. Ảnh hưởng do tai nạn không mong muốn, chấn thương trong hoạt động thể thai, tai nạn giao thông,…để lại di chứng tại cột sống và gây thoát vị đĩa đệm. 

Dấu hiệu đặc trưng nhận biết thoát vị đĩa đệm cổ 

Thoát vị đĩa đệm cổ ở giai đoạn đầu có biểu hiện không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với cơn đau nhức thông thường, thay đổi thời tiết,… Do đó, người bệnh thường chủ quan và bỏ qua những triệu chứng này.

Cần cảnh giác nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu đặc trưng sau đây:

  • Đau mỏi vai gáy: Lượng nhân nhầy thoát ra khỏi đĩa đệm chèn ép lên hệ thống dây thần kinh khiến người bệnh đau nhức, mỏi vai gáy. Cơn đau ban đầu xuất hiện không rõ ràng, mức độ nhẹ nhưng tăng dần cấp độ nếu không điều trị kịp thời. Cơn đau có thể lan xuống cả hai cánh tay, vùng đầu và hai mắt.
  • Tê bì, ngứa ngáy tay chân: Cùng với cảm giác đau nhức, người bệnh bị tê ngứa khắp vùng vai gáy, hai cánh tay và có thể lan xuống toàn thân. 
  • Khó xoay cổ: Người bệnh bị cứng cổ, gặp khó khăn trong việc cử động vùng cổ, khó cúi đầu hoặc xoay sang hai bên. Có thể nhận thấy triệu chứng này rõ ràng hơn vào buổi sáng khi mới ngủ dậy. 
  • Hạn chế sự vận động: Các triệu chứng diễn tiến trong thời gian dài ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Khi đó, người bệnh gặp khó khăn trong các cử động tay (ví dụ như vươn tay, đưa tay lên cao;….). Thậm chí, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến cả khả năng di chuyển, gây căng cứng cơ bắp.
  • Một số biểu hiện khác: Ngoài các biểu hiện đặc trưng trên, người bệnh bị thoát vị đĩa đệm cổ còn gặp một số triệu chứng khác như căng tức lồng ngực, mệt mỏi, dáng đi xiêu vẹo, chân tay mất sức lực,…

Tùy mức độ và thể trạng mỗi người mà có những triệu chứng đặc trưng khác nhau. Để có chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên đi thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán và hướng dẫn điều trị đúng cách.

Thoát vị đĩa đệm cổ có nguy hiểm không? Biến chứng thường gặp

Các bệnh lý xương khớp nói chung tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động của người mắc. Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn khởi phát có thể áp dụng các biện pháp điều trị dứt điểm. Khi đó, bệnh này không quá nguy hiểm và không ảnh hưởng nhiều đến khả năng vận động trong tương lai.

Tuy nhiên, một số trường hợp nặng sẽ để lại nhiều mối nguy hại cho sức khỏe, không chỉ liên quan đến xương khớp mà còn ảnh hưởng đến hệ thống các cơ quan khác. Đặc biệt, bệnh càng dễ diễn tiến nghiêm trọng nếu xuất hiện ở bệnh nhân bị tim mạch, tiểu đường, mắc các bệnh lý về thận,…

Một số biến chứng nguy hiểm cần cảnh giác với bệnh lý này như sau:

  • Yếu cơ, teo tay chân: Đĩa đệm bị thoát vị gây chèn ép lên rễ thần kinh khiến người bệnh bị tê nhức tay chân. Trước hết, biểu hiện này gây hạn chế các hoạt động và nếu diễn tiến kéo dài có thể làm teo tay chân. Người bệnh cảm nhận rõ ràng một hoặc cả hai tay chân đều có kích thước nhỏ hơn.
Bệnh diễn tiến kéo dài tác động nghiêm trọng đến khả năng vận động của người mắc
  • Thiếu máu não: Chèn ép dây thần kinh ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tuần hoàn máu và gây thiếu máu lên não. Khi đó, người mắc thường xuyên bị đau nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt,….
  • Liệt nửa người/bại liệt: Biến chứng nguy hiểm nhất phải kể đến liệt nửa người hoặc bại liệt. Khi đó, người bệnh không thể tự thực hiện  các hoạt động cá nhân mà phải phụ thuộc hoàn toàn vào người khác. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà tác động tiêu cực đến yếu tố tâm lý người bệnh.

Để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm cổ, người bệnh nên chủ động đi thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa xương khớp càng sớm càng tốt.

Cách điều trị thoát vị đĩa đệm cổ dứt điểm

Vậy, điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cổ như thế nào là hiệu quả? Với bệnh lý xương khớp nói chung, muốn có cách điều trị phù hợp đòi hỏi người bệnh phải đi khám tại các cơ sở chuyên khoa phù hợp. Mỗi mức độ bệnh sẽ có cách chữa trị riêng và người bệnh phải tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm của bác sĩ trong thời gian kéo dài. 

TIN HỮU ÍCH: Phương pháp ĐÔNG Y CÓ BIỆN CHỨNG – Giải pháp tối ưu, TIẾT KIỆM THỜI GIAN trong điều trị thoát vị đĩa đệm

Phương pháp chẩn đoán thoát đĩa đệm cổ

Để xác định cụ thể tình trạng thoát vị đĩa đệm cổ cần phương pháp chẩn đoán hiện đại phù hợp. Ban đầu, bác sĩ chuyên khoa sẽ thăm khám lâm sàng và hỏi đáp với người bệnh. Thông qua đánh giá ban đầu về vị trí đau nhức, tính chất cơn đau, tần suất đau,… sẽ đưa ra kết luận sơ bộ. Đồng thời chỉ định thêm một số xét nghiệm và chụp chiếu khác như:

  • Chụp X-quang: Phương pháp chụp chiếu thông thường, hay được chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý xương khớp nói chung. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ nhận định được vị trí thoát vị và các hình ảnh bất thường khác.
  • Chụp bao rễ thần kinh: Với phương pháp này, có thể xác định hình ảnh thoát vị đĩa đệm cổ qua hình ảnh ống sống và lỗ tiếp hợp. Tuy nhiên, nếu áp dụng riêng biệt cách chẩn đoán hình ảnh này rất khó để phân biệt được chèn ép do các nguyên nhân khác gây ra.
  • Chụp MRI: Phương pháp chẩn đoán được đánh giá là cho kết quả chính xác và cụ thể nhất về các bệnh lý xương khớp. Đồng thời, bác sĩ cũng có thể nhận định được sự thương tổn có lan ra các khu vực xung quanh hay chưa.

Kết hợp các kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất với tình trạng của người bệnh.

Thoát vị đĩa đệm cổ uống thuốc Tây y trị bệnh dứt điểm

Đa số người bệnh sẽ lựa chọn phương pháp Tây y để điều trị bệnh. Thực tế, không có loại thuốc Tây nào đặc trị bệnh thoát vị đĩa đệm cổ. Phác đồ điều trị với Tây y chủ yếu bao gồm các nhóm thuốc giảm đau, kháng viêm giúp người bệnh cải thiện triệu chứng. Đồng thời, người bệnh phải kết hợp với các biện pháp duy trì, rèn luyện khác mới đem lại hiệu quả.

Thăm khám y tế để có phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm cổ hiệu quả

Thuốc Tây y có nhược điểm là tiềm ẩn nguy cơ gây tác dụng phụ nếu dùng trong thời gian kéo dài. Để hạn chế tình trạng này, người bệnh phải dùng thuốc theo đúng liều lượng đã kê trong đơn. Một số loại thuốc thường chỉ định như sau:

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol (dạng viên nén hoặc dạng sủi); Ibuprofen; Naproxen;…
  • Thuốc kháng viêm: Meloxicam; Diclofenac;….chỉ định dùng kết hợp với thuốc giảm đau để nâng cao hiệu quả điều trị.
  • Thuốc ức chế COX-2: Celecoxib; Rofecoxib; Etoricoxib;….chỉ định nếu người bệnh đau nhức dữ dội tại vai gáy, đầu, cổ,…

Các loại thuốc có thể dùng theo đường uống hoặc đường tiêm, tùy thuộc chỉ định của bác sĩ và tình trạng của người bệnh. 

THAM KHẢO:

TOP 12 thuốc thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất hiện nay

Cải thiện triệu chứng bằng các biện pháp tại nhà

Nếu phát hiện thoát vị đĩa đệm cổ từ giai đoạn đầu, người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng một số mẹo điều trị tại nhà. Cần lưu ý không lạm dụng mẹo này nếu không thấy hiệu quả và có thể kết hợp với các biện pháp điều trị bằng thuốc khác. Nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng.

Một số phương pháp cải thiện triệu chứng tại nhà như sau:

  • Chườm nóng/lạnh: Người bệnh có thể áp dụng các biện pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh tại nhà để giảm đau nhức vùng cổ, vai gáy. Có thể dùng túi chườm có sẵn hoặc tự chế với khăn vải và nước ấm/nước đá đựng trong chai. Chú ý kiểm soát nhiệt độ, tránh gây bỏng nếu dùng nước nóng. Đồng thời, khi chườm nên di chuyển xung quanh vùng cổ, không giữ nguyên một chỗ quá lâu.
  • Các bài tập nhẹ nhàng: Áp dụng các bài tập nhẹ nhàng cũng là một gợi ý cho người bệnh bị thoát vị đĩa đệm cổ. Đơn giản nhất, người bệnh chỉ cần thực hiện động tác xoay cổ sang trái phải, ra đằng trước và sau hàng ngày. Mỗi ngày thực hiện 5-10 lần cho đến khi cảm giác các cơ vùng cổ được thư giãn và thả lỏng.
  • Xoa bóp: Kết hợp tự xoa bóp sẽ giúp người bệnh cải thiện các cơn đau nhức ở cổ rất hiệu quả. Đồng thời, xoa bóp nhẹ nhàng thường xuyên kích thích quá trình lưu thông máu, cải thiện cả tình trạng đau đầu (nếu có)>

Mẹo điều trị tại nhà này đòi hỏi người bệnh phải kiên trì áp dụng trong thời gian kéo dài và thực hiện đúng cách. Không lạm dụng nếu nhận thấy biểu hiện bệnh có dấu hiệu nặng lên và gây khó chịu nhiều hơn.

Bài thuốc Đông y ĐẶC TRỊ thoát vị đĩa đệm cổ kết hợp thăm khám bằng Y HỌC HIỆN ĐẠI

Theo ghi chép của tài liệu về y học cổ truyền, chứng bệnh thoát vị đĩa đệm cổ liên quan đến sự tắc nghẽn khí huyết, tuần hoàn, tạo điều kiện cho tác nhân ngoài môi trường xâm nhập. Các tác nhân phải kể đến là phong nhiệt, hàn nhiệt và thấp nhiệt,…
Các bài thuốc Đông y muốn điều trị triệt để tình trạng này cần phải được áp dụng với đúng thể bệnh. Do đó, tốt nhất người bệnh nên đi thăm khám tại các cơ sở Đông y để được bác sĩ chuyên môn kê đơn thuốc. Từ triệu chứng và cơ địa người bệnh, bác sĩ tiến hành gia giảm các vị thuốc để việc điều trị hiệu quả nhanh chóng nhất.

Giải pháp Xương khớp Quân Dân 102 kết hợp nhuần nhuyễn giữa Tây y và Đông y cho hiệu quả toàn diện

Nhằm nâng cao hiệu quả điều trị của phương pháp Đông y đơn thuần, hiện nay nền y học thể giới xuất hiện phương pháp Đông y có biện chứng. Đây là giải pháp kết hợp thăm khám bằng Y HỌC HIỆN ĐẠI và điều trị bằng y học cổ truyền, kết hợp thêm vật lý trị liệu hỗ trợ điều trị nhanh chóng, hiệu quả chuyên sâu. Là một trong những đơn vị tiên phong ứng dụng phương pháp này trong điều trị thoát vị đĩa đệm, Tổ hợp y tế cổ truyền Quân Dân 102 đã và đang áp dụng thành công giải pháp này. 

HÀNG NGHÌN người bệnh đã lựa chọn tin tưởng Quân Dân 102 và điều trị hiệu quả rõ rệt sau một thời gian dùng thuốc tại đây. Khi đến thăm khám, người bệnh sẽ được hướng dẫn chụp chiếu, xét nghiệm đầy đủ nhằm đánh giá chi tiết mức độ thương tổn đĩa đệm để bác sĩ có hướng chữa trị hợp lý. Quân Dân 102 cũng rất chú trọng đầu tư cơ sở vật chất nhằm đáp ứng điều trị cho người bệnh. 

ĐỌC THÊM: Hàng NGHÌN bệnh nhân đặt TRỌN niềm tin vào giải pháp điều trị bệnh xương khớp tại Quân Dân 102

Chương trình VTV2 Chất lượng cuộc sống cũng đưa tin về giải pháp điều trị hiệu quả này đến hàng triệu khán giả trên toàn quốc:

[VTV2 GIỚI THIỆU GIẢI PHÁP XƯƠNG KHỚP ĐÔNG Y CÓ BIỆN CHỨNG]

Được biết, trong suốt quá trình điều trị, người bệnh cũng sẽ được chỉ định tái khám với y học hiện đại trong trường hợp cần thiết. Từ kết quả tái khám, bác sĩ có thể đánh giá hiệu quả điều trị thực tế của bài thuốc và điều chỉnh ở giai đoạn tiếp sau.

Bài thuốc nam ĐỘC QUYỀN cho hiệu quả dứt điểm

Kế thừa bài thuốc xương khớp của Trung tâm Thừa kế & Ứng dụng Đông y Việt Nam, Quân Dân 102 tiếp tục phát triển và áp dụng hiệu quả trong điều trị thoát vị đĩa đệm. Được biết, bài thuốc Cốt Vương xây dựng dựa trên phương thuốc chữa xương khớp thời “bom đạn” của các bác sĩ Quân y. Sau này, khi hòa bình lập lại, Thầy thuốc ưu tú, BSCKII Lê Phương cùng cộng sự đã tiếp tục nghiên cứu sâu hơn và bào chế thành công bài thuốc Cốt Vương.

TIN HỮU ÍCH: Bật mí TOÀN BỘ chi phí điều trị xương khớp tại Quân Dân 102 từ [A-Z]

Một số vị thuốc tạo nên Cốt Vương thần hiệu thang

Để giảm bớt nỗi lo “dược liệu bẩn” cho người bệnh, Quân Dân 102 cũng trực tiếp xây dựng vườn dược liệu đạt chuẩn GACP – WHO tại một số tỉnh thành: Hưng Yên, Hòa Bình, Hà Giang, Hà Nội,…Đồng thời, Quân Dân 102 cũng chú trọng áp dụng công nghệ HIỆN ĐẠI trong chế biến và bảo quản nhằm ổn định dược tính bài thuốc trong suốt quá trình điều trị cho người bệnh.

Vườn dược liệu đạt chuẩn GACP – WHO

Trong số rất nhiều bệnh nhân từng điều trị tại đây, NSƯT Trần Đức cũng từng mắc thoát vị đĩa đệm và chữa khỏi với Cốt Vương thần hiệu thang. Chia sẻ thêm, ông cho biết:

“Ai bị bệnh này mới biết, nó đau nhức và khó chịu lắm. Có thời điểm tôi phải nghỉ hẳn ở nhà, bỏ diễn, bỏ phim, ảnh hưởng đến cuộc sống rất nhiều. Chữa trăm cách không được ai ngờ khỏi ngay sau 1 bài thuốc nam dùng trong 4 tháng. Từ đợt uống Cốt Vương, xương khớp tôi trở lại bình thường. Bạn bè, đồng nghiệp cũng bất ngờ vì tôi vẫn mạnh khỏe như vậy ở tuổi thập thất này”.

Nghệ sĩ Trần Đức đã từng thăm khám và điều trị khỏi bệnh thoát vị đĩa đệm với bài thuốc Cốt Vương thần hiệu thang

 Phác đồ 3 GIAI ĐOẠN giải quyết triệt để căn nguyên

Áp dụng y học hiện đại vào điều trị xương khớp, các bác sĩ Quân Dân 102 còn xây dựng thành công phác đồ 3 GIAI ĐOẠN. Mỗi giai đoạn sẽ giải quyết triệt để một vấn đề trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm. Bác sĩ điều trị sẽ trực tiếp điều chỉnh bài thuốc theo tình trạng của mỗi bệnh nhân dựa trên kết quả thăm khám trước đó. Cụ thể như sau:

Phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm 3 GIAI ĐOẠN VÀNG

Với người có bệnh lý nền đi kèm, bác sĩ sẽ ưu tiên giải quyết bệnh lý nền trước nhằm tạo tiền đề thuận lợi cho việc chữa trị xương khớp phía sau.

XEM THÊM: [REVIEW THỰC TẾ] Người bệnh ĐÁNH GIÁ hiệu quả điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm tại Quân Dân 102

Nếu có bất kỳ vấn đề đau nhức xương khớp nào, người bệnh có thể liên hệ theo thông tin sau đây:

  • Hà Nội: Số 7 ngách 8/11 Lê Quang đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm, HN. Hotline 0888 598 102 
  • Hồ Chí Minh: Số 179, đường Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM. Hotline 0888 698 102 
  • Fanpage: CTCP Bệnh viện Đa khoa YHCT Quân Dân 102
  • Website: benhvienxuongkhop102.org

LIÊN HỆ CHUYÊN GIA – TƯ VẤN HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ

Can thiệp phẫu thuật áp dụng khi nào? Có nên không?

Trong một số trường hợp không đáp ứng với phương pháp điều trị nội khoa hoặc cơn đau nhức diễn tiến nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định can thiệp phẫu thuật. Tuy nhiên, phẫu thuật xương khớp nói chung tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm nên người bệnh cần cân nhắc kỹ lưỡng.

Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học hiện nay, các phương pháp phẫu thuật hiện đại đã và đang được áp dụng. Do đó, người bệnh cũng không cần quá lo lắng. Tùy thuộc tình trạng mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp. 

Để đảm bảo an toàn và tỷ lệ thành công của cuộc phẫu thuật, người bệnh cần lựa chọn cơ sở y tế đủ uy tín và chất lượng. Đồng thời, trước khi thực hiện phẫu thuật, cần làm đầy đủ các xét nghiệm và chụp chiếu hình ảnh cần thiết để nhận định cụ thể về tình trạng bệnh.

Ngoài ra, một số phương pháp hiện đại hiện nay phải kể đến điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser; bằng sóng cao tần;….Nên tìm hiểu thật kỹ nếu được bác sĩ chỉ định điều trị bằng các phương pháp này.

Người bệnh bị thoát vị đĩa đệm cổ nên ăn gì, kiêng gì?

Nhiều người bệnh thoát vị đĩa đệm cổ thắc mắc rằng:”Cần chú ý gì về chế độ ăn với người bệnh bị thoát vị đĩa đệm.”. Cụ thể, cần chú ý một số điều sau đây:

  • Bổ sung nhóm thực phẩm giàu canxi như các loại đậu, cá hồi, các thực phẩm từ sữa, các loại rau xanh,…tốt cho các chứng bệnh xương khớp nói chung.
  • Bổ sung nhóm thực phẩm giàu vitamin D như lòng đỏ trứng,…giúp chuyển hóa canxi và bảo vệ khung xương tốt hơn.
  • Bổ sung nhóm thực phẩm giàu magie và vitamin K như các loại hạt, các loại quả mọng hoặc hoa quả.
Người bị thoát vị đĩa đệm cổ nên ăn gì, kiêng gì?
  • Hạn chế ăn các nhóm thực phẩm giàu đạm do có thể tăng lượng acid uric và không tốt cho tình trạng sưng viêm đĩa đệm.
  • Hạn chế đồ ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ,….vì có thể tăng cân, tạo thêm áp lực cho khung xương và đĩa đệm bị thoát vị.
  • Hạn chế uống rượu bia và dùng các chất kích thích,…vừa ảnh hưởng đến việc chữa trị vừa tác động xấu đến sức khỏe chung của người bệnh.

Biện pháp phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm cổ

Thoát vị đĩa đệm cổ là bệnh lý xương khớp tương đối nguy hiểm, gây đau nhức khó chịu và ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa là điều cần thiết. Cụ thể, cần chú ý:

  • Rèn luyện thể thao thường xuyên, chú ý khởi động kỹ để nâng cao sức khỏe và ngăn ngừa các bệnh lý xương khớp
  • Ăn uống đủ chất nhưng phải kiểm soát cân nặng, không để tình trạng thừa cân, béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh xương khớp
  • Hạn chế bê vác vật nặng trên vai 
  • Tập luyện một số bài tập thoát vị đĩa đệm cổ nhẹ nhàng, áp dụng hàng ngày để triệu chứng bệnh cải thiện nhanh chóng.
  • Nếu làm công việc văn phòng, thi thoảng nên thay đổi tư thế, đứng lên giãn cơ để ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm cổ 
  • Đi thăm khám ngay nếu nhận thấy cơn đau nhức bất thường tại cổ, vai gáy,…
  • Nếu được chỉ định điều trị, phải tuyệt đối tuân thủ phác đồ mà bác sĩ kê đến khi hết liệu trình.

Bài viết trên đây đã cung cấp cho người đọc những thông tin cơ bản nhất về bệnh thoát vị đĩa đệm cổ. Để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh này, người bệnh cần chủ động đi thăm khám định kỳ để phát hiện bệnh kịp thời. Đồng thời, điều chỉnh chế độ sinh hoạt, tạo thói quen vận động thường xuyên ngăn ngừa các bệnh xương khớp.

Xem thêm: Thoái hóa khớp háng: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!