Sinh thiết cổ tử cung là gì? Để làm gì? Chi phí
Sinh thiết cổ tử cung là một thủ thuật kiểm tra rất cần thiết đối với chị em phụ nữ nhằm quan sát âm hộ, âm đạo và phát hiện sớm các bệnh lý ở tử cung cũng như cổ tử cung và bệnh phụ khoa khác. Thông qua kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Mời bạn đọc tham khảo thêm bài chia sẻ sau để biết thêm thông tin.
Sinh thiết cổ tử cung là gì?
Sinh thiết cổ tử cung là một kỹ thuật tách lấy mẫu mô cổ tử cung để kiểm tra và đánh giá tình trạng bất thường cũng như phát hiện sớm các biểu hiện của tiền ung thư hoặc ung thư hóa. Không những vậy, thủ thuật này còn cho phép bác sĩ đánh giá tình trạng của tử cung nhằm phát hiện các bệnh phụ khoa khác có liên quan.
Đây được xem là một trong những thủ thuật kiểm tra rất cần thiết đối với chị em phụ nữ, đặc biệt là đối tượng trong độ tuổi mang thai, tiền mãn kinh. Do đó, chị em phụ nữ nên chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ để tránh làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe hiện tại và khả năng sinh sản.
Hiện nay, sinh thiết cổ tử cung được thực hiện bằng nhiều kỹ thuật khác nhau. Tùy vào từng trường hợp cụ thể sẽ được bác sĩ đưa ra kỹ thuật cụ thể. Trong quá trình kiểm tra, ngoài việc lấy mẫu ở cổ tử cung, bác sĩ cũng có thể tiến hành loại bỏ hoàn toàn khối mô bất thường cũng như các tế bào có nguy cơ bị ung thư hóa.
Tại sao chị em phụ nữ phải sinh thiết cổ tử cung?
Trong tất cả các cơ quan sinh sản của chị em phụ nữ thì tử cung đóng vai trò rất quan trọng. Bộ phận này không chỉ giúp duy trì chu kỳ kinh nguyệt mà còn là nơi chứa và nuôi dưỡng thai nhi trong suốt thai kỳ. Chính vì vậy, sức khỏe của chị em đảm bảo mới có thể thực hiện tốt chức năng của người mẹ, người vợ.
Câu trả lời của vấn đề chị em phụ nữ có nhất thiết phải làm sinh thiết cổ tử cung không là CÓ. Các chuyên gia y tế khuyến khích chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên thực hiện định kỳ. Bởi vì đây là phương pháp xét nghiệm giúp chị em phụ nữ phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường ở cổ tử cung nói riêng và cơ quan sinh sản nói chung. Dựa vào kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp hoặc pháp đồ điều trị hiệu quả giúp bảo vệ sức khỏe và khả năng sinh sản.
Khi nào nên sinh thiết cổ tử cung?
Thông thường, chị em phụ nữ sẽ được chỉ định làm sinh thiết cổ tử cung nếu kết quả xét nghiệm Pap bất thường hoặc bị ngứa hay viêm nhiễm cổ tử cung. Ngoài ra, kỹ thuật này cũng được áp dụng cho những trường hợp có biểu hiện bất thường liên quan đến cơ quan sinh dục, bao gồm:
- Chảy máu thường xuyên khi quan hệ tình dục;
- Có dấu hiệu bất thường ở cổ tử cung, âm đạo;
- Xuất hiện mụn cóc sinh dục hoặc nghi nhiễm HPV;
- Nghi ngờ bị nhiễm bệnh lây qua đường tình dục (bệnh xã hội);
- Có dấu hiệu nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch (HIV).
Các kỹ thuật sinh thiết cổ tử cung phổ biến
Hiện nay, các đơn vị y tế đã và đang triển khai nhiều kỹ thuật xét nghiệm sinh thiết cổ tử cung khác nhau, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ áp dụng những kỹ thuật phù hợp nhưng phổ biến nhất là 3 kỹ thuật sau:
1. Kỹ thuật bấm sinh thiết cổ tử cung
Bấm sinh thiết cổ tử cung là kỹ thuật bác sĩ sẽ sử dụng lưỡi dao hình tròn nhỏ có hình dạng như dụng cụ bấm giấy hoặc kìm sinh thiết chuyên dụng để lấy mẫu mô cổ tử cung tại vị trí nghi ngờ bất thường. Bác sĩ có thể lấy một hoặc nhiều mô ở một hay nhiều vị trí khác nhau để kiểm tra cận lâm sàng. Sau đó, mẫu mô này sẽ được đưa vào phòng thí nghiệm để quan sát và đánh giá.
Đối với kỹ thuật bấm thì người bệnh có thể bị đau, chuột rút và chảy máu ở mức độ nhẹ, không quá nghiêm trọng.
2. Kỹ thuật nạo sinh thiết cổ tử cung
Thủ thuật này được áp dụng cho các trường hợp có nguy cơ bị nhiễm virus HPV hoặc tiền ung thư mà thủ thuật nội soi cổ tử cung khó phát hiện được. Với kỹ thuật nạo sinh thiết cổ tử cung, bác sĩ sẽ sử dụng cụ thìa nạo (curette) đưa vào bên trong cổ tử cung để nạo lấy một lớp niêm mạc tại đây. Theo đó, mẫu xét nghiệm sẽ được chuyển đến phòng thí nghiệm để kiểm tra.
Trong quá trình thực hiện nạo vét cổ tử cung thì người bệnh có thể có cảm giác đau và co thắt nhẹ.
3. Sinh thiết chóp cổ tử cung
Sinh thiết chóp cổ tử cung là kỹ thuật sử dụng tia laser hoặc dao mổ vô trùng để cắt bỏ một phần hình nón của tế bào từ cổ tử cung hoặc tại vị trí có nhiều khả năng hình thành tế bào ung thư. Bên cạnh đó, kỹ thuật sinh thiết vùng nón cũng có thể được chỉ định cho các trường hợp tiền ung thư hoặc trường hợp ung thư phát hiện sớm nhằm giúp loại bỏ tế bào gây bệnh.
Chị em phụ nữ hoàn toàn an tâm khi thực hiện kỹ thuật kiểm tra này bởi chúng không có ảnh hưởng đến việc thụ thai và khả năng mang thai.
Hướng dẫn đọc kết quả sinh thiết cổ tử cung
Thông thường, kết quả sinh thiết cổ tử cung sẽ được gửi cho bệnh nhân trong 3 – 5 ngày kể từ ngày thực hiện. Lúc này, bệnh nhân có thể đọc kết quả là bất thường hay bình thường theo sự hướng dẫn sau:
– Kết quả bình thường:
- Mẫu thử sinh thiết không có tế bào bất thường nào;
- Âm đạo và cổ tử cung bình thường;
- Khi áp dụng phương pháp bôi axit axetic và lugol không có biểu hiện mô bất thường.
– Kết quả bất thường:
- Mẫu thử sinh thiết có tế bào bất thường. Điều này đồng nghĩa với việc bản mắc bệnh ung thư cổ tử cung hoặc có dấu hiệu chuẩn bị mắc bệnh ung thư cổ tử cung;
- Xuất hiện vùng mô bất thường khi bôi axit axetic và lugol;
- Tại âm đạo hoặc cổ tử cung có xuất hiện vết đỏ hoặc mọc mụn cóc sinh dục.
Khi nhận kết quả xét nghiệm, nếu có những thắc mắc nào chưa rõ thì bạn có thể liên hệ trực tiếp với bác sĩ để được giải đáp cũng như có những tư vấn cụ thể hơn trong việc điều trị bệnh nếu kết quả là bình thường.
Những rủi ro có thể gặp phải khi sinh thiết cổ tử cung
Vì là một kỹ thuật được thực hiện bên trong cơ quan sinh dục nên khi thực hiện sẽ ít nhiều tác động đến cơ quan sinh dục, nghiêm trọng hơn sẽ gây ra biến chứng. Một số biến chứng thường gặp như nhiễm trùng hay chảy máu kéo dài. Đối với trường hợp làm sinh tiết chóp tử cung thì có thể làm tăng nguy cơ vô sinh và sảy thai. Nguyên nhân chính là do kỹ thuật làm thay đổi cấu trúc của cổ tử cung mà để lại mô sẹo lớn. Những biến chứng nếu không kịp thời phát hiện và xử lý thì có thể gây ra những bất lợi cho sức khỏe của chị em phụ nữ.
Theo khuyến cáo của chuyên gia y tế, để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm thì chị em cần thông báo với bác sĩ nếu:
- Bị mẫn cảm hoặc dị ứng với thuốc gây tê, iodine hoặc latex;
- Đang mang thai hoặc nghi ngờ bản thân đang mang thai;
Đang trong chu kỳ kinh nguyệt.
Mức độ nghiêm trọng của biến chứng còn phụ thuộc vào từng đối tượng khác nhau. Do đó, trước khi tiến hành thủ thuật, bạn cần trao đổi kỹ với bác sĩ để nắm rõ hơn các thông tin cơ bản.
Quy trình thực hiện sinh thiết cổ tử cung
Một thủ thuật sinh thiết cổ tử cung sẽ kéo dài khoảng 10 – 20 phút và bao gồm các bước cơ bản sau:
– Bước 1: Thăm khám lâm sàng
Trước khi có chỉ định sinh thiết cổ tử cung, bác sĩ chuyên khoa sẽ tra hỏi bệnh nhân với những câu hỏi thường gặp để nắm rõ hơn tình trạng sức khỏe hiện tại cũng như các triệu chứng trong thời gian gần đây. Thông qua việc thăm khám bác sĩ sẽ đưa ra quyết định có nên làm thủ thuật sinh thiết không.
– Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ và phòng khám
Bác sĩ hoặc nhân viên sẽ hỗ trợ chuẩn bị một số trang thiết bị y tế hoặc máy móc cần thiết cho việc thực hiện sinh thiết cổ tử cung. Sau đó, chỉ định bệnh nhân đến phòng khám phù hợp.
– Bước 3: Tiến hành thực hiện
Thủ thuật kiểm qua và sinh thiết cổ tử cung được thực hiện theo các bước sau:
- Kiểm tra âm đạo: Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ mỏ vịt để mở rộng âm đạo và quan sát tình trạng bên trong. Nếu có những biểu hiện bất thường, bác sĩ sẽ thông báo với bệnh nhân;
- Soi cổ tử cung: Tiến hành soi cổ tử cung để quan sát rõ hơn bên trong cổ tử cung. Trước đó, bác sĩ sẽ làm sạch cơ tử cung bằng miếng bông gòn sạch;
- Bôi lugol hoặc axit axetic: Khi cổ tử cung và âm đạo đã được làm sạch, bác sĩ sẽ dùng một lượng dung dịch lugol hoặc axit axetic để bôi vào bên trong. Các chất này có tác dụng làm bật lên các khu vực có chứa các tế bào bất thường hoặc dùng bị tổn thương. Trong khi bôi dung dịch, người bệnh có thể có cảm giác hơi rát và khó chịu;
- Lấy mẫu xét nghiệm: Sau khi tìm được vùng bị tổn thương ở cổ tử cung, bác sĩ sẽ tiến hành lấy một lượng mẫu nhỏ của mô tế bào rồi đưa về phòng thí nghiệm. Trong trường hợp phát hiện nhiều vùng bất thường thì có thể sẽ lấy nhiều mẫu để sinh thiết;
- Sát trùng và cầm máu vùng lấy mẫu: Bác sĩ tiến hành sát trùng tại vị trí lấy mẫu mô bằng cách thoa một hợp chất hóa học chuyên dụng để hạn chế tình trạng chảy máu và giúp vết thương nhanh chóng lành lại. Trong trường hợp chảy máu, bác sĩ sẽ tìm cách cầm máu và yêu cầu bệnh nhân sử dụng băng vệ sinh.
– Bước 4: Nhận lời khuyên và ra về
Sau khi kết thúc thủ thuật, bệnh nhân sẽ nhận được một số lời khuyên từ chuyên gia y tế trong việc chăm sóc sức khỏe. Sau đó là ra về bởi kết quả xét nghiệm sẽ có trong vòng 3 – 5 ngày.
Thực hiện sinh thiết cổ tử cung tốn bao nhiêu tiền? Ở đâu kiểm tra uy tín?
Hiện nay, mức giá sinh thiết cổ tử cung sẽ dao động từ 250.000 – 400.000 đồng/ lần. Mức giá này chưa bao gồm chi phí thăm khám ban đầu, các xét nghiệm khác, thuốc men,… Tuy nhiên, đây chỉ là mức giá tham khảo, không phải mức giá ấn định của đơn vị nào. Chi phí có thể thay đổi tùy vào phương pháp xét nghiệm, đội ngũ kỹ thuật viên, bác sĩ, chất lượng máy móc, dịch vụ đi kèm,… Để biết rõ chi tiết cụ thể, bạn có thể liên hệ với địa chỉ thăm khám dự định. Vậy đâu là địa chỉ khám chữa bệnh uy tín?
Địa chỉ thực hiện sinh thiết cổ tử cung đáng tin cậy cũng chính là vấn đề mà nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Bởi một địa chỉ thăm khám uy tín sẽ giúp kết quả chẩn đoán bệnh chuẩn xác và phòng tránh một số rủi ro không may xảy ra. Dưới đây là một số gợi ý mà chị em có thể tham khảo và lựa chọn sao cho phù hợp với tình trạng sức khỏe, tài chính cá nhân, vị trí địa lý,…
1. Tại thành phố Hồ Chí Minh
- Bệnh viện Từ Dũ
- Địa chỉ: Số 284 Cống Quỳnh, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh (cổng số 1)
- Số điện thoại: (024) 5405 2829 – 1900 7237
- Thời gian tiếp nhận bệnh nhân: Thứ hai đến thứ sáu (từ 6h00 – 18h00); thứ bảy (từ 6h00 – 16h00) và chủ nhật (từ 7h00 – 11h00)
- Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn
- Địa chỉ: Số 63 Bùi Thị Xuân, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
- Số điện thoại: (028) 9909 9269
- Thời gian tiếp nhận bệnh nhân: 24/7
- Bệnh viện Ung thư Thành phố Hồ Chí Minh
- Địa chỉ: Số 3 Nơ Trang Long, Phường 7, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
- Số điện thoại: (028) 3841 2673
- Thời gian tiếp nhận bệnh nhân: Thứ hai đến thứ sáu (từ 6h30 – 12h00, từ 13h00 – 16h00 và khám ngoài giờ từ 16h30 – 19h00); thứ bảy và chủ nhật (từ 8h00
– 10h00)
- Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh
- Địa chỉ: Số 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
- Số điện thoại: (028) 3855 4269
- Thời gian tiếp nhận bệnh nhân: Thứ hai đến thứ sáu (từ 7h00 – 11h00 và 13h00 – 17h00)
- Bệnh viện Nhân dân 115
- Địa chỉ: Số 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
- Số điện thoại: (028) 3865 2368
- Thời gian tiếp nhận bệnh nhân: Thứ hai đến thứ bảy (từ 7h00 – 16h00) và chủ nhật (từ 7h00 – 12h00)
2. Tại thành phố Hà Nội
- Bệnh viện Phụ sản Trung ương
- Địa chỉ: Số 43 Tràng Thi, phố Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
- Số điện thoại: (024) 3825 2161
- Thời gian tiếp nhận bệnh nhân: Thứ hai đến thứ sáu (từ 7h30 – 16h30)
- Bệnh viện Ung bướu Hà Nội
- Địa chỉ: Số 42A Thanh Nhàn, phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
- Số điện thoại: 0966 821 616
- Thời gian tiếp nhận bệnh nhân: Thứ hai đến thứ sáu (từ 7h30 – 17h00)
- Bệnh viện K
- Địa chỉ: Số 43 Quán Sứ, phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội (cơ sở 1)
- Số điện thoại: 0904 748 808
- Thời gian tiếp nhận bệnh nhân: 24/24
- Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu – Bệnh viện Bạch Mai
- Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
- Số điện thoại: (024) 3869 3731
- Thời gian tiếp nhận bệnh nhân: Thứ hai đến thứ sáu (từ 6h30 – 12h00 và 13h30 – 18h00)
- Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Thu Cúc
- Địa chỉ: Số 286 Thụy Khuê, phố Bưởi, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
- Số điện thoại: (024) 3728 0888
- Thời gian tiếp nhận bệnh nhân: Tất cả các ngày trong tuần từ 6h30 – 20h00
Sinh thiết cổ tử cung cần lưu ý những gì?
Để việc chẩn đoán bệnh bằng thủ thuật sinh thiết cổ tử cung đạt được hiệu quả cũng như phòng ngừa một số rủi ro khi thực hiện, chị em phụ nữ cần lưu ý một số vấn đề sau:
Trước khi thực hiện
Ngoài việc tự tìm hiểu thủ thuật sinh thiết cổ tử cung tại nhà, chị em phụ nữ cũng cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:
- Chuẩn bị một số giấy tờ tùy thân như chứng minh thư, hồ sơ bệnh án cũ, sổ khám bệnh, thẻ bảo hiểm y tế (nếu có),…;
- Thông báo với sĩ nếu bạn đang mang thai hoặc nghi ngờ bản thân đang mang thai;
- Thông báo với bác sĩ nếu bản thân bị mẫn cảm hoặc dị ứng với thuốc gây tê, latex hoặc băng dính;
- Trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc, thực phẩm chức năng đang sử dụng để phòng tránh hiện tượng tương tác thuốc;
- Vì kỹ thuật sinh thiết là thủ thuật đơn giản nên bạn không nhất thiết phải nhịn ăn uống hay chuẩn bị những gì đặc biệt. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn nhẹ và hạn chế các món ăn khó tiêu, nặng bụng,…;
- Tuyệt đối không được thụt rửa âm đạo hay sử dụng thuốc đặt âm đạo, tampon, kem bôi,… trong khoảng 24 giờ trước khi thực hiện. Đặc biệt là không quan hệ tình dục với người khác giới;
- Chuẩn bị 1 – 2 miếng băng vệ sinh để dùng sau khi thực hiện;
- Vệ sinh sạch sẽ âm đạo bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch chuyên dụng trước khi thực hiện sinh thiết;
- Thời điểm thích hợp để làm sinh thiết cổ tử cung là sau khi kết thúc chu kỳ kinh nguyệt khoảng 1 tuần;
- Bạn có thể đi cùng với người thân để giảm thiểu sự căng thẳng hay lo lắng quá mức.
Sau khi thực hiện
Sau khi kết thúc thủ thuật sinh thiết, bạn cần đặc biệt chú ý đến chế độ vệ sinh cá nhân để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là một số lưu ý:
- Trong một số trường hợp sau khi sinh thiết cổ tử cung có thể bị chảy máu. Đây là một hiện tượng hết sức bình thường mà chị em không nên quá lo lắng. Lúc này, bạn hãy sử dụng
băng vệ sinh đã được chuẩn bị từ trước; - Thường xuyên vệ sinh vùng kín bằng nước muối sinh lý, nước ấm hoặc dung dịch vệ sinh chuyên dụng. Tuyệt đối không thụt rửa sâu vào bên trong đạo;
- Trong khoảng thời gian đầu, bạn không nên sử dụng tampon;
- Kiêng quan hệ tình dục trong khoảng 1 tuần sau khi sinh thiết hoặc trong thời gian được bác sĩ chủ định;
- Nếu được chỉ định dùng thuốc thì bạn cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ;
- Liên hệ và tìm đến bác sĩ nếu cơ thể xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào không rõ nguyên do, đặc biệt là khi có triệu chứng chảy máu nhiều, đau bụng dưới nghiêm trọng, dịch tiết âm đạo có mùi hôi khó chịu, sốt hoặc rét run,…
Sinh thiết cổ tử cung là một xét nghiệm phụ khoa rất quan trọng với chị em phụ nữ, đặc biệt là đối tượng đang trong độ tuổi sinh sản. Nếu bản thân có những biểu hiện bất thường nào ở cơ quan sinh dục cũng như nghi ngờ bản thân bị ung thư cổ tử cung thì hãy chủ động thăm khám từ sớm. Điều này còn giúp bạn phòng tránh những biến chứng nguy hiểm cũng như phòng ngừa bệnh tình chuyển sang giai đoạn nặng nề.
Những thông tin được chia sẻ trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.
THAM KHẢO THÊM:
- 10 địa chỉ khám chữa ung thư cổ tử cung tốt nhất 2021
- Xét nghiệm ung thư cổ tử cung ở đâu tốt nhất hiện nay?
- Ung thư cổ tử cung siêu âm có biết không?
- Phác đồ điều trị ung thư cổ tử cung bộ y tế mới nhất
Tin mới nhất
- Viêm âm đạo: Bạn cần biết gì về căn bệnh phụ khoa phổ biến này?
- Dấu hiệu u nang buồng trứng: 4 biểu hiện dễ bị nhầm lẫn
- Dầu cọ – “Thủ phạm” trong sữa công thức gây táo bón
- 9 sai lầm khi giải nhiệt cơ thể trong thời tiết nắng nóng
- 22 công dụng của chuối tiêu cho sức khỏe, làm đẹp
- Ra khí hư màu xanh như nước mũi cảnh báo điều gì?
- 10 bí quyết giúp bạn ăn rau củ quả nhiều hơn
- Ngứa hậu môn – Nguyên nhân, cách nhận biết và điều trị
- Những bệnh nam khoa thường gặp và cách phòng tránh
- Ung thư trực tràng giai đoạn 2: Điều trị như thế nào hiệu quả?
Video
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Lợi ích khi uống bột sắn dây là gì? Lưu ý khi sử dụng
- TIN TỨC UNG THƯ [CÁNH GIÁC] Ngứa da đầu do bệnh gì? Làm thể nào để hết ngứa, hết gàu?
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Phẫu thuật tim hở và những điều cần lưu ý sau ca mổ
- Tác dụng của cây xạ đen chữa bệnh gì Cây xạ đen chữa bệnh gì? Những điều cần tránh khi sử dụng xạ đen