Loãng xương, “kẻ cắp lặng lẽ” 2012
Loãng xương là gì?
- Rửa mặt bằng Baking Soda hằng ngày có tốt không? Rửa mặt đúng cách
- Tác hại của nhuộm tóc bằng hóa chất và cách khắc phục
- Bị tức ngực có phải triệu chứng rối loạn lo âu do suy nhược thần kinh không?
- Cách làm tăng trí nhớ đã được khoa học chứng minh
- Có nên dùng thuốc nhỏ mắt để bảo vệ mắt hằng ngày không?
Loãng xương (còn gọi là rỗ xương, thưa xương, xốp xương, yếu xương) là trình trạng xương giòn, yếu, dễ gãy do xương giảm khối lượng và suy yếu cấu trúc vi thể. Loãng xương xảy ra khi xương mất đi nhanh hơn xương tạo ra. Đây là bệnh lý xương thường gặp nhất. Loãng xương là tiến trình đương nhiên do tuổi tác, bắt đầu từ 30 tuổi trở đi. Đến 70 tuổi 60% phụ nữ và 20% nam giới bị loãng xương. Tại Việt Nam, 29% phụ nữ sau mãn kinh và 10% nam giới từ 50 tuổi trở lên bị loãng xương.
Loãng xương nguy hiểm thế nào?.
Nguy hiểm của loãng xương chính là gãy xương dù chỉ do va chạm nhẹ (Hình 1, 2 và 3): từ 50 tuổi trở lên 1/2 nữ và 1/5 nam bị gãy xương do loãng xương. Loãng xương là nguyên nhân gãy xương hàng đầu ở người cao tuổi. Gãy xương thường xảy ra ở cổ xương đùi, cột sống và cổ tay nhưng cũng xảy ra ở xương chậu, cánh tay và cổ chân. Khi đã gãy xương do loãng xương thì ½ người sẽ bị gãy tiếp và nguy cơ gãy xương lại tăng lên theo gấp bội sau mỗi lần gãy như sau gãy xương hông thì người bệnh dễ bị gãy xương tiếp gấp 2,5 lần người bình thường.
Bảy mươi lăm phần trăm gãy xương do ngã xảy ra ở người từ 75 tuổi trở lên.
Nguy cơ gãy xương do loãng xương ở nữ cao hơn nguy cơ ung thư vú, buồng trứng và cổ tử cung cộng lại còn ở nam thì nguy cơ này cao hơn ung thư tuyến tiền liệt.
Ở phụ nữ trên 45 tuổi, gãy xương do loãng xương khiến họ nằm viện nhiều hơn các bệnh khác gồm đái tháo đường, nhồi máu cơ tim và ung thư vú.
Hậu quả gãy xương do loãng xương vô cùng nặng nề: đau kéo dài, nằm liệt giường, tật nguyền lâu ngày dẫn đến mất khả năng tự chăm sóc và giảm chất lượng cuộc sống. Người bị gãy cổ xương đùi do loãng xương sau một năm có đến 40% không tự đi được và 60% cần trợ giúp.
Gãy cổ xương đùi làm 20% chết sau 6 tháng còn gãy xương sống làm 15% chết sau 5 năm.
Gãy xương do loãng xương nguy hiểm như nhồi máu cơ tim do bệnh mạch vành hoặc đột quỵ do tăng huyết áp.
Sau gãy xương do loãng xương, chi phí chữa bệnh tăng gấp bội vì vừa chữa biến chứng loãng xương và vừa chữa chính loãng xương.
Làm sao nhận biết loãng xương?
Thực tế, không ai biết bị loãng xương trừ phi đi khám loãng xương hoặc bị biến chứng do loãng xương như gù, gãy xương. Loãng xương tiến triển thầm lặng, thậm chí gãy lún cột sống do loãng xương mà người bệnh không biết cho đến khi chụp tia X.
Những triệu chứng và dấu hiệu có thể gặp:
- Đau mỏi mơ hồ ở cột sống; đau dọc các xương dài (đặc biệt xương cẳng chân); đau lan theo khoanh liên sườn; đau khi ngồi lâu, khi thay đổi tư thế; đau vùng háng, lằn mông, mặt trước đùi; đau khi đi lại; xoay đùi khó khăn. Đau trong loãng xương thường tự hết sau 4-6 tuần.
- Đau mỏi cơ bắp, hay bị chuột rút (vọp bẻ).
- Biến dạng lồng ngực.
- Gù.
- Gãy xương: cổ xương đùi, cột sống, cổ tay…
Khi có biểu hiện mà nhận thấy được thì thường là đã có biến chứng loãng xương và lúc ấy cơ thể đã mất 30% khối lượng xương.
Những thay đổi tại xương do loãng xương.
Xương rỗ, yếu và giòn (Hình 1-2).
Ai dễ bị loãng xương?
- Người từ 50 tuổi trở đi.
- Nữ, đặc biệt là người bắt đầu có kinh nguyệt muộn, vô kinh, mãn kinh, mãn kinh sớm.
- Người ít vận động, nằm liệt giường.
- Người uống rượu nhiều, người hút thuốc.
- Người phải dùng các thuốc như corticoid, insulin…
Khi nào đi khám loãng xương?
- Phụ nữ sau 65 tuổi và nam sau 70 tuổi.
- Phụ nữ sau mãn kinh mà có ít nhất một yếu tố gây loãng xương.
- Phụ nữ mãn kinh sớm.
- Dưới 50 tuổi nhưng từng bị gãy xương.
- Nam giới 50-70 tuổi có ít nhất một yếu tố gây loãng xương.
- Bị bệnh mạn tính hoặc uống các thuốc gây loãng xương.
Cách chữa trị
Dùng thuốc nhằm tăng tạo xương và giảm mất xương. Việc uống thuốc phải do thầy thuốc kê toa, tư vấn và khám lại định kỳ. Thuốc chữa loãng xương gồm hai dạng uống và chích và dùng lâu dài.
Ngăn ngừa
- Ngừa loãng xương phải bắt đầu ngay từ trong bụng mẹ (thai dưỡng), sau ra đời (nhi dưỡng) và đến hết cuộc đời.
- Dinh dưỡng chuẩn khi còn nhỏ.
- Ăn đủ canxi, vitamin D, đạm.
- Sống lành mạnh: uống rượu bia vừa phải, không hút thuốc, tập thể dục vừa sức…
- Dùng thuốc ngừa loãng xương như thầy thuốc kê và tư vấn.
Các thắc mắc khả dĩ về loãng xương
Thạc sỹ Đào Duy An
Trưởng Phòng khám Sông Trà,
Trưởng Dịch vụ Bác sỹ & Chăm sóc Sức khỏe tại nhà 24/24 (Inn Care),
Công ty Núi Ấn Sông Trà (Inn Co., Ltd), Tp HCM.
Xem thêm: Lạc nội mạc tử cung có mang thai, sinh con được không?
Tin mới nhất
- Cách sử dụng nấm lim xanh và bảo quản nấm lim rừng sau thu hái
- Sữa lạc đà: Bổ dưỡng và tốt hơn sữa bò thông thường
- Bảo nam Ích can thang chữa viêm gan C giúp chàng trai trẻ lấy lại sức khỏe và sự tự tin
- 10 nguyên nhân gây ung thư từ thói quen của chính bạn
- Bệnh tiểu đường có yếu sinh lý không? Nghe chuyên gia giải đáp
- TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
- Top 3 Điều Cần Biết Về Nấm Linh Chi Gold
- Nguyên nhân ung thư vú: Nắm rõ để chủ động phòng bệnh
- Bà bầu bị đau dạ dày nên ăn gì? Tìm hiểu ngay
- Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị lao màng phổi