Viêm dạ dày mãn tính: Nguy hiểm không? Chẩn đoán và điều trị

Viêm dạ dày mãn mãn tính gây ra các triệu chứng dai dẳng, không chỉ nguy hại cho sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến đời sống của người bệnh. Đây là một trong những hệ lụy của việc không phát hiện và điều trị sớm viêm dạ dày cấp tính. Trường hợp viêm mãn tính kéo dài, tổn thương trở nên nghiêm trọng dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác.

Viêm dạ dày mãn tính là gì?

Viêm dạ dày mãn tính là bệnh lý tiêu hóa xảy ra khi lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương trong thời gian dài. Đây là một trong những dạng viêm dạ dày phổ biến, thường bắt nguồn từ tình trạng viêm cấp tính nhưng không được điều trị sớm bằng biện pháp phù hợp.

Viêm dạ dày mãn tính là gì?

Viêm dạ dày ở giai đoạn mãn tính có thể gây ra nhiều triệu chứng dai dẳng, kéo dài ảnh hưởng đến sinh hoạt đời sống và sức khỏe của người bệnh. Các cơn đau khi viêm dạ dày mãn tính ở mức độ nặng nề, đồng thời có nguy cơ biến chứng cao, nhất là khi người bệnh không can thiệp điều trị kịp thời.

Bệnh có diễn biến chậm và thường không có biểu hiện rõ ràng từ giai đoạn đầu nên người bệnh khó phát hiện. Nhiều trường hợp phát hiện chậm trễ phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm sức khỏe, thậm chí là đe dọa tính mạng.

Nguyên nhân gây viêm dạ dày mãn tính

Có nhiều nguyên nhân gây viêm dạ dày mãn tính. Các yếu tố nguy cơ chính có thể kể đến như:

Nhiễm độc bia rượu

Người có thói quen uống rượu bia, sử dụng chất kích thích là đối tượng dễ mắc phải chứng viêm dạ dày. Cồn và những độc tố khác có trong loại thức uống này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động tiêu hóa, hệ thần kinh,…Sử dụng với lượng lớn thường xuyên khiến lớp niêm mạc dạ dày bị bào mòn gây ra các vết loét.

Điều này khiến cho dạ dày suy giảm chức năng tiêu hóa thức ăn. Nếu không điều chỉnh thói quen, tổn thương dạ dày ngày càng nghiêm trọng có thể gây viêm mãn tính. Người bệnh sẽ gặp phải nhiều triệu chứng bất thường, đau kéo dài ảnh hưởng sức khỏe. Về lâu dài người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều nguy cơ nguy hại sức khỏe.

Lạm dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm

Sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm điều trị bệnh không đúng liều lượng của bác sĩ chỉ định có thể là nguyên nhân gây viêm dạ dày. Bởi thuốc tân dược luôn tiềm ẩn các rủi ro gây tác dụng phụ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến bệnh viêm dạ dày cấp tính có cơ hội chuyển sang mãn tính mà nhiều người chủ quan.

Trào ngược dịch mật

Dịch mật là chất lỏng được gan sinh ra, đựng trong túi mật. Chúng có màu xanh hoặc vàng nhạt đặc trưng. Dịch mật có nhiệm vụ kích thích quá trình sản xuất men tiêu hóa trong ruột, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn.

Tình trạng trào ngược dịch mật xảy ra liên tục có thể gây nên hiện tượng viêm loét do niêm mạc dạ dày bị bào mòn. Không những gây viêm dạ dày cấp và mãn tính, hiện tượng này còn có thể kéo theo viêm thực quản, các vấn đề ở cổ họng, ảnh hưởng xấu đến toàn bộ hệ thống tiêu hóa.

Nhiễm khuẩn

Bệnh viêm dạ dày mãn tính có thể là hệ quả của một số bệnh lý như suy thận, suy gan hay bệnh về đường ruột,…do nhiễm khuẩn. Ngoài ra, một số vấn đề về hệ hô hấp cũng là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mắc viêm loét dạ dày, như viêm nhiễm đường hô hấp trên khiến dịch từ khoang mũi chảy xuống miệng, dạ dày.

Nhiễm vi khuẩn Hp là một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày mãn tính

Đặc biệt, tình trạng nhiễm vi khuẩn Hp có thể nói là nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh lý về dạ dày. Vi khuẩn Hp xâm nhập vào cơ thể theo đường miệng sau đó lưu trú, sinh sôi phát triển trong dạ dày. Nếu người bệnh không phát hiện, khi gặp điều kiện thuận lợi, vi khuẩn làm tổn thương niêm mạc dạ dày hình thành bệnh viêm dạ dày.

Do thói quen sinh hoạt, ăn uống

Thói quen sinh hoạt không điều độ, ăn uống kém khoa học là nguyên nhân gây bệnh về đường tiêu hóa phổ biến hiện nay. Đặc biệt đây cũng là yếu tố hàng đầu khiến tình trạng viêm cấp tính chuyển sang mãn tính nhanh chóng hơn.

Người thường xuyên ăn đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn, không hợp vệ sinh,…khiến tình trạng nhiễm khuẩn, viêm loét dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, thói quen bỏ bữa, ăn quá nhiều trong một lần ăn,…cũng gây ảnh hưởng cho hệ tiêu hóa. Axit dạ dày sản sinh quá mức khiến niêm mạc bị bào mòn nhanh chóng, tiềm ẩn rủi ro biến chứng.

Hệ miễn dịch suy yếu

Hệ miễn dịch suy yếu tạo cơ hội cho hại khuẩn xâm nhập gây hại cho sức khỏe. Một trong những bệnh lý người bệnh có thể gặp phải là chứng viêm dạ dày mãn tính. Tình trạng hệ miễn dịch r
ối loạn tấn công tế bào khỏe mạnh khiến những tế bào dạ dày teo nhỏ lại. Đồng thời, lúc này lượng axit trong dạ dày không sản sinh đủ để tiêu hóa thức ăn.

Tình trạng viêm teo dạ dày thường sẽ kèm theo các triệu chứng như thiếu máu, trường hợp này phổ biến ở những người cao tuổi. Nếu không điều trị có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Căng thẳng, stress

Tâm lý có mối liên hệ quan trọng đối với hệ tiêu hóa. Do đó, nếu bạn bị stress, căng thẳng kéo dài có thể dẫn đến rối loạn hoạt động của đường ruột ảnh hưởng quá trình tiêu hóa thức ăn. Lượng thức ăn không được tiêu hóa hết, tồn đọng bị lên men có thể kéo theo bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Nếu không điều chỉnh, lâu dần niêm mạc dạ dày bị bào mòn và tạo ra các vết loét.

Áp lực, căng thẳng ảnh hưởng thần kinh kéo theo sự trì trệ trong hoạt động tiêu hóa

Đây là những nguyên nhân và yếu tố gây bệnh viêm dạ dày mãn tính phổ biến. Để đạt được kết quả điều trị tốt nhất, bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng sau đó tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh trước khi đưa ra phương án điều trị. Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh chính xác giúp việc điều trị nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Triệu chứng viêm dạ dày mãn tính

Khác với chứng viêm dạ dày cấp tính, viêm dạ dày mãn tính có triệu chứng dai dẳng hơn. Tuy nhiên, so với mức độ ồ ạt của viêm cấp tính, viêm dạ dày mãn lại không có biểu hiện rõ ràng khiến việc phát hiện bệnh khó khăn hơn. Nhiều bệnh nhân chỉ biết mình mắc bệnh khi thăm khám sức khỏe định kỳ.

Do đó, bạn không nên chủ quan khi gặp phải những biểu hiện dưới đây. Thay vào đó hãy chủ động đến gặp bác sĩ để kiểm tra thăm khám và điều trị sớm:

  • Đau thường vị: Vùng thượng vị trên rốn dưới ức xuất hiện các cơn đau âm ỉ, kéo dài khiến người bệnh khó chịu. Đặc biệt, cơn đau thường trở nên nặng nề khi người bệnh ăn no hoặc bụng đói, khi ăn phải đồ ăn cay nóng, chua, uống rượu bia,…
  • Đầy bụng, khó tiêu: Hệ tiêu hóa suy giảm hoạt động dưới tác động của ổ viêm nhiễm khiến thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn. Lượng thức ăn không được tiêu hóa sẽ dồn lại khiến người bệnh có cảm giác chướng bụng, đầy hơi. Lâu dần thức ăn lên men gây ợ hơi, ợ chua,…khó chịu.
  • Buồn nôn, nôn sau khi ăn: Viêm dạ dày mãn tính khiến axit dạ dày sản sinh dư thừa. Sau khi ăn no, người bệnh thường gặp phải tình trạng buồn nôn, đôi khi nôn khan.
  • Ợ hơi, ợ chua: Tình trạng thức ăn bị lên men trào ngược dạ dày thực quản khiến người bệnh ợ hơi, ợ chua thường xuyên.
  • Chán ăn, sụt cân: Nếu nhận thấy có thể sụt cân đột ngột không rõ nguyên nhân, chán ăn, ăn không ngon,…có thể là do bạn đang bị viêm dạ dày mãn tính. Bởi, bệnh sẽ làm rối loạn chức năng hệ tiêu hóa, ảnh hưởng quá trình hấp thụ dinh dưỡng. Cơ thể lúc này không được cung cấp đủ dưỡng chất cho hoạt động sống sẽ trở nên yếu dần, sụt cân, mệt mỏi cơ thể thường xuyên, chán ăn,….

Nhận thấy các triệu chứng bất thường kể trên, bạn nên chủ động thăm khám bác sĩ. Trường hợp chậm trễ trong điều trị bệnh dạ dày, lâu dần ổ viêm lan rộng, ăn sâu hơn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Mức độ nguy hiểm của viêm dạ dày mãn tính

Viêm dạ dày mãn tính có diễn biến âm thầm, gây triệu chứng dai dẳng. Nhiều người không phát hiện và điều trị sớm có thể gặp phải các rủi ro nguy hại sức khỏe. Các biến chứng điển hình như:

Hẹp môn vị dạ dày

Tình trạng viêm nhiễm dạ dày gây ra các vết loét niêm mạc kéo dài, làm tổ chức tá tràng trị xơ hóa. Lâu dần khiến cho môn vị dạ dày bị thu hẹp. Đây là biến chứng thường gặp nhất của bệnh viêm dạ dày, nhất là trường hợp vết loét xuất hiện ở bờ cong nhỏ, gần môn vị.

Viêm dạ dày lâu ngày không điều trị có thể gây hẹp môn vị nguy hiểm

Vị trí của môn vị là nơi nối tiếp giữa dạ dày và tá tràng. Do đó, khi bị hẹp môn vị, lượng thức ăn không được đưa xuống ruột non, tồn đọng lại dạ dày gây tình trạng chướng bụng, nôn mửa. Người bệnh có thể dựa vào dấu hiệu này để nhận biết biến chứng. Ngoài ra, một số triệu chứng khác đi kèm như mất nước, táo bón, suy nhược cơ thể,…khi bị hẹp môn vị do biến chứng viêm dạ dày mãn.

Viêm teo niêm mạc

Niêm mạc dạ dày là nơi tiết axit tiêu hóa, đồng thời bộ phận này còn có vai trò bảo vệ dạ dày trước các tác động của dịch vị. Trường hợp lớp niêm mạc dạ dày bị viêm nhiễm kéo dài dẫn đến teo và mất khả năng phục hồi có thể khiến cơ thể bị thiếu vitamin B12, thiếu máu hoặc rối loạn tâm thần.

Xuất huyết dạ dày

Lớp niêm mạc dạ dày bị bào mòn, viêm nhiễm trong thời gian dài có thể bị phá hủy, làm vỡ mạch máu gây xuất huyết. Người bệnh nếu bị mất máu không kiểm soát có thể phải đối mặt với nhiều hệ lụy
ảnh hưởng tính mạng, cần được nhanh chóng cấp cứu.

Tình trạng xuất huyết dạ dày do biến chứng của bệnh viêm dạ dày mãn tính khá phổ biến ở nam giới. Nguyên nhân là do người bệnh có thói quen uống rượu bia, hút thuốc lá,…Cần đưa người bệnh đến bệnh viện nếu xuất hiện những triệu chứng bất thường như đại tiện ra phân đen, nôn ra máu, đau bụng dữ dội, hoa mắt, ngất xỉu, chân tay lạnh, mạch yếu,…

Thủng dạ dày

Niêm mạc bị bào mòn trong thời gian dài khiến vết loét ngày càng nghiêm trọng, gây thủng dạ dày nguy hiểm. Lúc này, dịch vị bên trong dạ dày sẽ chảy vào ổ bụng gây nên tình trạng viêm phúc mạc. Người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ tử vong cao nếu không nhanh chóng cấp cứu. Các biểu hiện khi thủng dạ dày bạn đọc cần lưu ý: đau bụng đột ngột dữ dội, bụng cứng, tay chân lạnh, tăng nhịp tim, nôn ra máu, khó đại tiểu tiện,…

Ung thư dạ dày

Viêm dạ dày mãn tính có thể khởi phát ung thư dạ dày nếu không điều trị kịp thời. Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm mà người bệnh có thể mắc phải. Ung thư dạ dày không phát hiện và can thiệp kiểm soát sớm có thể đe dọa tính mạng của người bệnh. Ung thư càng ở giai đoạn cuối khả năng điều trị càng thấp, đồng nghĩa với việc bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao.

Chẩn đoán và điều trị viêm dạ dày mãn tính

Viêm dạ dày mãn tính có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, người bệnh nên sớm thăm khám và điều trị khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường. Bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng và chỉ định cho bệnh nhân thực hiện các phương pháp chẩn đoán phù hợp. Sau khi có kết luận về mức độ viêm nhiễm, tình trạng bệnh lý, bác sĩ tiến hành xây dựng phác đồ điều trị cho từng bệnh nhân.

Dựa vào kết quả chẩn đoán bác sĩ sẽ tư vấn hướng điều trị phù hợp cho bệnh nhân

Hiện nay, các hướng điều trị thường là áp dụng mẹo chữa dân gian, dùng thuốc Đông dược hoặc Tây y. Cụ thể như sau:

Điều trị viêm dạ dày mãn tính bằng mẹo dân gian

Sử dụng phương pháp dân gian trong giai đoạn viêm dạ dày mãn trên thực tế chỉ giúp xoa dịu triệu chứng, không điều trị dứt điểm chứng bệnh này. Người bệnh có thể tham khảo một số mẹo chữa đơn giản như sau:

  • Dùng chuối xanh: Chuối xanh có chứa lượng nhựa lớn giúp bôi trơn niêm mạc, cung cấp thêm chất nhờn tránh tình trạng bào mòn trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, trong loại quả này còn chứa các chất giúp thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương bên trong dạ dày cho người bệnh. Bạn chỉ cần phơi khô chuối xanh được gọt vỏ cắt mỏng, sau đó nghiền nhuyễn bột trộn với mật ong rồi vo viên nhỏ. Mỗi ngày dùng vài viên trước khi ăn để cải thiện triệu chứng viêm khó chịu.
  • Dùng nghệ: Nghệ vàng được dùng trong nhiều bài thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh dạ dày. Trong loại củ này chứa hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào giúp kháng viêm, chống khuẩn. Sử dụng 2 thìa tinh bột nghệ pha với 1 muỗng cà phê mật ong nguyên chất uống ngày 2 lần trước khi ăn để xoa dịu triệu chứng khó chịu, thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương niêm mạc dạ dày.
  • Dùng nha đam: Nha đam hay còn gọi là lô hội chứa nhiều dưỡng chất. Nha đam có chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất giúp cải thiện triệu chứng viêm dạ dày mãn tính. Bạn có thể làm dịu cơn đau thượng vị bằng cách lấy một bẹ nha đam tươi, gọt vỏ xay lấy phần thịt trong suốt xay nhuyễn ăn hàng ngày.
  • Sử dụng gừng: Gừng có tính ấm, giúp làm dịu cơn đau bụng hiệu quả. Ngoài ra, trong loại củ này còn chứa nhiều tinh dầu giúp kháng khuẩn, chống viêm, hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn Hp gây hại dạ dày. Sử dụng một vài lát gừng mỏng hãm với nước sôi như hãm trà, uống trước mỗi bữa ăn để cải thiện các vấn đề tiêu hóa hiệu quả hơn.

Ngoài những nguyên liệu kể trên, người bệnh có thể dùng lá mơ lông, bạc hà, hạt đậu rồng,…làm nguyên liệu điều trị bệnh viêm dạ dày mãn tính. Mẹo chữa dân gian khá lành tính, phù hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân. Tuy nhiên người bệnh phải áp dụng trong thời gian dài, kết hợp thăm khám y tế định kỳ để theo dõi diễn biến của bệnh. Khi cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định phối hợp biện pháp can thiệp chuyên sâu hơn, phòng ngừa rủi ro cho bệnh nhân.

Can thiệp điều trị bằng thuốc Đông y

Điều trị viêm dạ dày mãn tính bằng thuốc Đông y cũng là phương án được nhiều người lựa chọn. Thuốc Đông y thường có các vị thuốc từ thảo dược quý hiếm trong tự nhiên nên khá an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ như tân dược. Do đó, để điều trị tình trạng viêm mãn tính dài lâu, người bệnh thường chọn cách điều trị bằng thuốc Đông y.

Người bệnh có thể chọn điều trị trong thời gian dài bằng thuốc Đông y

Bên cạnh những ưu điểm như lành tính, không tác dụng phụ, có thể dùng lâu dài thì thuốc Đông y cũng còn một vài điểm hạn chế. Chẳng hạn n
hư thuốc có vị đắng nên nhiều người không uống được trong thời gian dài, mất thời gian sắc thuốc, tác dụng không nhanh chóng như thuốc tân dược,…

Người bệnh cần lựa chọn cơ sở thăm khám Đông y uy tín, chất lượng để đảm bảo an toàn sức khỏe và có kết quả điều trị tốt nhất. Tuyệt đối không tự ý kết hợp nhiều loại thuốc với nhau, đặc biệt là thuốc Đông và Tây y. Bởi, tình trạng tương tác thuốc có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí gây hại tính mạng của người bệnh.

Điều trị viêm dạ dày mãn tính bằng thuốc Tây

Trường hợp viêm dạ dày mãn tính có xuất hiện nhiều triệu chứng nặng, cần can thiệp điều trị bằng thuốc Tây, bác sĩ sẽ kê toa phù hợp bệnh lý của từng người bệnh. Như đã đề cập, thuốc Tây mang lại hiệu quả nhanh nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro gây phản ứng phụ. Do đó, người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn điều trị, không tự ý thay đổi liều lượng của thuốc, loại thuốc để đề phòng nguy cơ.

Một số thuốc được dùng để cải thiện triệu chứng viêm dạ dày mãn tính như:

  • Thuốc kháng sinh: Một số loại được dùng như levofloxacin, amoxicillin, clarithromycin,…Mục đích sử dụng thuốc giúp loại bỏ vi khuẩn Hp gây bệnh dạ dày.
  • Thuốc ức chế tiết axit: Các loại như esomeprazole, omeprazole, ranitidine,…Kiểm soát và ổn định dịch vị dạ dày, giảm thiểu các triệu chứng do sự mất cân bằng axit dạ dày gây ra.
  • Thuốc trung hòa axit: Dùng phổ biến gastropulgite, yumangel, phosphalugel,…Trung hòa axit dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Thường dùng oryzanol tablets, sucralfate, prostaglandin,…Nhóm thuốc này giúp hình thành một lớp màng nhằm bảo vệ niêm mạc trước sự tấn công của dịch vị dạ dày.

Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn, kết hợp điều trị và thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống để cơ thể cải thiện tốt hơn. Đây cũng là yếu tố giúp người bệnh giảm thiểu nguy cơ gặp biến chứng, bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung.

Phương pháp phòng ngừa viêm dạ dày mãn tính

Viêm dạ dày là bệnh lý thường gặp của hệ tiêu hóa, do nhiều nguyên nhân gây ra. Trường hợp viêm loét dạ dày mãn tính kéo dài có thể kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh không điều trị kịp thời. Do đó, việc chủ động phòng tránh bệnh được chuyên gia khuyến cáo hàng đầu. Bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

Xây dựng thói quen ăn uống và lối sống lành mạnh giúp bảo vệ hệ tiêu hóa, phòng bệnh viêm dạ dày mãn tính
  • Bổ sung thực phẩm dinh dưỡng cho cơ thể, ăn rau xanh, trái cây tươi,…Hạn chế ăn những thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn, cay nóng. Uống nhiều nước giúp hệ tiêu hóa, trao đổi chất làm việc hiệu quả hơn.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích gây hại cho sức khỏe. Không nên sử dụng thuốc lá có thể dẫn đến nhiều bệnh lý như viêm phổi, viêm loét dạ dày,…
  • Hình thành thói quen ăn đúng bữa, không bỏ bữa. Có thể chia nhỏ bữa ăn, tránh ăn quá nhiều trong một lần ăn, ăn chậm nhai kỹ sẽ giúp thức ăn tiêu hóa tốt hơn và hấp thụ dinh dưỡng toàn diện nhất.
  • Người đang gặp vấn đề về dạ dày ưu tiên ăn thức ăn mềm, không nên ăn đồ ăn quá cứng, nhiều gia vị có thể gây kích ứng cho khu vực niêm mạc bị tổn thương trong dạ dày.
  • Không lạm dụng thuốc điều trị bệnh, nên thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Thư giãn cơ thể, tránh căng thẳng, áp lực ảnh hưởng hệ tiêu hóa. Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, có thời gian tập luyện thể dục, thể thao rèn luyện sức khỏe.

Viêm dạ dày mãn tính là một trong những bệnh lý về hệ tiêu hóa phổ biến. Giai đoạn đầu các triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác của cơ thể. Nếu không điều trị sớm, viêm nhiễm lâu ngày có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Do đó, bạn đọc nên chủ động đến gặp bác sĩ nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường, để tránh nguy cơ gây tổn hại cho sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm:

  • 16 Cách chữa đau dạ dày tại nhà nhanh nhất, giảm đau cấp tốc
  • 9 loại thuốc đau dạ dày dạng sữa tốt nhất được dùng phổ biến
  • Cách dùng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày theo dân gian
  • Top 10+ thuốc đặc trị viêm loét dạ dày – tá tràng tốt nhất không nên bỏ qua

Xem thêm: Những loại dầu gội trị viêm da tiết bã được nhiều người sử dụng

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!