Vảy nến da mặt gây mất thẩm mỹ: Cần điều trị ngay để tránh biến chứng

Vảy nến da mặt là một hiện tượng viêm da cơ địa mãn tính có liên quan nhiều đến gen và miễn dịch. Bệnh chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng, cũng chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết cách nhận biết sớm và xử lý hiệu quả khi gặp phải căn bệnh mãn tính, dai dẳng này.

Bệnh vảy nến da mặt là gì? Có nguy hiểm không?

Bệnh vảy nến là một tình trạng rối loạn miễn dịch tự miễn khiến các tế bào da phát triển nhanh chóng. Vảy nến có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Trong đó vảy nến da mặt là một tình trạng phổ biến hơn cả, ảnh hưởng tới khoảng một nửa số người bị vảy nến. 

Bệnh vảy nến trên mặt khác với vảy nến ở những bộ phận khác trên cơ thể. Da ở vùng mặt thường mỏng hơn và vòng đời ngắn nên dễ hình thành nhiều mảng dày, có vảy, gây ngứa và khó chịu. 

Vảy nến da mặt thường có tính chất nhẹ nhưng gây ảnh hưởng rộng. Bệnh thường xảy ra ở cả vùng da mặt, đường chân tóc, cổ, trán, tai. Rất hiếm khi có bệnh nhân chỉ bị vảy nến trên khuôn mặt. Hầu hết các bệnh nhân bị vảy nến da mặt kèm theo vảy nến da đầu hoặc bị bệnh vẩy nến từ trung bình đến nặng ở các vị trí khác. 

Vảy nến có thể xảy ra ở vùng da mặt, trán, cổ, tai, mí mắt…

Trả lời câu hỏi bị vảy nến da mặt có nguy hiểm không? Thầy thuốc ưu tú, BSCKII Lê Phương – Giám đốc chuyên môn Tổ hợp Y tế Cổ truyền Biện chứng Quân dân 102 cho biết, bệnh nhân bị vảy nến da mặt thường bị các vấn đề tâm lý xã hội và sức khỏe đi kèm, ảnh hưởng từ nhẹ đến nặng đến chất lượng cuộc sống và công việc. Bệnh không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng nếu để lâu, không xử lý có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

  • Tăng huyết áp, xơ vữa động mạch: Có khoảng 20% bệnh nhân vảy nến da mặt gặp phải các biến chứng liên quan đến huyết áp và tim mạch. Trong đó, tăng huyết áp, đau tim và đột quỵ là những vấn đề thường gặp nhất.
  • Béo phì và tiểu đường: Biến chứng này gây ra bởi sự rối loạn chuyển hóa đường, lipid trong cơ thể, khiến cơ thể người bệnh giảm nhạy cảm với insulin và tăng tích lũy mỡ.
  • Biến chứng ở mắt: Bệnh vảy nến ở mặt thường gây ra những tác động ở các mức độ khác nhau đến mắt. Từ đó có thể gây ra các nguy hại như viêm bờ mi, viêm kết mạc, giảm thị lực…
  • Ảnh hưởng tâm lý: Đây là vấn đề có thể gặp ở hầu hết các bệnh nhân vảy nến da mặt theo các mức độ khác nhau. Khuôn mặt bị vảy nến tổn thương sẽ khiến người bệnh có tâm lý tự ti, mặc cảm, thấp thỏm, lo âu, ám ảnh bởi sự kỳ thị và xa lánh của những người xung quanh. Trầm cảm là triệu chứng dễ gặp nhất ở những bệnh nhân mắc bệnh vảy nến ở mặt. 

Nguyên nhân khiến bạn bị vảy nến da mặt

Cũng giống như bệnh vảy nến nói chung, cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây nên bệnh vảy nến trên mặt. Bệnh được cho là có liên quan đến gen và hệ thống miễn dịch của cơ thể. Khoảng 40% những người bị bệnh vảy nến có ít nhất một thành viên trong gia đình có liên quan đến căn bệnh này. Bên cạnh đó, việc kích hoạt và hoạt động bất thường của hệ thống miễn dịch cũng có thể dẫn đến viêm, tăng sinh tế bào da.

Tuy nhiên, bác sĩ Lê Phương cũng cho biết thêm rằng, bệnh vẩy nến da mặt xảy ra do sự hoạt động quá mức của các tế bào T trong hệ thống miễn dịch. Loại tế bào này thường bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn và các tác nhân truyền nhiễm khác. Khi một người bị bệnh vẩy nến, cơ thể sẽ kích hoạt các tế bào T trong trường hợp không có bất kỳ nhiễm trùng nào. Các tế bào T sau đó kích hoạt các phản ứng viêm khác nhau khiến các tế bào da phát triển quá nhanh và gây ra các triệu chứng của bệnh.

Hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ bị vảy nến ở mặt

Mặc dù nguyên nhân khô rõ ràng nhưng có một số yếu tố được xác định sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh vảy nến trên mặt. Bao gồm:

  • Tiền sử gia đình có người bị vảy nến
  • Tiền sử bị nhiễm trùng da
  • Chấn thương da, chẳng hạn như từ phẫu thuật, tai nạn…
  • Bức xạ tia cực tím
  • Nhiễm nấm, đặc biệt là nấm men Malassezia
  • Hút thuốc, sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cafein..
  • Thiếu Vitamin D
  • Béo phì
  • Tâm lý căng thẳng, stress…

Nhận biết triệu chứng vảy nến ở mặt

Tương tự như các vùng da khác, tổn thương trên da mặt do bệnh vảy nến gây ra có chung một số đặc điểm dễ nhận biết như:

  • Da vùng mặt khô và dễ nứt nẻ. Bề mặt da xuất hiện nhiều lớp sừng dày, vảy trắng hoặc hồng nhạt, bong tróc như vảy cá.
  • Da xuất hiện những mảng tổn thương màu đỏ, đường kính từ 2 -3cm, gây cảm giác ngứa ngáy từ nhẹ đến dữ dội, khiến người bệnh thường xuyên phải gãi nhiều. 
  • Đau và nhạy cảm ở vùng da mặt bị vảy nến
Vảy nến có thể xảy ra ở bất cứ vùng da nào trên mặt

Vảy nến da mặt có thể gây tổn thương ở một số vùng da đặc biệt. Cụ thể:

Vảy nến ở mí mắt: 

  • Vảy che phủ hàng mi
  • Vành mắt có thể đỏ hoặc cứng hơn bình thường, có thể hướng lên hoặc cụp xuống làm căng và mỏi mắt
  • Mắt khô, viêm, dễ bị kích thích và suy giảm thị lực (nhìn mờ)
Vảy nến ở mí mắt

Vảy nến ở tai:

  • Vảy tích tụ nhiều ở ống tai ngoài, có thể gây giảm nghe (giảm thính lực)
  • Thông thường, bệnh vẩy nến không ảnh hưởng đến tai trong.

Vảy nến ở miệng:

  • Các lớp vảy màu trắng hoặc xám có thể xuất hiện ở khu vực trong má, mũi, trên môi, lợi hoặc lưỡi.

>>>THAM KHẢO: CHUYÊN GIA DA LIỄU HƯỚNG DẪN CÁCH XỬ TRÍ VẢY NÊN TÁI PHÁT NHIỀU LẦN

Điều trị vảy nến da mặt như thế nào?

Bệnh vảy nến ở mặt có thể sẽ gây nhiều khó khăn trong điều trị với da mỏng và nhạy cảm. Hiện nay vẫn chưa có cách chữa hoặc thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh vảy nến da mặt. Tuy nhiên, các bác sĩ có thể đánh giá và đưa ra một số đề xuất để kiểm soát bệnh, giúp người bệnh có thể chung sống hòa bình suốt đời với bệnh. 

Một số lựa chọn điều trị cho bệnh nhân vảy nến da mặt bao gồm:

Thuốc điều trị vảy nến ở mặt

Bác sĩ da liễu có thể kê toa chỉ một thuốc hoặc kết hợp nhiều loại, tùy thuộc vào mức độ tổn thương da của bạn. Chẳng hạn như:

  • Corticoid: Bao gồm các loại thuốc mỡ, kem bôi, nước thơm, thuốc xịt để làm giảm đỏ và sưng tại chỗ. Người bệnh chỉ nên dùng corticoid tại chỗ trong thời gian ngắn, tối đa một vài tuần một lần. Nếu sử dụng kéo dài, chúng có thể làm da bị mỏng đi, trong suốt, dễ bầm tím, dễ rách, dễ rạn và làm lộ các mạch máu dưới da.
  • Vitamin D tổng hợp: Bao gồm các loại thuốc mỡ hoặc kem Calcipotriene (Dovonex , Sorilux) hoặc  Calcitriol (Rocaltrol, Vectical) là một loại thuốc vitamin D mới hơn, giúp làm chậm sự phát triển của các tế bào da, giảm hình thành vảy, sừng. Tuy nhiên, loại thuốc này cũng có thể gây kích ứng da mặt. 
  • Retinoids: Chẳng hạn như gel Tazarotene (Tazorac), giúp loại bỏ vảy và có thể làm giảm viêm trên da mặt. Thuốc cũng có thể gây ra một số kích ứng từ nhẹ đến nặng ở làn da nhạy cảm.
  • Thuốc ức chế calcineurin tại chỗ: Như Pimecrolimus (Elidel) và Tacrolimus (Protopic), có tác dụng ức chế hoạt động quá mức của tế bào T, nguyên nhân gây nên những phản ứng dị ứng quá mẫn của hệ miễn dịch. Một số nghiên cứu cho rằng, thuốc có liên quan đến nguy cơ ung thư. Vậy nên, người bệnh chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn, theo chỉ định của bác sĩ.
Thuốc bôi trị vảy nến tại chỗ trên da mặt có thể gây mỏng da
  • Thuốc mỡ Crisaborole (Eucrisa): Giúp làm giảm viêm, giảm triệu chứng châm chích, ngứa ngáy.
  • Lotion, kem dưỡng ẩm: Làm dịu da, giảm cảm giác ngứa ngáy, khô da, ửng đỏ do bệnh vảy nến.
  • Axit Salicylic: Được dùng để làm giảm hiện tượng bong sừng, bóc vảy trên da, sát trùng và giảm nguy cơ viêm nhiễm da. Thuốc có thể gây kích ứng từ nhẹ đến nặng khi dùng kéo dài.
  • Coaltar (dẫn xuất than đá – nhựa than đá): Có nguồn gốc từ than đá, phương pháp điều trị này có trong dầu gội, kem và dầu không cần kê đơn. Thuốc có tác dụng kháng khuẩn, chống nấm, giảm sự gia tăng của tế bào sừng. 
  • Thuốc uống: Apremilast (Otezla), Cyclosporine (Neoral), Retinoids liều thấp, Methotrexate ( Trexall ), kháng sinh, chống nấm, giảm đau, chống dị ứng, thuốc sinh học…. tùy thuộc vào triệu chứng và mức độ nặng của tình trạng vảy nến da mặt.

Để sử dụng thuốc bôi tại chỗ trên mặt an toàn và đúng cách, người bệnh cần chú ý:

  • Chỉ sử dụng một lượng thuốc nhỏ, vừa đủ với diện tích vùng da cần điều trị, theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc của nhà sản xuất in trên bao bì thuốc.
  • Cẩn thận khi bôi, thoa thuốc lên vùng da quanh mắt. Một số loại thuốc có thể gây kích ứng cho mắt, chẳng hạn như thuốc ức chế calcineurin…
  • Dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Không tự ý mua, bôi thuốc, không ngừng hoặc đổi thuốc trong khi đang điều trị để tránh gây tác dụng phụ, đặc biệt là với các steroid.
  • Nếu sau một thời gian sử dụng, thuốc bôi của bạn không mang lại hiệu quả cải thiện triệu chứng hoặc gây ra quá nhiều tác dụng phụ hãy thông báo ngay với bác sĩ để được đổi thuốc hoặc tìm phương án điều trị phù hợp hơn.

Quang trị liệu chữa vảy nến da mặt

Một số biện pháp sử dụng tia cực tím (UV) giúp chiếu trực tiếp lên da (còn được gọi là liệu pháp quang học hay điều trị ánh sáng). Giải pháp này giúp làm chậm sự phát triển của tế bào da.

Các liệu pháp ánh sáng có thể cải thiện các triệu chứng vảy nến trên da mặt

Một số liệu pháp ánh sáng có thể sử dụng:

  • Ánh sáng mặt trời: Sử dụng nguồn tia cực tím từ ánh sáng mặt trời tự nhiên hoặc ánh sáng nhân tạo.
  • Quang trị liệu UVB: Sử dụng tia UV từ một nguồn nhân tạo để làm chậm tốc độ tăng trưởng và bong tróc tế bào da.
  • Quang trị liệu UVB băng hẹp: Là một loại điều trị UVB mới hơn, có nhiều ưu điểm hơn.
  • Liệu pháp Goeckerman: Liệu pháp này sử dụng kết hợp tia UVB và nhựa than đá (Coaltar), được chỉ định cho người bị vảy nến ở mức độ trung bình – nhẹ.
  • Psoralen cộng với tia cực tím A (PUVA): Psoralen là một loại thuốc khiến cho làn da của người bệnh nhạy cảm hơn với ánh sáng. Khi sử dụng PUVA, bạn cần dùng Psoralen trước, sau đó điều trị bằng tia UVA.
  • Laser Excimer: Liệu pháp này sử dụng chùm tia UVB có kiểm soát và xử lý một khu vực da mặt nhỏ, bị tổn thương do vảy nến mà không làm ảnh hưởng đến những vùng da lân cận xung quanh. Laser Excimer được khuyến cáo sử dụng cho các đối tượng bị vảy nến ở mức độ trung bình.

Điều trị vảy nến ở mặt tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên

Một số công thức điều trị vảy nến trên mặt bằng các nguyên liệu tự nhiên dưới đây có thể giúp bệnh nhân giảm bớt các triệu chứng bong tróc, ngứa ngáy, khó chịu. Bạn có thể tham khảo:

  • Cách chữa vảy nến da mặt bằng giấm táo: Trộn 2 thìa giấm táo và 2 thìa sữa tươi không đường, bôi lên vùng da mặt bị vảy nến. Mát xa nhẹ nhàng rồi để yên trong vòng 30 phút. Sau đó rửa lại bằng nước sạch. 
  • Cách chữa vảy nến da mặt bằng nha đam (lô hội): Lấy phần thịt bẹ lá nha đam thoa trực tiếp lên vùng da bị vảy nến để dưỡng ẩm. làm dịu da. Thực hiện mỗi ngày 1 lần, liên tục trong nhiều tuần cho đến khi bệnh thuyên giảm.
  • Chữa vảy nến da mặt bằng bột yến mạch: Bột yến mạch chứa nhiều vitamin và khoáng chất, rất tốt cho việc nuôi dưỡng và phục hồi da mặt bị vảy nến. Có thể đắp riêng bột yến mạch hoặc trộn cùng với sữa tươi không đường để giảm ngứa đỏ, viêm da.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tự pha chế một số loại mặt nạ hỗ trợ dưỡng ẩm, giảm bong tróc và giúp phục hồi da  từ sữa chua, khoai tây, dưa chuột, trứng gà, mật ong… 

Một số mặt nạ tự nhiên có thể giúp giảm bong tróc da mặt và tăng tốc độ phục hồi da

Các chuyên gia cũng khuyến cáo, các biện pháp chữa vảy nến da mặt bằng mẹo dân gian trên đây chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh nhẹ, mới mắc. Không sử dụng chúng trong trường hợp da mặt tổn thương nặng, có xuất hiện nhiễm trùng hoặc vết thương hở. 

Điều trị vảy nến bằng phương pháp Đông y

Theo chia sẻ của TTƯT, BSCKII Lê Phương, trong Đông y bệnh vảy nến còn được gọi là bạch sang, hay tùng bì tiễn. Đây là một dạng bệnh mãn tính mà căn nguyên theo Y học cổ truyền là do sự tấn công của các yếu tố ngoại tà như phong, thấp, nhiệt khi chính khí cơ thể suy yếu, dẫn tới rối loạn điều hòa cơ thể, gây ra huyết nhiệt, huyết táo, không sinh dưỡng được da mà gây nên.

Đông y chú trọng điều trị bệnh từ gốc, loại trừ căn nguyên gây ra tình trạng vảy nến bằng cách tác động lên tất cả các tạng phủ, đặc biệt là gan, thận, tăng cường công năng giải độc và đào thải độc tố. Đồng thời bồi bổ cơ thể, tăng cường chính khí, nâng cao miễn dịch giúp phòng ngừa tái phát bệnh.

Một số bài thuốc Đông y điều trị vảy nến hiệu quả hiện nay như:

BÀI THUỐC THẢO DƯỢC ĐẶC TRỊ VẢY NẾN QUÂN DÂN 102 – “ĐẬP TAN” MỌI NỖI LO VẢY NẾN DAI DẲNG

Để điều trị vảy nến hiệu quả, dứt điểm thì cần chú trọng vào bồi bổ cho cơ thể, điều hòa khí huyết, ổn định cơ địa, nâng cao hệ miễn dịch, đào thải độc tố đang tích tụ trong cơ thể, đẩy lùi tà độc phong hàn, phong nhiệt gây bệnh khỏi cơ thể.

Hiện nay, bài thuốc đặc trị vảy nến Quân dân 102 của Tổ hợp y tế Cổ truyền biện chứng Quân dân 102 là một trong số ít bài thuốc giải quyết trọn vẹn mọi vấn đề bệnh lý từ triệu chứng bên ngoài đến căn nguyên, gốc bệnh bên trong, đồng thời xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh để phòng bệnh tái phát. 

Cơ chế điều trị vượt trội trên đến từ việc áp dụng nguyên lý bổ chính khu tà của bài thuốc Đông y. Trong đó, bổ chính là quá trình bồi bổ cơ thể, phục hồi công năng tạng gan – phế – thận, điều hòa khí huyết, tăng cường chính khí

Còn khu tà là quá trình thanh lọc các độc tố, làm mát máu, giải độc, thanh nhiệt, mát gan, tiêu viêm, kháng khuẩn để triệt tiêu từ gốc tác nhân gây bệnh.

Thành phần và công dụng bài thuốc ĐẶC TRỊ vảy nến Quân dân 102

Bài thuốc gồm hơn 30 vị nam dược chuyên trị viêm da, vảy nến, bổ về can – phế – thận,… như Bồ công anh, Ngưu bàng tử, Đơn đỏ, Ô liên rô,…

Toàn bộ thành phần của bài thuốc đều là 100% nam dược, được thu hái trực tiếp tại các vườn dược liệu của Quân dân 102 nuôi trồng. Dược liệu được trồng, chăm sóc, sơ chế và bảo quản theo công nghệ sinh học hiện đại, đã được Học viện Quân y kiểm nghiệm độc tính cấp diễn và bán trường diễn trước khi sử dụng cho người bệnh. Vì vậy, thuốc đảm bảo an toàn cho hầu hết đối tượng người bệnh, bao gồm cả trẻ nhỏ, người già, phụ nữ sau sinh,…

Vườn dược liệu do Quân dân 102 trồng theo công nghệ sinh học

Hiện nay, khi ứng dụng điều trị cho bệnh nhân, bài thuốc được cải tiến, gia giảm theo phác đồ điều trị gồm 2 giai đoạn. Mỗi giai đoạn sẽ có một mục tiêu điều trị cụ thể, giúp bệnh nhân nắm rõ tiến trình điều trị của bản thân.

Phác đồ điều trị vảy nến Quân dân 102 gồm 2 giai đoạn xử lý 3 mục tiêu bệnh lý như sau: Giải quyết triệu chứng – Loại bỏ gốc bệnh – Ngăn ngừa bệnh tái phát.

Phác đồ điều trị vảy nến Quân dân 102

Có thể thấy, nhờ những cải tiến trong phác đồ điều trị, bài thuốc vảy nến Quân dân 102 khắc phục được nhược điểm cải thiện triệu chứng lâu của nhiều bài thuốc Đông y truyền thống. Sau mỗi giai đoạn điều trị, bệnh nhân có thể nhận thấy những thay đổi rõ rệt:

Người bệnh có thể nhận thấy được những thay đổi của cơ thể qua từng giai đoạn

>>>THAM KHẢO: ĐIỀU TRỊ VẢY NẾN TẠI TỔ HỢP Y TẾ CỔ TRUYỀN BIỆN CHỨNG QUÂN DÂN 102 CÓ TỐT KHÔNG?

Ngoài bài thuốc uống điều trị chính, người bệnh còn được sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ cải thiện nhanh triệu chứng vảy nến với bài thuốc ngâm rửa và sản phẩm bôi ngoài da. Bác sĩ sẽ chỉ định rõ ràng thuốc cần sử dụng căn cứ vào tình trạng bệnh lý cụ thể của bệnh nhân.

Với mục tiêu mang đến giải pháp điều trị vảy nến tối ưu về hiệu quả và an toàn, Quân dân 102 đã ứng dụng phương pháp Đông y có biện chứng, kết hợp YHHĐ trong quy trình khám chữa vảy nến cho người bệnh.

Người bệnh được thăm khám qua các bước Đông – Tây Y kết hợp

Theo đó, trước khi điều trị với liệu trình thuốc thảo dược, người bệnh sẽ được thăm khám, chẩn đoán về nguyên nhân gây bệnh và tình trạng thương tổn trên da với sự hỗ trợ của các trang thiết bị máy móc hiện đại.

Phương pháp điều trị này còn được gọi là Đông y có biện chứng – VTV2 đã từng đưa tin giới thiệu đến hàng triệu người bệnh.

 

Hiệu quả và độ an toàn của bài thuốc vảy nến Quân dân 102 trong điều trị cho bệnh nhân vảy nến đã được chứng minh qua suốt 10 năm ứng dụng. Bài thuốc đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ phía người bệnh sau điều trị:

>>>XEM THÊM: BỊ VẢY NẾN ĐEO BÁM SUỐT 10 NĂM, NGƯỜI THỢ XÂY DỰNG ĐÃ KHỎI VẢY NẾN CHỈ SAU 3 THÁNG ĐIỀU TRỊ TẠI QUÂN DÂN 102

Phản hồi của bệnh nhân về kết quả điều trị vảy nến á sừng tại Quân dân 102

Bên cạnh đó, bài thuốc còn nhận được sự quan tâm, đánh giá cao từ phía các chuyên gia y tế đầu ngành. Thầy thuốc ưu tú, BSCKII Lê Hữu Tuấn – Nguyên PGĐ chuyên môn Tổ hợp Y tế Cổ truyền Biện chứng Quân dân 102 nhận định:

Để nhận được TƯ VẤN MIỄN PHÍ về phương pháp chữa dứt điểm vảy nến da mặt nói riêng cũng như bệnh vảy nến nói chung, người bệnh vui lòng liên hệ theo thông tin sau:

  • Trụ sở chính tại Hà Nội: Số 7 Ngách 8/11 Đường Lê Quang Đạo, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
  • Cơ sở TP. Hồ Chí Minh: Số 179, đường Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
  • Hotline: 0888 598 102 (HN)/ 0888 698 102 (HCM)
  • Fanpage: Tổ hợp Y tế cổ truyền Quân dân 102

Bị vảy nến ở mặt có nên dùng mỹ phẩm không? Cần lưu ý những gì?

Da mặt bình thường vốn khá mỏng và dễ nhạy cảm. Khi bị vảy nến, da thường nhạy cảm hơn rất nhiều, chỉ một tác động nhỏ cũng có thể làm bệnh trầm trọng hơn. Vậy nên việc sử dụng mỹ phẩm khi đang bị vảy nến da mặt cần hết sức thận trọng. Người bệnh cần chú ý:

  • Lựa chọn mỹ phẩm có nguồn gốc tự nhiên, an toàn, lành tính, không có mùi hương để đảm bảo an toàn cho da.
  • Dưỡng ẩm da thường xuyên bằng các loại kem, lotion dành cho da nhạy cảm hoặc chuyên dùng cho da bị vảy nến, chàm…
  • Hạn chế tối đa việc trang điểm. Tốt nhất không nên trang điểm trong thời gian đang điều trị để tránh làm da bị tổn thương nặng hơn do tiếp xúc hóa chất.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại hóa chất nào lên khuôn mặt của bạn.
Hạn chế tối đa sử dụng mỹ phẩm trên da mặt trong quá trình điều trị vảy nến

Ngoài ra, bệnh nhân vảy nến da mặt cũng cần lưu ý một số vấn đề trong sinh hoạt sau đây để đảm bảo quá trình điều trị được suôn sẻ và thuận lợi:

  • Giữ vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là cần đeo khẩu trang và kính mắt khi ra khỏi nhà.
  • Tập luyện thể thao thường xuyên để nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật.
  • Xây dựng chế độ ăn hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây tươi, thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C, D, E, kẽm, Omega 3…
  • Tránh xa các loại thực phẩm dễ gây dị ứng, thịt  đỏ, trứng sữa, hải sản tanh. Hạn chế tối đa sử dụng rượu bia, thuốc lá, cà phê và các chất kích thích khác.
  • Sử dụng kem chống nắng phù hợp trước khi ra ngoài hoặc khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
  • Cân bằng trạng thái cảm xúc, hạn chế căng thẳng, lo âu, xây dựng thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý.

Vảy nến da mặt là một tình trạng viêm da mãn tính, có tính chất dai dẳng và tái phát theo chu kỳ. Bệnh chưa có phương pháp chữa tối ưu nhất nhưng vẫn có thể kiểm soát hiệu quả triệu chứng và biến chứng nếu người bệnh điều trị đúng cách. Cách tốt nhất để tránh xa căn bệnh này là chủ động phòng ngừa tích cực, xây dựng lối sống lành mạnh, thoải mái, khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các nguy cơ. Liên hệ ngay với bác sĩ nếu bạn có triệu chứng bất thường về da.

XEM THÊM:

  • 7 cách điều trị vảy nến cho hiệu quả tốt nhất hiện nay
  • TOP những loại thuốc trị vảy nến hiệu quả nhất hiện nay

Xem thêm: 10 cách trị bệnh chàm tại nhà hiệu quả – Dân gian thường dùng

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!