9 “tuyệt chiêu” giải độc cơ thể có thể áp dụng ngay tại nhà

Bạn thường xuyên bị nổi mụn, mệt mỏi, mất ngủ? Bạn thường mắc phải các tình trạng suy nhược, táo bón, chán ăn? Rất có thể có thể bạn đã bị ‘quá tải’ bên trong cơ thể. 9 cách giải độc cơ thể dưới đây có thể giúp bạn thực hiện việc giải độc ngay tại nhà.

Giải độc cơ thể không cần nhịn ăn

Siêu thực phẩm giải độc cho gan

Giải độc cơ thể đơn giản bằng NƯỚC MUỐI + YOGA

6 loại trái cây ăn ban đêm chẳng khác nào ăn chất độc

4 loại rau quả quen thuộc giúp thanh nhiệt, giả độc gan hàng đầu

Có lẽ ai cũng đã từng đã nghe qua cụm từ “giải độc cơ thể” nhưng không nhiều người quan tâm đến việc này bởi vì chúng ta luôn cho rằng mình khỏe mạnh, hoặc chưa tới lúc phải thực hiện việc giải độc.

Mỗi ngày phổi chúng ta tiếp nhận và lọc hơn 7.000 lít không khí chứa nhiều tạp chất, gan cũng phải hoạt động hết công suất để bào trừ độc tố, cùng với những thói quen xấu như thường xuyên sử dụng rượu bia, ăn uống không đúng cử, thức khuya… khiến cơ thể bạn đang mang lượng độc tố lơn hơn là bạn nghĩ.

Rất nhiều các tác nhân hằng ngày khiến cơ thể chúng ta bị nhiễm độc

Thực tế, theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới, trên thế giới chỉ có 5% nguời là khỏe mạnh, 20% nguời là mắc bệnh, và 70% còn lại là đứng giữa ranh giới của khỏe mạnh và có bệnh, nếu tiếp xúc nhiều với môi trường bất lợi thì khả năng bị mắc bệnh là rất cao. 

Đa phần chúng ta đều nằm trong con số 70% này, và điều đơn giản nhất mà ai có thể làm dể cải thiện tình trạng của có thể mình chính là giải độc, một liệu pháp đã có từ xa xưa nhưng vẫn mang giá trị cho đến ngày nay.

Có rất nhiều cách giải độc cơ thể mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà. 

Khi nào chúng ta cần giải độc

Theo lời khuyên của các chuyên gia, mỗi năm chúng ta nên nên giải độc ít nhất 1 lần/ năm. Bạn nên bắt đầu lên kế hoặc giải độ cơ thể khi nhận thấy những dấu hiệu sau:

– Hay bị rùng mình, ớn lạnh, hoa mắt chóng mặt.

– Mất ngủ hoặc ngủ không ngon giấc, thường xuyên thức dậy lúc nửa đêm.

– Thường xuyên đi tiểu đêm.

– Cảm giác tay chân lạnh

– Gặp tình trạng đau nhức ở lưng, đầu gối, gót chân.

– Bị nổi mụn dù đã qua độ tuổi dậy thì, không trong thời gian hành kinh.

– Thường gặp các tình trạng đau bụng, tiêu chảy, táo bón.

– Khả năng tập trung và khả năng ghi nhớ kém…

Đây là những dấu hiệu cơ bản cho thấy cơ thể của bạn đang bị “quá tải” trong việc đào thải độc tố. Vì vậy, giải độc cơ thể là một cách để bạn hỗ trợ cơ thể loại bỏ những tạp chất có hại cho sức khỏe. 

Những loại độc tố trong cơ thể

Độc tố dạng nước: Đây là dạng độc thường xuất hiện ở người lớn tuổi, thể hiện qua các dấu hiệu tiểu ít, màu nước tiểu đậm, sưng mí mắt, sưng mắt cá chân… Tình trạng độc này khá nghiêm trọng.

Độc dạng mỡ: Là tình trạng tế bào gan bị nhiễm mỡ do tiêu thụ nhiều dầu mỡ trong các bữa ăn hàng ngày. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của chức năng gan.

Ứ độc: Đây là dạng độc tiềm ẩn trong mạch máu, thường dẫn đến các bệnh về tim động mạch vành, cao huyết áp, tiểu đường… Tình trạng này xuất hiện khi mạch tượng thay đổi, huyết quản bị ứ đọng và tăng tình trạng tắc nghẽn mạch máu dẫn đến các chất cặn bã không được đào thải ra ngoài.

Đờm độc: Nhiều người có những thói quen ăn uống không tốt dẫn đến hiện tượng tích tụ đờm nhiều ở cổ và ho thường xuyên. Đây chính là biểu hiện của tình trạng đờm độc. 

Khí độc: Là hiện tượng các khí độc tích tụ trong phổi, biểu hiện chỉ yếu là hôi miệng và có mùi bất thường khi đi đại tiện.

Nhhiễm độc gan: Gan là cơ quan giải độc quan trọng, có khả năng bài tiết các chất cặn bã và tham gia hầu hết vào quá trình trao đổi chất. Gan bị nhiễm độc khi các độc chất vượt quá khả năng giải độc của gan, tích tụ lâu dài rồi sinh bệnh

Nhiễm độc thận: Thận là cơ quan có vai trò thải độc quan trọng nhất, giúp lọc các độc tố trong máu, thải ra ngoài qua đường tiết niệu. Thận bị nhiễm độc từ nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm độc chì.

Thận là cơ quan có vai trò thải độc quan trọng nhất

Nhiễm độc phổi: Một ngày chúng ta hít hơn 1.000 lít không khí vào phổi, trong đó có rất nhiều các chất có hại như tế bào, mầm bệnh, bụi bặm… cho nên phổi là cơ quan dễ tích tụ độc tố nhất.  

Những cách giải độc cơ thể tại nhà

 

1. Uống nước:

Đây là phương pháp đơn giản nhất để giải độc tuy nhiên vì rất nhiều lí do mà nhiều người thường không nạp đủ lượng nước cần thiết hằng ngày. Uống đủ nước sẽ giúp gan, thận hoạt động tốt hơn và đẩy độc tố ra khỏi người bằng đường tiểu.

Để biết lượng nước phù hợp với mỗi người, bạn có thể tham khảo công thức sau:

+ Lấy (cân nặng x 2.2)/2.

+ Chia kết quả trên cho 29,5. Kết quả tính được là số ml nước cần phải uống trong ngày.

Bạn có thể định lượng số lượng nước đã uống bằng cách đếm số chai bạn uống hết. Nếu chưa đạt với mức yêu cầu, mỗi ngày bạn uống thêm một ít cho tới khi đủ chuẩn. Nên uống nước nhiều vào buổi sáng (đặc biệt là sáng sớm) và giảm dần vào chiều tối.

Uống nước là phương pháp giải độc cơ thể đơn giản nhưng hiệu quả

2. Ăn rau xanh:

Rau xanh là loại thực phẩm có công dụng giải độc cơ thể rất tốt, vì vậy, bạn hãy luôn duy trì chế độ ăn nhiều rau xanh trong thực đơn hằng ngày. Những loại rau phù hợp cho việc đào thải độc tố là gạo lứt, củ cải đường, củ cải, cây artiso, cải cắp, súp lơ xanh, tảo xoắn, tảo biển..

Có một phương pháp ăn rau uống theo mùa rất phù hợp cho việc giải độc tố như mùa xuân nên ăn giá đỗ, dâu tây; mùa hè nên ăn chè đậu xanh, cháo đậu xanh, ăn nhiều bí đao, dưa hấu, măng tre.. mùa thu nên ăn lê để giúp lợi cho phổi, mùa đông nên ăn nhiều gừng sống, cà rốt, bắp cải để giải độc.

Tuy nhiên, bạn phải lưu ý loại rau dùng để giải độc phải là rau sạch, nếu không sẽ gây tác dụng ngược lại.

3. Uống thảo dược:

Một số loại thảo dược như rễ cây bồ công anh, cây ngưu bàng, cây kế sữa, trà xanh có tác dụng rất tốt trong việc làm sạch và bảo vệ gan. Bạn có thể tìm các loại thảo dược này taị các nhà thuốc đông y và nấu uống mỗi lần một tuần.

4. Uống viatmin C:

Một cách để giải độc gan cũng rất tốt đó là uống vitamin C. Vitamin C có chứa chất giúp cơ thể sản sinh glutathione, hỗ trợ tăng cường quá trình giải độc của gan. Bạn nên đến các nhà thuốc và tham khảo ý kiến của các bác sĩ khi sử dụng phương pháp này.

5. Đảm bảo các hoạt động bài tiết:

Ba con đường thải độc tố tự nhiên của cơ thể là đại tiện, tiểu tiện, và mồ hôi, bạn luôn phải đảm bảo thông suốt những hoạt động này để cơ thể được giải độc một cách tự nhiên.

6. Tắm  nước nóng:

Tắm nước nóng là một cách giải độc cơ thể vô cùng đơn giản mà bạn có thể áp dụng mỗi ngày.

Đầu tiên bạn tắm nước nóng dưới vòi sen 5 phút, để nước chảy trên lưng, sau đó bạn xả nước lạnh trong 30 giây. Lặp lại điều này 3 lần, và nghỉ trên giường trong 30 phút.

7. Giải độc bằng đậu xanh:

Đây là một bài thuốc dân gian có tác dụng làm “mát gan giải độc” rất hiệu quả. Cách làm là hầm chín đậu xanh còn nguyên vỏ, sau đó chắt nước đậu xanh nấu với trứng gà rồi đậy nắp và để trong tủ lạnh 2 đêm.

Đây có thể xem như một món ăn vặt nhưng có thể sử dụng giúp hạ hỏa, giải độc tố vô cùng hữu hiệu.

8. Tránh xa các chất độc hại:

Việc đầu tiên giúp cho cơ thể hạn chế tiếp xúc chất độc là bạn phải tránh xa các chất độc hại như rượu, bia, chất kích thích… Đối với cà phê thì bạn chỉ nên sử dụng 1-3 lần mỗi tuần. Đồng thời hạn chế tiếp xúc với môi trường có hóa chất độc hại, không khí ô nhiễm, môi trường có các tác nhân hóa học…

9. Tăng cường luyện tập cơ thể:

Việc luyện tập cơ thể có tác dụng vô cùng hữu ích trong việc loại bỏ độc tố cơ thể và tăng cường rất nhiều chức năng khác. Nếu không có nhiều thời gian, bạn có thể áp dụng một số phương pháp luyện tại nhà khoảng 30 phút mỗi ngày, vào các khung giờ sáng sớm hoặc chiều tối. Một số lớp yoga, thể dục thẩm mỹ, hoặc nhảy múa đều mang rất nhiều lợi ích cho cơ thể của bạn.

Luyện tập thể chất mỗi ngày là cách giúp bạn thải độc và cải thiện sức khỏe tốt nhất

Giải độc cơ thể là việc mà ai cũng nên làm để bảo vệ sức khỏe của chính mình. Những cách giải độc cơ thể trên đây bạn hoàn toàn có thể áp dụng tại nhà, vừa mang đến một lối sống lành mạnh, vừa  duy trì một cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy sức sống.

Quỳnh Như 

Theo tạp chí Sống Khỏe

Nguồn: http://www.suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/9-tuyet-chieu-giai-doc-co-the-co-the-ap-dung-ngay-tai-nha-24337/

Xem thêm: Ngứa khắp người không nổi mẩn là dấu hiệu của bệnh gì? Cách chẩn đoán và chữa trị

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!