Rối loạn lưỡng cực ở trẻ nhỏ – Cảnh báo với các dấu hiệu dễ nhận biết
Rối loạn lưỡng cực ở trẻ nhỏ là một bệnh tâm thần đặc trưng bởi những thay đổi tâm trạng theo chiều hướng mãnh liệt, từ đó ảnh hưởng không ít đến hành vi của bé.
Rối loạn lưỡng cực ở trẻ nhỏ là một bệnh tâm thần đặc trưng bởi những thay đổi tâm trạng theo chiều hướng mãnh liệt, từ đó ảnh hưởng không ít đến hành vi của bé.
Tất cả trẻ em đều thường xuyên có những thay đổi về tâm trạng và đó là một phần bình thường trong quá trình phát triển của bé. Tuy nhiên, nếu bé có các biểu hiện hưng phấn quá đà rồi đột ngột trở nên trầm lặng trong thời gian dài thì điều này có thể cho thấy trẻ đang gặp tình trạng rối loạn lưỡng cực.
Dấu hiệu rối loạn lưỡng cực ở trẻ nhỏ
Các triệu chứng của rối loạn lưỡng cực chủ yếu tập trung vào tâm trạng, phản ánh những thay đổi lớn trong hành vi của trẻ, bao gồm sự trộn lẫn giữa trạng thái hưng cảm và trầm cảm, chẳng hạn như:
- Ngủ ít nhưng không cảm thấy mệt mỏi
- Nói rất nhiều thứ một lần
- Dễ dàng bị xao lãng
- Không thường xuyên vui vẻ hoặc trông có vẻ hơi khờ khạo so với tuổi
- Thực hiện các hành động quá liều lĩnh so với độ tuổi, khả năng
- Thường bùng nổ cơn giận dữ
- Vô cớ khóc, buồn, cảm thấy vô vọng
- Không có hứng thú với những việc mình từng thích trước đây
- Ăn không ngon
- Thường hay than phiền bởi những cơn đau đầu và đau dạ dày
- Rối loạn lo âu.
Chẩn đoán rối loạn lưỡng cực ở trẻ nhỏ
Tất cả trẻ em đều thường xuyên có những thay đổi về tâm trạng và đó là một phần bình thường trong quá trình phát triển của bé. Tuy nhiên, nếu bé có các biểu hiện hưng phấn quá đà rồi đột ngột trở nên trầm lặng trong thời gian dài thì điều này có thể cho thấy trẻ đang gặp tình trạng rối loạn lưỡng cực.
Dấu hiệu rối loạn lưỡng cực ở trẻ nhỏ
Các triệu chứng của rối loạn lưỡng cực chủ yếu tập trung vào tâm trạng, phản ánh những thay đổi lớn trong hành vi của trẻ, bao gồm sự trộn lẫn giữa trạng thái hưng cảm và trầm cảm, chẳng hạn như:
- Ngủ ít nhưng không cảm thấy mệt mỏi
- Nói rất nhiều thứ một lần
- Dễ dàng bị xao lãng
- Không thường xuyên vui vẻ hoặc trông có vẻ hơi khờ khạo so với tuổi
- Thực hiện các hành động quá liều lĩnh so với độ tuổi, khả năng
- Thường bùng nổ cơn giận dữ
- Vô cớ khóc, buồn, cảm thấy vô vọng
- Không có hứng thú với những việc mình từng thích trước đây
- Ăn không ngon
- Thường hay than phiền bởi những cơn đau đầu và đau dạ dày
- Rối loạn lo âu.
Chẩn đoán rối loạn lưỡng cực ở trẻ nhỏ
Rối loạn lưỡng cực phải được chẩn đoán bởi một chuyên gia/ bác sĩ tâm lý, các kết luận sẽ được đưa ra dựa trên các triệu chứng kéo dài trong một khoảng thời gian. Đồng thời, bác sĩ sẽ làm những đánh giá bao gồm một cuộc phỏng vấn với bố mẹ hoặc những người thường xuyên chăm sóc bé, quan sát cách trẻ hoạt động cũng như gặp trực tiếp để tìm hiểu kỹ hơn.
Ở trẻ nhỏ, các bác sĩ sẽ rất cẩn thận để phân biệt giữa rối loạn lưỡng cực và rối loạn trầm cảm. Trẻ em bị rối loạn trầm cảm phải chịu đựng sự khó chịu và cơn giận dữ bùng nổ đến từ bản thân bé trong một thời gian dài. Còn trẻ bị rối loạn lưỡng cực (hưng cảm và trầm cảm), theo lý thuyết thì bé phải có tiền sử trải qua ít nhất một lần luân phiên cảm xúc vui buồn bất thường.
Chẳng hạn như có lúc bé sẽ biểu hiện quá mức những cảm giác phấn chấn, vui vẻ, hào hứng nhưng rồi lại bất ngờ rơi vào tình trạng trầm uất, buồn chán, thờ ơ không có lý do. Khi bệnh đến giai đoạn cao trào còn có thể khiến người bệnh sinh ra ảo giác và ảo tưởng. Nguy cơ mắc rối loạn lưỡng cực sẽ cao hơn đối với trẻ vừa trải qua bệnh trầm cảm trước đó.
Chữa trị rối loạn lưỡng cực ở trẻ nhỏ
Rối loạn lưỡng cực ở trẻ nhỏ và trẻ thành niên đang ngày càng tăng lên. Hậu quả nguy hiểm nhất mà rối loạn lưỡng cực gây ra đó là bệnh nhân sẽ chọn cách tử tự vì những lý do hết sức vô lý. Vì vậy, ba mẹ nên quan tâm và để ý đến cảm xúc, tâm trạng của trẻ nhiều hơn để có phương pháp trị liệu kịp thời. Thông thường sẽ cần đến sự kết hợp giữa thuốc và trị liệu tâm lý.
1. Thuốc
Có một số loại thuốc theo toa khác nhau có thể giúp con yêu kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Trẻ em nên được dùng liều thấp nhất và số lượng thuốc ít nhất. Ngoài ra, bé sẽ cần phải thử một vài loại thuốc và liều lượng trước khi tìm ra cách điều trị đúng. Loại thuốc thường dùng để điều trị rối loạn lưỡng cực ở trẻ trên 12 tuổi là lithium, đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ phê duyệt.
Rối loạn lưỡng cực phải được chẩn đoán bởi một chuyên gia/ bác sĩ tâm lý, các kết luận sẽ được đưa ra dựa trên các triệu chứng kéo dài trong một khoảng thời gian. Đồng thời, bác sĩ sẽ làm những đánh giá bao gồm một cuộc phỏng vấn với bố mẹ hoặc những người thường xuyên chăm sóc bé, quan sát cách trẻ hoạt động cũng như gặp trực tiếp để tìm hiểu kỹ hơn.
Ở trẻ nhỏ, các bác sĩ sẽ rất cẩn thận để phân biệt giữa rối loạn lưỡng cực và rối loạn trầm cảm. Trẻ em bị rối loạn trầm cảm phải chịu đựng sự khó chịu và cơn giận dữ bùng nổ đến từ bản thân bé trong một thời gian dài. Còn trẻ bị rối loạn lưỡng cực (hưng cảm và trầm cảm), theo lý thuyết thì bé phải có tiền sử trải qua ít nhất một lần luân phiên cảm xúc vui buồn bất thường.
Chẳng hạn như có lúc bé sẽ biểu hiện quá mức những cảm giác phấn chấn, vui vẻ, hào hứng nhưng rồi lại bất ngờ rơi vào tình trạng trầm uất, buồn chán, thờ ơ không có lý do. Khi bệnh đến giai đoạn cao trào còn có thể khiến người bệnh sinh ra ảo giác và ảo tưởng. Nguy cơ mắc rối loạn lưỡng cực sẽ cao hơn đối với trẻ vừa trải qua bệnh trầm cảm trước đó.
Chữa trị rối loạn lưỡng cực ở trẻ nhỏ
Rối loạn lưỡng cực ở trẻ nhỏ và trẻ thành niên đang ngày càng tăng lên. Hậu quả nguy hiểm nhất mà rối loạn lưỡng cực gây ra đó là bệnh nhân sẽ chọn cách tử tự vì những lý do hết sức vô lý. Vì vậy, ba mẹ nên quan tâm và để ý đến cảm xúc, tâm trạng của trẻ nhiều hơn để có phương pháp trị liệu kịp thời. Thông thường sẽ cần đến sự kết hợp giữa thuốc và trị liệu tâm lý.
1. Thuốc
Có một số loại thuốc theo toa khác nhau có thể giúp con yêu kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Trẻ em nên được dùng liều thấp nhất và số lượng thuốc ít nhất. Ngoài ra, bé sẽ cần phải thử một vài loại thuốc và liều lượng trước khi tìm ra cách điều trị đúng. Loại thuốc thường dùng để điều trị rối loạn lưỡng cực ở trẻ trên 12 tuổi là lithium, đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ phê duyệt.
Một điều quan trọng cần nhớ là ba mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ thường xuyên vì loại thuốc này có tiềm ẩn các tác dụng phụ như tăng cân hoặc gây ảnh hưởng đến thận. Bạn cần phải báo cho bác sĩ biết khi trẻ gặp tác dụng phụ do thuốc và không bao giờ ngừng dùng thuốc đột ngột để tránh rủi ro sức khỏe.
2. Liệu pháp tâm lý
Biện pháp trị liệu tâm lý thường được áp dụng kết hợp với thuốc. Giải pháp này không chỉ dành riêng cho trẻ mà áp dụng cho cả bố mẹ để giúp bạn hiểu về những gì con mình đang trải qua, từ đó hỗ trợ gắn kết con với gia đình.
Một số phương pháp trị liệu hiệu quả hiện nay là trị liệu hành vi nhận thức, trị liệu tập trung vào gia đình và giáo dục tâm lý gia đình. Đây là những liệu pháp nâng cao kiến thức và nhận thức cho những ba mẹ có con mắc bệnh tâm lý, giúp bạn đối phó bệnh của trẻ kịp thời và tránh những hậu quả không mong muốn.
Một điều quan trọng cần nhớ là ba mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ thường xuyên vì loại thuốc này có tiềm ẩn các tác dụng phụ như tăng cân hoặc gây ảnh hưởng đến thận. Bạn cần phải báo cho bác sĩ biết khi trẻ gặp tác dụng phụ do thuốc và không bao giờ ngừng dùng thuốc đột ngột để tránh rủi ro sức khỏe.
2. Liệu pháp tâm lý
Biện pháp trị liệu tâm lý thường được áp dụng kết hợp với thuốc. Giải pháp này không chỉ dành riêng cho trẻ mà áp dụng cho cả bố mẹ để giúp bạn hiểu về những gì con mình đang trải qua, từ đó hỗ trợ gắn kết con với gia đình.
Một số phương pháp trị liệu hiệu quả hiện nay là trị liệu hành vi nhận thức, trị liệu tập trung vào gia đình và giáo dục tâm lý gia đình. Đây là những liệu pháp nâng cao kiến thức và nhận thức cho những ba mẹ có con mắc bệnh tâm lý, giúp bạn đối phó bệnh của trẻ kịp thời và tránh những hậu quả không mong muốn.
Xem thêm: Uống nước chanh ấm buổi sáng để hưởng 5 lợi ích sau
Tin mới nhất
- Mua lá xạ đen ở đâu? Cách phân biệt xạ đen thật, giả?
- Uống nấm lim xanh nhiều có tốt không cách uống nấm lim xanh rừng
- Dầu ăn – những điều mà bạn chưa biết
- Bột cam thảo làm trắng da
- [Chia sẻ thật] – Mẹ bỉm thoát TRẦM CẢM vì MỀ ĐAY SAU SINH nhờ bài thuốc Nam
- Viêm họng cấp j02 là bệnh gì? Có nguy hiểm hay không?
- Tiểu buốt đau bụng dưới cảnh báo bệnh gì? Cách trị bệnh hiệu quả
- Dị ứng thuốc: Triệu chứng và các phương pháp điều trị
- Hình ảnh cây thuốc xạ đen. Phân biệt xạ đen với xạ vàng, xạ đỏ
- Nấm Linh Chi: Vị Thuốc Quý
Video
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Bạch biến ở mặt: Bệnh không đáng sợ như bạn nghĩ
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Đau dạ dày đi ngoài lỏng (tiêu chảy) không? Chữa thế nào?
- TIN TỨC UNG THƯ Cổ họng có cảm giác bị nghẹn là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
- Bài viết mới Bí quyết chấm dứt nỗi lo bà bầu đi tiểu nhiều khi mang thai