Viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không? Viêm amidan hốc mủ có sự xuất hiện của cả virus và vi khuẩn nên dễ lây lan sang nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Người bệnh không nên chủ quan trong điều trị cũng như thực hiện các biện pháp phòng tránh, ngăn ngừa bệnh diễn tiến theo chiều hướng xấu.

Viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không? Biến chứng thường gặp

Viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không? Theo bác sĩ Lê Phương, Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam: “Trong các dạng viêm amidan thường gặp, viêm amidan hốc mủ là tình trạng nhiễm trùng nặng và khó điều trị nhất. Tình trạng này thường xuất hiện bội nhiễm virus và vi khuẩn, các tác nhân có độc tính mạnh và dễ lây lan. Vì vậy, người bệnh có khả năng gặp các biến chứng nguy hiểm cao”. Các biến chứng phổ biến nhất là:

Các biến chứng viêm amidan thường gặp

Biến chứng tại chỗ

Amidan bị áp xe khiến các triệu chứng sưng rát, đau họng…nghiêm trọng hơn. Ngay cả việc nuốt nước bọt cũng trở nên khó khăn nên người bệnh dễ bị suy nhược. Mủ chảy ra khiến hơi thở hôi gây mất tự tin trong giao tiếp. 

Biến chứng kế cận

Các vi khuẩn, virus từ amidan có thể dễ dàng lan sang tai, mũi, họng qua việc hắt hơi, ho khạc đờm, xì mũi… Bởi các cơ quan này đều nối thông nhau. Vậy nên người bị viêm amidan hốc mủ thường mắc thêm các bệnh viêm xoang mũi, viêm tai giữa, viêm thanh quản hoặc bệnh liên quan đến răng miệng…

Biến chứng toàn thân

Amidan có vai trò như một hạch bạch huyết, tác dụng chủ yếu là chống lại sự nhiễm trùng. Nhưng khi các virus, vi khuẩn tấn công ồ ạt, các tế bào miễn dịch phải làm việc quá mức sẽ dẫn đến tình trạng sưng viêm ngày càng nghiêm trọng. Amidan nở to, phát triển phì đại có thể chặn cả đường hô hấp khiến người bệnh có những cơn ngừng thở. 

Nếu xuất hiện vi khuẩn liên cầu tan huyết nhóm A, người bệnh còn có khả năng bị sốt thấp khớp, viêm cầu thận. Mặc dù sốt thấp khớp gây ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể nhưng biểu hiện rõ nhất là ở khớp và tim. Người bệnh sẽ thấy các khớp chân tay nóng lên, đau bất thường. Sau nhiều đợt nhiễm trùng lặp lại, van tim có thể bị tổn hại nghiêm trọng dẫn đến suy tim. Ngay cả khi đã được điều trị, những tổn thương này vẫn để lại di chứng vĩnh viễn. 

Bác sĩ Lê Phương cũng cảnh báo người bệnh không được chủ quan trong điều trị viêm amidan hốc mủ. Khối mô amidan mặc dù là nơi sản sinh tế bào miễn dịch nhưng có thể biến đổi ác tính, diễn tiến thành ung thư amidan. Bệnh dễ phát triển nhất ở những người có yếu tố di truyền ung thư, vệ sinh răng miệng kém hoặc uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá…

Cách điều trị ngăn ngừa biến chứng viêm amidan hốc mủ

Người bệnh cần lập tức điều trị khi phát hiện những dấu hiệu ban đầu của viêm amidan hốc mủ. Đồng thời lựa chọn các biện pháp chuyên sâu, có khả năng tiêu diệt tác nhân gây bệnh hoàn toàn. Tuyệt đối không dùng các bài thuốc dân gian để điều trị, ngay cả ở giai đoạn ban đầu. 

Điều trị bằng thuốc tây y

Cũng như những bệnh nhiễm trùng khác, viêm amidan hốc mủ thường được điều trị bằng kháng sinh để diệt khuẩn. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ phối hợp các loại thuốc chống xung huyết, thuốc giảm ho, thuốc giảm đau, hạ sốt tùy thuộc vào mức độ xuất hiện các triệu chứng. Dung dịch kiềm loãng thường dùng kèm theo để tạo môi trường kiềm, ức chế sự phát triển của tác nhân gây hại. Tuy nhiên, các loại thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng với vi khuẩn. Còn đối với virus, người bệnh chỉ có thể chờ hệ miễn dịch tự loại bỏ hoàn toàn.

Thuốc Tây y có thể gây tác dụng phụ nên cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ

Các loại thuốc kháng sinh được sử dụng đều là liều cao nên người bệnh phải thận trọng trong quá trình sử dụng thuốc. Hệ miễn dịch thường suy yếu hơn do kháng sinh có thể tiêu diệt cả lợi khuẩn. Một vài loại kháng sinh có thể khiến người bệnh bị dị ứng. Nếu nhận thấy các dấu hiệu phát ban, khó thở sau khi sử dụng, người bệnh cần liên hệ với bác sĩ để đổi đơn thuốc ngay. Còn các phản ứng thông thường như đau đầu, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa thường không quá nghiêm trọng. 

Phẫu thuật cắt amidan hốc mủ

Có rất nhiều trường hợp sử dụng thuốc điều trị nhưng không mang lại hiệu quả cao. Cho nên bác sĩ sẽ đề nghị người bệnh phẫu thuật cắt bỏ amidan khi nhận thấy nguy cơ chuyển biến xấu. Y học hiện đại ngày càng phát triển và tỷ lệ gặp rủi ro nhiễm trùng, phù nề sau phẫu thuật đã giảm xuống. 

Tuy nhiên, biến chứng sốc phản vệ khi gây mê dẫn đến tử vong vẫn đang chiếm tỷ lệ cao. Cho đến nay, các chuyên gia vẫn chưa tìm được loại thuốc gây mê nào an toàn tuyệt đối. Ngoài ra, có một số trường hợp tuyệt đối không được cắt amidan. Chẳng hạn người bị mắc bệnh về máu, tim, huyết áp… Trẻ em dưới 5 tuổi cũng cần cân nhắc về việc phẫu thuật. Bởi amidan đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch của trẻ.

Rủi ro khi cắt bỏ amidan

Thuốc đông y trị viêm amidan hốc mủ

Nếu người bệnh lo sợ về tác dụng phụ hoặc không đáp ứng được với phương pháp điều trị của tây y, đông y là giải pháp an toàn và tối ưu nhất. Đông y có khả năng điều trị triệt để viêm amidan hốc mủ nhờ khả năng tác động sâu vào tạng phủ suy yếu. Việc sử dụng những thảo dược tự nhiên có tính đặc trị cao, dễ dàng gia giảm tỷ lệ theo từng cơ địa cũng đảm bảo không gây tác dụng phụ.

Nói về cơ chế điều trị viêm amidan hốc mủ, đông y bắt đầu từ việc bồi bổ chính khí, điều dưỡng và phục hồi công năng của các tạng phủ bị ảnh hưởng là Phế, Thận, Tỳ, Can. Thảo dược được kết hợp theo phép sơ phong thanh nhiệt, giải độc tiêu viêm, lợi yết tiêu thũng giúp triệt tiêu viêm nhiễm và tái tạo niêm mạc amidan bị tổn thương.

Chữa viêm amidan theo đông y

Các thảo dược vừa có tính công vừa có tính bổ nên không khiến hệ miễn dịch bị suy yếu. Ngược lại, sức đề kháng còn được tăng cường nên triệt tiêu hiệu quả cả virus lẫn vi khuẩn, phòng ngừa bệnh tái phát sau điều trị. Người bệnh sẽ không lo phải phụ thuộc vào thuốc sau điều trị. 

THANH HẦU BỔ PHẾ THANG của Trung tâm Đông y Việt Nam cũng là bài thuốc được phát triển theo cơ chế điều trị này. Điểm ưu việt của bài thuốc nằm ở chỗ không chỉ thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, tiêu mủ để điều trị triệu chứng lâm sàng. Bài thuốc chú trọng nhiều đến quá trình dưỡng Thận, Can, bổ Phế, Tỳ, nâng cao chính khí, tăng cường sức đề kháng. Từ đó viêm amidan hốc mủ được đẩy lùi tận gốc và không có khả năng tái phát sau điều trị.

Cơ chế điều trị của Thanh hầu bổ phế thang

Để có cơ chế chữa bệnh toàn diện như vậy, đội ngũ chuyên gia nghiên cứu và bào chế Thanh hầu bổ phế thang đã chắt lọc trên hàng trăm vị thảo dược và tổng hợp được gần 30 vị thuốc nổi bật nhất. Với mục tiêu loại bỏ bệnh từ gốc, tất cả các thành phần trong bài thuốc đều quy vào kinh Phế, Thận, Tỳ hoặc Can, Vị. Chỉ có cách điều dưỡng ngũ tạng, nâng cao chính khí thì cơ thể mới loại bỏ sạch tà độc một cách bền vững.

Muốn tiến hành khu tà, trừ bỏ các triệu chứng bên ngoài, bài thuốc sử dụng kha tử, bạch cương tàm, sơn tra, quất hồng bì, tang diệp, phật thủ, xích thược…là những vị thuốc có khả năng thanh nhiệt, giải độc, trừ biểu, trừ ho, tiêu sưng, tiêu mủ. Một vài vị thuốc còn có cả tác dụng lương huyết, bổ huyết giúp bồi bổ cơ thể, kích thích hệ miễn dịch tăng sinh tế bào chống nhiễm trùng.

Ưu điểm của Thanh hầu bổ phế thang

Thanh hầu bổ phế thang không những loại bỏ viêm amidan hốc mủ triệt để mà còn là giải pháp chữa bệnh an toàn và phù hợp với nhiều đối tượng. Tất cả các vị thuốc đều có đặc tính kháng sinh mạnh nhưng không mang độc tính. Chúng được kết hợp theo một tỷ lệ vàng giúp cải thiện thể trạng người bệnh và tăng khả năng hấp thụ dược chất. Ngoài ra, việc sử dụng thảo dược từ vườn thuốc tiêu chuẩn GACP – WHO cũng đảm bảo rõ ràng về nguồn gốc, xuất xứ cũng như chất lượng.

XÁC THỰC CHI TIẾT

Bài thuốc Thanh Hầu Bổ Phế Thang chữa khỏi viêm amidan hốc mủ được không?

Hành trình LOẠI BỎ VIÊM AMIDAN HỐC MỦ của người thợ lò đất Quảng

Cách phòng tránh viêm amidan hốc mủ chuyển biến xấu

Thực hiện các biện pháp tăng cường khả năng hoạt động của hệ miễn dịch là điều quan trọng đối với người bị viêm amidan hốc mủ. Người bệnh cần xây dựng một lối sống lành mạnh cả về sinh hoạt lẫn chế độ dinh dưỡng. 

Nên hạn chế:

  • Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh vì chúng dễ khiến amidan bị tổn thương nhiều hơn. Các thực phẩm nhiều dầu mỡ, chua cay, đồ ngọt cũng khiến cơ thể tích tụ nhiều độc tố.
  • Tuyệt đối không được uống đồ có cồn như rượu bia, hút thuốc lá. Bởi chúng ức chế khả năng diệt khuẩn của hệ miễn dịch và gây hại cho toàn bộ cơ quan khác trong cơ thể.
  • Không nên uống đồ lạnh, nước có ga trong suốt quá trình điều trị. Amidan sẽ dễ bị kích thích, chứng sưng viêm trở nên nghiêm trọng hơn. 
  • Người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với những nơi có nhiều khói bụi. Trong trường hợp bắt buộc, cần phải đeo khẩu trang hoặc mặc đồ bảo hộ.
Đồ chiên rán không tốt cho người bị bệnh

Nên tăng cường:

  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, E; các khoáng chất như Selen, kẽm vào bữa ăn hàng ngày. Đây là các chất dinh dưỡng giúp hệ miễn dịch tăng sinh tế bào miễn dịch hoặc hỗ trợ các phản ứng miễn dịch của cơ thể diễn ra tốt hơn.
  • Các thực phẩm dinh dưỡng nên chế biến dưới dạng lỏng, mềm như súp, cháo. Người bệnh sẽ dễ hấp thụ, tiêu hóa và chuyển đổi chất dinh dưỡng nhanh hơn. 
  • Tập thể dục hàng ngày để cơ thể được tăng cường, hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn. Bạn có thể chọn đi bộ nhanh, tập yoga…khoảng 30 phút đến 1 tiếng mỗi ngày.
  • Nên uống nhiều nước để tránh tình trạng họng bị khô rát, cơ thể cũng giải độc tốt hơn. Ngoài nước lọc, người bệnh nên bổ sung các loại trà thảo mộc tốt cho người bị viêm amidan hốc mủ như trà xanh, trà tía tô, trà gừng, trà cam thảo…
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, sử dụng nước muối sinh lý để súc họng thường ngày.

Qua những chia sẻ trong bài viết, hy vọng bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không. Đối với những căn bệnh có tình trạng bội nhiễm, người bệnh nên điều trị dứt điểm từ sớm bằng các giải pháp chuyên sâu. Bất kỳ sự chậm trễ nào cũng có thể gây ra những nguy hiểm khôn lường. Nhất là khi biến chứng toàn thân như sốt thấp khớp có thể gây tổn thương tim vĩnh viễn.

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

  • Các cách trị VIÊM AMIDAN HỐC MỦ cho hiệu quả TỐT NHẤT hiện nay
  • Viêm amidan hốc mủ có nên cắt không? Trường hợp nào không được cắt

Xem thêm: Phân biệt vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!