Đông trùng hạ thảo Tây Tạng: Nguồn gốc, công dụng và giá tiền
Đông trùng hạ thảo Tây Tạng là loại biệt dược tiền tỷ được săn lùng rất nhiều bởi giới thượng lưu bởi sự quý hiếm cũng như dược tính hoàn hảo có thể chữa bách bệnh. Tuy nhiên người ta chỉ biết tới loại thảo dược này như một thần dược có thể chữa bách bệnh mà ít ai hiểu được bản chất ngọn ngành. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ mang tới cho các bạn những thông tin thú vị về loài trùng thảo thiên nhiên này.
Đông trùng hạ thảo tây tạng là gì?
Đông trùng hạ thảo Tây Tạng được biết tới là một loại đông dược vừa là động vật vừa là thực vật. Trùng thảo là sự giao thoa, cộng sinh giữa một loài nấm túi có tên Cordyceps sinensis và ấu trùng sâu non thuộc chi Hepialus. Vào mùa đông, loại nấm này sẽ ký sinh vào sâu non sau đó hút hết chất dinh dưỡng của chúng. Sâu non sẽ chết đi và ấu trùng bắt đầu lớn dần và mọc ra khỏi sâu. Chúng sẽ vươn lên giống như ngọn cỏ vào mùa hè và người ta gọi đây là đông trùng hạ thảo.
Với sự quý hiếm cùng những công dụng vượt trội mà từ hàng triệu năm trước, loại đông trùng hạ thảo này đã được Thái Y Viện đặc biệt coi trọng. Dưới đây là 3 điểm khác biệt của Tây Tạng tạo lên giá trị của đông trùng hạ thảo.
- Nằm ở khu vực cao nhất trên thế giới so với mực nước biển, nguyên sơ, ít sự can thiệp của con người. Chính điều này tạo điều kiện cho trùng thảo phát triển theo đúng quy trình tự nhiên.
- Khí hậu khắc nghiệt, nhiệt độ lạnh đến âm 40 độ C, nắng đến 45 độ C bắt buộc đông trùng hạ thảo phải tự đề kháng để sống sót. Do vậy mà đông trùng hạ thảo tại Tây Tạng có nhiều dưỡng chất mà không một loài nào có được.
- Ấu trùng ẩn mình 1 năm dưới lòng đất đã hưởng trọn dinh dưỡng, khoáng chất dồi dào từ đất giúp nấm Cordyceps sinensis có điều kiện sinh trưởng tốt nhất.
Đặc điểm của đông trùng hạ thảo Tây Tạng
Chúng ta có thể nhận thấy một số đặc điểm nhận dạng của trung thảo Tây Tạng như sau:
Hình dạng:
- Các vân vòng xuất hiện rõ nét ở lưng, giữa các đốt có 3 vân vòng sát nhau
- Có đủ 8 cặp chân: 4 cặp chân giữa căng tròn thấy rõ; 3 cặp chân gần đầu bị thoái hóa sát nhau; 1 cặp chân ở đuôi rất rõ.
Màu sắc:
- Gần đầu trùng xuất hiện 1 đoạn màu vàng nhạt và rõ nét hơn
- Bề mặt trùng có màu vàng nâu. Bề mặt thảo có màu của cành ây khô, đoạn gốc hơi ngả vàng, ngọn “thảo” hơi vuốt nhọn.
- Mắt “trùng” phẳng, không lồi có màu hơi nâu đỏ.
Ngửi mùi: Mùi của đông trùng hạ thảo Tây Tạng ngay khi mở nắp có mùi hơi nồng, tanh xen lẫn mùi thơm của nấm.
Mặt cắt: Khi bẻ đôi đoạn giữa thấy có 1 vệt đen mờ hình chữ V.
Kích thước: Kích thước của “trùng” khoảng 3 – 5 cm, đường kính 0,3 – 0,7 cm. “Thảo” dài hơn “trùng” một chút
Phân loại đông trùng hạ thảo Tây Tạng
Quá trình khai thác đông trùng hạ thảo Tây Tạng vô cùng khó khăn. chính vì thế sau thu hoạch, sản phẩm đều được sơ chế và bảo quản tỉ mỉ, trải qua quá trình kiểm định khắt khe để có thể định giá tiền và phân phối phù hợp. Hiện trùng thảo Tây Tạng được chia thành 2 loại:
- Trùng thảo tươi: Là sản phẩm mới được khai thác dưới 1 tháng, chưa trải qua bất kỳ quá trình nhiệt phân nào. Dạng tươi này giữ nguyên được hàm lượng dược chất, ngửi mùi thấy hương thơm dễ chịu cẩn bảo quản trong tủ lạnh.
- Trùng thảo khô: Đông trùng hạ thảo khô đã được xử lý nhiệt phân mục đích để kéo dài thời gian sử dụng. Chế phẩm này có thể phân phối đến nhiều nước. Nếu bảo quản đúng cách thì trùng thảo ở dạng khô vẫn giữ được hoạt chất như ở dạng tươi.
Công dụng của đông trùng hạ thảo Tây Tạng
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh được những công dụng tuyệt vời của đông trùng hạ thảo trong việc hỗ trợ điều trị bệnh lý cũng như tăng cường sức khỏe. Cụ thể:
Hỗ trợ điều trị một số bệnh lý
- Bệnh thận: Theo thống kê có được có khoảng 89% người bị bệnh suy thận, tiểu đường sau dùng 3gr trùng thảo/ ngày có thể cải thiện bệnh, đường huyết ổn định nhanh hơn gấp 2 lần so với người không dùng.
- Bệnh phổi: Bổ sung trùng thảo Tây Tạng hàng ngày giúp tăng lượng oxy trong phổi từ đó đẩy lùi viêm phổi, hen suyễn,…
- Bệnh tim mạch: Hoạt chất Adenosine có trong thảo dược giúp ổn định tim mạch, điều hòa tuần hoàn máu.
- Yếu sinh lý: Đông trùng hạ thảo Tây tạng được ví như “tiên dược” giúp cánh mày râu lấy lại bản lĩnh phòng the, hỗ trợ điều trị hiệu quả sinh lý yếu, vô sinh hiếm muộn.
- Hỗ trợ điều trị ung thư: Trong trùng thảo thiên nhiên có chứa hoạt chất HEAA giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, tống tiến và chống tế bào ung thư phát triển.
Trùng thảo tăng cường sức khỏe, ngăn chặn lão hóa
- Tăng hệ miễn dịch trong cơ thể: Bổ sung trùng thảo giúp tăng cường năng lực thực bào từ đó hệ miễn dịch được cải thiện, cơ thể chống chọi bệnh tật tốt.
- Chống mệt mỏi: Thành phần trong đông trùng hạ thảo có khả năng đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể, cải thiện hệ tuần hoàn.
- Tăng cường sức khỏe người có cơ địa yếu: Người già, trẻ nhỏ, người bị suy dinh dưỡng bổ sung trùng thảo giúp tăng thêm sinh lực, cơ thể khỏe mạnh, ăn ngon miệng, ngủ sâu giấc, cải thiện chất lượng giấc ngủ.
- Làm đẹp cho phụ nữ: Cung cấp dưỡng chất cần thiết cho da giúp ngăn ngừa quá trình lão hóa. Phụ nữ dùng trùng thảo Tây Tạng sẽ nhuận sắc hơn, làn da căng tràn sức sống.
Đông trùng hạ thảo tây tạng giá bao nhiêu?
Đông trùng hạ thảo Tây Tạng là loại “thần dược” quý hiếm, chứa hàm lượng dược chất tuyệt diệu. Vì vậy ngày càng nhiều người quan tâm và săn lùng loại đông dược này. Hiện giá đông trùng hạ thảo Tây Tạng trên thị trường có giá dao động khoảng 1,2 – 2,5 tỷ đồng/ kg dạng khô. Còn nếu đông trùng hạ thảo Tây Tạng tươi thì có giá từ 2 tỷ đồng trở lên.
Bên cạnh trùng thảo Tây Tạng, ở Việt Nam một số dạng hạ thảo đông trùng được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm hoặc đã qua sơ chế thành sản phẩm đóng gói cũng là lựa chọn hợp lý. Mức giá của dược liệu này sẽ tùy thuộc vào hàm lượng dược chất và nguồn gốc của chúng.
Tùy theo điều kiện kinh tế cũng như nhu cầu sử dụng mà người dùng tìm tới loại trùng thảo khô hoặc tươi phù hợp. Tuy nhiên cần tìm hiểu thông tin “chọn mặt gửi vàng” tại các địa chỉ uy tín để sở hữu sản phẩm đúng với giá trị thực.
Bình thường đông trùng hạ thảo Tây Tạng thật sẽ được phân biệt rõ ràng loại to, loại nhỏ theo số con trên 1 gram.
- Trùng thảo càng ít con trên 1 gram tức kích thước càng lớn thì giá trị sẽ đắt hơn. Trong khi đó, một số loại có hình dáng gần giống đông trùng hạ thảo thường không được phân loại theo số con trên 1 gram mà sẽ bán theo khối lượng lớn hơn.
- Giá bán của sẽ khác nhau dựa theo số con trên 1 trùng thảo trên 1 gram. Do đó khi mua bạn nhớ hỏi
loại cần mua bao nhiêu con trên 1 gram.
Đông trùng hạ thảo Tây Tạng cách dùng đúng nhất
Đông trùng hạ thảo Tây Tạng có dược tính cao, mang tới giá trị hoàn hảo cho sức khỏe. Tuy nhiên bạn cần sử dụng đúng cách nếu không sẽ lãng phí những dưỡng chất quý giá có trong trùng thảo.
Dùng trùng thảo Tây Tạng dạng nguyên con
Đông trùng hạ thảo nguyên con được đánh giá có nhiều giá trị dinh dưỡng nhất. Bạn có thể sử dụng:
Pha trà, làm nước uống
Pha trà trùng thảo Tây Tạng được coi là 1 trong những cách sử dụng đông trùng hạ thảo đơn giản đảm bảo giữ được toàn bộ dưỡng chất quý giá có trong nấm. Cách làm đơn giản:
- Pha trà cùng 5g trùng thảo và 5g nhân sâm.
- Cho vào bình trong khoảng 10 – 15 phút.
Hỗn hợp trà này có thể sử dụng trong 10 ngày mang tới nhiều lợi ích cho nam giới: tráng dương, tăng lượng tinh trùng, chống xuất tinh sớm.
Dùng chế biến món ăn
Đông trùng hạ thảo Tây Tạng có thể sử dụng để nấu cháo, nấu canh mang tới hương vị đậm đà, thơm ngon, bổ dưỡng.
- Nấu canh với táo đỏ, cá nước ngọt
- Nấu cháo kỳ dược
- Nấu canh với bạch chỉ cùng đường phèn, hoài sơn
- Nấu canh với gà ác
Hoặc sử dụng đông trùng hạ thảo hầm với sườn heo, thịt da, ba ba mang tới hương vị thơm ngon, bồi bổ sức khỏe.
Cách sử dụng trùng thảo dạng nước
Hiện nay, đông trùng hạ thảo có thể đóng chai hoặc đóng gói. Bạn có thể tham khảo:
- Với dạng đóng gói: Người lớn mỗi ngày uống 1 – 2 lần, mỗi lần 1 gói. Nếu là thanh thiếu niên chỉ cần dùng khoảng một nửa của người lớn.
- Với dạng đóng chai: Tùy thuộc sức khỏe và cơ địa mỗi người để lựa chọn phù hợp. Bạn cần có sự tư vấn của các chuyên gia để có được liệu trình sử dụng phù hợp nhất.
Một số lưu ý sử dụng đông trùng thảo Tây Tạng nguyên con
Trùng thảo Tây Tạng nguyên con nếu không được xử lý đúng cách có thể còn nhiều ký sinh trùng. Điều này có hại cho sức khỏe người dùng trực tiếp.
- Người dùng có thể ngâm trùng thảo tây tạng với rượu trong 1 tháng sau đó sử dụng. Trường hợp bị sốt, cảm lạnh, ho cần tuân thủ sự tư vấn của bác sĩ. Con đông trùng hạ thảo cần được sử dụng đúng cách, không lạm dụng quá nhiều.
- Không chế biến trùng thảo Tây Tạng ở nhiệt độ cao trong thời gian quá lâu sẽ khiến giải phóng các dưỡng chất ra ngoài.
- Chỉ sử dụng nồi đất để chế biến để giữ lại toàn bộ dược chất của đông trùng hạ thảo.
- Trong suốt quá trình sử dụng trùng thảo, người dùng nên kiêng đồ cay nóng.
Bảo quản đông trùng thảo Tây Tạng
Để đảm bảo dưỡng chất của trùng thảo Tây Tạng cần có phương pháp bảo quản đúng cách. Bạn có thể tham khảo 1 số cách dưới đây:
Bảo quản bằng chân không
Ưu điểm: Cách làm đơn giản nhưng thời gian bảo quản chỉ khoảng 1 tháng.
Thực hiện: Cho đông trùng hạ thảo vào túi nilon sau đó hút hết không khí trong túi bằng phương pháp hút chân không. Bỏ sản phẩm vào tủ lạnh ở nhiệt độ khoảng 4 độ C.
Bảo quản bằng tủ lạnh
Ưu điểm: Đơn giản, dễ thực hiện nhưng chỉ bảo quản được khoảng 2 tuần.
Thực hiện: Cho trùng thảo vào túi hút chân không hoặc hộp thủy tinh rồi cho vào tủ lạnh bảo quản ở nhiệt độ 4 độ C để đảm bảo giữ lại được toàn bộ dưỡng chất.
Bảo quản bằng cách sấy khô
Ưu điểm: Có thể dễ dàng phân phối khắp nơi, trùng thảo vẫn giữ được 90% dưỡng chất. Thường trùng thảo Tây Tạng sẽ được bảo quản bằng cách sấy khô để giữ được lâu hơn.
Trên đây là bài viết về đông trùng hạ thảo tây tạng. Hy vọng bài viết có thể giúp các bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về loại thảo dược đông y này.
Thông tin hữu ích:
Đông Trùng Hạ Thảo Ngâm Mật Ong tác dụng gì? Cách Ngâm Chuẩn
Xem thêm: Đông trùng hạ thảo khô: Công dụng, cách dùng & giá cả
Tin mới nhất
- Thiếu máu do thiếu vitamin B12 và folat
- Phân biệt vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh
- Chế độ dinh dưỡng và tập thể dục sau khi phẫu thuật ung thư vú
- Ngồi lâu bị tê chân có sao không? Có cần trị?
- Bao quy đầu dài có sao không? Nên cắt bao quy đầu ở đâu?
- Mắc bệnh phong thấp nên ăn gì và kiêng gì tốt cho người bệnh?
- Lichen xơ hóa
- Bệnh tổ đỉa ở tay là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
- Gai đôi cột sống là gì? Cách nhận biết và phương pháp điều trị
- Giống cây ba kích: Địa chỉ mua, kỹ thuật trồng, lưu ý